Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Thư giãn một tý!

Cười bể bụng vì những đoạn văn bất hủ của học trò

 
i
Rate This
Quantcast
Đọc những đoạn văn bất hủ của học trò, bất cứ ai cũng cười vỡ bụng bởi những ngây ngô trong từng con chữ của các em. Điều này báo động học trò ngày nay ít được tiếp xúc với thiên nhiên, loài vật đặc biệt là ở các thành phố.
Đề: Tả cô giáo em. Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay. Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần. Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại. Đề: Tả cây hoa hồng. Những bông hồng xinh xinh như những con cún con đậu trên cành. Đề: Tả cây bàng. Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa. Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất. Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em. Đề: Tả em bé. Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp. Đề: Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp. Mẹ em tát em đôm đốp. Đề: Đặt câu về phần gieo âm tiết. Có con trâu, bị ruồi bâu. Có con chim, bị vỡ tim. Đề: Tả một con vật mà em yêu nhất. Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút. Đề: Tả cái cặp đi học. Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy! Đề: Tả về ông bà nội. Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi. Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý. Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa. Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất. Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản. Em hãy tả con lợn nhà em: “Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!” Lời bình: thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả. Hai anh em sinh đôi nhà nọ học chung một lớp, nên bài vở có phần hơi giống nhau. Một lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết “tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp”. Cậu em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình “tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng”! Lời bình: từ tượng thanh có vấn đề. Em hãy tả bạn em! “Bạn em không cao không thấp, trung bình. Bạn em không gầy, không béo, trung bình. Bạn em không đen không trắng, trung bình. Bạn em không giỏi không kém, trung bình…” Lời bình: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây. Em hãy tả đêm giao thừa. “Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. Ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…” Lời bình: bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa không có trăng. Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. “Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn!!!” Lời bình: Trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình! Em hãy tả con gà trống nhà em. “Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái…”. Lời bình: Tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật. Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn. “Chị Dậu, như người ta vẫn nói ’con giun xéo lắm cũng quằn’, đã nói với bọn lính lệ như thế này ’Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem’. Và chị cho chúng nó xem thật.” Lời bình: Không hiểu là xem cái gì nhỉ? “Áng văn” độc đáo “Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân”. Lời bình: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: “Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!…” Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em “Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: ’Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!’” Lời bình: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất. Tả cô giáo “Chiều dài của cô giáo em là…, chiều rộng của cô giáo em là…” Lời bình: Một học sinh giỏi toán của lớp, bố và mẹ suốt ngày bắt “Làm toán đi!”. Tả tiết học trong lớp “… Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch… cạch… cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp… Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp…” Lời bình: học sinh mê truyện trinh thám. Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em. “… Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại” Lời bình: học sinh “tả thực”. Giải thích câu tục ngữ “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. “Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ…” Giải thích câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” “Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá”. Tả đôi mắt của ông “Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã!”
Trẻ em thời nay “sống nhạt” đi bởi việc học văn từ giai đoạn đầu chưa được đâu tư đúng mức Môn Văn giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, năng lực liên tưởng và sáng tạo. Giúp học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ nhiều nhất. Chính ngôn ngữ mới là công cụ vàng, vạn năng giúp thành công trong các hoạt động kinh doanh và giao tiếp đời sống. Tuy nhiên, trẻ em Việt Nam thường chỉ được dạy về nói và viết đúng chứ ít khi được dạy nói và viết hay, cuốn hút mọi người. Các phụ huynh có quan tâm đến việc dạy từ, dạy câu khi con còn nhỏ song việc dạy dỗ chỉ dừng lại ở việc mở rộng “từ điển vốn từ vựng” của đứa trẻ và nói câu đúng ngữ pháp, đúng ngữ cảnh. Đến giai đoạn con đi học, trẻ em cũng không được định hướng phát triển tư duy ngôn ngữ, cách mở rộng các vùng liên tưởng, và diễn đạt sinh động sáng tạo. Dường như, với nhiều học sinh, học là để thi thi, học thuộc bài để “giải pháp” cho giờ kiểm tra, việc phát triển ngôn ngữ hình như bị lãng quên. Nhiều phụ huynh thì “quên” mất rằng, con chúng ta–tư duy bằng tiếng Việt – nên cũng không hề định hướng phát triển tư duy cho con qua môn học Tiếng Việt – Văn. Chúng ta đã thực sự bỏ lỡ một miền đất ngôn ngữ màu mỡ cho sự phát triển tư duy và năng lực liên tưởng và sáng tạo của trẻ. Xem các cuộc thi ứng xử hoa hậu thế giới, chúng ta không khỏi chạnh lòng buồn cho màn thi ứng xử trong cuộc thi hoa hậu của chúng ta, câu hỏi nhàm và chán, câu trả lời cũng sáo mòn và thiếu sáng tạo, thiếu dấu ấn của cá tính. Đọc các bài luận của nhiều học sinh nước ngoài, xem các chương trình quảng cáo nước ngoài, các chương trình truyền hình nước ngoài…. chúng ta tự hỏi sao họ lại nhiều ý tưởng vậy, cách diễn đạt ý tưởng lại sáng tạo và thông minh đến vậy? Việc giải quyết vấn đề từ gốc, từ định hướng cho học sinh học ngôn ngữ để phát triển tư duy ngôn ngữ. Ngôn ngữ phải là mảnh đất để phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, liên tưởng. Và vấn đề căn bản nhất là ở chỗ làm thế nào để qua môn Văn phát huy được năng lực ngôn ngữ ở học trò, giúp cho học trò phát triển trong đời sống thực tế sau này? Quả thật học sinh tiểu học rất cần được dạy Luyện viết văn và dạy Luyện viết văn đúng cách, có hiệu quả. Hãy chuẩn bị cho con bạn ngay từ bây giờ!
  • Ngọc Hà (Tổng Hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét