Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Nước Mỹ-xử sở của Chủ nghĩa tư bản trần trụi nhất!

My Blog: Trong bài "Chủ nghĩa xã hội hiện thực xuất hiện tại Mỹ, Nhật, còn VN?" vừa post lên blog, mình có phần nào đồng cảm với bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong bài "Nước Mỹ “quên” khóa cửa và thấy khóa bị phá ở Nội Bài". Nhưng hôm qua, tình cờ xem lại lần 2 bộ phim nổi tiếng của nhà đạo diễn Mỹ Micheal Moore với tiêu đề "Kapitalisme-A love Story" (Tạm dịch: Chủ nghĩa tư bản-Một câu chuyện tình)được phát free trên kênh HBO mới nhận thấy rõ hơn nước Mỹ ngày nay với danh tiếng tự do theo đúng nghĩa của nó. Theo những gì được nói trong bộ phim thì theo mình: không còn nghi ngờ gì nữa nước Mỹ ngày nay đích thực là Quốc gia tư bản chủ nghĩa tư bản trần trụi nhất của từ này. Theo đó: các chính khách, giới tài phiệt, các nhà kinh doanh thì ca ngợi nước Mỹ hết lời, còn những người lao động yếu thế thì càm thẩy mình là nạn nhân của "chủ nghĩa tư bản xấu xa"!
Mình commens bài viết giới thiệu của TT&VH Online dưới đây để cung cấp cho mọi người cái nhìn đa chiều về nước Mỹ.
Sau này nếu down được bộ phim nhất định mình sẽ để đường link tại blog này.
Lưu ý: một số ảnh minh họa là do mình đưa thêm vào.


TT&VH Online) - Chủ nghĩa Tư bản xấu xa.


Đó chính là kết luận của Capitalism: A Love Story (Chủ nghĩa Tư Bản: Một câu chuyện tình), bộ phim tài liệu mới nhất của đạo diễn tài ba Michael Moore vừa được công chiếu tại LHP Venice hôm qua 6/9.

Một poster quảng cáo cho phim "capitalism - Alove story" của Đạo diễn Michael Moore

Lấy dẫn chứng bằng những câu chuyện có thật thương tâm và liên kết tất cả bằng một phong cách kể chuyện hài hước độc đáo, vị đạo diễn 55 tuổi này đã biến bộ phim của mình thành một thứ vũ khí để tấn công vào hệ thống tư bản chủ nghĩa, chỉ trích nó chỉ sinh lợi cho người giàu trong khi đẩy hàng triệu người khác vào cảnh bần cùng.
Đạo diễn Michael Moore

Bộ phim tài liệu có thời lượng 2 tiếng đồng hồ kết thúc bằng câu “Chủ nghĩa tư bản là một thứ xấu xa và chúng ta không thể điều chỉnh được sự xấu xa. Chúng ta phải loại trừ nó và thay thế nó bằng một thứ gì đó tốt đẹp cho tất cả mọi người, một thứ gì đó dân chủ hơn”.

“Nhân vật phản diện” trong bộ phim của Moore là những ngân hàng lớn và những quỹ phòng ngừa rủi ro đã “đánh bạc” tiền của nhà đầu tư vào những phi vụ phức tạp mà chỉ rất ít, nếu có, người thực sự hiểu được. Trong lúc đó, các công ty lớn lại luôn nhăm nhe sa thải hàng nghìn nhân viên, bất kể việc luôn mồm khoác lác về những bản báo cáo lợi nhuận.

Đạo diễn Moore cũng cho người xem thấy mối quan hệ khăng khít "ma quỷ" giữa ngân hàng, chính trị gia và các quan chức Bộ Tài chính. Điều đó có nghĩa các quy định được đề ra chỉ để phục vụ lợi ích một số ít người ở Phố Wall (trung tâm tài chính của nước Mỹ) thay vì phục vụ đông đảo dân chúng.


Ông cho biết, việc khuyến khích người Mỹ vay tiền thế chấp bằng nhà cửa, sản nghiệp đã tạo ra các điều kiện để dẫn nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực khủng hoảng, và đi cùng với nó là nạn thất nghiệp và vô gia cư. Ông thậm chí còn dẫn lời của một số thầy tu cho rằng chủ nghĩa tư bản là phản Chúa vì không chịu bảo vệ người nghèo.
Cảnh kết trong phim Đạo diễn Michael Moore

Tại LHP Venice, Moore đã nói với khán giả: “Thực ra chúng ta có đạo luật quy định việc đánh bạc là phi pháp, thế nhưng chúng ta lại cho phép Phố Wall làm việc này và họ đã đánh bạc bằng chính tiền của người dân. Họ phải có nhiều quy tắc hơn. Và bản thân chúng ta cũng cần phải định hướng khác đi để tiền bạc được đầu tư vào việc làm, hoạt động kinh doanh,…”.

Trần Việt (Theo Reuters)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét