- P/S: Mình được Trường ĐHKHXHNV mời chấm một luận văn Thạc sĩ triết học với chủ đề: "Tư tưởng Nguyễn An Ninh (*) về văn hóa, chính trị và tôn giáo". Vào mạng đọc thêm về tiểu sử của Cụ thì thấy bài thơ rất hay của Cụ. Đọc bài thơ này chúng ta lại cảm thấy xót xa về tính thời sự của nó. Xin giới thiệu bài thơ này để mọi người cùng đọc và cùng suy ngẫm về nhân tình thế thái, về bản thân mình.
- Sống và Chết (Nguyễn An Ninh)
- Sống mà vô dụng, sống làm chi
- Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
- Sống trái đạo người, người thêm tủi
- Sống quên ơn nước, nước càng khi.
- Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
- Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
- Sống sao nên phài, cho nên sống
- Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
- Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
- Chết đáng là người đủ mắt tai
- Chết được dựng hình tên chẳng mục
- Chết đưa vào sử chứ không phai
- Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
- Chết đây, chỉ chết cái hình hài
- Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
- Chết cho hậu thế, đẹp tương lai (**).
- ------------------
- (*): Cụ Nguyễn An Ninh (15 tháng 9 năm 1900 - 14 tháng 8 năm 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.
- Cụ Nguyễn An Ninh vốn là đồng chí với các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc. Đối với Nguyễn Ái Quốc, ông Ninh là bạn, là người cộng sự cùng tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Các dân tộc thuộc địa, cùng viết bài và quảng bá cho báo Le Paria (Người cùng khổ). Trong cuộc đời tuy ngắn ngủi của cụ song đã 5 lần ngồi tù do Thực dân Pháp kết án. Tư tưởng cách mạng của cụ được thể hiện trong nhiều tác phẩm. Bài thơ Sống và chết là bài thơ cuối cùng của cụ.
- (**): Rognorn, người lính Pháp gác cổng trại giam, đã kêu rú lên khi thấy trong chiếc bao bố là xác ông Ninh được bó trong manh chiếu. Rognorn chạy nhanh đến xin chúa đảo Côn Đảo Tisseyer một cái hòm, nhưng chẳng được gì ngoài lời chửi rủa. Bà Charlotte Printanière, vợ của giám đốc Sở điện của đảo, trước đây cùng học chung với ông Ninh, đến ngỏ ý muốn đóng một quan tài cho ông, nhưng cũng bị chúa đảo từ chối. Vì vậy, chiếc xe bò chở xác Nguyễn An Ninh cứ như thế, lại tiếp tục lộc cộc đi qua những con đường gập ghềnh để đến khu mộ Hàng Keo. Thấy quần áo ông quá cũ nát, một người tù đã lấy chiếc áo còn khá lành lặn của mình để thay. Và họ đã tìm thấy trong túi áo ông một bài thơ viết nghệch ngoạc ghi trên.
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
Một bài thơ nổi tiếng của Cụ Nguyễn An Ninh
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
Việt Nam: "Con rồng" trỗi dạy và sự tích Vinashin
Đọc truyện đêm khuya: Sự tích VinaShin
Đây là phần tiếp theo trong cuốn sách “Vietnam – Rising Dragon” (Việt Nam – con rồng trỗi dậy) của Bill Hayton, nguyên phóng viên BBC tại Hà Nội. Tiêu đề của phần này do người dịch đặt. Quan điểm của người dịch không nhất thiết trùng quan điểm của tác giả. Người dịch không chịu trách nhiệm về việc kiểm chứng thông tin trong bài viết.
* * *
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một phần rất dễ nhìn thấy trong nền kinh tế. Huy động tới hàng triệu nhân công và đóng góp rất nhiều thuế, nhưng nó lại không chi phối nổi những đỉnh cao chỉ huy (*). Công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn bị nhà nước kiểm soát, ít nhất là trên lý thuyết. Năm 2005, 122 trong số 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Số liệu đã thay đổi chút ít kể từ đó, mặc dù một số ngân hàng tư nhân giờ đây đang sánh kịp bạn bè. Đối với Đảng, khu vực nhà nước mạnh là cách để họ duy trì sự tự chủ của quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa. Nghĩa là Đảng có thể vẫn đặt ra những mục tiêu lớn – như là quyết định phát triển “kinh tế biển” vào tháng 12 năm 2006 - một khái niệm rộng mênh mông bao trùm tất cả mọi thứ từ dầu đến cá và tàu. Đảng cũng quyết tâm duy trì mức độ kiểm soát cao của nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực quan trọng chiến lược như tài nguyên thiên nhiên, vận tải, tài chính, cơ sở hạ tầng, quốc phòng và truyền thông.
Đảng đã rút ra bài học từ những lỗi lầm trong quá khứ: cách ly doanh nghiệp quốc doanh khỏi thế giới bên ngoài chẳng mang lại lợi ích gì cho đất nước – để thịnh vượng, họ cần vốn đầu tư mới và những kỹ năng quản lý, kỹ thuật hiện đại. Họ đã sẵn sàng sử dụng tất cả các mẹo mực trong sách vở tư bản để kích thích phần xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế cất cánh. Doanh nghiệp được tự do lập các liên doanh với đối tác nước ngoài và bán cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại quốc, thậm chí là “cổ phần hóa” (từ “tư nhân hóa” vẫn bị nghi hoặc về mặt chính trị) – chỉ miễn là toàn bộ khâu quản lý phải tuân theo lệnh Đảng. Đổi lại, các DNNN nhận được sự hỗ trợ ưu đãi của chính phủ. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất, tuy không phải duy nhất, là tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam: VinaShin.
VinaShin có mục tiêu đầy tham vọng: đưa Việt Nam thành quốc gia đóng tàu đứng thứ tư thế giới vào năm 2018. Một trong những biện pháp để họ làm điều này là sử dụng hỗ trợ tài chính của nhà nước để đóng tàu rẻ hơn bất kỳ nơi nào khác. Một trong những kẻ hưởng lợi là công ty Anh, Graig. Nằm ở thủ phủ Cardiff của xứ Wales, Graig chuyên đặt mua những tàu vận tải cỡ lớn và sau đấy bán chúng đi, chẳng khác gì mua bán ngựa thồ trong mậu dịch biển quốc tế. Tàu “Diamond 53s” của họ, trọng tải toàn phần 53.000 tấn, đặc biệt thành công. Hầu hết tàu của Graig được đóng ở Trung Quốc, nhưng vào năm 2004, VinaShin trúng một hợp đồng đóng 15 chiếc tàu với tổng giá 322 triệu USD. Hợp đồng không bao giờ có thể được ký nếu không có sự hậu thuẫn của ngân hàng. Cơ sở vật chất và kỹ năng ban đầu của VinaShin kém đến mức Graig cần một sự bảo đảm rằng họ sẽ được nhận lại tiền nếu tàu không nổi trên mặt nước. Nhưng các ngân hàng tư nhân không cung cấp khoản bảo lãnh và lúc đầu thì các ngân hàng quốc doanh cũng từ chối. Chỉ đến khi đích thân Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo khối ngân hàng quốc doanh tiến hành bảo lãnh, một ngày trước khi hợp đồng phải ký theo kế hoạch, thì mọi sự mới được xúc tiến.
Cho đến tháng 4 năm 2006, con tàu đầu tiên đã sẵn sàng hạ thủy ở bãi tàu Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh, cực đông bắc Việt Nam. Đó là một sự kiện trọng đại. Tàu Florence là con tàu lớn nhất từng được đóng ở Việt Nam. Vào ngày hạ thủy, thân tàu màu đỏ - đen, dài 190 mét, cao vượt hẳn lên trên đầu đám đông tới 30 mét. Công nhân đóng tàu im hơi lặng tiếng, còn những người ở cấp cao hơn họ được mời tới dự sự kiện trọng đại thì đều có mặt. Đấy là khoảnh khắc quyết định đối với nền công nghiệp hàng hải Việt Nam. Lệnh ban ra, tàu Florence bắt đầu xuống đường trượt. Mọi người đều vỗ tay kéo dài một lúc. Nhưng vài giờ sau đó, sự rầm rĩ bị thay bằng nỗi xấu hổ. Florence bị một vết nứt – hầm số 4 (trong số 5 hầm) ngập đầy nước. Đây không phải điều VinaShin muốn công bố trong ngày hôm ấy, ngày được coi là đánh dấu sự gia nhập của Việt Nam vào liên minh các nước đóng tàu lớn. Báo chí đưa ra vài lời giải thích: rằng thì là một khối dầm gỗ rơi vào tàu trong quá trình hạ thủy và xé một lỗ đường kính 1 mét trên thân tàu; đường trượt được xây quá ngắn và quá dốc nên thân tàu bị nứt khi tiếp nước. Mặc dù (đã tiếp nhận) những khóa đào tạo và lời tư vấn từ Graig, VinaShin rõ ràng cần học hỏi thêm về ngành đóng tàu.
Tuy nhiên, lỗ thủng được hàn và tàu Florence giờ đây đã an toàn lướt trên đại dương, cùng với vài con tàu Diamond 53s khác do Việt Nam đóng. Kể từ lần hạ thủy kém may mắn đó, Graig đã tăng cường ký kết hợp đồng với VinaShin, thuê đóng thêm 29 tàu Diamond 53s và 10 Diamond 34s nhỏ hơn – tổng trị giá 1 tỷ USD. Nhưng nhà kinh tế trường Harvard David Dapice đã thắc mắc: làm thế nào mà cả Việt Nam có thể hưởng lợi từ hợp đồng, nếu xét đến khoản ngân sách phình to dồn cho VinaShin. Ông ước tính, công ty có thể thua lỗ tới 10 triệu USD cho mỗi con tàu trong mẻ 15 tàu đầu tiên đóng cho Graig, và ông đặt vấn đề liệu đây có phải cách tiêu tiền tốt nhất của một nước nghèo? Nhưng lúc này, các mối quan tâm khác đã xác định chương trình nghị sự. VinaShin là phần thiết yếu trong chiến lược “kinh tế biển” và vì thế, ít nhất là vào thời điểm đó, nó có rất nhiều việc đã chậm trễ cần phải làm để đạt được điều mình muốn – như là chịu lỗ một khoản khổng lồ trong hợp đồng để rút ra kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho tương lai. Nhưng đây không phải việc duy nhất VinaShin làm với số tiền đi vay dễ dàng của họ. Giống như nhiều tập đoàn nhà nước lớn khác, VinaShin dịch chuyển sự chú ý từ nhiệm vụ chính yếu của họ sang những lĩnh vực tiềm ẩn các dấu hiệu rắc rối lớn cho Việt Nam.
Một phần khoản tiền đi vay kia dồn vào ngành đóng tàu, nhưng suốt cả năm 2007, VinaShin thành lập 154 công ty con – cứ một ngày rưỡi lại mở một công ty mới, kể cả cuối tuần. Trong số những cơ sở đầu tư mới này có một nhà máy bia và một tổ hợp khách sạn ở tỉnh Nam Định. Đương nhiên không chỉ có VinaShin như thế. PetroVietnam, nhà độc quyền sản xuất dầu mỏ của đất nước, cũng chuyển sang kinh doanh khách sạn, còn các DNNN khác thì xây bất động sản xa xỉ. Trong hai năm 2007, 2008, những khoản đầu tư như thế góp phần thổi lên một bong bóng bất động sản khổng lồ. Nhưng còn nguy hiểm hơn cho đất nước là việc các DNNN bước vào lĩnh vực tài chính. Việt Nam đang đi đúng vào con đường quen thuộc của Đông Á. Các tập đoàn nhà nước lớn nhất lập nên những kênh vốn không minh bạch để tài trợ cho những dự án mà tính khả thi về kinh tế là tối thiểu. Cho tới tháng 6 năm 2008, 28 tập đoàn nhà nước đã chi khoảng 1,5 tỷ USD để xây dựng hoặc mua lại cổ phần kiểm soát ở các công ty quản lý quỹ, công ty môi giới chứng khoán, ngân hàng thương mại và ngân hàng bảo hiểm. Ba phần tư số công ty tài chính Việt Nam hiện do những tập đoàn nhà nước lớn nhất (còn gọi là Tổng Công ty) sở hữu. Các tập đoàn xi măng, than, cao su, mỗi đơn vị đều nắm ít nhất một công ty tài chính. Theo luật Việt Nam, “công ty tài chính” gần như giống hệt ngân hàng, trừ việc nó không thể thanh toán nợ. Nhưng một số Tổng Công ty bây giờ cũng đã có cổ phần ở ngân hàng. VinaShin sở hữu một phần Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank), và còn vài ví dụ khác nữa. Nhiều DNNN đã mua lại, dưới hình thức cổ phần, hợp đồng giao dịch của các công ty chứng khoán.
Tổng hợp tất cả những điều này lại, sẽ thấy một vài tập đoàn nhà nước lớn nhất của Việt Nam có tiềm năng trở thành những “chiếc hộp đen” tự đầu tư. Các thỏa thuận về quỹ này quỹ nọ đều không minh bạch. Cuối năm 2008 chẳng hạn, Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 40% công ty tài chính EVN (EVN Finance) và 28% ngân hàng ABB, đổi lại ngân hàng sở hữu 8% EVN Finance. Để hoàn tất cái vòng luẩn quẩn này, cả ABB lẫn EVN đều sở hữu những công ty chứng khoán có cổ phần ở EVN Finance. Nói theo ngôn ngữ của một báo cáo gần đây cho Chương trình Phát triển của LHQ ở Việt Nam, “Các Tổng Công ty có thể bảo lãnh, mua lại, bán đi, thao túng và hưởng lợi từ việc cổ phần hóa các công ty thành viên của họ”. Vô số cơ hội nảy sinh cho những hành vi vô đạo đức, vi phạm pháp luật và gây mất ổn định quốc gia. Giám đốc các Tổng Công ty tưởng rằng họ có thể kiếm nhiều hơn bằng việc kinh doanh một cách tài tử ở những lĩnh vực khác thay vì trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Như một quan chức cao cấp ở tập đoàn dầu khí độc quyền PetroVietnam đã nói với báo chí: “Điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Hơn 40% thu nhập của tập đoàn chúng tôi đến từ những ngành không phải dầu khí. Chúng tôi biết mình phải tập trung vào những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, song nếu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là không hiệu quả, thì tại sao chúng tôi lại phải đầu tư?”. Mặc dù đã hưởng lợi từ sự hào phóng của nhà nước, nhưng các vị giám đốc công ty vẫn thường chăm lo tự tưởng thưởng cho mình hơn là lo đến tài sản chiến lược của quốc gia.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản thích DNNN, bởi vì DNNN có thể thực thi chính sách của họ. Đảng viên nào quản lý DNNN có thể được lệnh triển khai chính sách của Đảng. Nhưng nhiều vị giám đốc thích làm quản lý ở DNNN bởi vì chỗ ấy cung cấp cho họ vô vàn cơ hội làm giàu cá nhân. Lập một công ty con và tự chỉ định mình vào ban quản trị là cách kiếm tiền cực dễ. Một cách nữa là lập công ty tư nhân cho bạn bè hoặc họ hàng quản lý, rồi bán rẻ tài sản của công ty đó đi, hoặc là ban cho nó những hợp đồng béo bở. Kiếm tiền dễ như thế, không khó để hối lộ kiểm soát viên và quan chức để họ làm ngơ trước những hành vi vi phạm pháp luật. Các đảng viên chịu trách nhiệm quản lý “cái đuôi” DNNN rút cục thường là bỏ quên chính sách “chó” của Đảng. Nhưng đây chưa phải đã hết chuyện. Điều đáng lưu ý đối với trường hợp Việt Nam là cái cách Đảng Cộng sản kỷ luật những đảng viên có sai phạm, vào thời điểm khủng hoảng.
CHÚ THÍCH
(*) Những đỉnh cao chỉ huy (commanding heights) của nền kinh tế là khái niệm do Lenin sử dụng để chỉ những ngành kinh tế có thể kiểm soát được và hỗ trợ được cho các ngành khác. Có thể hiểu chúng như những ngành "mũi nhọn" của nền kinh tế, chẳng hạn dầu khí, thép, điện lực... Gần đây có quan điểm cho rằng giáo dục và y tế cũng có thể được coi là các "đỉnh cao chỉ huy" mới. (chú thích của người dịch)
* * *
Đoan Trang biên dịch.
Kỳ sau: "Ô dù" và chủ nghĩa de Gaulle
* * *
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một phần rất dễ nhìn thấy trong nền kinh tế. Huy động tới hàng triệu nhân công và đóng góp rất nhiều thuế, nhưng nó lại không chi phối nổi những đỉnh cao chỉ huy (*). Công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn bị nhà nước kiểm soát, ít nhất là trên lý thuyết. Năm 2005, 122 trong số 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Số liệu đã thay đổi chút ít kể từ đó, mặc dù một số ngân hàng tư nhân giờ đây đang sánh kịp bạn bè. Đối với Đảng, khu vực nhà nước mạnh là cách để họ duy trì sự tự chủ của quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa. Nghĩa là Đảng có thể vẫn đặt ra những mục tiêu lớn – như là quyết định phát triển “kinh tế biển” vào tháng 12 năm 2006 - một khái niệm rộng mênh mông bao trùm tất cả mọi thứ từ dầu đến cá và tàu. Đảng cũng quyết tâm duy trì mức độ kiểm soát cao của nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực quan trọng chiến lược như tài nguyên thiên nhiên, vận tải, tài chính, cơ sở hạ tầng, quốc phòng và truyền thông.
Đảng đã rút ra bài học từ những lỗi lầm trong quá khứ: cách ly doanh nghiệp quốc doanh khỏi thế giới bên ngoài chẳng mang lại lợi ích gì cho đất nước – để thịnh vượng, họ cần vốn đầu tư mới và những kỹ năng quản lý, kỹ thuật hiện đại. Họ đã sẵn sàng sử dụng tất cả các mẹo mực trong sách vở tư bản để kích thích phần xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế cất cánh. Doanh nghiệp được tự do lập các liên doanh với đối tác nước ngoài và bán cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại quốc, thậm chí là “cổ phần hóa” (từ “tư nhân hóa” vẫn bị nghi hoặc về mặt chính trị) – chỉ miễn là toàn bộ khâu quản lý phải tuân theo lệnh Đảng. Đổi lại, các DNNN nhận được sự hỗ trợ ưu đãi của chính phủ. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất, tuy không phải duy nhất, là tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam: VinaShin.
VinaShin có mục tiêu đầy tham vọng: đưa Việt Nam thành quốc gia đóng tàu đứng thứ tư thế giới vào năm 2018. Một trong những biện pháp để họ làm điều này là sử dụng hỗ trợ tài chính của nhà nước để đóng tàu rẻ hơn bất kỳ nơi nào khác. Một trong những kẻ hưởng lợi là công ty Anh, Graig. Nằm ở thủ phủ Cardiff của xứ Wales, Graig chuyên đặt mua những tàu vận tải cỡ lớn và sau đấy bán chúng đi, chẳng khác gì mua bán ngựa thồ trong mậu dịch biển quốc tế. Tàu “Diamond 53s” của họ, trọng tải toàn phần 53.000 tấn, đặc biệt thành công. Hầu hết tàu của Graig được đóng ở Trung Quốc, nhưng vào năm 2004, VinaShin trúng một hợp đồng đóng 15 chiếc tàu với tổng giá 322 triệu USD. Hợp đồng không bao giờ có thể được ký nếu không có sự hậu thuẫn của ngân hàng. Cơ sở vật chất và kỹ năng ban đầu của VinaShin kém đến mức Graig cần một sự bảo đảm rằng họ sẽ được nhận lại tiền nếu tàu không nổi trên mặt nước. Nhưng các ngân hàng tư nhân không cung cấp khoản bảo lãnh và lúc đầu thì các ngân hàng quốc doanh cũng từ chối. Chỉ đến khi đích thân Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo khối ngân hàng quốc doanh tiến hành bảo lãnh, một ngày trước khi hợp đồng phải ký theo kế hoạch, thì mọi sự mới được xúc tiến.
Cho đến tháng 4 năm 2006, con tàu đầu tiên đã sẵn sàng hạ thủy ở bãi tàu Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh, cực đông bắc Việt Nam. Đó là một sự kiện trọng đại. Tàu Florence là con tàu lớn nhất từng được đóng ở Việt Nam. Vào ngày hạ thủy, thân tàu màu đỏ - đen, dài 190 mét, cao vượt hẳn lên trên đầu đám đông tới 30 mét. Công nhân đóng tàu im hơi lặng tiếng, còn những người ở cấp cao hơn họ được mời tới dự sự kiện trọng đại thì đều có mặt. Đấy là khoảnh khắc quyết định đối với nền công nghiệp hàng hải Việt Nam. Lệnh ban ra, tàu Florence bắt đầu xuống đường trượt. Mọi người đều vỗ tay kéo dài một lúc. Nhưng vài giờ sau đó, sự rầm rĩ bị thay bằng nỗi xấu hổ. Florence bị một vết nứt – hầm số 4 (trong số 5 hầm) ngập đầy nước. Đây không phải điều VinaShin muốn công bố trong ngày hôm ấy, ngày được coi là đánh dấu sự gia nhập của Việt Nam vào liên minh các nước đóng tàu lớn. Báo chí đưa ra vài lời giải thích: rằng thì là một khối dầm gỗ rơi vào tàu trong quá trình hạ thủy và xé một lỗ đường kính 1 mét trên thân tàu; đường trượt được xây quá ngắn và quá dốc nên thân tàu bị nứt khi tiếp nước. Mặc dù (đã tiếp nhận) những khóa đào tạo và lời tư vấn từ Graig, VinaShin rõ ràng cần học hỏi thêm về ngành đóng tàu.
Tuy nhiên, lỗ thủng được hàn và tàu Florence giờ đây đã an toàn lướt trên đại dương, cùng với vài con tàu Diamond 53s khác do Việt Nam đóng. Kể từ lần hạ thủy kém may mắn đó, Graig đã tăng cường ký kết hợp đồng với VinaShin, thuê đóng thêm 29 tàu Diamond 53s và 10 Diamond 34s nhỏ hơn – tổng trị giá 1 tỷ USD. Nhưng nhà kinh tế trường Harvard David Dapice đã thắc mắc: làm thế nào mà cả Việt Nam có thể hưởng lợi từ hợp đồng, nếu xét đến khoản ngân sách phình to dồn cho VinaShin. Ông ước tính, công ty có thể thua lỗ tới 10 triệu USD cho mỗi con tàu trong mẻ 15 tàu đầu tiên đóng cho Graig, và ông đặt vấn đề liệu đây có phải cách tiêu tiền tốt nhất của một nước nghèo? Nhưng lúc này, các mối quan tâm khác đã xác định chương trình nghị sự. VinaShin là phần thiết yếu trong chiến lược “kinh tế biển” và vì thế, ít nhất là vào thời điểm đó, nó có rất nhiều việc đã chậm trễ cần phải làm để đạt được điều mình muốn – như là chịu lỗ một khoản khổng lồ trong hợp đồng để rút ra kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho tương lai. Nhưng đây không phải việc duy nhất VinaShin làm với số tiền đi vay dễ dàng của họ. Giống như nhiều tập đoàn nhà nước lớn khác, VinaShin dịch chuyển sự chú ý từ nhiệm vụ chính yếu của họ sang những lĩnh vực tiềm ẩn các dấu hiệu rắc rối lớn cho Việt Nam.
Một phần khoản tiền đi vay kia dồn vào ngành đóng tàu, nhưng suốt cả năm 2007, VinaShin thành lập 154 công ty con – cứ một ngày rưỡi lại mở một công ty mới, kể cả cuối tuần. Trong số những cơ sở đầu tư mới này có một nhà máy bia và một tổ hợp khách sạn ở tỉnh Nam Định. Đương nhiên không chỉ có VinaShin như thế. PetroVietnam, nhà độc quyền sản xuất dầu mỏ của đất nước, cũng chuyển sang kinh doanh khách sạn, còn các DNNN khác thì xây bất động sản xa xỉ. Trong hai năm 2007, 2008, những khoản đầu tư như thế góp phần thổi lên một bong bóng bất động sản khổng lồ. Nhưng còn nguy hiểm hơn cho đất nước là việc các DNNN bước vào lĩnh vực tài chính. Việt Nam đang đi đúng vào con đường quen thuộc của Đông Á. Các tập đoàn nhà nước lớn nhất lập nên những kênh vốn không minh bạch để tài trợ cho những dự án mà tính khả thi về kinh tế là tối thiểu. Cho tới tháng 6 năm 2008, 28 tập đoàn nhà nước đã chi khoảng 1,5 tỷ USD để xây dựng hoặc mua lại cổ phần kiểm soát ở các công ty quản lý quỹ, công ty môi giới chứng khoán, ngân hàng thương mại và ngân hàng bảo hiểm. Ba phần tư số công ty tài chính Việt Nam hiện do những tập đoàn nhà nước lớn nhất (còn gọi là Tổng Công ty) sở hữu. Các tập đoàn xi măng, than, cao su, mỗi đơn vị đều nắm ít nhất một công ty tài chính. Theo luật Việt Nam, “công ty tài chính” gần như giống hệt ngân hàng, trừ việc nó không thể thanh toán nợ. Nhưng một số Tổng Công ty bây giờ cũng đã có cổ phần ở ngân hàng. VinaShin sở hữu một phần Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank), và còn vài ví dụ khác nữa. Nhiều DNNN đã mua lại, dưới hình thức cổ phần, hợp đồng giao dịch của các công ty chứng khoán.
Tổng hợp tất cả những điều này lại, sẽ thấy một vài tập đoàn nhà nước lớn nhất của Việt Nam có tiềm năng trở thành những “chiếc hộp đen” tự đầu tư. Các thỏa thuận về quỹ này quỹ nọ đều không minh bạch. Cuối năm 2008 chẳng hạn, Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 40% công ty tài chính EVN (EVN Finance) và 28% ngân hàng ABB, đổi lại ngân hàng sở hữu 8% EVN Finance. Để hoàn tất cái vòng luẩn quẩn này, cả ABB lẫn EVN đều sở hữu những công ty chứng khoán có cổ phần ở EVN Finance. Nói theo ngôn ngữ của một báo cáo gần đây cho Chương trình Phát triển của LHQ ở Việt Nam, “Các Tổng Công ty có thể bảo lãnh, mua lại, bán đi, thao túng và hưởng lợi từ việc cổ phần hóa các công ty thành viên của họ”. Vô số cơ hội nảy sinh cho những hành vi vô đạo đức, vi phạm pháp luật và gây mất ổn định quốc gia. Giám đốc các Tổng Công ty tưởng rằng họ có thể kiếm nhiều hơn bằng việc kinh doanh một cách tài tử ở những lĩnh vực khác thay vì trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Như một quan chức cao cấp ở tập đoàn dầu khí độc quyền PetroVietnam đã nói với báo chí: “Điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Hơn 40% thu nhập của tập đoàn chúng tôi đến từ những ngành không phải dầu khí. Chúng tôi biết mình phải tập trung vào những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, song nếu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là không hiệu quả, thì tại sao chúng tôi lại phải đầu tư?”. Mặc dù đã hưởng lợi từ sự hào phóng của nhà nước, nhưng các vị giám đốc công ty vẫn thường chăm lo tự tưởng thưởng cho mình hơn là lo đến tài sản chiến lược của quốc gia.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản thích DNNN, bởi vì DNNN có thể thực thi chính sách của họ. Đảng viên nào quản lý DNNN có thể được lệnh triển khai chính sách của Đảng. Nhưng nhiều vị giám đốc thích làm quản lý ở DNNN bởi vì chỗ ấy cung cấp cho họ vô vàn cơ hội làm giàu cá nhân. Lập một công ty con và tự chỉ định mình vào ban quản trị là cách kiếm tiền cực dễ. Một cách nữa là lập công ty tư nhân cho bạn bè hoặc họ hàng quản lý, rồi bán rẻ tài sản của công ty đó đi, hoặc là ban cho nó những hợp đồng béo bở. Kiếm tiền dễ như thế, không khó để hối lộ kiểm soát viên và quan chức để họ làm ngơ trước những hành vi vi phạm pháp luật. Các đảng viên chịu trách nhiệm quản lý “cái đuôi” DNNN rút cục thường là bỏ quên chính sách “chó” của Đảng. Nhưng đây chưa phải đã hết chuyện. Điều đáng lưu ý đối với trường hợp Việt Nam là cái cách Đảng Cộng sản kỷ luật những đảng viên có sai phạm, vào thời điểm khủng hoảng.
CHÚ THÍCH
(*) Những đỉnh cao chỉ huy (commanding heights) của nền kinh tế là khái niệm do Lenin sử dụng để chỉ những ngành kinh tế có thể kiểm soát được và hỗ trợ được cho các ngành khác. Có thể hiểu chúng như những ngành "mũi nhọn" của nền kinh tế, chẳng hạn dầu khí, thép, điện lực... Gần đây có quan điểm cho rằng giáo dục và y tế cũng có thể được coi là các "đỉnh cao chỉ huy" mới. (chú thích của người dịch)
* * *
Đoan Trang biên dịch.
Kỳ sau: "Ô dù" và chủ nghĩa de Gaulle
Thứ bảy, ngày 16 tháng tư năm 2011
Đọc truyện đêm khuya: Việt Nam – con rồng trỗi dậy
Cách đây ít lâu tôi tình cờ tìm được một cuốn sách có tựa đề “Vietnam - Rising Dragon” của tác giả Bill Hayton, một nhà báo Anh. Đọc xong thì thấy một cảm giác hết sức cay đắng, hay nói theo mốt đặt tít của báo mạng là “đắng lòng đọc sách Bill Hayton”.
Sở dĩ “đắng lòng”, không phải vì ông Bill Hayton đệm vào tác phẩm những câu nào kiểu như “hỡi những người có lương tri”, “chúng ta nhất định không để mất đi sự tin cậy của…”, “ai ơi xin đừng để người dân thất vọng” v.v. Trên thực tế, cuốn sách của ông Hayton không có lấy một lời kêu gọi. Còn tôi thấy “đắng lòng” là bởi vì, cố gắng nhìn thật thẳng vào sự thực mà nói, sẽ phải thừa nhận là 30.000 (?) nhà báo ở Việt Nam hiện nay, không ai viết được như nhà Bill ! Mà cay hơn nữa là, ông chỉ ở Việt Nam khoảng một năm, từ 2006 đến 2007.
Ở ta thường có câu: “Cái này đưa ra vào thời điểm này chưa có lợi”. Ví dụ đạo diễn Đặng Nhật Minh khi trình kịch bản phim Mùa Ổi lên Hội đồng duyệt, được trả lời là “Trong giai đoạn này, dựng phim chưa có lợi”. Về sau ông Minh trả lời phỏng vấn báo An Ninh Thế Giới, có kể: “Tôi chờ hai năm, làm sao biết lúc nào có lợi, tôi sốt ruột quá vì không thể chờ sang năm thứ ba”. Gần đây hơn, giáo sư Ngô Bảo Châu viết entry “Về sự sợ hãi”, tôi cho là đâu đó cũng đã/đang/sẽ có người bảo rằng giáo sư Châu “viết cái này vào thời điểm này chưa có lợi”. Rút kinh nghiệm, tôi sẽ chờ đến khi nào có lợi để viết một bài “nghiên cứu” lấy chủ đề là: Vì sao ở Việt Nam không có nhà báo lớn?
Tuy nhiên, riêng trong trường hợp “Rising Dragon” của Bill Hayton, sơ sơ thì cũng có thể giải thích là muốn viết được như ông Hayton, phải có quan hệ càng cao càng tốt, (từ đó có) thông tin tốt… Mà như thế thì đa số nhà báo Việt Nam đơn giản là không đủ lực. Nhiều người (chắc trong này có cả mình rồi, thôi, cứ nhận luôn cho mau tiến bộ) viết được cái entry tâm huyết vài trăm từ, ném đá phe này tí, xé áo phe kia tị, đã sướng lâng lâng cả ngày, mất ngủ gần hết đêm, còn bắt họ viết một cuốn sách mấy trăm trang phân tích tình hình đất nước nữa, e là đuối sức.
Vậy thiểu số những nhà báo giàu kinh nghiệm, quen biết ông thủ này ông tướng nọ, “có thế”, “có lực”, “có tầm”, thì sao? Với sự gần gũi những nhân sự cấp cao, được “ai đó” chống lưng, được cung cấp những thông tin “nóng và độc”, liệu họ viết nổi (như tay người Anh kia) không? Nếu phải trả lời câu này, tôi sẽ cười khùng khục mà rằng: “Gớm, thôi, có mà viếtttttt. Các bác đừng cố, hệ hệ hệ… Chúng cháu chả dám chắc lép, nhưng quả thật là ít vốn”.
Tóm lại, về căn bản thì vẫn phải nhìn nhận một nguyên nhân vừa sâu xa, vừa trực tiếp, vừa trừu tượng lại vừa cụ thể, vừa rất “đắng lòng”, đó là vì nhà báo ta kém. Còn vì sao kém, thì… thôi để đến thời điểm có lợi, ta sẽ cùng mổ xẻ vấn đề sau.
Xin được dừng mọi sự bình luận ở đây. Bây giờ mời bạn đọc một vài đoạn ngắn trong chương I cuốn sách “Vietnam - Rising Dragon” của Bill Hayton, nguyên phóng viên BBC tại Hà Nội. Lưu ý quan điểm của người dịch không nhất thiết trùng với quan điểm của tác giả.
+++++++
… Đối với Đảng Cộng sản, điều quan trọng hơn cả các giáo điều kinh tế là sự tồn tại. Mọi cái khác: tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giữa các khu vực, tự do báo chí, bảo vệ môi trường – mọi thứ - đều nằm dưới cái bản năng gốc đó. Để tồn tại được, Đảng biết rằng họ phải đạt được một con số tuy đơn giản nhưng đáng sợ: 1 triệu việc làm một năm. Mỗi năm các trường học ở Việt Nam sản xuất ra 1 triệu nông dân và vô sản mới, sản phẩm của một thời kỳ bùng nổ dân số khổng lồ thời hậu chiến mà không có mảy may dấu hiệu chậm lại nào bất chấp chính sách “hai con” gắt gao. Tăng trưởng là sống còn, nhưng không phải với cái giá là tạo ra quá nhiều bất bình đẳng. Xóa đói giảm nghèo cũng thế, nhưng không phải với cái giá là ngăn cản tăng trưởng quá. Suốt 30 năm qua, chính sách cứ dao động qua lại, lúc thì ưu tiên tăng trưởng, lúc thì ưu tiên ổn định. Những người hưởng lợi là nông dân và vô sản. Thành tựu của Việt Nam trong việc xóa đói giảm nghèo là rất ấn tượng. Theo số liệu của chính phủ, năm 1993, gần 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Cho tới năm 2004, con số giảm xuống còn 20%. Đất nước đã sớm thực hiện được phần lớn các Mục tiêu Thiên niên kỷ, là những mục tiêu phát triển do LHQ đặt ra, và thoát khỏi hàng ngũ những quốc gia nghèo nhất để tham gia nhóm “các nước thu nhập trung bình”. Mức sống của người dân đang tăng, chân trời của họ rộng mở và tham vọng của họ tăng dần. Sự hợp hôn giữa kiểm soát của nhà nước và tự do hóa, giữa Đảng với lợi ích tư, đang bóp méo nền kinh tế theo hướng biến thành ham muốn của một số ít thay vì là nhu cầu của đa số. Và những mạng lưới “chủ nghĩa xã hội thân hữu” này đang trở thành mối đe dọa cho sự ổn định của Việt Nam trong tương lai. Việt Nam có nguy cơ chung số phận với rất nhiều hình mẫu trước đây của Ngân hàng Thế giới: phát triển bùng nổ và sau đó tan vỡ.
(…)
Ở gần như mọi quốc gia nơi phần kiểm soát của nhà nước trong nền kinh tế tăng lên, hậu quả đều là đình đốn, khủng hoảng tài chính và siêu lạm phát. Việt Nam thì khác, bởi vì các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của họ hoạt động phần lớn là không có sự hỗ trợ của nhà nước; đến mức những “ông chủ” của DNNN – các bộ ngành trong chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan Đảng, v.v. – đối xử với DNNN, trên thực tế, như là đối xử với công ty tư nhân, mặc dù DNNN được hưởng ưu đãi khi tiếp cận các ngân hàng quốc doanh và được các cơ quan nhà nước bảo hộ. Adam Fforde, một nhà phân tích kinh tế hàng đầu ở Việt Nam, gọi đó là “những công ty cổ phần ảo”. DNNN làm ra lợi nhuận, mở rộng và đa dạng hóa: xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp 4 lần từ năm 1990 tới năm 1996. Các vị giám đốc có được hợp đồng, trả tiền cho những người đã bảo hộ họ, và thịnh vượng. Đối với những người quan hệ tốt thì thật dễ để họ ngăn chặn cạnh tranh từ phía các đối thủ, từ phía hàng nhập khẩu hay là những công ty nước ngoài vừa bước vào thị trường. Tham nhũng trở thành bệnh dịch, ngân hàng quốc doanh cho vay tiền một cách phóng túng và một số công ty cố trở thành những tiểu đế chế - đến mức độ mà, trong một số trường hợp, chúng thành lập nên các liên doanh phi chính thức với những nhà đầu tư bí mật, vượt ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước – vốn dĩ là chủ sở hữu chúng. Trong trường hợp xấu nhất thì một số trong các công ty này trở thành những tên tội phạm công khai.
Đây không phải là điều mà các nhà tài trợ quốc tế thúc đẩy đạt tới. Suốt từ năm 1993, khi Mỹ chấm dứt cấm vận, khiến Ngân hàng Thế giới có thể nối lại việc cho Việt Nam vay tiền, thì Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nỗ lực thuyết phục chính phủ Việt Nam theo đuổi công thức tự do hóa kinh tế truyền thống. Năm 1996, Ngân hàng Thế giới, chính phủ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế thậm chí còn thỏa thuận một bản Khuôn khổ Chính sách chung, định ra những bước sẽ phải tiến hành. Nhưng các bước ấy không bao giờ được thực thi cả. Rất nhiều người trong Đảng phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm suy yếu vị trí của DNNN hay là mở cửa khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nước ngoài thái quá. Năm 1997, việc Việt Nam cố làm được điều này khi mẫu hình trước đó của Ngân hàng Thế giới là Indonesia bị rơi vào suy thoái kinh tế, chỉ càng làm tăng thêm các khó khăn. Ngân hàng Thế giới cung cấp 300 triệu USD Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu. Việt Nam thản nhiên bác bỏ. Đất nước chẳng có bao nhiêu nợ và cũng đã kiếm đủ tiền từ xuất khẩu và đầu tư thương mại của nước ngoài, nên chẳng cần tiền. Ngân hàng Thế giới, không quen với việc bị từ chối phắt như thế, lủi thủi cụp đuôi bỏ đi.
Cuối năm 1998, Ngân hàng Thế giới lại trở lại. Cùng với các nhà tài trợ khác, họ cấp cho Việt Nam 500 triệu USD viện trợ bổ sung (thêm vào khoảng 2,2 tỷ USD viện trợ không điều kiện) nếu Việt Nam đồng ý thực hiện kế hoạch bán bớt các DNNN hiện có, tái cấu trúc khu vực ngân hàng quốc doanh và đưa ra một chương trình cải cách thương mại. Chính phủ Việt Nam đồng ý với thỏa thuận này nhưng sau đó đã chẳng làm gì để thực hiện. Các đòi hỏi như vậy là quá nhiều khiến phe chủ đạo trong Đảng không thể nào chấp nhận được. Tháng 12 năm 1999, giới tài trợ cam kết nhiều hơn nữa – 700 triệu USD – nếu đất nước đi theo các đề xuất của họ. Phản ứng của phía Việt Nam là không nhân nhượng. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá nói với báo chí: “Không thể dùng tiền mua cải cách… không ai có thể bắt ép Việt Nam”. Những mối ưu tiên của Đảng được thể hiện một cách không thể rõ ràng hơn. Trong vòng ba năm trời họ từ chối tổng cộng 1,5 tỷ USD, bởi họ đã đặt ổn định chính trị lên trên những hứa hẹn tự do hóa kinh tế. Mặc dù Ngân hàng Thế giới tiếp tục cho vay những khoản viện trợ truyền thống rất lớn mà không có ràng buộc gì đi kèm, nhưng họ đã không áp đặt thực thi các điều kiện của mình. Việt Nam đã tiến rất gần đến định chế hùng mạnh này của Washington và chiến thắng. Ngân hàng Thế giới đi tới kết luận rằng hợp tác với Đảng thì dễ hơn là chống Đảng.
Nhưng trong khi cuộc chiến với Ngân hàng Thế giới đang hồi gay cấn, Đảng bắt đầu nhận ra rằng, ngay cả khi có đầu tư nước ngoài, khu vực nhà nước cũng sẽ không thể tạo ra con số cần thiết 1 triệu công việc mỗi năm. Họ đã ra một quyết định lịch sử: để cho khối tư nhân phát triển. Tháng 5 năm 1999, một Luật Doanh nghiệp mới được thông qua, loại bỏ phần lớn thủ tục hành chính phiền hà ngăn cản các công ty tư nhân có thể tự đăng ký chính thức. Khi luật có hiệu lực vào ngày 1 tháng giêng năm 2000, ảnh hưởng gần như ngay tức thì: trong 5 năm sau đó, 160.000 doanh nghiệp được đăng ký mới. Phần lớn trong số này đã hoạt động từ trước đó mà không có giấy phép, và nay họ tận dụng luật mới để đăng ký. Tuy nhiên, luật cũng có nghĩa là khối tư nhân cuối cùng đã đến Việt Nam – 20 năm sau ngày bắt đầu cải cách kinh tế. Với sự nhận thức muộn màng này, có lẽ quá trình hình thành kéo dài đã cho những công ty “tiểu thương” nhỏ bé thời gian để tạo vốn và đúc rút kinh nghiệm trước khi cú sốc tàn nhẫn của các lực lượng thị trường không bị kiểm soát đè họ bẹp dí. Ở khía cạnh ấy, Việt Nam đã làm tốt hơn nhiều so với nhiều nền kinh tế “chuyển đổi” khác.
Sau khi khối tư nhân được giải phóng, xung đột lớn cuối cùng trong nội bộ Đảng là về việc nên mở cửa rộng tới mức nào để chào đón thương mại quốc tế. Mâu thuẫn kết lại trong vấn đề nên hay không nên ký Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) với Mỹ. Đàm phán bắt đầu từ năm 1995, chấm dứt tại Hà Nội năm 1997, nhưng sau đó lại được tiếp tục. Sau 9 vòng đàm phán dài – phiên cuối cùng vào tháng 7 năm 1999, kéo dài 17 tiếng đồng hồ - hai bên thống nhất về cái được coi là bản hiệp định thương mại phức tạp nhất trong lịch sử Mỹ, dài tới 100 trang. Một nhân vật chủ chốt ở bên phía Việt Nam là Phó Thủ tướng lúc đó, ông Nguyễn Tấn Dũng. Liên tục, liên tục, mỗi khi đàm phán có vẻ đi vào ngõ cụt, người Mỹ lại nói chuyện trực tiếp với ông Dũng và thế bế tắc lại được gỡ bỏ. Nhưng thỏa thuận của ông Dũng không làm hài lòng những thành phần trong Đảng lúc đó vốn vẫn thù địch với thương mại nước ngoài và Mỹ. Một lễ ký kết chính thức được sắp xếp để diễn ra vào hội nghị thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương năm đó – nhưng đã bị hủy vào phút cuối cùng do các nhân vật chủ chốt đòi phải đưa bản text cho cơ quan ra chính sách của Đảng, tức là Ban Chấp hành Trung ương Đảng, duyệt trước. Mãi cho đến tháng 7 năm 2000, Ban Chấp hành Trung ương mới đồng ý ký. Đó là một hội nghị đáng nhớ. Trung ương Đảng không chỉ đồng ý ký BTA, mà họ còn phê chuẩn việc mở một thị trường chứng khoán ở TP.HCM. Từ thời điểm ấy trở đi, tăng trưởng trong khu vực tư nhân bắt đầu vượt khu vực nhà nước và cứ duy trì như thế. Việt Nam đã được đặt vào một con đường hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế - sẽ lên tới cao trào (sau quá trình đàm phán kéo dài) khi họ chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 1 năm 2007. Khi đó Nguyễn Tấn Dũng, người đã giúp người Mỹ đàm phán BTA, là Thủ tướng của đất nước và là nhà cải cách hàng đầu, con gái ông là nhà kinh doanh ngân hàng.
Đoan Trang biên dịch.
Kỳ sau: “Sự tích” VinaShin
Sở dĩ “đắng lòng”, không phải vì ông Bill Hayton đệm vào tác phẩm những câu nào kiểu như “hỡi những người có lương tri”, “chúng ta nhất định không để mất đi sự tin cậy của…”, “ai ơi xin đừng để người dân thất vọng” v.v. Trên thực tế, cuốn sách của ông Hayton không có lấy một lời kêu gọi. Còn tôi thấy “đắng lòng” là bởi vì, cố gắng nhìn thật thẳng vào sự thực mà nói, sẽ phải thừa nhận là 30.000 (?) nhà báo ở Việt Nam hiện nay, không ai viết được như nhà Bill ! Mà cay hơn nữa là, ông chỉ ở Việt Nam khoảng một năm, từ 2006 đến 2007.
Ở ta thường có câu: “Cái này đưa ra vào thời điểm này chưa có lợi”. Ví dụ đạo diễn Đặng Nhật Minh khi trình kịch bản phim Mùa Ổi lên Hội đồng duyệt, được trả lời là “Trong giai đoạn này, dựng phim chưa có lợi”. Về sau ông Minh trả lời phỏng vấn báo An Ninh Thế Giới, có kể: “Tôi chờ hai năm, làm sao biết lúc nào có lợi, tôi sốt ruột quá vì không thể chờ sang năm thứ ba”. Gần đây hơn, giáo sư Ngô Bảo Châu viết entry “Về sự sợ hãi”, tôi cho là đâu đó cũng đã/đang/sẽ có người bảo rằng giáo sư Châu “viết cái này vào thời điểm này chưa có lợi”. Rút kinh nghiệm, tôi sẽ chờ đến khi nào có lợi để viết một bài “nghiên cứu” lấy chủ đề là: Vì sao ở Việt Nam không có nhà báo lớn?
Tuy nhiên, riêng trong trường hợp “Rising Dragon” của Bill Hayton, sơ sơ thì cũng có thể giải thích là muốn viết được như ông Hayton, phải có quan hệ càng cao càng tốt, (từ đó có) thông tin tốt… Mà như thế thì đa số nhà báo Việt Nam đơn giản là không đủ lực. Nhiều người (chắc trong này có cả mình rồi, thôi, cứ nhận luôn cho mau tiến bộ) viết được cái entry tâm huyết vài trăm từ, ném đá phe này tí, xé áo phe kia tị, đã sướng lâng lâng cả ngày, mất ngủ gần hết đêm, còn bắt họ viết một cuốn sách mấy trăm trang phân tích tình hình đất nước nữa, e là đuối sức.
Vậy thiểu số những nhà báo giàu kinh nghiệm, quen biết ông thủ này ông tướng nọ, “có thế”, “có lực”, “có tầm”, thì sao? Với sự gần gũi những nhân sự cấp cao, được “ai đó” chống lưng, được cung cấp những thông tin “nóng và độc”, liệu họ viết nổi (như tay người Anh kia) không? Nếu phải trả lời câu này, tôi sẽ cười khùng khục mà rằng: “Gớm, thôi, có mà viếtttttt. Các bác đừng cố, hệ hệ hệ… Chúng cháu chả dám chắc lép, nhưng quả thật là ít vốn”.
Tóm lại, về căn bản thì vẫn phải nhìn nhận một nguyên nhân vừa sâu xa, vừa trực tiếp, vừa trừu tượng lại vừa cụ thể, vừa rất “đắng lòng”, đó là vì nhà báo ta kém. Còn vì sao kém, thì… thôi để đến thời điểm có lợi, ta sẽ cùng mổ xẻ vấn đề sau.
Xin được dừng mọi sự bình luận ở đây. Bây giờ mời bạn đọc một vài đoạn ngắn trong chương I cuốn sách “Vietnam - Rising Dragon” của Bill Hayton, nguyên phóng viên BBC tại Hà Nội. Lưu ý quan điểm của người dịch không nhất thiết trùng với quan điểm của tác giả.
+++++++
… Đối với Đảng Cộng sản, điều quan trọng hơn cả các giáo điều kinh tế là sự tồn tại. Mọi cái khác: tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giữa các khu vực, tự do báo chí, bảo vệ môi trường – mọi thứ - đều nằm dưới cái bản năng gốc đó. Để tồn tại được, Đảng biết rằng họ phải đạt được một con số tuy đơn giản nhưng đáng sợ: 1 triệu việc làm một năm. Mỗi năm các trường học ở Việt Nam sản xuất ra 1 triệu nông dân và vô sản mới, sản phẩm của một thời kỳ bùng nổ dân số khổng lồ thời hậu chiến mà không có mảy may dấu hiệu chậm lại nào bất chấp chính sách “hai con” gắt gao. Tăng trưởng là sống còn, nhưng không phải với cái giá là tạo ra quá nhiều bất bình đẳng. Xóa đói giảm nghèo cũng thế, nhưng không phải với cái giá là ngăn cản tăng trưởng quá. Suốt 30 năm qua, chính sách cứ dao động qua lại, lúc thì ưu tiên tăng trưởng, lúc thì ưu tiên ổn định. Những người hưởng lợi là nông dân và vô sản. Thành tựu của Việt Nam trong việc xóa đói giảm nghèo là rất ấn tượng. Theo số liệu của chính phủ, năm 1993, gần 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Cho tới năm 2004, con số giảm xuống còn 20%. Đất nước đã sớm thực hiện được phần lớn các Mục tiêu Thiên niên kỷ, là những mục tiêu phát triển do LHQ đặt ra, và thoát khỏi hàng ngũ những quốc gia nghèo nhất để tham gia nhóm “các nước thu nhập trung bình”. Mức sống của người dân đang tăng, chân trời của họ rộng mở và tham vọng của họ tăng dần. Sự hợp hôn giữa kiểm soát của nhà nước và tự do hóa, giữa Đảng với lợi ích tư, đang bóp méo nền kinh tế theo hướng biến thành ham muốn của một số ít thay vì là nhu cầu của đa số. Và những mạng lưới “chủ nghĩa xã hội thân hữu” này đang trở thành mối đe dọa cho sự ổn định của Việt Nam trong tương lai. Việt Nam có nguy cơ chung số phận với rất nhiều hình mẫu trước đây của Ngân hàng Thế giới: phát triển bùng nổ và sau đó tan vỡ.
(…)
Ở gần như mọi quốc gia nơi phần kiểm soát của nhà nước trong nền kinh tế tăng lên, hậu quả đều là đình đốn, khủng hoảng tài chính và siêu lạm phát. Việt Nam thì khác, bởi vì các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của họ hoạt động phần lớn là không có sự hỗ trợ của nhà nước; đến mức những “ông chủ” của DNNN – các bộ ngành trong chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan Đảng, v.v. – đối xử với DNNN, trên thực tế, như là đối xử với công ty tư nhân, mặc dù DNNN được hưởng ưu đãi khi tiếp cận các ngân hàng quốc doanh và được các cơ quan nhà nước bảo hộ. Adam Fforde, một nhà phân tích kinh tế hàng đầu ở Việt Nam, gọi đó là “những công ty cổ phần ảo”. DNNN làm ra lợi nhuận, mở rộng và đa dạng hóa: xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp 4 lần từ năm 1990 tới năm 1996. Các vị giám đốc có được hợp đồng, trả tiền cho những người đã bảo hộ họ, và thịnh vượng. Đối với những người quan hệ tốt thì thật dễ để họ ngăn chặn cạnh tranh từ phía các đối thủ, từ phía hàng nhập khẩu hay là những công ty nước ngoài vừa bước vào thị trường. Tham nhũng trở thành bệnh dịch, ngân hàng quốc doanh cho vay tiền một cách phóng túng và một số công ty cố trở thành những tiểu đế chế - đến mức độ mà, trong một số trường hợp, chúng thành lập nên các liên doanh phi chính thức với những nhà đầu tư bí mật, vượt ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước – vốn dĩ là chủ sở hữu chúng. Trong trường hợp xấu nhất thì một số trong các công ty này trở thành những tên tội phạm công khai.
Đây không phải là điều mà các nhà tài trợ quốc tế thúc đẩy đạt tới. Suốt từ năm 1993, khi Mỹ chấm dứt cấm vận, khiến Ngân hàng Thế giới có thể nối lại việc cho Việt Nam vay tiền, thì Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nỗ lực thuyết phục chính phủ Việt Nam theo đuổi công thức tự do hóa kinh tế truyền thống. Năm 1996, Ngân hàng Thế giới, chính phủ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế thậm chí còn thỏa thuận một bản Khuôn khổ Chính sách chung, định ra những bước sẽ phải tiến hành. Nhưng các bước ấy không bao giờ được thực thi cả. Rất nhiều người trong Đảng phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm suy yếu vị trí của DNNN hay là mở cửa khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nước ngoài thái quá. Năm 1997, việc Việt Nam cố làm được điều này khi mẫu hình trước đó của Ngân hàng Thế giới là Indonesia bị rơi vào suy thoái kinh tế, chỉ càng làm tăng thêm các khó khăn. Ngân hàng Thế giới cung cấp 300 triệu USD Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu. Việt Nam thản nhiên bác bỏ. Đất nước chẳng có bao nhiêu nợ và cũng đã kiếm đủ tiền từ xuất khẩu và đầu tư thương mại của nước ngoài, nên chẳng cần tiền. Ngân hàng Thế giới, không quen với việc bị từ chối phắt như thế, lủi thủi cụp đuôi bỏ đi.
Cuối năm 1998, Ngân hàng Thế giới lại trở lại. Cùng với các nhà tài trợ khác, họ cấp cho Việt Nam 500 triệu USD viện trợ bổ sung (thêm vào khoảng 2,2 tỷ USD viện trợ không điều kiện) nếu Việt Nam đồng ý thực hiện kế hoạch bán bớt các DNNN hiện có, tái cấu trúc khu vực ngân hàng quốc doanh và đưa ra một chương trình cải cách thương mại. Chính phủ Việt Nam đồng ý với thỏa thuận này nhưng sau đó đã chẳng làm gì để thực hiện. Các đòi hỏi như vậy là quá nhiều khiến phe chủ đạo trong Đảng không thể nào chấp nhận được. Tháng 12 năm 1999, giới tài trợ cam kết nhiều hơn nữa – 700 triệu USD – nếu đất nước đi theo các đề xuất của họ. Phản ứng của phía Việt Nam là không nhân nhượng. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá nói với báo chí: “Không thể dùng tiền mua cải cách… không ai có thể bắt ép Việt Nam”. Những mối ưu tiên của Đảng được thể hiện một cách không thể rõ ràng hơn. Trong vòng ba năm trời họ từ chối tổng cộng 1,5 tỷ USD, bởi họ đã đặt ổn định chính trị lên trên những hứa hẹn tự do hóa kinh tế. Mặc dù Ngân hàng Thế giới tiếp tục cho vay những khoản viện trợ truyền thống rất lớn mà không có ràng buộc gì đi kèm, nhưng họ đã không áp đặt thực thi các điều kiện của mình. Việt Nam đã tiến rất gần đến định chế hùng mạnh này của Washington và chiến thắng. Ngân hàng Thế giới đi tới kết luận rằng hợp tác với Đảng thì dễ hơn là chống Đảng.
Nhưng trong khi cuộc chiến với Ngân hàng Thế giới đang hồi gay cấn, Đảng bắt đầu nhận ra rằng, ngay cả khi có đầu tư nước ngoài, khu vực nhà nước cũng sẽ không thể tạo ra con số cần thiết 1 triệu công việc mỗi năm. Họ đã ra một quyết định lịch sử: để cho khối tư nhân phát triển. Tháng 5 năm 1999, một Luật Doanh nghiệp mới được thông qua, loại bỏ phần lớn thủ tục hành chính phiền hà ngăn cản các công ty tư nhân có thể tự đăng ký chính thức. Khi luật có hiệu lực vào ngày 1 tháng giêng năm 2000, ảnh hưởng gần như ngay tức thì: trong 5 năm sau đó, 160.000 doanh nghiệp được đăng ký mới. Phần lớn trong số này đã hoạt động từ trước đó mà không có giấy phép, và nay họ tận dụng luật mới để đăng ký. Tuy nhiên, luật cũng có nghĩa là khối tư nhân cuối cùng đã đến Việt Nam – 20 năm sau ngày bắt đầu cải cách kinh tế. Với sự nhận thức muộn màng này, có lẽ quá trình hình thành kéo dài đã cho những công ty “tiểu thương” nhỏ bé thời gian để tạo vốn và đúc rút kinh nghiệm trước khi cú sốc tàn nhẫn của các lực lượng thị trường không bị kiểm soát đè họ bẹp dí. Ở khía cạnh ấy, Việt Nam đã làm tốt hơn nhiều so với nhiều nền kinh tế “chuyển đổi” khác.
Sau khi khối tư nhân được giải phóng, xung đột lớn cuối cùng trong nội bộ Đảng là về việc nên mở cửa rộng tới mức nào để chào đón thương mại quốc tế. Mâu thuẫn kết lại trong vấn đề nên hay không nên ký Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) với Mỹ. Đàm phán bắt đầu từ năm 1995, chấm dứt tại Hà Nội năm 1997, nhưng sau đó lại được tiếp tục. Sau 9 vòng đàm phán dài – phiên cuối cùng vào tháng 7 năm 1999, kéo dài 17 tiếng đồng hồ - hai bên thống nhất về cái được coi là bản hiệp định thương mại phức tạp nhất trong lịch sử Mỹ, dài tới 100 trang. Một nhân vật chủ chốt ở bên phía Việt Nam là Phó Thủ tướng lúc đó, ông Nguyễn Tấn Dũng. Liên tục, liên tục, mỗi khi đàm phán có vẻ đi vào ngõ cụt, người Mỹ lại nói chuyện trực tiếp với ông Dũng và thế bế tắc lại được gỡ bỏ. Nhưng thỏa thuận của ông Dũng không làm hài lòng những thành phần trong Đảng lúc đó vốn vẫn thù địch với thương mại nước ngoài và Mỹ. Một lễ ký kết chính thức được sắp xếp để diễn ra vào hội nghị thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương năm đó – nhưng đã bị hủy vào phút cuối cùng do các nhân vật chủ chốt đòi phải đưa bản text cho cơ quan ra chính sách của Đảng, tức là Ban Chấp hành Trung ương Đảng, duyệt trước. Mãi cho đến tháng 7 năm 2000, Ban Chấp hành Trung ương mới đồng ý ký. Đó là một hội nghị đáng nhớ. Trung ương Đảng không chỉ đồng ý ký BTA, mà họ còn phê chuẩn việc mở một thị trường chứng khoán ở TP.HCM. Từ thời điểm ấy trở đi, tăng trưởng trong khu vực tư nhân bắt đầu vượt khu vực nhà nước và cứ duy trì như thế. Việt Nam đã được đặt vào một con đường hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế - sẽ lên tới cao trào (sau quá trình đàm phán kéo dài) khi họ chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 1 năm 2007. Khi đó Nguyễn Tấn Dũng, người đã giúp người Mỹ đàm phán BTA, là Thủ tướng của đất nước và là nhà cải cách hàng đầu, con gái ông là nhà kinh doanh ngân hàng.
Đoan Trang biên dịch.
Kỳ sau: “Sự tích” VinaShin
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã từng lên lớp cho tôi khi tôi đang là NCS ở Học viện CT-HCQG HCM. Người ta đối xử với thầy tôi như thế đấy!
28-04-2011
ÔNG NGUYỄN PHÚC GIÁC HẢI NÓI VỚI BBC (Theo Blog Nguyễn Xuân Diện)
BBC: Người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khiếu nại
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải thuộc Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người [tên đúng là Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người - NXD chú] nói quá trình lấy ý kiến cử tri đối với ông đã có nhiều sai phạm.
Ông Hải, 77 tuổi, là người tự ứng cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII sắp tới.
Được biết ông qua các vòng Hiệp thương lần thứ nhất và lấy ý kiến cử tri tại nơi làm việc một cách suôn sẻ, với bề dày kinh nghiệm công tác và đóng góp xã hội của mình.
Thế nhưng, tại cuộc họp lấy ý kiến cử tri tại nơi sinh sống do Mặt trận Tổ quốc phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chứcsau đó, theo ông Hải, đã có nhiều sự bất cập xảy ra khiến ông chỉ được số phiếu ít ỏi và không lọt vào danh sách cuối.
Một số đồng nghiệp và bạn bè của ông đã gửi đơn khiếu nại lên ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN, người đồng thời là Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Bầu cử khóa XIII.
Đài BBC đã hỏi chuyện ông Nguyễn Phúc Giác Hải về nội dung khiếu nại mà cho tới cuối ngày 25/04 vẫn chưa có phản hồi từ phía người có trách nhiệm.
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Hiện chưa có phản hồi gì cả, và tôi cũng nghĩ là sẽ không có gì sớm, vì cái nguyên tắc làm việc của chúng ta xưa nay là phải có ý kiến tập thể, trao đi đổi lại rất nhiều nên rất mất thời gian.
Tôi cũng cố gắng kiên trì chờ đợi, nhưng nếu mãi không có trả lời khiếu nại thì chúng tôi sẽ phải có ý kiến chính thức cho mọi người cùng được biết, vì mục đích của chúng tôi chỉ là làm thế nào để mọi người chúng ta cùng sống theo pháp luật.
BBC: Thưa ông, được biết khi lấy ý kiến cử tri nơi làm việc, ông đạt tỷ lệ bầu 100%, thế nhưng tại vòng lấy ý kiến cử tri khu phố thì lại xảy ra nhiều điều bất cập. Ông có thể cho biết rõ hơn ạ?
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Vâng, thí dụ thế này. Trong tổ dân phố của tôi, tổ trưởng cho biết là chỉ có 30 giấy mời (tham dự cuộc họp lấy ý kiến) thôi. Thế nhưng trong 30 giấy mời đó, họ không mời các cử tri có hộ liền kề với gia đình chúng tôi.
Các hộ đó, họ đều viết giấy ủng hộ tôi.
Trong khi đó, lại có 50 giấy mời khác cho những người không liên quan tới nơi tôi ở. Thế thì làm sao họ biết được tôi để mà cho ý kiến?
Rồi trong cuộc họp, những người này đã xuyên tạc công việc của tôi.
Thí dụ, tôi là người tìm ra nguồn gốc tên nước Việt Nam (ông Nguyễn Phúc Giác Hải đã chứng minh tên nước Việt Nam không phải là do phong kiến Trung Quốc nhà Thanh đặt cho nhà Nguyễn Gia Long vào năm 1804). [Ngày 11 tháng 4 năm 1994, Ông Nguyễn Phúc Giác Hải đã đến thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm để tìm ra tài liệu có hai chữ Việt Nam, vào năm 1804 , ảnh dưới - Nguyễn Xuân Diện chú].
Thì họ nói: "Ông Hải là cái ông tự kiêu tự đại, ông tự nói ông đặt ra tên nước Việt Nam. Đặt tên nước Việt Nam phải do Quốc hội phối hợp với các nhà sử học làm, chứ sao ông dám nói ông đặt ra tên nước Việt Nam?!"
Thế đó là họ xuyên tạc công việc của tôi. Mà tôi lại không được phép trả lời.
Rồi trong lý lịch, tôi đề là 'Nghiên cứu viên chính', thì họ vặn: "Làm gì có ngạch Nghiên cứu viên chính trong tổ chức cán bộ". Trong khi trong lý lịch của tôi có văn bản chứng nhận tôi là nghiên cứu viên chính.
Họ cứ nói, mà tôi không được trả lời. Có khác gì họ trói tôi rồi đấm vào miệng tôi? Cái đó là không dân chủ, và các đồng nghiệp cơ quan tôi đã khiếu nại những điều đó.
'Như đấu tố '
BBC: Thưa, ai đưa ra những điều mà ông gọi là 'xuyên tạc' đó ạ?
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Những người họ gọi là cử tri trong cuộc họp đó. Đầu tiên sáu người giơ tay phát biểu thì đều chống tôi cả. Mà họ không cho tôi trả lời, hết sức mất dân chủ.
Họ quên mất một điều, rằng tại cơ quan tôi cũng có người tham dự, như ông Giám đốc Trung tâm GS-TS Phan Anh và Trưởng phòng Hành chính-Tổng hợp TS Bùi Thị Ngọc Quyên [PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên], đã rất bất bình và họ đã làm kháng thư gửi lên Quốc hội.
BBC: Sáu người mà ông vừa nhắc tới, ông có biết người nào không ạ?
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Không, tôi không thể biết được vì họ không thông báo danh sách người tham dự cho tôi. Còn sống chung với nhau trong khu phố, thì tôi chỉ biết các hộ lân cận với nhà tôi, nhưng họ lại không được mời.
BBC: Không khí buổi lấy ý kiến theo ông thì như thế nào?
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Căng thẳng lắm. Người ta cứ việc lên tố tôi những điều không có. Tôi thì không được phép trả lời.
Mãi về sau, khi Giám đốc Trung tâm (Nghiên cứu Tiềm năng Con người) can thiệp thì chủ tọa mới cho tôi cầm micro và dặn "bác nói ngắn thôi". Tôi mới nói mấy câu thì ông ấy bảo tôi dừng, tôi chưa dừng thì cắt luôn micro.
Có người có mặt ở đó bình luận là thật chẳng khác gì đấu tố địa chủ hồi xưa.
BBC: Thưa, xin tò mò hỏi ông có phải Đảng viên ĐCS không ạ?
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Không, tôi không phải Đảng viên.
BBC: Ông nghĩ thế nào về cơ hội của mình trong việc tự ứng cử ạ?
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình đã làm quá nhiều việc cho Nhà nước, với tuổi của tôi, thì đây chắc cũng là lần cuối cùng tôi có thể ra tự ứng cử, không có lần thứ hai.
Hỏi có quan ngại tuổi tác hay không, thì tôi trả lời thế này: con người ta có ba loại tuổi là tuổi khai sinh, tuổi sinh học và tuổi tâm lý.
Tuổi khai sinh thì rõ rồi, tuổi sinh học thì mỗi người có một bộ máy sinh học khác nhau, không thể bình quân sức khỏe, độ minh mẫn của mọi người được.
Mà đã là bộ máy thì "của bền tại người", anh biết giữ gìn thì máy anh bền, khỏe lâu.
Còn về tuổi tâm lý, thì anh sống chan hòa, yêu đời, năng động làm việc thì tuổi thanh xuân của anh kéo dài ra.
Nguồn: BBC Việt ngữ.
Nguyễn Xuân Diện:
Ngày 11 tháng 4 năm 1994, Ông Nguyễn Phúc Giác Hải đến thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm để tìm đọc tài liệu Dụ Am văn tập (A.604/1-3) trong có bài Tuyên cáo về việc đổi quốc hiệu An Nam thành Việt Nam. Ông nhờ tôi lấy sách và tìm đến trang tài liệu này, đọc và dịch cho ông. Xong việc, ông chụp một tấm hình làm kỷ niệm, tặng tôi với lời đề tặng, chữ ký và năm tháng cụ thể.Ảnh: Nguyễn Phúc Giác Hải
Nhờ biết sử dụng chính sách "đồng thuận" (ngu dân) mà Tần Thuỷ Hoàng đã bắt cả dân tộc Trung Hoa câm lặng suốt 11 năm
Tần Thủy Hoàng (tiếng Trung Quốc: 秦始皇, 259 TCN – 210 TCN), tên huý là Doanh Chính, được xem là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, vì ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu thời Chiến Quốc phân tán để thống nhất lập nên một đế quốc Trung Hoa rộng lớn. Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình. Tần Thủy Hoàng giữ ngôi từ năm 238 đến năm 210 trước Công nguyên; năm 246 TCN, lên ngôi, năm đó mới 13 tuổi và năm 238 TCN đích thân điều hành chính sự; ông dùng vũ lực thống nhất Trung Quốc và đã tiến hành một số cải cách có tính căn bản. Từ đó, các biện pháp cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng làm cho Trung Quốc giữ được sự thống nhất về mặt văn hóa.
Tần Thủy Hoàng cai trị một cách cứng rắn, mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức, ân nghĩa. Nước Tần cường thịnh là nhờ áp dụng chính sách của Pháp gia một cách triệt để.
Trước triều đại Tần, mỗi miền có một ngôn ngữ và chữ viết riêng. Một quan chức Tần đi cai trị một nước khác, không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ. Vì vậy, tể tướng Lý Tư thực hiện việc thống nhất ngôn ngữ và văn tự, sau này thành thông dụng trong toàn cõi Trung Hoa.
Ông lại thống nhất các dụng cụ đo lường (cả nông cụ, cày bừa...), như vậy để dễ tính thuế và thu thuế. Thuế trả bằng lúa, phải dùng thuyền, xe chở đến các quận và kinh đô. Vì thế, cũng cần thống nhất khoảng cách giữa hai bánh xe (xe đồng quy), nếu không thì những xe quá lớn vào những đường nhỏ không được.
Quan trọng nhất là thống nhất tư tưởng. Về điểm này, những đại thần theo pháp gia (Lý Tư, Hàn Phi) chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Mặc Tử trước kia đã chủ trương “thượng đồng”, nghĩa là bắt dân phải tán đồng lẽ phải với người trên, phải cùng một quan niệm tốt xấu với người trên. Không ai được có chủ trương riêng khác với chính sách của triều đình. Tần Thủy Hoàng có ác cảm với nho sĩ, triết gia mở trường tư dạy đạo lý, chỉ trích chiến tranh và hình pháp tàn bạo. Thủy Hoàng chỉ muốn nhồi nặn dân chúng thành dễ bảo, có kỷ luật. Tư do tư tưởng, tự do ngôn luận là tội nặng nhất. Tứ thư và Ngũ kinh của đạo nho bị xem là phản động vì khiến dân nhớ tiếc trật tự cũ của chế độ phong kiến.
Năm 213 TCN, Tần Thủy Hoàng theo ý kiến của Lý Tư, cho rằng nên áp dụng chính sách ngu dân nhằm loại trừ những lời bàn luận, chê bai chính quyền làm giảm uy thế của vua. Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn nho: đốt hết các bản Tứ thư, Ngũ kinh và bách gia chư tử trong dân gian, chỉ giữ lại một bản tàng trữ trong thư viện của triều đình. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hêt, chỉ được giữ những sách về kỹ thuật, như sách thuốc, sách trồng trọt, sách bói... Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị trị tội.
Con cả của Thủy Hoàng là công tử Phù Tô can ông không nên thi hành lệnh này vì sợ thiên hạ không yên. Tần Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát tướng Mông Điềm ở Thượng Quận.
Số nhà nho bị chôn sống ở Hàm Dương là 460 người. Sau mỗi ngày một đông, đều bị đày ra ngoài biên giới. Các trường tư bị dẹp hết. Dân muốn học thì phải học các quan (bác sĩ) của triều đình, mà chỉ được dạy cho mỗi môn là pháp luật của quốc gia.
Vì lệnh này, có người phải giấu sách vào trong tưởng, có người lại ráng học thuộc lòng thư và kinh để truyền miệng lại đời sau. Năm chục năm sau (đời Hán), lệnh phần thư đó mới bãi bỏ, không ai có thể nhớ đúng Tứ thư, Ngũ kinh cả. Còn bản cất trong thư viện triều đình thì đã bị đốt cùng với Hàm Dương trong cuộc cách mạng của nông dân cuối đời Tần. Do đó mà sách đời Tiên Tần mất rất nhiều, cuốn nào còn lại thì cũng bị thêm bớt, sửa chữa, khó tin được là chính xác; lại thêm nạn nguỵ thư: người đời sau viết mà mượn tên người đời trước, để cho tác phẩm của mình có giá trị, như bộ Quản Tử chẳng hạn.
Tần Thủy Hoàng cai trị một cách cứng rắn, mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức, ân nghĩa. Nước Tần cường thịnh là nhờ áp dụng chính sách của Pháp gia một cách triệt để.
Trước triều đại Tần, mỗi miền có một ngôn ngữ và chữ viết riêng. Một quan chức Tần đi cai trị một nước khác, không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ. Vì vậy, tể tướng Lý Tư thực hiện việc thống nhất ngôn ngữ và văn tự, sau này thành thông dụng trong toàn cõi Trung Hoa.
Ông lại thống nhất các dụng cụ đo lường (cả nông cụ, cày bừa...), như vậy để dễ tính thuế và thu thuế. Thuế trả bằng lúa, phải dùng thuyền, xe chở đến các quận và kinh đô. Vì thế, cũng cần thống nhất khoảng cách giữa hai bánh xe (xe đồng quy), nếu không thì những xe quá lớn vào những đường nhỏ không được.
Quan trọng nhất là thống nhất tư tưởng. Về điểm này, những đại thần theo pháp gia (Lý Tư, Hàn Phi) chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Mặc Tử trước kia đã chủ trương “thượng đồng”, nghĩa là bắt dân phải tán đồng lẽ phải với người trên, phải cùng một quan niệm tốt xấu với người trên. Không ai được có chủ trương riêng khác với chính sách của triều đình. Tần Thủy Hoàng có ác cảm với nho sĩ, triết gia mở trường tư dạy đạo lý, chỉ trích chiến tranh và hình pháp tàn bạo. Thủy Hoàng chỉ muốn nhồi nặn dân chúng thành dễ bảo, có kỷ luật. Tư do tư tưởng, tự do ngôn luận là tội nặng nhất. Tứ thư và Ngũ kinh của đạo nho bị xem là phản động vì khiến dân nhớ tiếc trật tự cũ của chế độ phong kiến.
Năm 213 TCN, Tần Thủy Hoàng theo ý kiến của Lý Tư, cho rằng nên áp dụng chính sách ngu dân nhằm loại trừ những lời bàn luận, chê bai chính quyền làm giảm uy thế của vua. Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn nho: đốt hết các bản Tứ thư, Ngũ kinh và bách gia chư tử trong dân gian, chỉ giữ lại một bản tàng trữ trong thư viện của triều đình. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hêt, chỉ được giữ những sách về kỹ thuật, như sách thuốc, sách trồng trọt, sách bói... Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị trị tội.
Con cả của Thủy Hoàng là công tử Phù Tô can ông không nên thi hành lệnh này vì sợ thiên hạ không yên. Tần Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát tướng Mông Điềm ở Thượng Quận.
Số nhà nho bị chôn sống ở Hàm Dương là 460 người. Sau mỗi ngày một đông, đều bị đày ra ngoài biên giới. Các trường tư bị dẹp hết. Dân muốn học thì phải học các quan (bác sĩ) của triều đình, mà chỉ được dạy cho mỗi môn là pháp luật của quốc gia.
Vì lệnh này, có người phải giấu sách vào trong tưởng, có người lại ráng học thuộc lòng thư và kinh để truyền miệng lại đời sau. Năm chục năm sau (đời Hán), lệnh phần thư đó mới bãi bỏ, không ai có thể nhớ đúng Tứ thư, Ngũ kinh cả. Còn bản cất trong thư viện triều đình thì đã bị đốt cùng với Hàm Dương trong cuộc cách mạng của nông dân cuối đời Tần. Do đó mà sách đời Tiên Tần mất rất nhiều, cuốn nào còn lại thì cũng bị thêm bớt, sửa chữa, khó tin được là chính xác; lại thêm nạn nguỵ thư: người đời sau viết mà mượn tên người đời trước, để cho tác phẩm của mình có giá trị, như bộ Quản Tử chẳng hạn.
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
100 người có ảnh hưởng đến toàn thế giới trong năm 2011
Chấm dứt độc quyền ảnh hưởng lên đời sống nhân loại của các chính trị gia
Lê Diễn Đức - Con tàu kinh tế Việt Nam do ông Dũng chèo lái từ năm 2006 đang vật lộn với nợ nần, cạn vốn, và cơn bão lạm phát đã làm đồng tiền mất giá cao nhất từ gần hai thập niên nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một quốc gia có dân số đứng hạng 13 trên thế giới với gần 90 triệu người
Wael Ghonim, người dẫn đầu danh sách năm 2011 của “Time”
Theo lệ thường niên, “Time”, tuần báo lớn nhất và có uy tín hàng đầu của Mỹ (với hơn 4 triệu bản mỗi lượt phát hành), vừa đưa ra danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới trong năm 2011.
Giống như các năm trước, chúng ta tiếp tục nhìn thấy một số nguyên thủ quốc gia của các cường quốc như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron.
Thế nhưng, trong bảng xếp loại năm nay có những nét đặc biệt. Ngoại trừ Thủ tướng Đức Angela Merkel lọt vào Top 10, vị trí của các chính trị gia đã bị đẩy xa xuống phía dưới.
Thật thú vị khi Tổng thống Barack Obama nằm ở vị trí 86, coi như gần chót, kém xa cả vợ mình, Đệ nhất phu nhân Michell Obama, thứ 22. Tạp chí “Time” vinh danh bà về sự nỗ lực khởi động chiến dịch chống bệnh béo phì của trẻ em Mỹ.
Hai vị Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh quốc, những người có vai trò quan trọng nhất trong cuộc tham chiến của liên minh NATO ở Libya, chỉ có thể bằng lòng với hạng trung bình: Nicolas Sarkozy hạng 32, David Cameron hạng 58.
Chiếm ưu thế trong năm nay với thứ hạng cao lại là các nghệ sĩ, các nhà hoạt động xã hội, những nhà cải cách và tranh đấu dân chủ, các nhà khoa học, thám hiểm, doanh nhân hay giáo sĩ truyền đạo. Họ là những người gây ảnh hưởng rất lớn lên đời sống của nhân loại bằng các ý tưởng và sáng kiến táo bạo, tạo ra sự đối thoại và sự khác biệt về quan điểm, đôi khi làm nên cả những cuộc cách mạng.
Các nhân vật Top 10
Để nhìn nhận điều này, chúng ta sẽ lướt qua chân dung phác hoạ của 10 nhân vật đầu tiên.
1. Đứng đầu danh sách là Wael Ghonim, người Ai Cập, giám đốc marketing của tập đoàn Google ở Trung Đông và Bắc Phi.
Mohammed ElBaradei, cựu Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế MAEA, Giải thưởng Nobel Hoà bình năm 2005, trong bài bình luận đã viết rằng, sử dụng trang mạng xã hội “Facebook”, Wael Ghonim đã giúp đỡ đắc lực cho giới trẻ Ai Cập khởi động các cuộc biểu tình hoà bình và dẫn đến sự sụp đổ chế độ độc tài của Husni Mubarak.
2. Vị trí thứ nhì thuộc về kinh tế gia Mỹ Joseph Stiglitz, Giải thưởng Nobel kinh tế năm 2001.
Từ năm 2003, Joseph Stiglitz là giáo sư kinh tế vi mô của Đại học Columbia. Ông đã từng là cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ, kinh tế gia chính của Ngân hàng Thế giới, và là sáng lập viên “Initiative for Policy Dialogue” (IPD) tập hợp các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển quốc tế. Ông được xem là người có cách nhìn phê phán đối với cơ chế quản lý toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường tự do chặt chẽ, cũng như hoạt động của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
Lý thuyết của Stiglitz được gọi là mô hình Shapiro-Stiglitz, giải thích hiện tượng thất nghiệp và điều chỉnh lương.
Trong khi về mặt chính xác toán học khó có thể phê phán, việc ứng dụng mô hình Shapiro-Stiglitz vào thực tế trong chính sách kinh tế còn là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận. Nhưng cũng từ các cuộc thảo luận này, Stiglitz đang cố gắng đưa vào cấu trúc lý thuyết ban đầu trong “Whither Socialism?” (“Chủ nghĩa xã hội tới đâu?”).
3. Đứng vị trí thứ ba là Reed Hastings, người Mỹ, thành viên Hội đồng quản trị của tập đoàn IT Microsoft, và là người sáng lập hãng cho thuê DVD lớn nhất thế giới Netflix.
Theo “Time”, Reed Hastings, một con người luôn mang theo phần hồn của thời gian, đã cách mạng hóa ngành công nghiệp giải trí Mỹ.
4. Xếp hạng 4 là Amy Poehler, nữ diễn viên Mỹ sinh ngày 16/09/1971 tại Burlington, Massachusetts, được công chúng ưa chuộng rộng rãi, 3 lần được đề cử giải “Emmny Award” và năm 2009 đoạt giải “MTV Movie Award”.
5. Hạng 5, Geoffrey Canada, 59 tuổi, nhà hoạt động xã hội và giáo dục Mỹ.
Từ năm 1990, Geoffrey Canada là chủ tịch và giám đốc điều hành “Harlem Children’s Zone” HCZ, một tổ chức có mục tiêu phát triển các trường trung học và tỷ lệ tốt nghiệp đại học cho sinh viên ở Harlem, New York.
Tờ “New York Times” mô tả các hoạt động của Geoffrey Canada là “một trong những thí nghiệm xã hội lớn nhất của thời đại chúng ta”. Năm 2009 Tổng thống Barack Obama công bố kế hoạch nhân rộng mô hình HCZ trong 20 thành phố khác trên toàn nước Mỹ.
6. Chúng ta không ngạc nhiên với vị trí thứ 6 của Mark Zuckerberg người sáng lập “Facebook”, một trang mạng xã hội đã trở thành người bạn nối kết không thể thiếu trong đời sống với hơn 500 triệu người sử dụng trên khắp thế giới, chủ yếu là giới trẻ.
Mark Zuckerberg năm nay 27 tuổi, là nhà tỷ phú trẻ nhất thế giới, với giá trị tài sản ước tính khoảng 50 tỷ đôla. “Facebook” vẫn chưa vội đăng ký trên thị trường chứng khoán và đang có những tham vọng táo bạo để cạnh tranh với các con khủng long khác như Google, Microsoft… Với đánh giá “là người làm thay đổi thế giới”, Mark Zuckerberg vào tháng 12 năm 2010 đã được “Time” bình chọn là “Nhân vật năm 2010”.
Mark Zuckerberg
7. Hạng 7 thuộc về Peter Vesterbacka, giám đốc điều hành hãng Rovio Development. Thương hiệu game “Angry Birds” của Rovio đã có mặt trên tất cả các console quan trọng nhất – PS3, Xbox 360 và Wii, được hàng triệu người ưa thích. “Angry Birds 2” không lâu nữa sẽ ra mắt các fan ưa thích trò chơi cổ điển này và theo Peter Vesterbacka, nó sẽ làm mọi người ngạc nhiên, vì “chưa một ai nói về câu chuyện này đứng từ quan điểm của những con lợn”.
8. Chính trị gia duy nhất lọt vào Top 10, với vị trí thứ 8, bà Angela Merkel, sinh ngày 17/07/1954, tiến sĩ hoá-lý, Thủ tướng Cộng hoà Liên bang Đức, đầu tàu của Liên minh châu Âu (EU).
Bà Angela Merkel trưởng thành trong chế độ cộng sản Cộng hoà Dân Chủ Đức. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, bà tham gia phong trào dân chủ. Trong cuộc bầu cử của nước Đức thống nhất vào tháng 10/1990 bà trở thành dân biểu Quốc hội Đức và giữ các chức vụ Bộ trưởng khác nhau. Từ năm 2000 bà là Chủ tịch đảng CDU (đảng đang cầm quyền trong chính phủ liên minh). Với cương vị Thủ tướng từ năm 2005 đến nay, bà liên tục được đánh giá là một trong những người phụ nữ có quyền lực và ảnh hưởng nhất trên thế giới.
9. Có vị trí thứ 9 là Julian Assange, quốc tịch Australia, 39 tuổi, người sáng lập trang WikiLeaks nổi tiếng, đã làm cả thế giới rung động và lúng túng trong năm 2010 khi cho công bố các bức điện tín mật của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
10. Hạng 10 lọt vào Ron Bruder, 63 tuổi, một người Mỹ với tính cách lạ thường.
Giống như hầu hết mọi người trong ngày 11 tháng 9 năm 2001, Ron Bruder như trải qua địa ngục, không biết con gái Jessica của mình đã chết hay sống, vì cô đang làm việc bên cạnh toà tháp đôi “World Trade Center”. Jessica đã may mắn bình an, nhưng biến cố khủng bố lịch sử này đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của ông.
Là nhà đầu tư bất động sản rất thành công, giờ đây Ron Bruder thực hiện một sứ mệnh mới. Ông đã dành vài năm đi du lịch qua các nước Trung Đông như Palestine, Yemen, Ai Cập, Morocco, Tunisia… để tìm cách giúp đỡ dân chúng ở đây. Ông mở các trung tâm giáo dục, giảng dạy học sinh, sinh viên tốt nghiệp đại học về các kỹ năng làm thế nào để tìm và giữ việc làm hiệu quả, thậm chí cách ứng xử trong cuộc phỏng vấn và phản ứng lại lời chỉ trích từ các ông chủ, phương pháp kiểm soát thời gian hay cả chuyện ăn bận sao cho thích hợp.
Số lượng học sinh của trung tâm do ông thiết lập “Education for Employment Foundation” đang tăng rất nhanh: sẽ có 1.300 sinh viên tốt nghiệp vào năm 2011, 2.000 dự kiến cho năm 2012 và 5.000 cho năm 2013. Vào thời điểm khu vực Trung Đông đang được biến đổi bởi làn sóng cách mạng dân chủ của giới trẻ, Bruder còn dạy cho họ những kỹ năng cần thiết trong việc sử dụng “Facebook” và “Twitter” vào các cuộc biểu tình bất bạo động.
Những thú vị khác
Trong danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới năm 2011, người Mỹ chiếm đa phần. Chúng ta thấy trong số đó có Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton (hạng 43), người đồng sáng lập công cụ tìm kiếm của Google, Larry Page (hạng 56), hay ngôi sao truyền hình nổi tiếng Oprah Winfrey (hạng 50) là chủ nhân hãng hãng truyền hình riêng OWN vừa ra mắt năm nay.
Với thành công của bộ sưu tập thời trang đầu tay cho phụ nữ và bộ phim “A Single Man“, do chính mình đạo diễn, nhà thiết kế Tom Ford (hạng 28) là đại diện duy nhất của thế giới thời trang lọt vào danh sách của “Time”.
Trong lĩnh vực điện ảnh có Colin Firth ngôi sao đóng vai chính đoạt giải Oscar cho diễn viên xuất sắc nhất trong “King’s Speech“, bộ phim giành giải Oscar cho phim hay nhất năm 2010. Nội dung phim kể lại câu chuyện hấp dẫn của người đàn ông trong bước ngoặt lịch sử đã dũng cảm lãnh đạo người Anh chống lại quân xâm lược, cứu vương quốc của mình.
Một nhận vật khác của giới phim ảnh có liên đới với Mark Zuckerbeg của “Facebook” là nhà sản xuất phim người Mỹ Scott Rudin. Ông gặt hái kết quả cao nhờ bộ phim “The Social Network“, nói về sự ra đời của trang mạng xã hội nổi tiếng nhất thế giới “Facebook”, được xếp vị trí thứ 90.
Người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1991, nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng của Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, hạng 18.
Nghệ sĩ danh tiếng, đồng thời là nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Ngải Vị Vị (Ai Wei Wei) hiện đang bị nhà cầm quyền Bắc Kinh giam giữ, có vị trí thứ 24.
Ngải Vị Vị trên Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh
Đại sứ Mỹ Jon Huntsman, nguyên Thống đốc bang Utah, đã từng tuyên bố có thể sẽ ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2012, nói về Ngải Vị Vị như sau: “Ông Ngải đã thể hiện tình thương đối với các đồng bào mình, lên tiếng để ủng hộ những nạn nhân bị chính quyền làm hại, kêu gọi các cải cách chính trị để phục vụ xã hội tốt hơn“.
Khá bất ngờ với sự lựa chọn “Thái tử đảng”, Đại tướng Kim Jung Un (28 hoặc 29 tuổi), con út và là người kế nhiệm tương lai của nhà độc tài cộng sản Bắc Triều Tiên Kim Jong Il, được xếp thứ 46.
Sự hiện diện của Hoàng tử William và người vợ sắp cưới Kate Middleton (hạng 40) được cho là hợp lý.
Hoàng tử William sinh ngày 21/06/1982, con trai cả của Công nương Diana và người kế vị ngai vàng Anh quốc, Thái tử Charles, và là anh trai của Hoàng tử Harry.
Kate 28 tuổi, con gái của Carole và Michael Middleton. Mẹ của Kate từng làm tiếp viên hàng không, còn cha là người điều phối chuyến bay của hãng British Airways. Nói tổ tiên của Nữ hoàng tương lai là thợ mỏ, các phương tiện truyền thông đã có bình luận diễu cợt về gia thế của Kate như “từ hầm mỏ đi tới cung điện”. Người ta cũng đặt câu hỏi liệu lễ cưới vào ngày 29 tháng 4 năm 2011 (ước tính có khoảng 2 tỷ người theo dõi), có làm Vương quốc Anh thay đổi, vượt qua các tập quán bảo thủ ngặt nghèo hay không.
Ký giả Monica Richardson nói Kate Middleton không phải là cô bé ngớ ngẩn vô tình rơi vào tay Hoàng tử William mà là một cô gái thông minh, có bằng tốt nghiệp hạng nhì về nghệ thuật của một trường đại học thuộc loại danh giá nhất châu Âu. Cô không phải là một cô gái ngây thơ và biết rất rõ lý do tại sao Hoàng tử đã có lúc giao động. Cô biết cô là người của dân chúng, từ tầng lớp trung lưu.
Tiểu thuyết gia Jackie Collins đã phát biểu rằng: “Đây không phải là đám cưới bình thường. Kết cục hạnh phúc thường rất hiếm thấy. Cuộc tình của họ chứng minh rằng rằng tình yêu sẽ vượt qua tất cả mọi thứ, và chuyện cổ tích cũng có thể trở thành sự thật…“.
“Time” không thể không vinh danh khám phá vĩ đại nhất của thế giới Show-Business – ca sĩ trẻ Justin Bieber ở tuổi 16. Nghệ sĩ nổi tiếng Usher đã viết: “Ngay từ lúc gặp anh ta, tôi biết anh ta sẽ trở thành ngôi sao“.
Ngoài những khuôn mặt cũ trong giới âm nhạc – Sting và Patti Smith – “Time” đánh giá cao ngôi sao vừa rực sáng 25 tuổi, Bruno Mars, đang được xem như một Michael Jackson mới. Ca sĩ này có thể làm tất cả mọi thứ: hát, chơi nhạc cụ, viết bài hát và sản xuất nhạc phẩm.
Sau đây là toàn bộ danh sách với vị trí của 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2011 của “Time”:
1. Wael Ghonim
2. Joseph Stiglitz
3. Reed Hastings
4. Amy Poehler
5. Geoffrey Canada
6. Mark Zuckerberg
7. Peter Vesterbacka
8. Angela Merkel
9. Julian Assange
10. Ron Bruder
11. Lamido Sanusi
12. Colin Firth
13. Amy Chua
14. Joe Biden
15. Jennifer Egan
16. Kim Clijsters
17. Ahmed Shuja Pasha
18. Aung San Suu Kyi
19. Cory Booker
20. Gabrielle Giffords
21. Katsunobu Sakurai
22. Michelle Obama
23. Paul Ryan
24. Ai Weiwei
25. Rob Bell
26. Fathi Terbil
27. Dilma Rousseff
28. Tom Ford
29. Liang Guanglie
30. Sue Savage-Rumbaugh
31. Takeshi Kanno
32. Nicolas Sarkozy
33. Michele Bachmann
34. Saad Mohseni
35. Chris Christie
36. Matthew Weiner
37. Lisa Jackson
38. Jean-Claude Trichet
39. Justin Bieber
40. Prince William and Kate Middleton
41. Joe Scarborough
42. Blake Lively
43. Hillary Clinton
44. Muqtada al-Sadr
45. Anwar al-Awlaki
46. Kim Jong Un
47. Saif al-Islam Gaddafi
48. Hassan Nasrallah
49. Nathan Wolfe
50. Oprah Winfrey
51. Sergio Marchionne
52. Mahendra Singh Dhoni
53. Felisa Wolfe-Simon
54. Esther Duflo
55. Rain
56. Larry Page
57. Mia Wasikowska
58. David Cameron
59. John Lasseter
60. Maria Bashir
61. Mukesh Ambani
62. Chris Colfer
63. Major General Margaret Woodward
64. Bruno Mars
65. David and Charles Koch
66. Hung Huang
67. General David Petraeus
68. Matt Damon and Gary White
69. Cecile Richards
70. George R.R. Martin
71. Marine Le Pen
72. Grant Achatz
73. Feisal Abdul Rauf
74. El Général
75. Jamie Dimon
76. Heidi Murkoff
77. Sting
78. Jonathan Franzen
79. V.S. Ramachandran
80. Michelle Rhee
81. Mark Wahlberg
82. Rebecca Eaton
83. Xi Jinping
84. Kathy Giusti
85. Arianna Huffington
86. Barack Obama
87. Lionel Messi
88. Azim Premji
89. Aruna Roy
90. Ray Chambers
91. Scott Rudin
92. John Boehner
93. Derrick Rossi
94. Hu Shuli
95. Benjamin Netanyahu
96. Ayman Mohyeldin
97. Charles Chao
98. Bineta Diop
99. Dharma Master Cheng Yen
100. Patti Smith
Không hiểu sao, trong danh sách của “Time” không tìm thấy tên tuổi ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CHXHCN Viêt Nam, người từng được Công ty chế biến rác của nước Đức RES-Resources, Ecology, Services GmbH bầu chọn là “Nhân vật xuất sắc nhất châu Á năm 2010”. Con tàu kinh tế Việt Nam do ông Dũng chèo lái từ năm 2006 đang vật lộn với nợ nần, cạn vốn, và cơn bão lạm phát đã làm đồng tiền mất giá cao nhất từ gần hai thập niên nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một quốc gia có dân số đứng hạng 13 trên thế giới với gần 90 triệu người!■
——————————————————————————
* Các tư liệu trong bài được tổng hợp từ báo chí nước ngoài
* Bảng xếp hạng của “Time” nằm tại link:http://www.time.com/time/specials/packages/completelist/0,29569,2066367,00.html
© 2010 Lê Diễn Đức – RFA Blog
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
Không biết bác Nguyễn Sinh hùng có đọc bài báo này không?
Những câu nói bất hủ của ngài Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng
Đăng bởi bauxitevn on 24/04/2011
KT
Nếu cách chức ông Nguyễn Sinh Hùng thì còn “lấy ai mà làm việc” – tức là lấy ai hùng hổ giơ tay, miệng nói có gang có thép giữa Quốc hội để bảo vệ bằng được mọi quyết sách sai lè của Chính phủ? Bauxite Việt Nam |
Dưới đây xin điểm lại vài câu nói bất hủ của ngài Phó thủ tướng để mọi người xem thử đóng góp của Ngài cho sự khó khăn hiện nay của Việt Nam lớn đến chừng nào.
1. “Với những chính sách điều chỉnh thị trường hiện nay, tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008 nld.com.vn
2. "Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng".
Đây là khẳng định của ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng tại Lễ kỷ niệm ba năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) ngày 19/3/2008
Khi ngài PTT nói 2 câu trên thì chỉ số giá chứng khoán đang đứng ở mức khoảng trên dưới 600 điểm, sau thời điểm ngài PTT phát biểu thì mọi người đều biết giá chứng khoán đã đi xuống một lèo và đáy thực sự của TTCK là khoảng 220 điểm.
3. “Tôi thì vẫn chưa lo”. Ngày 8/6/2010, PTT vừa cười vô tư vừa nói câu này khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội. Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra (đương nhiên là ông không phải lo rồi, có mất gì tiền của ông đâu mà ông lo).
4. “Việt Nam không thể không làm đường sắt cao tốc” Trả lời chất vấn trước Quốc hội vào ngày 12/6/2010
Sau đó Quốc hội đã bác dự án xây dựng ĐSCT. Vậy theo ông Hùng thì Quốc hội đã đi ngược lại xu thế đi lên của đất nước?
5. “GDP năm nay của Việt Nam tuy chỉ có 106 tỷ USD, nhưng đến 2020 sẽ tăng lên 300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ, đến 2040 ước đoán cỡ 1,2 – 1,4 nghìn tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi”. "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050". Ngài PTT giải thích về những lo ngại của các đại biểu Quốc hội là Việt Nam không đủ nguồn lực làm ĐSCT.
Không hiểu ngài PTT lấy con những con số trên từ những cơ quan tham mưu nào, dùng tỷ giá hối đoái là bao nhiêu chứ TS Nguyễn Văn Tuấn khi tính trực tiếp bằng đồng USD thì cho ra con số bé hơn nhiều. Tới năm 2050 GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ vào khoảng 5400 USD chứ không thể là 20.000 USD như ngài nói: Nguyenvantuan.net
6. "Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp".
Câu này gần giống y với câu của cựu Thủ tướng thời Việt nam Cộng hòa, Trần Văn Hương là: “Trị hết tham nhũng thì lấy ai mà làm việc”. Tư tưởng này đã được quán triệt đầy đủ trong việc Bộ Chính trị cho rằng Vinashin làm thất thoát 4,5 tỷ USD, tương đương 4,5% GDP của Việt Nam là chuyện nhỏ, không đáng xử lý kỷ luật ai cả (lưu ý tính về tỷ trọng GDP thì thất thoát từ Vinashin bằng với trận động đất, sóng thần lịch sử đã làm tan hoang Nhật Bản vừa qua).
7. Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn". Trả lời than thở của Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23/4/2008: "Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt".
Và ông Hùng thể hiện quyết tâm này bằng việc quyết liệt ký ban hành văn bản cho phép Vinashin được huy động 20.000 tỷ đồng, trong đó quan trọng nhất là đã chỉ định hay nói đúng hơn là ép các ngân hàng phải cho Vinashin vay 10.000 tỷ trong thời điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa cực kỳ khó khăn vì thiếu vốn. Xin hỏi 10.000 tỷ này bây giờ đã bốc hơi đi đâu rồi, chừng này đủ để kỷ luật ông được chưa? Các ngân hàng phải khoanh nợ và giãn nợ cho Vinashin, mỗi ngân hàng ngàn tỷ bị chôn vốn ở đó thì họ đã được giải cứu bằng cách nào để không bị phá sản? Có phải NHNN đã phải in tiền ra để tái cấp vốn cho các ngân hàng này? Và đó có phải là 1 trong những nguyên nhân đẩy lạm phát hiện nay lên rất cao và chưa có dấu hiệu dừng lại?
Trên đây chỉ là vài tổng kết chưa đầy đủ về những câu nói bất hủ của ông Sinh Hùng, người đã gọi các DNNN là “anh cả đỏ của nền kinh tế” rồi cho rằng nhà nước nuôi các DNNN ba năm để dùng một giờ. Xin thử hỏi trên khắp thế giới này là doanh nghiệp làm ra tiền để nuôi nhà nước hay nhà nước làm ra tiền để nuôi doanh nghiệp? Và kết quả kinh doanh của các con cưng “anh cả đỏ” và các “cú đấm thép” đã đấm vỡ mặt người tiêu dùng và nền kinh tế Việt Nam này như thế nào có thể đọc bài này là rõ: baodatviet.vn
Cùng với người đồng sự tốt mã (giẻ cùi) là sếp của ông, ông lúc nào cũng hô hào phải “quyết liệt” thực thi các chính sách này nọ. Xin thưa các ông, trong nền kinh tế thị trường thì cách thức điều hành là phải chủ yếu dựa trên các qui luật thị trường, đặt ra các khuyến khích đúng đắn cho các tác nhân trong nền kinh tế để tự họ làm là chính chứ không phải suốt ngày ban hành các chỉ đạo, chỉ thị, cầm tay chỉ việc theo kiểu duy ý chí. Không thể điều hành nền kinh tế theo kiểu chụp giựt, ngắn hạn theo kiểu “đi tắt đón đường” rồi cho rằng “làm công tác điều hành cũng như người ra trận” (toancanh.tamnhin.net) như các ông được. Tại sao các nước ngay kế Việt Nam như Thái Lan, Malaysia trong thời gian gần đây chả phải “quyết liệt” điều hành gì cả mà kinh tế vĩ mô của họ ổn định, lạm phát thấp? Lúc nào cũng hô hào “quyết liệt” như các ông chả qua chỉ là thùng rỗng kêu to, càng “quyết” nhiều thì chỉ tổ càng làm đất nước “liệt” đi nhanh hơn thôi. Trong nhiệm kỳ của Chính phủ 5 năm qua liên tục xảy ra lạm phát cao, kinh tế bất ổn. Vẫn những con người với trình độ đó, vẫn những tầm tư duy đó (chưa nói tới những sự tham lam đó) lại tiếp tục nắm giữ các vị trí điều hành chủ chốt của Việt Nam thì đã có thể thấy trước tương lai của kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới sẽ như thế nào rồi.
KT
Nguồn: Viet-studies.info
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)