Chuyện nghe có vẻ khôi hài nhưng thực sự đang diễn ra ở nước Nga, một nước tự coi mình đang đi theo con đường dân chủ sau khi đã đoạn tuyệt với chế độ toàn trị theo mô hình Xô viết cũ. Nhưng sau 20 năm đoạn tuyệt với chế độ cộng sản có vẻ giờ đây nước Nga lại đang rơi vào sự bế tắc thực sự cho con đường phát triển của mình. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân có lẽ bắt đầu từ nhân vật này:
Đó là Vladimir Putin.
Nhưng tại sao là Putin? Theo lý lịch vắn tắt: Vladimir Vladimirovich Putin tiếng Nga: Влади́мир Влади́мирович Пу́тин; chuyển tự: Vladímir Vladímirovich Pútin; phiên âm tiếng Việt: Vla-đí-mia Vla-đí-mi-rô-vích Pu-chin; sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952) là một chính trị gia người Nga và hiện là Thủ tướng của Liên bang Nga. Trước đó, ông là Tổng thống Nga từ 26 tháng 3 năm 2000 cho đến 7 tháng 5 năm 2008. Ông đảm nhiệm chức vụ này thể theo hiến pháp từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 sau khi nguyên tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin từ chức.
Yeltsin đã chọn Putin làm thủ tướng thay thế cho Sergei Stepashin vào tháng 8, 1999. Putin nhanh chóng được biết đến ở Nga nhờ Cuộc xâm chiếm Chechnya tháng 9 năm 1999 để trả đũa lại Chiến tranh tại Dagestan và Vụ ném bom nhà ở của người Nga. Sau khi các đảng phái thân Putin giành được sự ủng hộ vững chắc trong bầu cử nghị viện 1999, Yeltsin từ chức, và Putin trở thành tổng thống lâm thời. Trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2000, ông đứng đầu trong mười ứng cử viên và trở thành tổng thống thứ hai của Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô viết.
Putin được giới truyền thông khen ngợi vì đã phục hồi sức mạnh của một quốc gia sau những năm cầm quyền hỗn loạn của Yeltsin. Trong tám năm cầm quyền, nền kinh tế đã ra khỏi cơn khủng hoảng với GDP tăng gấp sáu lần (72% PPP). Trong suốt thời kỳ làm tổng thống, một số nhà hoạt động nhân quyền, những nhà bình luận phương Tây và người tự do ở Nga đã bày tỏ lo ngại về tình trạng dân chủ, tự do báo chí và nhân quyền tại Nga. Kremlin cũng tấn công vào nhiều vụ tuyên truyền chống người Nga của những đối thủ phương tây và tống khứ những đầu sỏ kinh doanh.
Do giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống Nga, Putin không thể kéo dài nhiệm kỳ của mình. Sau sự thành công của người kế nhiệm ưa thích của ông, Dmitry Medvedev, trong cuộc Bầu cử tổng thống Nga, 2008, ông được Medvedev đề cử vào chiếc ghế Thủ tướng Nga và chính thức nhậm chức vào ngày 8 tháng 5, 2008.
Và cho đến nay...
Medvedev không chạy đua, Putin quyết định tranh cử
Phát biểu tại đại hội đảng diễn ra tại sân vận động Luzhniki ở thủ đô Moscow có sự tham gia của hơn 10.000 thành viên Đảng nước Nga cầm quyền, Tổng thống Medvedev cho biết, Thủ tướng Putin chính là người mà ông tin tưởng đủ khả năng đại diện cho Đảng nước Nga cầm quyền giành thắng lợi trong cuộc bầu cử sắp tới.
Bài phát biểu của đương kim Tổng thống đã bị gián đoạn bởi tiếng vỗ tay của đám đông ủng hộ ông Putin sau tuyên bố trên.
“Tràng pháo tay của mọi người đã khiến những lời giải thích của tôi về năng lực và uy tín của ông Vladimir Putin trở nên không cần thiết”, ông Medvedev phát biểu.
Ngoài ra, Tổng thống Medvedev giải thích sự chậm trễ trong việc đưa ra quyết định chính thức không tranh cử tổng thống vào năm tới là “điều cần thiết trong chính trị”.
Đáp lại sự kì vọng của đương kim Tổng thống tại đại hội Đảng, ông Putin phát biểu đây là vinh dự lớn lao của mình khi được giao trọng trách. Lần tranh cử này của Thủ tướng Putin là hoàn toàn phù hợp với hiến pháp nước Nga.
Ngoài sự đồng thuận cao trong đảng, ông Putin còn nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân trong vai trò Thủ tướng và cả ứng cử viên trong lần tranh cử tới.
Ngay cả trong thời gian giữ vai trò thủ tướng, ông Putin và Tổng thống Medvedev luôn được coi là “bộ đôi quyền lực” của nước Nga. Và dường như bộ đôi quyền lực đó sẽ chỉ “đổi ngôi” trong nhiệm kì sắp tới nếu thắng lợi về tay ông Putin.
Thủ tướng Putin đã đảm nhiệm vai trò chèo lái nước Nga trong hai nhiệm kì liên tiếp từ năm 2000-2008. Dù nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân và giới chính khách, thế nhưng ông Putin vẫn quyết định thôi đảm nhiệm vai trò Tổng thống đúng theo quy định của hiến pháp.
Là một người rất nặng lòng với chính trị, ông Putin vẫn phục vụ đất nước trên cương vị Thủ tướng trong chính phủ của Tổng thống Medvedev, người từng là Thủ tướng khi ông Putin còn trên cương vị Tổng thống.
Theo hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 31/12/2008, nhiệm kì Tổng thống nước Nga sẽ kéo dài 6 năm, thay vì 4 năm như trước đây, và mỗi người chỉ được nắm giữ vị trí đó trong 2 nhiệm kì liên tiếp. Điều này đồng nghĩa với khả năng thủ tướng Putin có thể chèo lái nước Nga tới năm 2024 nếu ông giành thắng lợi liên tiếp trong hai nhiệm kỳ tới (Theo Báo Đất Việt).
Bản chất của hiện tượng này là gì?
Lịch sử quay theo vòng tròn. Bốn năm trước, ông Putin đã đứng đầu danh sách của đảng và sau đó làm Thủ tướng, còn Medvedev giữ chức Tổng thống.
Đề cử Putin, Medvedev cho biết ông đã xem xét quyết định sâu sắc và phù hợp với những dự tính chiến lược được hai người bàn bạc.
Putin đã giữ chức Tổng thống trong hai nhiệm kỳ 4 năm, từ năm 2000 đến năm 2008.
Không thể làm cách nào khác hơn để tiếp tục, vì điều 81 của hiến pháp Nga cấm tổng thống có nhiều hơn hai nhiệm kỳ liên tiếp, Putin đành phải chọn Medvedev làm người kế nhiệm, còn ông đứng đầu chính phủ.
Các nhà phân tích đã dự đoán đúng! Medvedev rốt cuộc chỉ là người canh giúp ngai vàng cho Putin. Dù rằng, bốn năm qua Medvedev làm được một số việc có vẻ như độc lập, ví dụ trong lĩnh vực đối ngoại, nhưng tiếng nói cuối cùng vẫn thuộc về Putin.
Các bình luận gia của Trung tâm Nghiên cứu Stratfor nhận xét Dmitry Medvedev được nhìn thấy trên thế giới như một chính trị gia yếu, thậm chí “ngây thơ”(tiếng Anh là pushover).
Waclaw Radziwinowicz, phóng viên nhật báo Ba Lan “Gazeta Wyborcza” tại Moscow nhận định rằng, “rõ ràng Medvedev chỉ là tổng thống của kỷ nguyên Putin. Ông được kế nhiệm Putin cốt để giữ ngôi Sa hoàng cho Putin – mà theo quy định của hiến pháp – Putin không thể ngồi tiếp”.
Với đa số vượt trội của đảng Một Nước Nga tại quốc hội, Vladimir Putin đã kịp sửa đổi của Hiến pháp Nga vào năm 2008, gia hạn thời gian của nhiệm kỳ tổng thống đến 6 năm. Điều này có nghĩa rằng, tái giữ ghế tổng thống vào năm 2012, Putin có thể lãnh đạo nước Nga đến năm 2024, dài hơn cả Stalin hay Brezhnev, chỉ cai trị 18 năm.
Tới cuộc bầu cử tổng thống Nga vẫn còn gần nửa năm, nhưng đã biết ai sẽ giành chiến thắng. Dư luận nói rằng, ở nước Nga chỉ có hai ứng viên và cử tri cũng chỉ có hai người.
Cựu Đại sứ Ý tại Moscow Sergio Romano viết trên nhật báo Ý “Corriere della Sera” rằng, “Nhiều người biết rằng sự thay thế đã được ấn định trước từ thượng tầng. Putin chưa bao giờ bỏ qua sự kiểm soát nhà nước và ông là chiếc đầu kéo của quyền lực Nga. Medvedev mang nợ với Putin nhiệm kỳ tổng thống của mình và chưa bao giờ tạo ra ấn tượng muốn giữ nó đến mức độ có thể gây hại quan hệ với một người bạn cũ”.
Hình ảnh của sân khấu chính trị Nga trong hai thập niên tới sẽ giống như một trận bóng đã được sắp đặt xong bởi tay trùm cá cược. Người ta đã biết trước kết quả. Cam kết rùm beng của Putin cho một cuộc bầu cử lương thiện, công bằng, chỉ là hình thức biểu diễn, đúng hơn là đạo đức giả. (Theo Blog của Lê Diễn Đức)
Putin như Brezhnev của Liên Xô, Mubarak của Ai Cập
Sự quay lại Kremlin của Putin là tin xấu đối với nước Nga – Các nhà lãnh đạo của phe đối lập dân chủ Nga nói như vậy.
Cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov cho rằng, cương vị tổng thống của Putin, theo quy định mới của hiến pháp có thể tới 12 năm (hai nhiệm kỳ 6 năm), có nghĩa rằng toàn bộ cấu trúc quyền lực và lực lượng an ninh tiếp tục bị chi phối bởi các cựu sĩ quan KGB.
Lãnh đạo đảng đối lập Yabloko Sergei Mitrokhin nói điều này có nghĩa là dấu chấm hết cho những nỗ lực hiện đại hóa nhút nhát của nước Nga.
Còn Boris Nemtsov, cựu lãnh đạo đảng đối lập Parnas, cựu Phó Thủ tướng Nga, cho rằng, “đây là kịch bản tồi tệ nhất có thể cho sự phát triển của đất nước”. Ông cho cảnh báo, “Putin trở thành Lukashenko, và có thể thay đổi thành Mubarak hay Gaddafi”. Ông nói “sự kiện này sẽ gây ra việc chảy vốn, một làn sóng di dân mới và sự xuống cấp hơn nữa của nhà nước”, và nước Nga “có thể chờ một cú sốc kinh tế xã hội nghiêm trọng”.
So sánh Putin với những lãnh tụ cộng sản Liên Xô, Mikhail Gorbachev cảnh báo nước Nga đang bị chìm vào tình trạng trì trệ, giống như trong giai đoạn của Leonid Brezhnev.
Ông nói không chỉ riêng tình hình chính trị ở Nga và sự hóa thạch của hệ thống được xây dựng bởi chính phủ của Putin trong nửa đầu của thập kỷ qua, mà ngày càng nhận được những tín hiệu xấu từ nền kinh tế. Giá dầu giảm đánh vào kinh tế một nước Nga phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu. Trong những tháng gần đây, hàng tỷ đôla của các nhà đầu tư phương Tây đã ra đi khỏi thị trường Nga.
Một số bình luận gia phương Tây tin rằng, Putin sẽ có thể cai trị cho đến tuổi 70 (năm nay ông 59).
Ký giả Anh quốc kỳ cựu tại Nga Edward Lucas dự đoán sự trở lại của cựu sĩ quan KGB tại điện Kremlin sẽ dẫn đến “trì trệ” và “tham nhũng”. Không những là “điều xấu cho nước Nga” mà còn “xấu cho các nước láng giềng của Nga”.
Tuần báo Pháp “Le Nouvel Observateur” trong ngày thứ Bảy ngày 24/9 viết rằng, Thủ tướng Nga Vladimir Putin muốn trở thành tổng thống một lần nữa, vì sợ rằng, sự kéo dài thời hạn tiếp của ông chủ Kremlin hiện tại Dmitry Medvedev sẽ đe dọa lợi ích của phe nhóm Putin.
“Le Nouvel Observateur” đặt câu hỏi “tại sao Vladimir Putin, người đã nhiều lần nói rằng trách nhiệm của tổng thống nặng đè lên ông và ông khao khát một cuộc sống bình thường, nay quyết định trở lại điện Kremlin”, mặc dù hậu quả là “thế giới có thể nhìn nhận ông như một Hugo Chavez của Nga”.
Không có bất ngờ nào về việc Putin trở lại Kremlin, giáo sư Z. Brzezinski, cựu Cố vấn an ninh của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Cater, chuyên gia chính trị học phương Đông, nói “quyết định của Thủ tướng Putin xác định sự liên tục của chính sách hiện tại về đối nội và đối ngoại – bởi vì Medvedev chỉ là chiếc ô của nó – đồng thời cũng là sự trở lại chế độ chuyên chế không đeo găng tay, cho dù Medvedev đã tìm cách trong vai trò tạm thời của ông đưa ra một số đặc điểm hợp hiến nhất định. Tiến trình dân chủ ở Nga vì vậy sẽ chậm hơn, thậm chí một phần sẽ bị đảo ngược”.
“Nhưng về lâu dài tôi tin rằng tiến trình dân chủ sẽ khó cưỡng lại do những thay đổi trong ý thức chính trị và văn hóa của người Nga hiện đang sống trong một đất nước cởi mở hơn với thế giới hơn bao giờ hết trong lịch sử” – Brzezinski nói. Theo ông, không nên mong đợi bất kỳ thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nga, bao gồm cả quan hệ Nga-Mỹ, nhưng ông nhìn thấy khả năng thay đổi nội bộ ở Nga, dù trong thời gian dài hơn, trong 15-20 năm tới.
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Kurt Volker nói Putin đã loại bỏ tất cả các khả năng cạnh tranh quyền lực chính trị ở Nga.
Nhìn nhận xuất khẩu nhiên liệu là nền tảng của nền kinh tế Nga, với giá dầu sẽ đi xuống khi xuất hiện các nhà sản xuất mới như Brazil, bên cạnh nên kinh tế toàn cầu suy thoái khiến nhu cầu có thể sẽ giảm xuống và giá khí đốt tự nhiên cũng giảm do khai thác khí đá phiến trong tương lai, Kurt Volker cho rằng “mô hình nhà nước và nền kinh tế được áp đặt bởi Putin không chạy, nhưng về lâu dài, sẽ buộc phải thay đổi bởi các yếu tố kinh tế”.
Cơ hội bị tuột mất
Vào ngày 28/3/1991, hàng trăm ngàn người Nga trên quảng trường Mayakovsky (Moscow) đã trao cho Boris Jeltsin sứ mệnh lịch sử vô tiền khoáng hậu bằng các biểu ngữ: “Đảng Cộng sản Liên Xô, đống tro tàn của lịch sử; Boris, hãy nắm lấy quyền hành; Tất cả nước Nga cho Boris”.
Ba ngày sau, ngày 24/8/1991, Michail Gorbachev từ chức Tổng Bí thư và lệnh cho nhà nước sở hữu toàn bộ tài sản của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Boris Jeltsin, người hùng đã từng xé thẻ đảng viên cộng sản, đã trực diện chỉ trích Michail Gorbachev, đã đứng trên xe tăng ra lệnh nã đại bác vào toà nhà quốc hội dập tắt vụ đảo chính vào năm 1993 – rất tiếc đã bỏ lỡ cơ hội đưa nước Nga đi vào tiến trình dân chủ văn minh như các nước láng giềng Ba Lan, Tiệp khắc, hay thậm chí như các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô cũ.
Không dứt khoát với quá khứ cộng sản để xây dựng các định chế dân chủ bền vững trên các nguyên tắc phổ quát, chịu áp lực bởi giới tài phiệt mới, mệt mỏi trước những khó khăn kinh tế, cùng với sự vỡ nát lòng tin của xã hội Nga, cuối năm 1999, trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống Boris Yeltsin đã chuyển giao quyền lực cho Vladimir Putin.
Lúc bấy giờ ít ai có thể nói gì nhiều về Putin, một sĩ quan tình báo của KGB cũ, dường như vô danh trên chính trường. Nhiều người còn cho rằng, Putin giống như người tiền nhiệm Yeltsin, rồi cũng chỉ là con rối của các tài phiệt đang thao túng chính trị và kinh tế Nga trong cái giai đoạn mà chủ nghĩa cơ hội, chụp giật, vàng thau lẫn lộn bao trùm.
Thế nhưng, trong 8 năm, từ năm 2000 đến 2008, với hai nhiệm kỳ tổng thống, Putin đã thay đổi nước Nga, về đối nội và cũng như trên trường quốc tế và đặc biệt đã xây dựng thành công một cấu trúc quyền lực độc đoán theo mô hình hình kim tự tháp.
Nước Nga về danh nghĩa có một xã hội đa đảng, nhưng thực chất bị thống trị bởi chế độ chuyên chế, mọi hoạt động không được vượt qua giới hạn mà ông chủ Kremlin áp đặt, nếu không muốn bị tiêu diệt.
May mắn hơn cho Putin, trong thập niên giữ chức tổng thống, giá nhiên liệu thế giới tăng vọt, nhờ đó nền kinh tế Nga được cải thiện hơn hẳn thời kỳ của Boris Yetlsin. Putin cũng đánh mạnh vào lòng tự hào dân tộc của người Nga với ý tưởng tái thiết vị trí đế chế Nga. Ông cũng rất chăm sóc công nghệ PR cho bản thân. Cả nước Nga thấy tổng thống đi ca nô, đánh cá, cưỡi ngựa, đua môtô, ngồi cabin máy bay ném bom, biểu diễn kỹ năng võ thuật judo…
Tất cả những điều nêu trên đã mang lại cho Putin sự ủng hộ to lớn của dân chúng Nga, qua mặt bất cứ chính trị gia nào khác.
Trong bài “Nga, một nhà nước mafia” của nhật báo Ba Lan, tiết lộ của WikiLeaks cho thấy nước Nga hôm nay không chỉ là một nhà nước chuyên chế với Sa hoàng Putin, mà là bộ máy quan liêu với những cái “vòm” trú ẩn “chạy suốt từ cảnh sát, an ninh FSB và Bộ Nội vụ” bảo vệ, che giấu các “Bố già” và tội phạm, “còn các quan chức quan trọng nhất kiếm chác bằng hối lộ qua các phi vụ như thu thuế”…
Nước Nga rồi sẽ ra sao dưới sự lãnh đạo tiếp theo của Putin?
Sẽ có hai kịch bản xẩy ra: 1) Nước Nga vẫn tiếp tục phát triển chập chạp cả về kinh tế và dân chủ trong khoảng vài thập niên tiếp theo nữa dưới thời Putin. Tất nhiên, các quốc gia phương Tây cũng chẳng làm gì được đối với nước Nga vì lịch sử đã chứng minh: chỉ có nước Nga làm thay đổi phương Tây chứ chưa bao giờ phương Tây có thể thay đổi được nước Nga.
Và 2) Trong vòng 10 năm tiếp theo tại nước Nga sẽ có sự thay đổi lớn: Putin sẽ thất cử trong nhiệm kỳ tổng thống 6 năm tiếp theo (2018) và một chính khách khác có vẻ dân chủ hơn sẽ thay thế. Dẫu vậy, sự thay đổi của nước Nga sau đó vẫn là chậm chạp. Vì nếu nhanh người ta chẳng gọi là "Gấu Nga"!?
Chuyện về cặp đôi Putin-Metvedev ở nước Nga lại có cái gì đó rất giống các liên kết quyền lực tay đôi, tay ba, tay tư... ở VN hiện nay. Điều này không chỉ đúng ở chính quyền cấp xã, phường, huyện mà còn là cấp tỉnh, cấp Trung ương.
Xem thêm: Nước Nga buồn thảm
Đó là Vladimir Putin.
Nhưng tại sao là Putin? Theo lý lịch vắn tắt: Vladimir Vladimirovich Putin tiếng Nga: Влади́мир Влади́мирович Пу́тин; chuyển tự: Vladímir Vladímirovich Pútin; phiên âm tiếng Việt: Vla-đí-mia Vla-đí-mi-rô-vích Pu-chin; sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952) là một chính trị gia người Nga và hiện là Thủ tướng của Liên bang Nga. Trước đó, ông là Tổng thống Nga từ 26 tháng 3 năm 2000 cho đến 7 tháng 5 năm 2008. Ông đảm nhiệm chức vụ này thể theo hiến pháp từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 sau khi nguyên tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin từ chức.
Yeltsin đã chọn Putin làm thủ tướng thay thế cho Sergei Stepashin vào tháng 8, 1999. Putin nhanh chóng được biết đến ở Nga nhờ Cuộc xâm chiếm Chechnya tháng 9 năm 1999 để trả đũa lại Chiến tranh tại Dagestan và Vụ ném bom nhà ở của người Nga. Sau khi các đảng phái thân Putin giành được sự ủng hộ vững chắc trong bầu cử nghị viện 1999, Yeltsin từ chức, và Putin trở thành tổng thống lâm thời. Trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2000, ông đứng đầu trong mười ứng cử viên và trở thành tổng thống thứ hai của Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô viết.
Putin được giới truyền thông khen ngợi vì đã phục hồi sức mạnh của một quốc gia sau những năm cầm quyền hỗn loạn của Yeltsin. Trong tám năm cầm quyền, nền kinh tế đã ra khỏi cơn khủng hoảng với GDP tăng gấp sáu lần (72% PPP). Trong suốt thời kỳ làm tổng thống, một số nhà hoạt động nhân quyền, những nhà bình luận phương Tây và người tự do ở Nga đã bày tỏ lo ngại về tình trạng dân chủ, tự do báo chí và nhân quyền tại Nga. Kremlin cũng tấn công vào nhiều vụ tuyên truyền chống người Nga của những đối thủ phương tây và tống khứ những đầu sỏ kinh doanh.
Do giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống Nga, Putin không thể kéo dài nhiệm kỳ của mình. Sau sự thành công của người kế nhiệm ưa thích của ông, Dmitry Medvedev, trong cuộc Bầu cử tổng thống Nga, 2008, ông được Medvedev đề cử vào chiếc ghế Thủ tướng Nga và chính thức nhậm chức vào ngày 8 tháng 5, 2008.
Và cho đến nay...
Medvedev không chạy đua, Putin quyết định tranh cử
Phát biểu tại đại hội đảng diễn ra tại sân vận động Luzhniki ở thủ đô Moscow có sự tham gia của hơn 10.000 thành viên Đảng nước Nga cầm quyền, Tổng thống Medvedev cho biết, Thủ tướng Putin chính là người mà ông tin tưởng đủ khả năng đại diện cho Đảng nước Nga cầm quyền giành thắng lợi trong cuộc bầu cử sắp tới.
Bài phát biểu của đương kim Tổng thống đã bị gián đoạn bởi tiếng vỗ tay của đám đông ủng hộ ông Putin sau tuyên bố trên.
“Tràng pháo tay của mọi người đã khiến những lời giải thích của tôi về năng lực và uy tín của ông Vladimir Putin trở nên không cần thiết”, ông Medvedev phát biểu.
Ngoài ra, Tổng thống Medvedev giải thích sự chậm trễ trong việc đưa ra quyết định chính thức không tranh cử tổng thống vào năm tới là “điều cần thiết trong chính trị”.
Đáp lại sự kì vọng của đương kim Tổng thống tại đại hội Đảng, ông Putin phát biểu đây là vinh dự lớn lao của mình khi được giao trọng trách. Lần tranh cử này của Thủ tướng Putin là hoàn toàn phù hợp với hiến pháp nước Nga.
Ngoài sự đồng thuận cao trong đảng, ông Putin còn nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân trong vai trò Thủ tướng và cả ứng cử viên trong lần tranh cử tới.
Ngay cả trong thời gian giữ vai trò thủ tướng, ông Putin và Tổng thống Medvedev luôn được coi là “bộ đôi quyền lực” của nước Nga. Và dường như bộ đôi quyền lực đó sẽ chỉ “đổi ngôi” trong nhiệm kì sắp tới nếu thắng lợi về tay ông Putin.
Thủ tướng Putin đã đảm nhiệm vai trò chèo lái nước Nga trong hai nhiệm kì liên tiếp từ năm 2000-2008. Dù nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân và giới chính khách, thế nhưng ông Putin vẫn quyết định thôi đảm nhiệm vai trò Tổng thống đúng theo quy định của hiến pháp.
Là một người rất nặng lòng với chính trị, ông Putin vẫn phục vụ đất nước trên cương vị Thủ tướng trong chính phủ của Tổng thống Medvedev, người từng là Thủ tướng khi ông Putin còn trên cương vị Tổng thống.
Theo hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 31/12/2008, nhiệm kì Tổng thống nước Nga sẽ kéo dài 6 năm, thay vì 4 năm như trước đây, và mỗi người chỉ được nắm giữ vị trí đó trong 2 nhiệm kì liên tiếp. Điều này đồng nghĩa với khả năng thủ tướng Putin có thể chèo lái nước Nga tới năm 2024 nếu ông giành thắng lợi liên tiếp trong hai nhiệm kỳ tới (Theo Báo Đất Việt).
Bản chất của hiện tượng này là gì?
Lịch sử quay theo vòng tròn. Bốn năm trước, ông Putin đã đứng đầu danh sách của đảng và sau đó làm Thủ tướng, còn Medvedev giữ chức Tổng thống.
Đề cử Putin, Medvedev cho biết ông đã xem xét quyết định sâu sắc và phù hợp với những dự tính chiến lược được hai người bàn bạc.
Putin đã giữ chức Tổng thống trong hai nhiệm kỳ 4 năm, từ năm 2000 đến năm 2008.
Không thể làm cách nào khác hơn để tiếp tục, vì điều 81 của hiến pháp Nga cấm tổng thống có nhiều hơn hai nhiệm kỳ liên tiếp, Putin đành phải chọn Medvedev làm người kế nhiệm, còn ông đứng đầu chính phủ.
Các nhà phân tích đã dự đoán đúng! Medvedev rốt cuộc chỉ là người canh giúp ngai vàng cho Putin. Dù rằng, bốn năm qua Medvedev làm được một số việc có vẻ như độc lập, ví dụ trong lĩnh vực đối ngoại, nhưng tiếng nói cuối cùng vẫn thuộc về Putin.
Các bình luận gia của Trung tâm Nghiên cứu Stratfor nhận xét Dmitry Medvedev được nhìn thấy trên thế giới như một chính trị gia yếu, thậm chí “ngây thơ”(tiếng Anh là pushover).
Waclaw Radziwinowicz, phóng viên nhật báo Ba Lan “Gazeta Wyborcza” tại Moscow nhận định rằng, “rõ ràng Medvedev chỉ là tổng thống của kỷ nguyên Putin. Ông được kế nhiệm Putin cốt để giữ ngôi Sa hoàng cho Putin – mà theo quy định của hiến pháp – Putin không thể ngồi tiếp”.
Với đa số vượt trội của đảng Một Nước Nga tại quốc hội, Vladimir Putin đã kịp sửa đổi của Hiến pháp Nga vào năm 2008, gia hạn thời gian của nhiệm kỳ tổng thống đến 6 năm. Điều này có nghĩa rằng, tái giữ ghế tổng thống vào năm 2012, Putin có thể lãnh đạo nước Nga đến năm 2024, dài hơn cả Stalin hay Brezhnev, chỉ cai trị 18 năm.
Tới cuộc bầu cử tổng thống Nga vẫn còn gần nửa năm, nhưng đã biết ai sẽ giành chiến thắng. Dư luận nói rằng, ở nước Nga chỉ có hai ứng viên và cử tri cũng chỉ có hai người.
Cựu Đại sứ Ý tại Moscow Sergio Romano viết trên nhật báo Ý “Corriere della Sera” rằng, “Nhiều người biết rằng sự thay thế đã được ấn định trước từ thượng tầng. Putin chưa bao giờ bỏ qua sự kiểm soát nhà nước và ông là chiếc đầu kéo của quyền lực Nga. Medvedev mang nợ với Putin nhiệm kỳ tổng thống của mình và chưa bao giờ tạo ra ấn tượng muốn giữ nó đến mức độ có thể gây hại quan hệ với một người bạn cũ”.
Hình ảnh của sân khấu chính trị Nga trong hai thập niên tới sẽ giống như một trận bóng đã được sắp đặt xong bởi tay trùm cá cược. Người ta đã biết trước kết quả. Cam kết rùm beng của Putin cho một cuộc bầu cử lương thiện, công bằng, chỉ là hình thức biểu diễn, đúng hơn là đạo đức giả. (Theo Blog của Lê Diễn Đức)
Putin như Brezhnev của Liên Xô, Mubarak của Ai Cập
Sự quay lại Kremlin của Putin là tin xấu đối với nước Nga – Các nhà lãnh đạo của phe đối lập dân chủ Nga nói như vậy.
Cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov cho rằng, cương vị tổng thống của Putin, theo quy định mới của hiến pháp có thể tới 12 năm (hai nhiệm kỳ 6 năm), có nghĩa rằng toàn bộ cấu trúc quyền lực và lực lượng an ninh tiếp tục bị chi phối bởi các cựu sĩ quan KGB.
Lãnh đạo đảng đối lập Yabloko Sergei Mitrokhin nói điều này có nghĩa là dấu chấm hết cho những nỗ lực hiện đại hóa nhút nhát của nước Nga.
Còn Boris Nemtsov, cựu lãnh đạo đảng đối lập Parnas, cựu Phó Thủ tướng Nga, cho rằng, “đây là kịch bản tồi tệ nhất có thể cho sự phát triển của đất nước”. Ông cho cảnh báo, “Putin trở thành Lukashenko, và có thể thay đổi thành Mubarak hay Gaddafi”. Ông nói “sự kiện này sẽ gây ra việc chảy vốn, một làn sóng di dân mới và sự xuống cấp hơn nữa của nhà nước”, và nước Nga “có thể chờ một cú sốc kinh tế xã hội nghiêm trọng”.
So sánh Putin với những lãnh tụ cộng sản Liên Xô, Mikhail Gorbachev cảnh báo nước Nga đang bị chìm vào tình trạng trì trệ, giống như trong giai đoạn của Leonid Brezhnev.
Ông nói không chỉ riêng tình hình chính trị ở Nga và sự hóa thạch của hệ thống được xây dựng bởi chính phủ của Putin trong nửa đầu của thập kỷ qua, mà ngày càng nhận được những tín hiệu xấu từ nền kinh tế. Giá dầu giảm đánh vào kinh tế một nước Nga phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu. Trong những tháng gần đây, hàng tỷ đôla của các nhà đầu tư phương Tây đã ra đi khỏi thị trường Nga.
Một số bình luận gia phương Tây tin rằng, Putin sẽ có thể cai trị cho đến tuổi 70 (năm nay ông 59).
Ký giả Anh quốc kỳ cựu tại Nga Edward Lucas dự đoán sự trở lại của cựu sĩ quan KGB tại điện Kremlin sẽ dẫn đến “trì trệ” và “tham nhũng”. Không những là “điều xấu cho nước Nga” mà còn “xấu cho các nước láng giềng của Nga”.
Tuần báo Pháp “Le Nouvel Observateur” trong ngày thứ Bảy ngày 24/9 viết rằng, Thủ tướng Nga Vladimir Putin muốn trở thành tổng thống một lần nữa, vì sợ rằng, sự kéo dài thời hạn tiếp của ông chủ Kremlin hiện tại Dmitry Medvedev sẽ đe dọa lợi ích của phe nhóm Putin.
“Le Nouvel Observateur” đặt câu hỏi “tại sao Vladimir Putin, người đã nhiều lần nói rằng trách nhiệm của tổng thống nặng đè lên ông và ông khao khát một cuộc sống bình thường, nay quyết định trở lại điện Kremlin”, mặc dù hậu quả là “thế giới có thể nhìn nhận ông như một Hugo Chavez của Nga”.
Không có bất ngờ nào về việc Putin trở lại Kremlin, giáo sư Z. Brzezinski, cựu Cố vấn an ninh của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Cater, chuyên gia chính trị học phương Đông, nói “quyết định của Thủ tướng Putin xác định sự liên tục của chính sách hiện tại về đối nội và đối ngoại – bởi vì Medvedev chỉ là chiếc ô của nó – đồng thời cũng là sự trở lại chế độ chuyên chế không đeo găng tay, cho dù Medvedev đã tìm cách trong vai trò tạm thời của ông đưa ra một số đặc điểm hợp hiến nhất định. Tiến trình dân chủ ở Nga vì vậy sẽ chậm hơn, thậm chí một phần sẽ bị đảo ngược”.
“Nhưng về lâu dài tôi tin rằng tiến trình dân chủ sẽ khó cưỡng lại do những thay đổi trong ý thức chính trị và văn hóa của người Nga hiện đang sống trong một đất nước cởi mở hơn với thế giới hơn bao giờ hết trong lịch sử” – Brzezinski nói. Theo ông, không nên mong đợi bất kỳ thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nga, bao gồm cả quan hệ Nga-Mỹ, nhưng ông nhìn thấy khả năng thay đổi nội bộ ở Nga, dù trong thời gian dài hơn, trong 15-20 năm tới.
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Kurt Volker nói Putin đã loại bỏ tất cả các khả năng cạnh tranh quyền lực chính trị ở Nga.
Nhìn nhận xuất khẩu nhiên liệu là nền tảng của nền kinh tế Nga, với giá dầu sẽ đi xuống khi xuất hiện các nhà sản xuất mới như Brazil, bên cạnh nên kinh tế toàn cầu suy thoái khiến nhu cầu có thể sẽ giảm xuống và giá khí đốt tự nhiên cũng giảm do khai thác khí đá phiến trong tương lai, Kurt Volker cho rằng “mô hình nhà nước và nền kinh tế được áp đặt bởi Putin không chạy, nhưng về lâu dài, sẽ buộc phải thay đổi bởi các yếu tố kinh tế”.
Cơ hội bị tuột mất
Vào ngày 28/3/1991, hàng trăm ngàn người Nga trên quảng trường Mayakovsky (Moscow) đã trao cho Boris Jeltsin sứ mệnh lịch sử vô tiền khoáng hậu bằng các biểu ngữ: “Đảng Cộng sản Liên Xô, đống tro tàn của lịch sử; Boris, hãy nắm lấy quyền hành; Tất cả nước Nga cho Boris”.
Ba ngày sau, ngày 24/8/1991, Michail Gorbachev từ chức Tổng Bí thư và lệnh cho nhà nước sở hữu toàn bộ tài sản của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Boris Jeltsin, người hùng đã từng xé thẻ đảng viên cộng sản, đã trực diện chỉ trích Michail Gorbachev, đã đứng trên xe tăng ra lệnh nã đại bác vào toà nhà quốc hội dập tắt vụ đảo chính vào năm 1993 – rất tiếc đã bỏ lỡ cơ hội đưa nước Nga đi vào tiến trình dân chủ văn minh như các nước láng giềng Ba Lan, Tiệp khắc, hay thậm chí như các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô cũ.
Không dứt khoát với quá khứ cộng sản để xây dựng các định chế dân chủ bền vững trên các nguyên tắc phổ quát, chịu áp lực bởi giới tài phiệt mới, mệt mỏi trước những khó khăn kinh tế, cùng với sự vỡ nát lòng tin của xã hội Nga, cuối năm 1999, trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống Boris Yeltsin đã chuyển giao quyền lực cho Vladimir Putin.
Lúc bấy giờ ít ai có thể nói gì nhiều về Putin, một sĩ quan tình báo của KGB cũ, dường như vô danh trên chính trường. Nhiều người còn cho rằng, Putin giống như người tiền nhiệm Yeltsin, rồi cũng chỉ là con rối của các tài phiệt đang thao túng chính trị và kinh tế Nga trong cái giai đoạn mà chủ nghĩa cơ hội, chụp giật, vàng thau lẫn lộn bao trùm.
Thế nhưng, trong 8 năm, từ năm 2000 đến 2008, với hai nhiệm kỳ tổng thống, Putin đã thay đổi nước Nga, về đối nội và cũng như trên trường quốc tế và đặc biệt đã xây dựng thành công một cấu trúc quyền lực độc đoán theo mô hình hình kim tự tháp.
Nước Nga về danh nghĩa có một xã hội đa đảng, nhưng thực chất bị thống trị bởi chế độ chuyên chế, mọi hoạt động không được vượt qua giới hạn mà ông chủ Kremlin áp đặt, nếu không muốn bị tiêu diệt.
May mắn hơn cho Putin, trong thập niên giữ chức tổng thống, giá nhiên liệu thế giới tăng vọt, nhờ đó nền kinh tế Nga được cải thiện hơn hẳn thời kỳ của Boris Yetlsin. Putin cũng đánh mạnh vào lòng tự hào dân tộc của người Nga với ý tưởng tái thiết vị trí đế chế Nga. Ông cũng rất chăm sóc công nghệ PR cho bản thân. Cả nước Nga thấy tổng thống đi ca nô, đánh cá, cưỡi ngựa, đua môtô, ngồi cabin máy bay ném bom, biểu diễn kỹ năng võ thuật judo…
Tất cả những điều nêu trên đã mang lại cho Putin sự ủng hộ to lớn của dân chúng Nga, qua mặt bất cứ chính trị gia nào khác.
Trong bài “Nga, một nhà nước mafia” của nhật báo Ba Lan, tiết lộ của WikiLeaks cho thấy nước Nga hôm nay không chỉ là một nhà nước chuyên chế với Sa hoàng Putin, mà là bộ máy quan liêu với những cái “vòm” trú ẩn “chạy suốt từ cảnh sát, an ninh FSB và Bộ Nội vụ” bảo vệ, che giấu các “Bố già” và tội phạm, “còn các quan chức quan trọng nhất kiếm chác bằng hối lộ qua các phi vụ như thu thuế”…
Nước Nga rồi sẽ ra sao dưới sự lãnh đạo tiếp theo của Putin?
Sẽ có hai kịch bản xẩy ra: 1) Nước Nga vẫn tiếp tục phát triển chập chạp cả về kinh tế và dân chủ trong khoảng vài thập niên tiếp theo nữa dưới thời Putin. Tất nhiên, các quốc gia phương Tây cũng chẳng làm gì được đối với nước Nga vì lịch sử đã chứng minh: chỉ có nước Nga làm thay đổi phương Tây chứ chưa bao giờ phương Tây có thể thay đổi được nước Nga.
Và 2) Trong vòng 10 năm tiếp theo tại nước Nga sẽ có sự thay đổi lớn: Putin sẽ thất cử trong nhiệm kỳ tổng thống 6 năm tiếp theo (2018) và một chính khách khác có vẻ dân chủ hơn sẽ thay thế. Dẫu vậy, sự thay đổi của nước Nga sau đó vẫn là chậm chạp. Vì nếu nhanh người ta chẳng gọi là "Gấu Nga"!?
Chuyện về cặp đôi Putin-Metvedev ở nước Nga lại có cái gì đó rất giống các liên kết quyền lực tay đôi, tay ba, tay tư... ở VN hiện nay. Điều này không chỉ đúng ở chính quyền cấp xã, phường, huyện mà còn là cấp tỉnh, cấp Trung ương.
Xem thêm: Nước Nga buồn thảm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét