- P/S: Mình được Trường ĐHKHXHNV mời chấm một luận văn Thạc sĩ triết học với chủ đề: "Tư tưởng Nguyễn An Ninh (*) về văn hóa, chính trị và tôn giáo". Vào mạng đọc thêm về tiểu sử của Cụ thì thấy bài thơ rất hay của Cụ. Đọc bài thơ này chúng ta lại cảm thấy xót xa về tính thời sự của nó. Xin giới thiệu bài thơ này để mọi người cùng đọc và cùng suy ngẫm về nhân tình thế thái, về bản thân mình.
- Sống và Chết (Nguyễn An Ninh)
- Sống mà vô dụng, sống làm chi
- Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
- Sống trái đạo người, người thêm tủi
- Sống quên ơn nước, nước càng khi.
- Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
- Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
- Sống sao nên phài, cho nên sống
- Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
- Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
- Chết đáng là người đủ mắt tai
- Chết được dựng hình tên chẳng mục
- Chết đưa vào sử chứ không phai
- Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
- Chết đây, chỉ chết cái hình hài
- Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
- Chết cho hậu thế, đẹp tương lai (**).
- ------------------
- (*): Cụ Nguyễn An Ninh (15 tháng 9 năm 1900 - 14 tháng 8 năm 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.
- Cụ Nguyễn An Ninh vốn là đồng chí với các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc. Đối với Nguyễn Ái Quốc, ông Ninh là bạn, là người cộng sự cùng tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Các dân tộc thuộc địa, cùng viết bài và quảng bá cho báo Le Paria (Người cùng khổ). Trong cuộc đời tuy ngắn ngủi của cụ song đã 5 lần ngồi tù do Thực dân Pháp kết án. Tư tưởng cách mạng của cụ được thể hiện trong nhiều tác phẩm. Bài thơ Sống và chết là bài thơ cuối cùng của cụ.
- (**): Rognorn, người lính Pháp gác cổng trại giam, đã kêu rú lên khi thấy trong chiếc bao bố là xác ông Ninh được bó trong manh chiếu. Rognorn chạy nhanh đến xin chúa đảo Côn Đảo Tisseyer một cái hòm, nhưng chẳng được gì ngoài lời chửi rủa. Bà Charlotte Printanière, vợ của giám đốc Sở điện của đảo, trước đây cùng học chung với ông Ninh, đến ngỏ ý muốn đóng một quan tài cho ông, nhưng cũng bị chúa đảo từ chối. Vì vậy, chiếc xe bò chở xác Nguyễn An Ninh cứ như thế, lại tiếp tục lộc cộc đi qua những con đường gập ghềnh để đến khu mộ Hàng Keo. Thấy quần áo ông quá cũ nát, một người tù đã lấy chiếc áo còn khá lành lặn của mình để thay. Và họ đã tìm thấy trong túi áo ông một bài thơ viết nghệch ngoạc ghi trên.
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
Một bài thơ nổi tiếng của Cụ Nguyễn An Ninh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét