My Blog: Ở đây không nói về bộ phim "Chạy án" có một thời được chiếu trên VTV, mà là nói hiện tượng chạy án thật. Tác giả bài viết là người trực tiếp tham gia chạy án. Lúc đầu chạy cho người thân, nhưng sau đó chắc cũng tham gia như là một phần của một loại dịch vụ "bất công nhất trong các loại bất công" của chế chế độ này.Trò đời, tuy nói là tham gia làm dịch vụ chạy án song về thực chất cũng là một loại lao động - lao động đặc biệt, làm môi giới cho các tiêu cực liên quan đến pháp luật. Nhưng đã là người lao động thìcho dù là người nông dân đầu tắt mặt tối, đến anh công nhân còng lưng mang vác nặng nhọc, hay đến bọn con phe, những anh trí thức nửa mùa thì không chỉ vất vả mà đôi khi kiếm được miếng cơm cũng nhục lắm.Dù nhục nên đôi khi vì miếng cơm manh áo mà họ không dám kêu ca và thường là im lặng trước sự chà đạp của bọn thống trị, bóc lột, bọn quan tham và lũ gia nô quen thói ăn trên, ngồi chốc. Nhưng, như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã từng nói: đến "con giun xéo mãi cũng phải oằn", huống chi con người.
Thế nên, khi nghe nói ông Huỳnh Ngọc Sỹ viên tham quan nổi tiếng trong vụ CPI đại lội Đông Tây TP.HCM được Tòa án NDTC tuyên giảm án từ chung thân (phiến sơ thẩm) đến 20 năm trong phiên phúc thẩm thì tác giả mới bật lên sự bức xúc để nói lên sự thật.
Những lần chạy án (phần 1)
Trịnh Viên Phương
Vụ án tham nhũng tày đình Huỳnh Ngọc Sĩ cuối cùng thì cũng kết cục rất là nhẹ nhàng: ông Huỳnh Ngọc Sĩ được hạ từ án chung thân thành 20 năm. Tức là từ vô thời hạn thành án có thời hạn. Nhìn qua ai cũng dễ ngộ nhận là thích đáng với một tên phạm tội tham nhũng, 20 năm còn gì? Nhưng dưới cái nhìn của một người từng đi chạy án tôi biết chắc chắn rằng: vụ án này đã được CHẠY. Với bản án này thì ông Huỳnh Ngọc Sỹ chỉ đi tù 6 năm là vui thú điền viên. Giờ đây tôi không im lặng nữa mà lên tiếng. Tôi xin gởi đến Dân Làm Báo những sự thật trong các lần chạy án của tôi. Nó liên quan đến nhiều người và nhiều vụ khác nhau. Tôi xin kể lại dưới dạng nhiều bài viết mà Dân Làm Báo có thể coi là nhiều phóng sự cũng được. Vì sự an ninh tính mạng cho cá nhân tôi và nhiều nhân chứng khác đang sống ngay giữa Sài Gòn và Hà Nội chúng tôi chỉ viết thật tên những quan tòa hay cán bộ VKS Tối cao từng nhận tiền của tôi, còn những nhân vật khác tạm thời chúng tôi xin được thay tên đổi họ.
Rất mong Dân Làm Báo quan tâm và hiểu rõ tâm trạng của tôi. Hoàn toàn không phải "chỉ đường hươu chạy" mà qua đây tôi muốn vạch mặt những tên quan tòa thối nát, những cán bộ VKSTC tham nhũng. Chính vì những con người này mà nhiều gia đình tiêu tán. Kẻ ác thì lọt tội và người ngay thẳng bị hại.
Tôi kể những kinh nghiệm chạy án này như một lời sám hối. Nói ra cho nhẹ nhàng. Có nhắm mắt thì cũng ra đi thảnh thơi.
Vụ thứ nhất : Ngân hàng G.
Thời điểm cuối thập niên 80 thế kỷ trước các HTX tín dụng thay nhau phá sản do ảnh hưởng nhiều vụ như là nước hoa Thanh Hương. Ngân hàng thương mại G. ra đời trong bối cảnh nâng khống số tiền vốn pháp định mà cũng do "chạy" mới nâng cấp lên thành ngân hàng. Thời điểm này số ngân hàng trên địa bàn thành phố đếm trên đầu ngón tay. Chúng tôi bỏ qua những chuyện liên quan đến kinh doanh ngân hàng giai đoạn này mà chỉ nói đến việc liên quan đến chạy án. Số tiền thất thoát vào giai đoạn này trên nhiều tỷ đồng. Đổ vỡ của ngân hàng G ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tài chính không chỉ trên địa bàn thành phố mà cả nước thời bấy giờ. Dĩ nhiên là tất cả các nhân sự của ngân hàng G. phải vào tù. Vụ án này xử đến xử lui nhiều lần gây tốn kém nhiều bút mực của báo giới cái thời báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên mỗi tuần chỉ có 1 số rồi lên 2 số. Có một án tử hình và nhiều án chung thân trong vụ này. Chúng tôi tham gia chạy án cho một người bị kết tội chung thân.
Khi người nhà chúng tôi bị bắt thì đương nhiên cả dòng họ vào cuộc chạy án. Giai đoạn điều tra thì chạy cho công an kinh tế từ Bộ Nội Vụ (lúc này chưa tách công an và quốc phòng thành 2 bộ). Phải nói là giai đoạn này là tốn tiền nhiều nhất do chưa biết đường đi nước bước và chưa có các mối liên hệ. Mọi giao dịch của chúng tôi thông qua nhân vật tên là Dũng. Anh ta là con rể của một người họ hàng bên vợ của ông Lê Đức Anh. Chính ông Dũng này giới thiệu cho gia đình chúng tôi biết ông Việt hiện làm tổng biên tập tạp chí kiểm sát thuộc VKSTC có trụ sở ở 44 Lý Thường Kiệt- Hà Nội. Những đường đi nước bước của chúng tôi là do 2 ông này phối hợp và chỉ cách chạy án. Các ông này chỉ cho chúng tôi chia nhỏ vụ án ra nhiều khúc mà chạy:
1. Giai đoạn điều tra chạy để cho số tiền thất thoát ít bớt xuống hòng chuyển đổi tội danh. Mọi giao dịch khâu này do ông Dũng chạy. Tôi nhớ là nhà của ông Dũng trong chung cư Bộ Nội Vụ số 237 Nguyễn Văn Cư- Quận 1, SG.
2. Kết thúc điều tra chuyển qua VKS thì chạy để cho VKS truy tố tội danh nhẹ hơn.
3. Xét xử sơ thẩm chạy cho án tử hình thành án chung thân.
4. Xét xử phúc thẩm chạy từ án chung thân thành án 20 năm.
5. Trong trại giam thì chạy án để trưởng trại giam ký lệnh giảm án và quay trở lại tòa án để chánh án chấp nhận.
Bây giờ nói thì dễ nhưng các giai đoạn đó chung chi rất mệt. Không như thời nay trong các lần chạy án thì chỉ việc chuyển tiền vào tài khoản của các nhân vật này. Bây giờ thì tham nhũng tinh vi hơn nhưng lúc đó thì chồng tiền mặt. Đem đến tận nhà giao còn ăn cơm với gia đình của họ nữa.
Trong vụ án của chúng tôi thì những nhân vật sau liên quan đến chuyện nhận tiền của chúng tôi:
1. Giai đoạn điều tra chúng tôi chạy tiền qua ông Dũng ở trong khu tập thể Bộ Nội Vụ (bây giờ là Bộ công an) số 237 Nguyễn Văn Cừ. Ông Dũng lo luôn chạy bên VKS người nhận tiền tên là ông Bộng, bây giờ là chồng Luật Sư Hoàng Mỹ trên đường Võ Thị Sáu.
2. Giai đoạn xét xử sơ thẩm chúng tôi chạy tiền cho thẩm phán Sáu nhà ở gần chợ Bến Thành.
3. Giai đoạn phúc thẩm chúng tôi chạy tiền cho thẩm phán Tấn ở Quận 4.
4. Giai đoạn thi hành án chúng tôi chạy tiền cho ông Nguyễn Trung Binh trưởng trại giam Z30 A ở Xuân Lộc, Đồng Nai.
Mọi giao dịch ở Hà Nội và cả những bài báo trên tạp chí Kiểm Sát thì chúng tôi rất tốn kém cho ông Việt. kể cả những chuyến công tác trong Miền Nạm đi chơi với em út thì ông Việt luôn ép gia đình chúng tôi chung chi. Chính việc tiếp xúc với ông Việt này mà chúng tôi đã có nhiều mối quan hệ quen biết ở Hà Nội trong những lần chạy án tiếp theo.
Dựa vào kinh nghiệm chạy án của tôi thì trường hợp của ông Huỳnh Ngọc Sỹ bây giờ cũng đã được chạy án theo chiến thuật sau:
Tử hình xuống chung thân.
Chung thân xuống 20 năm.
20 năm ra trại thì chỉ 7 năm( tức 1/3 án ) sẽ về nhà.
Những lần chạy án - Phần 2:
Phần 2: KHI LUẬT SƯ CŨNG CHẠY ÁN
Kinh nghiệm trong lần chạy án trước và rành đường đi nước bước ở Hà Nội nên người thân và bạn bè ai cũng biết chuyện tôi từng đi chạy án. Do vậy khi mà các bản án phúc thẩm trong Miền Nam có hiệu lực thì nhiều người nhờ tôi "chạy". Một người bà con xa của tôi ở Huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre thua kiện trong vụ tranh chấp quyền sử dụng đất. Người này thua kiện vì ỷ lại mình là luật sư biết nhiều luật nên không cần chạy. Kết cục là thua ở 2 phiên tòa sơ thẩm cũng như phúc thẩm ở Bến Tre. Anh luật sư này lên Sài Gòn và nhờ tôi cùng "chạy án".
Chúng tôi ra Hà Nội và mùa đông năm 2004. Lúc đó phòng tiếp dân của Tòa án Tối Cao (TATC) vẫn còn ở 48 Lý Thường Kiệt chưa bị đưa về 265 Đội Cần như hiện nay. Đây là vụ án dân sự nên nhờ Tòa dân sự của TATC can thiệp. Như bao người khiếu nại lên Giám đốc thẩm, các bản án Phúc thẩm đã có hiệu lực chúng tôi ùn ùn kéo về 48 Lý Thường kiệt. Người nhận đơn khiếu nại là bà Tuyết (bây giờ là thẩm phán của TA Hà Nội), lúc đó bà Tuyết còn ngồi ở phòng tiếp dân. Phòng tiếp dân sau khi nhận đơn và cho bạn một tờ chứng nhận là Phòng tiếp dân của TATC đã nhận được đơn khiếu nại án phúc thẩm số... của tòa án tỉnh... ngày... Bà Tuyết hỏi tôi có quen ai ở Viện KSTC ở HN không? Tôi thành thật trả lời là có quen với ông Việt nhưng làm bên báo kiểm sát. Bà Tuyết chỉ đường là chạy qua đó xin họ cái kháng nghị đi. Tôi chạy qua bên VKSTC thì cũng vào được phòng tiếp dân. Cảm giác của tôi sau 1 thời gian quay lại những nơi này thì khó chịu vì ở phòng tiếp dân của TATC và VKSTC luôn gắn camera theo dõi người dân đi nộp đơn. Dân chúng khắp 64 tỉnh thành bị xử oan ức đầy đủ "4 phương trời ta về đây chung vui".
Chúng tôi về nhà nghĩ chờ không biết bao lâu. Gặp đủ các dân oan như chị Kiều Chinh ở Lào Cai, Bà Ngọc Anh ở Tiền Giang, Mẹ con bà Phương ở Pleiku, bà Bảy ở Long An, Ông Sùng Sao Vàng ở Sơn La, chị Thủy ở Quảng Ngãi, chị Nga ở Vĩnh Long. Ai cũng ở đây trên 2-3 năm nghe mà ngao ngán quá chừng. Về miền nam mà chưa có cái gì ngoài cái chứng nhận của phòng tiếp dân thì không thể về được. Phải vận dụng hết các mối quen biết để gặp cho được cán bộ của tòa dân sự TATC.
Rồi chúng tôi cũng tìm đến nhà ông Phạm Thanh Bình, chánh tòa dân sự TATC. Nhà của ông Bình trong hẻm số 6 Phố Nhà Chung, đối diện với vườn hoa ngày nay mà trước đây là khu đất bỏ hoang gần Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ông Bình hỏi ai giới thiệu đến. Chúng tôi nói thật là một người quen chỉ đường. Ông Bình tiếp chúng tôi khá lâu. Chúng tôi nói đã nộp đơn vào phòng tiếp dân rồi. Ông Bình nhép miệng cười. Chúng tôi ra về sau khi để lại cho ông ta một bịch trái cây trong đó có phong bì 20 triệu đồng và đã có số phone của ông Bình. Ông Bình bảo khoan về Nam chờ ông 1 tuần.
Đúng 1 tuần sau chúng tôi có giấy tạm đình chỉ thi hành án do TATC ký. Chúng tôi lại "đến thăm" ông Bình ở hẻm số 6 Phố Nhà Chung. Từ ngoài vào hẻm chừng 30 mét quẹo phải vào căn thứ 3 là nhà của ông Bình. Chúng tôi để lại một giỏ trái cây và một phong bì 20 triệu nữa. Một tuần sau chúng tôi có kháng nghị Giám đốc thẩm của TATC đề nghị xét xử lại sơ thẩm ngay từ đầu.
Và cũng từ đây tôi biết thêm một đầu mối để chạy án dân sự nữa. Cuối năm 2008 tôi lại một lần ra Hà Nội để giúp một luật sư ở An Giang tham gia chạy án. Chúng tôi trở lại thì ông Bình nói là có gì hãy ra văn Phòng luật sư Đức Quang ở Đường Nguyễn Chí Thanh lo hồ sơ.
Chúng tôi đến văn phòng luật sư Đức Quang số 91 Nguyễn Chí Thanh, chỗ này gần cà phê Nắng Sài Gòn, khá gần ký túc xá Đại học Luật - HN. Do vậy mà VP luật sư Đức Quang thường tuyển các sinh viên Luật ra các phòng tiếp dân, gặp ai khá giả thì mồi chài về văn phòng của họ để chạy án. Chúng tôi lên lầu 11 bằng thang máy, ra khỏi thang máy sẽ gặp VP luật sư này. Người tiếp chúng tôi là nữ luật sư tên Hà Thanh. Bà luật sư Thanh sau khi nghe nội dung vụ kiện của chúng tôi thì ra giá là 10000 USD. Theo nữ luật sư Thanh này thì 10000 USD chỉ tương đương khoảng 180 triệu VND tỷ giá lúc này, lẽ ra là 200 triệu nhưng vì là đồng nghiệp luật sư chạy án thì giảm 20 triệu. Số tiền này được chung làm 3 lần như sau:
Lần thứ nhất nộp 3000 USD vào một tài khoản của họ cho thì 1 tuần sau sẽ nhận được quyềt định tạm hoãn thi hành án phúc thẩm (án phúc thẩm có hiệu lực ngay ngày tuyên án).
Lần thứ hai nộp 5000 USD vào một tài khoản khác ở ngân hàng khác sau khi nhận Quyết định tạm hoãn thi hành án này về nhà chờ từ 10 đến 15 ngày.
Lần thứ 3, trước khi trở lại VP luật sư Đức Quang để nhận quyết định kháng nghị của Giám đốc thẩm, thì nộp 2000 USD còn lại vào một tài khoản khác ở ngân hàng khác cho họ.
VP luật sư Đức Quang sau khi chia tay cũng căn dặn chúng tôi là về Miền Nam có ai chạy án thì đem ra họ. Họ sẽ chia 5% hoa hồng, ngoài ra trên giá 10000 USD thì được quyền bỏ túi.
Trong những ngày chờ lấy các quyết định tạm hoãn Thi hành án và Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm chúng tôi đi tìm hiểu các VP luật sư ở HN thì ai cũng chạy án nhưng giá rẻ hơn VP luật sư Đức Quang nhiều. VP luật sư Đăng Quang trên đường Bà Triệu cũng chạy án. VP luật sư Pháp Quyền số 4 Nguyễn Thượng Hiền do bà Nguyễn Thị Thanh Mai, trước đây là Phó Chánh án TATC làm trưởng VP luật sư này cũng chạy án. Các luật sư ở VP luật sư số 4 Nguyễn Thượng Hiền - HN đa số là cán bộ về hưu trước đây làm ở TATC cũng như VKSTC đều tham gia chạy án.
Giá cả ở các VP này thì thấp hơn của VP luật sư Đức Quang ở đường Nguyễn Chí Thanh một chút nhưng các nơi này thì nhận tiền mặt ngay tại VP luật sư và nộp tiền 1 lần chứ không chia làm 3 giai đoạn như bên Đức Quang.
Bà Bích ở VP luật sư số 4 Nguyễn Thượng Hiền trước đây từng là Viện Phó VKSTC cho hay là luật sư bây giờ chỉ sống bằng chạy án và các mối quan hệ. Ai có quan hệ nhiều hơn sẽ thắng kiện, đi kèm với các mối quan hệ là tiền. (Một kỷ niệm đáng nhớ với tôi là nhờ đến VP luật sư số 4 Nguyễn Thượng Hiền mà chúng tôi thăm nhà thơ Tế Hanh ở số 10 Nguyễn Thượng Hiền trước khi ông chết. Nhưng khi chúng tôi đến thăm thì ông cũng sống thực vật, bị liệt gần qua đời. Chúng tôi rất ngạc nhiên về cuộc sống kham khổ của nhà thơ mới lừng danh này).
Thì ra là luật sư cũng chỉ là một phương tiện chạy án mà thôi.
Chúng tôi tạm dừng ở đây và loạt bài này tiếp tục với việc chạy án của một cán bộ VKSTC vào ngày mai.
Thành phố Biên Hòa ngày 2.9.2011
Tác giả cũng hiểu có thể thông qua bài viết này với những tên người cụ thể, địa chỉ cụ thể, vụ việc cụ thể vẫn không được coi là chứng cứ để Ban chỉ đạo chống tham nhũng Trung ương do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu vào cuộc (vì họ xếp nó vào loại thư nặc danh), nhưng đây là một bằng chứng nữa cho thấy cái xã hội đã mục nát đến tận xương tủy và có thể nó đang lây lan nhanh đến các cơ quan tuần hoàn hô hấp của toàn bộ cái cơ thể vốn đã ốm yếu có nhiều khuyết tật từ khi mới bắt đầu sinh ra. Đọc bài viết của tác giả mà thấy lòng mình đau như cắt. Chợt thấu hiểu tại sao cô gái Sài Gòn do không kiềm chế chỉ tát nhẹ anh CSGT do không "chạy án" nên đã bị bọn quan tòa vô lương tâm tuyên 9 tháng tù giam- mà trước khi tuyên lại còn lý sự: Hành động tát CSGT của bị cáo đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người thi hành công vụ (mặt dù trước đó anh cảnh sát này nói: tôi chẳng làm sao cả!?). Thôi thì cứ đọc đã rồi bình sau:
Thế nên, khi nghe nói ông Huỳnh Ngọc Sỹ viên tham quan nổi tiếng trong vụ CPI đại lội Đông Tây TP.HCM được Tòa án NDTC tuyên giảm án từ chung thân (phiến sơ thẩm) đến 20 năm trong phiên phúc thẩm thì tác giả mới bật lên sự bức xúc để nói lên sự thật.
Những lần chạy án (phần 1)
Trịnh Viên Phương
Vụ án tham nhũng tày đình Huỳnh Ngọc Sĩ cuối cùng thì cũng kết cục rất là nhẹ nhàng: ông Huỳnh Ngọc Sĩ được hạ từ án chung thân thành 20 năm. Tức là từ vô thời hạn thành án có thời hạn. Nhìn qua ai cũng dễ ngộ nhận là thích đáng với một tên phạm tội tham nhũng, 20 năm còn gì? Nhưng dưới cái nhìn của một người từng đi chạy án tôi biết chắc chắn rằng: vụ án này đã được CHẠY. Với bản án này thì ông Huỳnh Ngọc Sỹ chỉ đi tù 6 năm là vui thú điền viên. Giờ đây tôi không im lặng nữa mà lên tiếng. Tôi xin gởi đến Dân Làm Báo những sự thật trong các lần chạy án của tôi. Nó liên quan đến nhiều người và nhiều vụ khác nhau. Tôi xin kể lại dưới dạng nhiều bài viết mà Dân Làm Báo có thể coi là nhiều phóng sự cũng được. Vì sự an ninh tính mạng cho cá nhân tôi và nhiều nhân chứng khác đang sống ngay giữa Sài Gòn và Hà Nội chúng tôi chỉ viết thật tên những quan tòa hay cán bộ VKS Tối cao từng nhận tiền của tôi, còn những nhân vật khác tạm thời chúng tôi xin được thay tên đổi họ.
Rất mong Dân Làm Báo quan tâm và hiểu rõ tâm trạng của tôi. Hoàn toàn không phải "chỉ đường hươu chạy" mà qua đây tôi muốn vạch mặt những tên quan tòa thối nát, những cán bộ VKSTC tham nhũng. Chính vì những con người này mà nhiều gia đình tiêu tán. Kẻ ác thì lọt tội và người ngay thẳng bị hại.
Tôi kể những kinh nghiệm chạy án này như một lời sám hối. Nói ra cho nhẹ nhàng. Có nhắm mắt thì cũng ra đi thảnh thơi.
Vụ thứ nhất : Ngân hàng G.
Thời điểm cuối thập niên 80 thế kỷ trước các HTX tín dụng thay nhau phá sản do ảnh hưởng nhiều vụ như là nước hoa Thanh Hương. Ngân hàng thương mại G. ra đời trong bối cảnh nâng khống số tiền vốn pháp định mà cũng do "chạy" mới nâng cấp lên thành ngân hàng. Thời điểm này số ngân hàng trên địa bàn thành phố đếm trên đầu ngón tay. Chúng tôi bỏ qua những chuyện liên quan đến kinh doanh ngân hàng giai đoạn này mà chỉ nói đến việc liên quan đến chạy án. Số tiền thất thoát vào giai đoạn này trên nhiều tỷ đồng. Đổ vỡ của ngân hàng G ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tài chính không chỉ trên địa bàn thành phố mà cả nước thời bấy giờ. Dĩ nhiên là tất cả các nhân sự của ngân hàng G. phải vào tù. Vụ án này xử đến xử lui nhiều lần gây tốn kém nhiều bút mực của báo giới cái thời báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên mỗi tuần chỉ có 1 số rồi lên 2 số. Có một án tử hình và nhiều án chung thân trong vụ này. Chúng tôi tham gia chạy án cho một người bị kết tội chung thân.
Khi người nhà chúng tôi bị bắt thì đương nhiên cả dòng họ vào cuộc chạy án. Giai đoạn điều tra thì chạy cho công an kinh tế từ Bộ Nội Vụ (lúc này chưa tách công an và quốc phòng thành 2 bộ). Phải nói là giai đoạn này là tốn tiền nhiều nhất do chưa biết đường đi nước bước và chưa có các mối liên hệ. Mọi giao dịch của chúng tôi thông qua nhân vật tên là Dũng. Anh ta là con rể của một người họ hàng bên vợ của ông Lê Đức Anh. Chính ông Dũng này giới thiệu cho gia đình chúng tôi biết ông Việt hiện làm tổng biên tập tạp chí kiểm sát thuộc VKSTC có trụ sở ở 44 Lý Thường Kiệt- Hà Nội. Những đường đi nước bước của chúng tôi là do 2 ông này phối hợp và chỉ cách chạy án. Các ông này chỉ cho chúng tôi chia nhỏ vụ án ra nhiều khúc mà chạy:
1. Giai đoạn điều tra chạy để cho số tiền thất thoát ít bớt xuống hòng chuyển đổi tội danh. Mọi giao dịch khâu này do ông Dũng chạy. Tôi nhớ là nhà của ông Dũng trong chung cư Bộ Nội Vụ số 237 Nguyễn Văn Cư- Quận 1, SG.
2. Kết thúc điều tra chuyển qua VKS thì chạy để cho VKS truy tố tội danh nhẹ hơn.
3. Xét xử sơ thẩm chạy cho án tử hình thành án chung thân.
4. Xét xử phúc thẩm chạy từ án chung thân thành án 20 năm.
5. Trong trại giam thì chạy án để trưởng trại giam ký lệnh giảm án và quay trở lại tòa án để chánh án chấp nhận.
Bây giờ nói thì dễ nhưng các giai đoạn đó chung chi rất mệt. Không như thời nay trong các lần chạy án thì chỉ việc chuyển tiền vào tài khoản của các nhân vật này. Bây giờ thì tham nhũng tinh vi hơn nhưng lúc đó thì chồng tiền mặt. Đem đến tận nhà giao còn ăn cơm với gia đình của họ nữa.
Trong vụ án của chúng tôi thì những nhân vật sau liên quan đến chuyện nhận tiền của chúng tôi:
1. Giai đoạn điều tra chúng tôi chạy tiền qua ông Dũng ở trong khu tập thể Bộ Nội Vụ (bây giờ là Bộ công an) số 237 Nguyễn Văn Cừ. Ông Dũng lo luôn chạy bên VKS người nhận tiền tên là ông Bộng, bây giờ là chồng Luật Sư Hoàng Mỹ trên đường Võ Thị Sáu.
2. Giai đoạn xét xử sơ thẩm chúng tôi chạy tiền cho thẩm phán Sáu nhà ở gần chợ Bến Thành.
3. Giai đoạn phúc thẩm chúng tôi chạy tiền cho thẩm phán Tấn ở Quận 4.
4. Giai đoạn thi hành án chúng tôi chạy tiền cho ông Nguyễn Trung Binh trưởng trại giam Z30 A ở Xuân Lộc, Đồng Nai.
Mọi giao dịch ở Hà Nội và cả những bài báo trên tạp chí Kiểm Sát thì chúng tôi rất tốn kém cho ông Việt. kể cả những chuyến công tác trong Miền Nạm đi chơi với em út thì ông Việt luôn ép gia đình chúng tôi chung chi. Chính việc tiếp xúc với ông Việt này mà chúng tôi đã có nhiều mối quan hệ quen biết ở Hà Nội trong những lần chạy án tiếp theo.
Dựa vào kinh nghiệm chạy án của tôi thì trường hợp của ông Huỳnh Ngọc Sỹ bây giờ cũng đã được chạy án theo chiến thuật sau:
Tử hình xuống chung thân.
Chung thân xuống 20 năm.
20 năm ra trại thì chỉ 7 năm( tức 1/3 án ) sẽ về nhà.
Những lần chạy án - Phần 2:
Phần 2: KHI LUẬT SƯ CŨNG CHẠY ÁN
Kinh nghiệm trong lần chạy án trước và rành đường đi nước bước ở Hà Nội nên người thân và bạn bè ai cũng biết chuyện tôi từng đi chạy án. Do vậy khi mà các bản án phúc thẩm trong Miền Nam có hiệu lực thì nhiều người nhờ tôi "chạy". Một người bà con xa của tôi ở Huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre thua kiện trong vụ tranh chấp quyền sử dụng đất. Người này thua kiện vì ỷ lại mình là luật sư biết nhiều luật nên không cần chạy. Kết cục là thua ở 2 phiên tòa sơ thẩm cũng như phúc thẩm ở Bến Tre. Anh luật sư này lên Sài Gòn và nhờ tôi cùng "chạy án".
Chúng tôi ra Hà Nội và mùa đông năm 2004. Lúc đó phòng tiếp dân của Tòa án Tối Cao (TATC) vẫn còn ở 48 Lý Thường Kiệt chưa bị đưa về 265 Đội Cần như hiện nay. Đây là vụ án dân sự nên nhờ Tòa dân sự của TATC can thiệp. Như bao người khiếu nại lên Giám đốc thẩm, các bản án Phúc thẩm đã có hiệu lực chúng tôi ùn ùn kéo về 48 Lý Thường kiệt. Người nhận đơn khiếu nại là bà Tuyết (bây giờ là thẩm phán của TA Hà Nội), lúc đó bà Tuyết còn ngồi ở phòng tiếp dân. Phòng tiếp dân sau khi nhận đơn và cho bạn một tờ chứng nhận là Phòng tiếp dân của TATC đã nhận được đơn khiếu nại án phúc thẩm số... của tòa án tỉnh... ngày... Bà Tuyết hỏi tôi có quen ai ở Viện KSTC ở HN không? Tôi thành thật trả lời là có quen với ông Việt nhưng làm bên báo kiểm sát. Bà Tuyết chỉ đường là chạy qua đó xin họ cái kháng nghị đi. Tôi chạy qua bên VKSTC thì cũng vào được phòng tiếp dân. Cảm giác của tôi sau 1 thời gian quay lại những nơi này thì khó chịu vì ở phòng tiếp dân của TATC và VKSTC luôn gắn camera theo dõi người dân đi nộp đơn. Dân chúng khắp 64 tỉnh thành bị xử oan ức đầy đủ "4 phương trời ta về đây chung vui".
Chúng tôi về nhà nghĩ chờ không biết bao lâu. Gặp đủ các dân oan như chị Kiều Chinh ở Lào Cai, Bà Ngọc Anh ở Tiền Giang, Mẹ con bà Phương ở Pleiku, bà Bảy ở Long An, Ông Sùng Sao Vàng ở Sơn La, chị Thủy ở Quảng Ngãi, chị Nga ở Vĩnh Long. Ai cũng ở đây trên 2-3 năm nghe mà ngao ngán quá chừng. Về miền nam mà chưa có cái gì ngoài cái chứng nhận của phòng tiếp dân thì không thể về được. Phải vận dụng hết các mối quen biết để gặp cho được cán bộ của tòa dân sự TATC.
Rồi chúng tôi cũng tìm đến nhà ông Phạm Thanh Bình, chánh tòa dân sự TATC. Nhà của ông Bình trong hẻm số 6 Phố Nhà Chung, đối diện với vườn hoa ngày nay mà trước đây là khu đất bỏ hoang gần Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ông Bình hỏi ai giới thiệu đến. Chúng tôi nói thật là một người quen chỉ đường. Ông Bình tiếp chúng tôi khá lâu. Chúng tôi nói đã nộp đơn vào phòng tiếp dân rồi. Ông Bình nhép miệng cười. Chúng tôi ra về sau khi để lại cho ông ta một bịch trái cây trong đó có phong bì 20 triệu đồng và đã có số phone của ông Bình. Ông Bình bảo khoan về Nam chờ ông 1 tuần.
Đúng 1 tuần sau chúng tôi có giấy tạm đình chỉ thi hành án do TATC ký. Chúng tôi lại "đến thăm" ông Bình ở hẻm số 6 Phố Nhà Chung. Từ ngoài vào hẻm chừng 30 mét quẹo phải vào căn thứ 3 là nhà của ông Bình. Chúng tôi để lại một giỏ trái cây và một phong bì 20 triệu nữa. Một tuần sau chúng tôi có kháng nghị Giám đốc thẩm của TATC đề nghị xét xử lại sơ thẩm ngay từ đầu.
Và cũng từ đây tôi biết thêm một đầu mối để chạy án dân sự nữa. Cuối năm 2008 tôi lại một lần ra Hà Nội để giúp một luật sư ở An Giang tham gia chạy án. Chúng tôi trở lại thì ông Bình nói là có gì hãy ra văn Phòng luật sư Đức Quang ở Đường Nguyễn Chí Thanh lo hồ sơ.
Chúng tôi đến văn phòng luật sư Đức Quang số 91 Nguyễn Chí Thanh, chỗ này gần cà phê Nắng Sài Gòn, khá gần ký túc xá Đại học Luật - HN. Do vậy mà VP luật sư Đức Quang thường tuyển các sinh viên Luật ra các phòng tiếp dân, gặp ai khá giả thì mồi chài về văn phòng của họ để chạy án. Chúng tôi lên lầu 11 bằng thang máy, ra khỏi thang máy sẽ gặp VP luật sư này. Người tiếp chúng tôi là nữ luật sư tên Hà Thanh. Bà luật sư Thanh sau khi nghe nội dung vụ kiện của chúng tôi thì ra giá là 10000 USD. Theo nữ luật sư Thanh này thì 10000 USD chỉ tương đương khoảng 180 triệu VND tỷ giá lúc này, lẽ ra là 200 triệu nhưng vì là đồng nghiệp luật sư chạy án thì giảm 20 triệu. Số tiền này được chung làm 3 lần như sau:
Lần thứ nhất nộp 3000 USD vào một tài khoản của họ cho thì 1 tuần sau sẽ nhận được quyềt định tạm hoãn thi hành án phúc thẩm (án phúc thẩm có hiệu lực ngay ngày tuyên án).
Lần thứ hai nộp 5000 USD vào một tài khoản khác ở ngân hàng khác sau khi nhận Quyết định tạm hoãn thi hành án này về nhà chờ từ 10 đến 15 ngày.
Lần thứ 3, trước khi trở lại VP luật sư Đức Quang để nhận quyết định kháng nghị của Giám đốc thẩm, thì nộp 2000 USD còn lại vào một tài khoản khác ở ngân hàng khác cho họ.
VP luật sư Đức Quang sau khi chia tay cũng căn dặn chúng tôi là về Miền Nam có ai chạy án thì đem ra họ. Họ sẽ chia 5% hoa hồng, ngoài ra trên giá 10000 USD thì được quyền bỏ túi.
Trong những ngày chờ lấy các quyết định tạm hoãn Thi hành án và Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm chúng tôi đi tìm hiểu các VP luật sư ở HN thì ai cũng chạy án nhưng giá rẻ hơn VP luật sư Đức Quang nhiều. VP luật sư Đăng Quang trên đường Bà Triệu cũng chạy án. VP luật sư Pháp Quyền số 4 Nguyễn Thượng Hiền do bà Nguyễn Thị Thanh Mai, trước đây là Phó Chánh án TATC làm trưởng VP luật sư này cũng chạy án. Các luật sư ở VP luật sư số 4 Nguyễn Thượng Hiền - HN đa số là cán bộ về hưu trước đây làm ở TATC cũng như VKSTC đều tham gia chạy án.
Giá cả ở các VP này thì thấp hơn của VP luật sư Đức Quang ở đường Nguyễn Chí Thanh một chút nhưng các nơi này thì nhận tiền mặt ngay tại VP luật sư và nộp tiền 1 lần chứ không chia làm 3 giai đoạn như bên Đức Quang.
Bà Bích ở VP luật sư số 4 Nguyễn Thượng Hiền trước đây từng là Viện Phó VKSTC cho hay là luật sư bây giờ chỉ sống bằng chạy án và các mối quan hệ. Ai có quan hệ nhiều hơn sẽ thắng kiện, đi kèm với các mối quan hệ là tiền. (Một kỷ niệm đáng nhớ với tôi là nhờ đến VP luật sư số 4 Nguyễn Thượng Hiền mà chúng tôi thăm nhà thơ Tế Hanh ở số 10 Nguyễn Thượng Hiền trước khi ông chết. Nhưng khi chúng tôi đến thăm thì ông cũng sống thực vật, bị liệt gần qua đời. Chúng tôi rất ngạc nhiên về cuộc sống kham khổ của nhà thơ mới lừng danh này).
Thì ra là luật sư cũng chỉ là một phương tiện chạy án mà thôi.
Chúng tôi tạm dừng ở đây và loạt bài này tiếp tục với việc chạy án của một cán bộ VKSTC vào ngày mai.
Thành phố Biên Hòa ngày 2.9.2011
Tác giả cũng hiểu có thể thông qua bài viết này với những tên người cụ thể, địa chỉ cụ thể, vụ việc cụ thể vẫn không được coi là chứng cứ để Ban chỉ đạo chống tham nhũng Trung ương do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu vào cuộc (vì họ xếp nó vào loại thư nặc danh), nhưng đây là một bằng chứng nữa cho thấy cái xã hội đã mục nát đến tận xương tủy và có thể nó đang lây lan nhanh đến các cơ quan tuần hoàn hô hấp của toàn bộ cái cơ thể vốn đã ốm yếu có nhiều khuyết tật từ khi mới bắt đầu sinh ra. Đọc bài viết của tác giả mà thấy lòng mình đau như cắt. Chợt thấu hiểu tại sao cô gái Sài Gòn do không kiềm chế chỉ tát nhẹ anh CSGT do không "chạy án" nên đã bị bọn quan tòa vô lương tâm tuyên 9 tháng tù giam- mà trước khi tuyên lại còn lý sự: Hành động tát CSGT của bị cáo đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người thi hành công vụ (mặt dù trước đó anh cảnh sát này nói: tôi chẳng làm sao cả!?). Thôi thì cứ đọc đã rồi bình sau:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét