Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Nhờ biết sử dụng chính sách "đồng thuận" (ngu dân) mà Tần Thuỷ Hoàng đã bắt cả dân tộc Trung Hoa câm lặng suốt 11 năm

Tần Thủy Hoàng (tiếng Trung Quốc: 秦始皇, 259 TCN210 TCN), tên huýDoanh Chính, được xem là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, vì ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu thời Chiến Quốc phân tán để thống nhất lập nên một đế quốc Trung Hoa rộng lớn. Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình. Tần Thủy Hoàng giữ ngôi từ năm 238 đến năm 210 trước Công nguyên; năm 246 TCN, lên ngôi, năm đó mới 13 tuổi và năm 238 TCN đích thân điều hành chính sự; ông dùng vũ lực thống nhất Trung Quốc và đã tiến hành một số cải cách có tính căn bản. Từ đó, các biện pháp cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng làm cho Trung Quốc giữ được sự thống nhất về mặt văn hóa.
Tần Thủy Hoàng cai trị một cách cứng rắn, mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức, ân nghĩa. Nước Tần cường thịnh là nhờ áp dụng chính sách của Pháp gia một cách triệt để.
Trước triều đại Tần, mỗi miền có một ngôn ngữchữ viết riêng. Một quan chức Tần đi cai trị một nước khác, không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ. Vì vậy, tể tướng Lý Tư thực hiện việc thống nhất ngôn ngữ và văn tự, sau này thành thông dụng trong toàn cõi Trung Hoa.
Ông lại thống nhất các dụng cụ đo lường (cả nông cụ, cày bừa...), như vậy để dễ tính thuế và thu thuế. Thuế trả bằng lúa, phải dùng thuyền, xe chở đến các quận và kinh đô. Vì thế, cũng cần thống nhất khoảng cách giữa hai bánh xe (xe đồng quy), nếu không thì những xe quá lớn vào những đường nhỏ không được.
Quan trọng nhất là thống nhất tư tưởng. Về điểm này, những đại thần theo pháp gia (Lý Tư, Hàn Phi) chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Mặc Tử trước kia đã chủ trương “thượng đồng”, nghĩa là bắt dân phải tán đồng lẽ phải với người trên, phải cùng một quan niệm tốt xấu với người trên. Không ai được có chủ trương riêng khác với chính sách của triều đình. Tần Thủy Hoàng có ác cảm với nho sĩ, triết gia mở trường tư dạy đạo lý, chỉ trích chiến tranh và hình pháp tàn bạo. Thủy Hoàng chỉ muốn nhồi nặn dân chúng thành dễ bảo, có kỷ luật. Tư do tư tưởng, tự do ngôn luận là tội nặng nhất. Tứ thưNgũ kinh của đạo nho bị xem là phản động vì khiến dân nhớ tiếc trật tự cũ của chế độ phong kiến.
Năm 213 TCN, Tần Thủy Hoàng theo ý kiến của Lý Tư, cho rằng nên áp dụng chính sách ngu dân nhằm loại trừ những lời bàn luận, chê bai chính quyền làm giảm uy thế của vua. Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn nho: đốt hết các bản Tứ thư, Ngũ kinh và bách gia chư tử trong dân gian, chỉ giữ lại một bản tàng trữ trong thư viện của triều đình. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hêt, chỉ được giữ những sách về kỹ thuật, như sách thuốc, sách trồng trọt, sách bói... Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị trị tội.
Con cả của Thủy Hoàng là công tử Phù Tô can ông không nên thi hành lệnh này vì sợ thiên hạ không yên. Tần Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát tướng Mông Điềm ở Thượng Quận.
Số nhà nho bị chôn sống ở Hàm Dương là 460 người. Sau mỗi ngày một đông, đều bị đày ra ngoài biên giới. Các trường tư bị dẹp hết. Dân muốn học thì phải học các quan (bác sĩ) của triều đình, mà chỉ được dạy cho mỗi môn là pháp luật của quốc gia.
Vì lệnh này, có người phải giấu sách vào trong tưởng, có người lại ráng học thuộc lòng thư và kinh để truyền miệng lại đời sau. Năm chục năm sau (đời Hán), lệnh phần thư đó mới bãi bỏ, không ai có thể nhớ đúng Tứ thư, Ngũ kinh cả. Còn bản cất trong thư viện triều đình thì đã bị đốt cùng với Hàm Dương trong cuộc cách mạng của nông dân cuối đời Tần. Do đó mà sách đời Tiên Tần mất rất nhiều, cuốn nào còn lại thì cũng bị thêm bớt, sửa chữa, khó tin được là chính xác; lại thêm nạn nguỵ thư: người đời sau viết mà mượn tên người đời trước, để cho tác phẩm của mình có giá trị, như bộ Quản Tử chẳng hạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét