Chất lượng Quốc hội?
Nhìn vào những khuôn mặt đại gia luôn được VTV zoom cận cảnh và lôi ra phỏng vấn, xem “nụ cười ấn tượng” của đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, đọc lại bài phát biểu “hoành tráng” của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền để biết chất lượng Quốc hội kỳ này.
Bài phát biểu của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền tại phiên thảo luận chiều 5-8:
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp.
Kính thưa Quốc hội.
Sau khi nghe báo cáo tình hình kinh tế, đánh giá tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm và những giải pháp của 6 tháng cuối năm, chúng tôi cơ bản thống nhất. Có thể nói những tháng cuối năm năm 2010 và đầu năm 2011 tình hình kinh tế diễn biến không thuận lợi. Kinh thế thế giới gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, hầu hết các nước trên thế giới và các nước phát triển đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao. Ở trong nước tình hình lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái những tháng đầu năm biến động mạnh và diễn biến phức tạp. Có thời điểm lãi suất tiền gửi 16-18%, có lúc cho vay trên 20%. Trước tình hình này Chính phủ đã có Nghị quyết 11, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 02 và Quốc hội cũng đã có Nghị quyết 59 về ưu tiên hàng đầu trong năm 2011 là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Qua 4 tháng triển khai thực hiện chúng tôi thấy:
Thứ nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự điều hành đồng bộ, quyết liệt của Chính phủ tình hình kinh tế – xã hội những tháng gần đây đã có những chuyển biến tích cực, thu ngân sách đạt 55,1% và tăng 22,8% so với năm 2010, góp phần quan trọng vào việc thực hiện giảm bội chi ngân sách dưới 5% vào cuối năm 2011. Các chương trình đảm bảo an sinh xã hội được triển khai tích cực như hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, cho vay xuất khẩu lao động, giải quyết trợ cấp thất nghiệp v.v… Đặc biệt chúng ta đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp với tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao. Trước tình hình biển Đông có diễn biến phức tạp Chính phủ đã chủ động đấu tranh ngoại giao, được sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực và quốc tế thông qua các cuộc tiếp xúc đàm phán song phương v.v… Có thể nói kỳ họp nào Chính phủ cũng báo cáo một bản báo cáo hết sức hoành tráng và có sức thuyết phục. Tuy nhiên, cử tri cả nước cũng còn nhiều băn khoăn, lo lắng:
Thứ nhất, thu ngân sách của chúng ta đạt cao nhưng chất lượng cuộc sống của người dân lại đi xuống. Bởi vì không phải do sản xuất phát triển mà chúng ta thu được ngân sách cao, mà do lạm phát tăng cao nên chúng ta thu được ngân sách cao cho nên chất lượng cuộc sống của người dân đi xuống. Cho nên nhân dân rất băn khoăn và lo lắng việc này. Tôi đề nghị Chính phủ cần phải sớm nghiên cứu vấn đề này.
Thứ hai, đồng tiền của chúng ta mất giá ghê gớm. Ngày xưa chúng ta phát hành tiền thì tính bằng tiền xu, nhưng bây giờ đi chợ tính bằng tiền nghìn, tức là mất giá đến 1.000 lần, lòng tin của nhân dân đối với đồng tiền bị giảm sút ghê gớm. Lãi suất ngân hàng quá cao cho nên doanh nghiệp và người dân không tiếp cận, nếu có tiếp cận được thì cũng không đủ trả lãi cho ngân hàng. Tôi đề nghị vấn đề này cần nghiên cứu. Đợt lạm phát lần trước chúng tôi đi giám sát thì các ngân hàng cho rằng chúng tôi đã cho vay dư nợ tín dụng hơn 30% mà ngân hàng quyết định dư nợ tín dụng không quá 20%, chủ yếu là thu hồi nợ. Lần này lạm phát tăng cao chúng ta cũng thắt chặt chính sách tiền tệ, dư nợ tín dụng quy định chặt hơn tức là dưới 20% thì càng khó khăn hơn nữa. Các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn. Đây là vấn đề mọi người hết sức lo lắng.
Thứ ba, tình trạng tham nhũng, tai nạn giao thông, tình hình biển Đông chưa có nhiều hướng làm. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng của chúng ta còn rất yếu cho nên vấn đề này cần xem lại. Tai nạn giao thông không được kiềm chế mỗi năm chết khoảng 12 – 15 nghìn, bị thương từ 25 đến 30 nghìn người. Tình hình biển Đông diễn biến phức tạp. Làm sao để nhiệm kỳ này cố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa (đoạn này khi đưa vào biên bản lưu tại trang tin điện tử Quốc hội đã bị cắt- TDN). Tôi thấy những vấn đề tồn tại nêu trên trong Chính phủ mới cần phải có nghiên cứu để khắc phục làm sao điều hành trong Chính phủ mới tiến bộ hơn.
Về 8 nhóm giải pháp chúng tôi cơ bản đồng tình như Chính phủ nêu. Trong này có 2 báo cáo, một báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư nêu 10 giải pháp, nhưng báo cáo của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thì có 8 giải pháp. Chúng tôi bổ sung thêm một giải pháp thứ 9 tức là kích cầu bởi vì nếu chúng ta thắt chặt chính sách tiền tệ thì chắc chắn đến cuối năm kinh tế sẽ suy giảm, đã suy giảm thì đương nhiên phải có gói kích cầu, nếu không có thì từ nay đến cuối năm các doanh nghiệp, người nông dân sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tôi đề nghị bổ sung thêm một gói kích cầu, tất nhiên gói kích cầu lần này tôi đề nghị phải khoanh nợ, giãn nợ cho nông dân và doanh nghiệp. Chúng ta đầu tư cho vay mới để tập trung cho sản xuất, không như lần trước chúng ta đầu tư kích cầu chúng ta lại dùng đồng tiền đó đáo hạn ngân hàng thì không mang lại lợi ích thiết thực. Cho nên kích cầu lần này phải kích cầu trực tiếp cho người nông dân, doanh nghiệp và khoanh nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp.
Đối với Chính phủ mới người dân rất tin tưởng và kỳ vọng sẽ làm chuyển biến được tình hình kinh tế – xã hội, trong giai đoạn phát triển mới cử tri cũng đòi hỏi thành viên Chính phủ phải có trái tim nóng bỏng, đầy nhiệt huyết nhưng cái đầu phải lạnh và phải có bàn tay sạch thì mới điều hành đất nước được. Nếu trái tim nóng bỏng nhưng cái đầu cũng nóng, quyết định sáng đúng chiều sai đến mai lại đúng thì rất gay cho nên phải có cái đầu lạnh toát để nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và phải có bàn tay sạch.
Thứ hai là phải tiêu diệt được tham nhũng và kìm chế được tai nạn giao thông, quần đảo Trường Sa bây giờ do Trung Quốc chiếm cho nên chúng ta cũng phải kiên quyết chỗ này. Nhân dân bảo chống là chưa đủ mà phải tiêu diệt được tham nhũng, kìm chế tai nạn giao thông và duy trì được tốc độ phát triển kinh tế ổn định. Đó là những vấn đề nhân dân gửi gắm, các Bộ trưởng phát biểu rất hay trước báo chí nhưng cử tri có gửi gắm là nếu như không thực hiện đúng lời hứa của mình thì phải thực hiện văn hóa từ chức, theo Điều 87 của Luật tổ chức Quốc hội hoặc Điều 88, bỏ phiếu bất tín nhiệm các Bộ trưởng nếu như không hoàn thành nhiệm vụ hứa trước cử tri.
Đối với cử tri Lâm Đồng nhân dịp kỳ họp này có kiến nghị với Đảng, Chính phủ và Quốc hội 6 vấn đề sau:
Thứ nhất, phải đầu tư xây dựng ngay con đường vận chuyển bô xit, nhà máy bô xit sắp xong rồi tốc độ vận chuyển rất lớn, nếu đi chung con đường đó thì không đảm bảo cho nên đề nghị cho khởi công xây dựng ngay đường vận chuyển bô xit.
Thứ hai, đề nghị trước mắt xây dựng con đường cao tốc Đà Lạt – Dầu Giây, từ nhiệm kỳ trước chúng tôi đã kiến nghị rồi nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Thứ ba là cho nâng cấp ngay quốc lộ 20 và quốc lộ 27 để đảm bảo giao thông.
Thứ tư là đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường Đông Trường Sơn từ Đà Lạt lên Đà Nẵng, việc này rất chậm đã 4 năm từ nhiệm kỳ trước đến nay mà mới làm một đoạn cũng chưa xong.
Thứ năm, theo nghị quyết của Chính phủ và nghị quyết của Đảng là xây dựng phát triển vùng Tây Nguyên, làm 3 hồ thủy lợi cho đồng bào dân tộc nhưng đã 10 năm mới làm được một cái, còn hồ Đạ Lây, Đạ Sị ở Cát Tiên và Đạ Tẻh là chưa làm.
Thứ sáu, chúng tôi đề nghị nâng cấp thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương và tỉnh Lâm Đồng về Bảo Lộc, trước đây là hai tỉnh. Đây là những kiến nghị của cử tri Lâm Đồng, chúng tôi sẽ theo dõi và theo đuổi cái này đến cùng. Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.
(Nguồn: Trang tin điện tử Quốc hội)
Nguồn dẫn lại: Blog Trương Duy Nhất
CÒN ĐÂY LÀ CHÂN DUNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN (ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH TIỀN GIANG)
ĐẸP MẶT MỘT VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA NÀY: BÀ ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN
Chân dung bà Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo
Sau khi Báo Người cao tuổi đăng bài "Vấn đề bạn đọc quan tâm: "Tri ân" các cụ hay mua chuộc cử tri" (số 941) và bài "Sự thật về ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến" (số 942), trưa ngày 6-8-2011, bà Đặng Thị Hoàng Yến chủ động gọi điện cho Tổng biên tập Báo Người cao tuổi thông báo rằng các bài viết sai sự thật, phản ánh theo nội dung báo chí nước ngoài về bà và cho biết sẽ có luật sư đến gặp để làm rõ.
Khi Tổng biên tập Báo Người cao tuổi hỏi bà bài viết sai những gì? Bà Yến lí giải ba chi tiết. Một là, nêu quê bà ở Hải Phòng là không đúng. Bà khai quê quán ở quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh là nơi bà được sinh ra (sinh ở đâu khai quê ở đó). Hai là, trong đời bà chưa bao giờ biết đến vụ án nào đó như báo nêu bà từng bị khởi tố. Ba là, bà xuất cảnh đi Mỹ là được cấp VISA cùng giấy phép đầu tư nước ngoài, tại sao lại viết là trốn?...
Bà Hoàng Yến sinh ra ở đâu?
Trong tiểu sử tóm tắt của bà Đặng Thị Hoàng Yến (khai theo mẫu số 3/BCĐBQH) ngày 12-3-2011 được niêm yết ở các điểm bầu cử tại 4 huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và Thủ Thừa ghi quê quán: Phường 10, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh; nơi ở hiện nay: Căn 31, đường 1A, Tổ ANND 01, khu E, City Tân Đức, ấp Bình Tiền 1, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An. Ngoài các chức danh báo đã nêu, bà Hoàng Yến còn là Chủ tịch diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ; thành viên Hội đồng tư vấn các nước ASEAN - ASEAN BAC (...). Xin nói thêm, bà Yến là Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo từ năm 2007 (sau khi ở Mỹ về nước) nhưng trong tiểu sử ứng cử ĐBQH bà khai là chức vụ đó đảm nhiệm từ 1-1994 đến nay.
Trong khi Tổng biên tập Báo NCT chỉ đạo phóng viên tiếp tục xác minh, trả lời chính xác quê bà Yến thì hồi 8 giờ ngày 7-8-2011 (Chủ nhật), trong chương trình Khách mời của VTV3 do nhà báo Lại Văn Sâm dẫn chương trình, ngồi đối thoại với ông Đặng Thành Tâm (em ruột bà Đặng Thị Hoàng Yến) ĐBQH TP Hồ Chí Minh, TGĐ Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn ông Tâm được VTV 3 xác định là người giàu nhất Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán (dòng chữ chạy trên màn hình). Nhiều người cho biết, bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng có nguồn vốn "nặng kí" tại chứng khoán không kém gì em trai. Khi nhà báo Lại Văn Sâm phỏng vấn về nguồn gốc gia đình, quê hương thì ông Đặng Thành Tâm hồ hởi nói: Cha tôi là người miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954. Mẹ là người Hải Phòng. Chị em tôi đều sinh ra ở đó (Hải Phòng).
Vậy là, đã rõ. Ông bố là cán bộ tập kết ra Bắc. Bà Yến sinh ngày 1-6-1959 mà bà khẳng định với TBT Báo Người cao tuổi rằng: Tôi sinh ra ở đâu thì khai quê quán ở đấy! Chẳng lẽ dưới thời Mỹ - Diệm, mẹ bà Yến năm 1959 vào Sài Gòn đẻ con ở quận Phú Nhuận xong lại ra Hải Phòng cho đến ngày miền Nam giải phóng?.
Những ai trong vụ án lấy cắp tài liệu mật của Nhà nước?
Năm 1998, lực lượng an ninh kinh tế khá chật vật trong cuộc đấu tranh với nhiều đối tượng thuộc đường dây chạy thầu một số dự án điện (chuyên án AB98), trong đó bà Đặng Thị Hoàng Yến là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hoàng Yến (thành lập năm 1997) là đối tượng chính, mắt xích chủ yếu của đường dây này. Qua điều tra, xác minh bà Hoàng Yến đã lập và điều hành một đường dây móc nối vào nội bộ các cơ quan Nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Điện lực Việt Nam...) nhằm thu thập tin tức, tài liệu bí mật, cung cấp cho Tập đoàn nước ngoài (ABB) đấu thầu và trúng thầu một số dự án điện lớn của Việt Nam.
Cơ quan Điều tra an ninh kinh tế đã xác định các đối tượng: Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hoàng Yến; Lâm Minh và Nguyễn Duy Bình, nhân viên văn phòng Công ty ABB tại Việt Nam; Phạm Hữu Hòa, lái xe cho ông Võ Hồng Phúc (khi ấy là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và một số đối tượng khác. Ngày 2-3-1998, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt bí mật Nhà nước trong việc đấu thầu các dự án điện". Đồng thời bắt, khám xét, khởi tố và tạm giam 3 bị can (Lâm Minh, Nguyễn Duy Bình và Phạm Hữu Hòa) về tội nêu trên theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Hình sự; riêng Nguyễn Duy Bình có thêm hành vi phạm tội "tiêu hủy tài liệu bí mật của Nhà nước". Vụ án này thu lại được nhiều tài liệu mật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng công ty Điện lực Việt Nam và Bộ Công nghiệp. Vào thời điểm đó, bà Hoàng Yến đã trốn (thực chất được sự can thiệp của...). Qua khai thác, cả ba bị can bị bắt đều nhận hành vi phạm tội, khai báo rõ việc bà Đặng Thị Hoàng Yến móc nối, chỉ đạo, bày cách lấy cắp tài liệu mật để cung cấp cho ABB. Khi kết thúc điều tra, bà Yến và một số đối tượng bị A17 (Bộ Công an) đưa vào diện cấm xuất cảnh trong 2 năm (từ 16-10-1998 đến 16-10-2000). Sau khi Tổng cục An ninh giải tỏa lệnh cấm xuất cảnh (13-9-2000) bà Yến nỗ lực cho một kế hoạch mới để năm 2002 xuất cảnh đi Mỹ, lưu trú ở Hoa Kỳ đến năm 2007. Tại xứ người, bà Yến kết hôn với một Việt kiều Mỹ. Người này từng phạm tội trộm cắp bị cảnh sát Hoa Kỳ phạt tù một năm...
Chồng của bà Hoàng Yến là ai?
Năm 2007 về nước, bà Hoàng Yến ngồi ngay vào ghế Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo. Năm 2008,
Jimmy Trần
chồng bà từ Hoa Kỳ vào Việt Nam và họ thành lập ngay Công ty CP phát triển đô thị Việt Nam (Vietnam Land) và cùng điều hành doanh nghiệp này.
Người chồng đó của bà Yến là Trần Dũng (tức Jimmy Trần) sinh ngày 27-12-1955 quê ở Quảng Bình, Quốc tịch Mỹ, có hộ chiếu số 461772602 cấp ngày 21-9-2009. Ở bên Mỹ, ông ta cư trú ở 1440 Memorian, Houston, Texas 77024USA. Sang Việt Nam cư trú ở căn hộ số 5 tầng 20 (2005R1), chung cư Everich, số 940B đường 3/2, phường 15, quận 11, TP. Hồ Chí Minh. Jimmy Trần từng bị bắt ngày 18-1-1990 tại Hu-xtơn (Tếch - dát) về tội trộm cắp, bị phạt tù 01 năm. Sang Việt Nam, Jimmy Trần làm Tổng giám đốc Công ty CP phát triển đô thị Việt Nam từ ngày 1-10-2008 đến 20-5-2010 do bà Yến kí quyết định bổ nhiệm. Trong thời gian này, Jimmy Trần đã chiếm đoạt khoảng 210 tỉ đồng của Vietnam Land và các nhà thầu khác, bằng các thủ đoạn: Buộc các nhà thầu phải đặt cọc từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng sau đó chiếm đoạt (Công ty Cà phê Cỏ May 200 triệu đồng, Công ty Hữu Nghị 100 triệu đồng...). Tại công trình nhà máy nhiệt điện Kiên Lương (Kiên Giang), việc san lấp mặt bằng Jimmy Trần chiếm đoạt chênh lệch lên đến gần 200 tỉ đồng. Công ty CP xuất nhập khẩu xây dựng thương mại Hải Thành xác nhận khi kí hợp đồng nạo vét bùn giá 35.000 đ/ m3 yêu cầu chi lại cho ông ta 6.000 đ/ m3 (riêng hợp đồng này cũng chiếm đoạt 7,2 tỉ đồng).v.v... Jimmy Trần còn thực hiện một số hành vi phạm pháp khác như nhờ ông Ma Anh đứng tên mua căn nhà số 5 tầng 20, chung cư Everich số 940 đường 3/2 Lê Đại Hành, Quận I, TP Hồ Chí Minh, với giá hơn 4,1 tỉ đồng và đã bị ông ta chiếm đoạt...
Jimmy Trần còn cùng với Tô-mát Huỳnh và Phạm Nha Thi ở Mỹ thiết lập đường dây chuyển tiền bất hợp pháp từ Việt Nam về Mỹ và ngược lại. Sau khi Công ty Vietnam Land và các nhà thầu tố giác, Jimmy Trần đã trốn về Mỹ ngày 5-7-2010 và đang bị truy nã (Quyết định truy nã số 324/ANĐT ngày 24-9-2010 của Bộ Công an).
Bà Hoàng Yến có bị xúc phạm danh dự?
Bà Hoàng Yến kí đơn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ việc Báo Cựu chiến binh Việt Nam truyền bá nội dung phản động, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự ĐBQH... Bà cho rằng "ông Trần Nhung đã giả mạo và lợi dụng uy tín của đồng chí Tổng Bí thư để phục vụ cho ý đồ tống tiền"...
Sự thật bà Yến chi tiền tỉ để "lôi kéo và mua chuộc cử tri" ở 4 huyện của tỉnh Long An trái với Nghị quyết của UBTVQH là có thật sao lại cho là vu khống? Theo báo cáo của các ông Nguyễn Bá Luân, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Vân, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện Đức Huệ v.v... thì bà Hoàng Yến đứng ra tổ chức lễ "tri ân cán bộ lão thành cách mạng" được ông Trần Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh "duyệt" kế hoạch, đồng ý cho tổ chức ngày 29-4 (riêng lãnh đạo Tỉnh ủy không biết việc này). Ngoài 1.300 đại biểu dự (mỗi đại biểu được nhận 500.000 đồng), bà Hoàng Yến còn tổ chức trao tặng kỉ niệm chương (đặc biệt) cho rất nhiều người, chỉ riêng huyện Đức Huệ có 40 người được nhận. Trong đó có cả Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Chỉ huy trưởng BCHQS, Trưởng Công an huyện...). Ngày 4-5-2011 Truyền hình cáp VBC của Tập đoàn Tân Tạo về đơn vị bầu cử số 1 tại xã An Ninh Đông quay chương trình bà Yến tiếp xúc cử tri có làm phỏng vấn. Theo quy định, kênh VBC của Tân Tạo chỉ được phép phát sóng chương trình ca nhạc, chiếu phim mà không có chức năng phát sóng về thời sự chính trị. Rõ ràng kênh VBC (Tân Tạo) vi phạm pháp luật. Ông Liêm, Giám đốc Đài VBC báo cáo với cơ quan An ninh điều tra việc phát sóng về thời sự có liên quan đến công tác bầu cử Quốc hội là thực hiện theo chỉ đạo của Tập đoàn Tân Tạo nhằm mục đích làm tư liệu cho bà Đặng Thị Hoàng Yến...
Trong thời gian trước ngày bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, bà Yến hoạt động rất tích cực ở 4 huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và Thủ Thừa. Ngoài các điểm tiếp xúc cử tri, bà về nhiều xã và hứa hẹn cho nông dân, phụ nữ vay vốn làm kinh tế, xây cầu, trường học, như ở xã Mỹ Thuận Bắc, bà Yến hứa sẽ hỗ trợ 300 triệu đồng để xây cầu và nhà tình nghĩa... Tuy nhiên, cho đến kì họp Quốc hội lần thứ Nhất, bà Yến chưa cấp 8 tỉ đồng vốn XĐGN cho Hội Nông dân, Hội Phụ nữ 4 huyện và tiền tài trợ xây trường, làm cầu, làm nhà tình nghĩa cho địa phương nào.
Những thông tin nêu trong bài viết này là sự thật, liệu bà Đặng Thị Hoàng Yến có còn cho là vu khống?
Vũ Phong
( Nguồn:http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=6419 )
Đây là uẩn khúc ly hôn của bà Đặng Thị Hoàng Yến với Jimy Trần:
Thứ Sáu, 12/08/2011 - 11:05Long An:
Một thẩm phán bị cảnh cáo vì ký 2 bản án trong 1 vụ án
(Dân trí) - TAND tỉnh Long An cho biết vừa có quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo thẩm phán Lê Văn Lắm vì đã “sơ suất” ký ban hành 2 bản án trong 1 vụ án.
Ngày 20/1, VKSND tỉnh Long An ra quyết định kháng nghị bản án “ly hôn kỳ lạ”, đến ngày 28/2 phải ra quyết định rút lại quyết định kháng nghị dù VKSND Long An vẫn cho rằng quyết định kháng nghị do mình ban hành là có căn cứ.
(Ảnh: Người lao động)
Đây là vụ án ly hôn giữa bà Đ.T.H.Y (ngụ TPHCM) và ông Jimmy Trần (quốc tịch Mỹ).
Bà Y. và ông Jimmy Trần kết hôn tại Mỹ sau đó về Việt Nam để tiến hành đầu tư các dự án kinh doanh. Tháng 9/2010, ông Jimmy Trần bị Cơ quan công an khởi tố về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Lúc này, bà Y. xin ly hôn với ông Trần.
Vụ án ly hôn được thẩm phán Lê Văn Lắm xét xử. Trong kết luận của bản án, bà Y. được giao quyền sử dụng toàn bộ tài sản. Sau đó, ông Lắm đã ký ban hành 2 bản án (1 bản 9 trang và 1 bản 10 trang) và còn chậm phát hành bản án này hơn 20 ngày.
Được biết, trước khi bị sát hại, cố nhà báo Lê Hoàng Hùng đã phát hiện “sự kỳ lạ” của vụ án này.
Huỳnh Hải
CÒN ĐÂY LÀ CÁCH ỨNG XỬ VÀ NỤ CƯỜI HỒN NHIÊN ĐẾN MỨC HẾT SỨC VÔ DUYÊN CỦA VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NÀY
HỔNG BIẾT BÌNH LUẬN RA SAO NỮA!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét