My Blog: Tại sao các NHÀ văn, NHÀ thơ ở ta hiện nay lại không viết được tác phẩm nào cho ra hồn? Câu hỏi ấy cứ đặt ra cho tôi mãi mà tôi không trả lời được. Hôm nay tình cờ đọc bài của Lá Xanh Cây thì tôi nghĩ có thể đây là một câu trả lời chăng
Lá Cây Xanh - Đọc báo (Nhân đọc bài: Các nhà văn đang làm gì của Trương Duy Nhất)
(Tác giả người theo nghiệp văn chương, vì lý do tế nhị nên lấy bút danh Lá Cây Xanh để viết bài gửi Dân Luận)
Đọc bài viết này thấy buồn cười: vì đúng quá!
Khi các nhà văn CHXHCNVN không sáng tác theo phong cách “hiện thực XHCN” hoặc “lãng mạn XHCN” nữa thì tất yếu họ phải đi làm cái khác.
Tại sao họ không sáng tác?
Vì sáng tác theo “lý thuyết” văn học của “trường phái” (hay còn gọi là Style) XHCN cần rất nhiều yếu tố, chỉ cần kể ra đây vài yếu tố cơ bản: phải tìm ra điển hình hóa của “con người XHCN”, tác phẩm phải có “tính giai cấp”: nghĩa là phải có quân ta (thắng) quân địch( thua), phải ca ngợi hết lời quân ta, và không tiếc lời chửi bới, thóa mạ quân địch, phải ca ngợi những phẩm chất của quân ta (kể cả khi họ “bỗng nhiên” một ngày đẹp trời vỡ mộng về lý tưởng cộng sản mà họ theo đuổi).
Những tác phẩm này nhan nhản trong văn chương hiện đại Việt Nam, nếu nói không ngoa: chưa hề có tác phẩm nào của các nhà văn miền Bắc đi chệch khỏi (Style) của trường phái văn học XHCN với 2 phong cách đã nêu trên đây.
Tất.
Kể cả các tác phẩm thời “Đổi mới” hoặc sau đổi mới với các cây bút cộng sản được tâng bốc lên tận trời xanh, khiến có một giai đoạn người ta “nhao nhao” dịch ra tiếng nước ngoài hàng loạt, rồi sau một thời gian lại chính người ta chững lại vì các cây bút viết theo trường phái “hiện thực XHCN” và “lãng mạn XHCN” này làm người ta vỡ mộng.
Bởi té ra: tất cả những tác phẩm của các nhà văn cộng sản VN đều đứng trên một thế giới quan VÔ THẦN.
Nghĩa là không coi ai ra gì, chỉ họ là nhất, họ, những kẻ cầm bút sáng tác ra loại văn chương CHXHCN Việt Nam mang một cái TÔI to đùng, họ báng bổ (và đồng thời ca ngợi) cả thế gian, tất cả mọi người, mọi vật đã được phân chia ra thành 2 giai cấp: ta và địch. Không có lực lượng thứ ba.
Ngay bây giờ, hiện nay, thế giới quan và nhân sinh quan của các nhà văn CHXHCN Việt Nam vẫn vô thần như thế mà thôi, sự vô thần này được tóm tắt bằng một câu ngắn gọn: CÁ MÈ MỘT LỨA.
Bởi vậy không chỉ cái Hội Nhà văn Việt Nam mà hầu hết những kẻ theo nghiệp chữ nghĩa ở CHXHCN Việt Nam đều coi nhau, đối xử với nhau theo đúng phương thức ấy. Có thể thấy rất rõ sự “khinh bỉ thằng bên cạnh” trong quan hệ với nhau của họ.
Kèm theo sự vô thần này là mô hình ĐỘC ĐẢNG về chính trị, độc đảng đồng nghĩa với sự vô hình, không ai chỉ huy cũng như chịu trách nhiệm về bất cứ cái gì điều gì hết, Đảng Độc là một hội kín, từ đó phát ra những mệnh lệnh (không biết tại sao lại như vậy) nhưng cũng vô hình nốt, bởi vậy xã hội của nước CHXHCN Việt Nam là một quốc gia không có vua, ai muốn làm gì thì làm, và chả ai làm gì hết, bởi đang còn phải đợi xem cái gì sẽ xảy ra.
Trước kia các nhà văn CHXHCN Việt Nam còn sáng tác được vì cái lý tưởng (Ta to nhất, Ta giỏi nhất, Ta là kẻ thắng) sưởi ấm cái TÔI ngạo mạn và vô (thần thánh) của họ.
Nhưng sau hơn 35 năm hết chiến tranh và cái xã hội CHXHCN Việt Nam từ từ rơi rụng hết màu lý tưởng do Đảng CSVN, cùng chủ nghĩa Mác - Lê “bách chiến bách thắng” mang lại, lý tưởng này trở thành sự VÔ NGHĨA to đùng hiển hiện trong từng ngày sống VÔ ĐẠO LÝ của xã hội VN hôm nay.
Làm sao viết nổi nữa? cho dù có những NHÀ vẫn viết, và vẫn y chang style “hiện thực XHCN” và “lãng mạn XHCN” (kể cả nhà văn CHXHCN Việt Nam đang ở trong nước hay đã “lưu vong chính trị”) bởi sự ngạo mạn vô thần coi mình là nhất vẫn thống trị trong những trang viết mô tả xã hội CHXHCN Việt Nam trong quá khứ hay hiện tại.
Khi các nhà văn không viết nổi, tất yếu phải đàn đúm, nhất là trong cái môi trường xã hội sau chiến tranh “tự dưng” lễ nghĩa tục quán “cổ truyền dân tộc” lên ngôi, như cúng viếng hương khói, thăm hỏi, ghi nhớ tổ tiên.
Cần phải dự những buổi viếng đám ma của hội nhà văn Việt Nam tổ chức khi có một kẻ cầm bút “lên trời” mới thấy hết cái sự tan tác, VÔ CẢM dửng dưng, và sự VÔ HỒN chi phối toàn bộ đám văn nghệ sĩ CHXHCN Việt Nam, làm mất toàn bộ (cái gọi là) sự NHẠY CẢM trời phú cho những kẻ theo nghiệp văn chương.
Trên đời này không có gì ngẫu nhiên. Hãy cứ mở to mắt, lặng im và nhìn thật kỹ. Mọi vật tự nó định nghĩa.
Văn học, văn hóa, văn sĩ CHXHCNVN cũng như cái xã hội Việt Nam (trong nước) do Độc Đảng cầm quyền, và những ai vẫn tiếp tục mang trong mình cái thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản Việt Nam (dù họ đang ở đâu trên quả đất này), tất cả: đang ở trong giai đoạn VÔ PHƯƠNG CỨU CHỮA!
LÁ CÂY XANH (2011.08.31)
My Blog: Tiên sư thằng cha Tào Tháo, nó viết thế mà đúng thiệt!
Nguồn: mạng Internet
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011
Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011
Thư giãn một tý!
EM MÀ KHÔNG BÉO, CÒN LÂU ANH MỚI...YÊU!
Gửi Béo hâm, béo xinh nhất của anh!
Hôm qua, cô bé của anh mặt buồn xo, khác hẳn ngày thường. Khi anh hỏi thì gục vào vai anh nức nở: “Anh có buồn khi người yêu anh vừa… lùn như cây nấm, lại vừa… béo không?”. Anh chỉ muốn cắn vào tai em một cái thật đau, vì em thật ngốc nghếch.
Từ ngày đầu anh quen em, anh đã trêu “em mét rưỡi” và rất chi là… mũm mĩm. Khi em bị trượt ngã, anh vô tình được nắm bàn tay em. Tay em rất mềm (vì nhiều… thịt, hehe) anh thấy… mát và thích lắm (Có khi anh yêu nhóc vì bàn tay ấy đấy). Ấn tượng thứ hai là, nhóc ăn cái gì trông cũng ngon ơi là ngon, khiến một lần anh viêm họng khản đặc mà cũng “đua đòi” “oánh” liền tù tì bốn cốc sữa chua. Kỉ lục! Anh chưa từng ăn được nhiều sữa chua đá như thế.
Hầu như bất cứ món nào, "béo của anh" cũng ăn được, ăn ngon lành, không chê bai gì hết. Em không kiêng kem, kiêng bơ, kiêng sữa gì cả. Cái gì em thích thì em ăn, thật thoải mái. Nhìn em ăn, anh… không chịu được, hehe. Từ ngày yêu em, anh đã tăng được… 6 kg, việc mà mẹ anh cố gắng làm trong bao năm không được. Từ một “bộ hài cốt” anh đã trở thành… siêu mẫu. Nhờ em cả đấy, Béo yêu ạ.
Mình yêu nhau, đi chơi cũng đồng nghĩa với đi ăn. Mình khám phá mọi ngõ ngách của Hà Nội, đâu có món gì ngon cũng biết. Anh là chúa ghét con gái có cái kiểu: “Mình đi ăn không em?”, “Không, em không đói” trong khi bụng réo òng ọc. "Béo của anh"chẳng bao giờ như thế.
Có lẽ anh là một trong những người con trai hạnh phúc nhất vì anh có người yêu có thể chia sẻ với anh mọi sở thích. Em sẵn sàng cùng anh bước vào hàng ăn món… cháo lòng, điều mà rất ít cô gái làm. Em cười tươi “Ngon mà anh”. Hay ăn thì lăn vào bếp, em còn nấu ăn rất tuyệt nữa. Anh thích nhất là ngày cuối tuần được cùng em đi chợ, được em nấu cho ăn. Hôm ấy thế nào anh cũng ậm ạch hàng tiếng đồng hồ vì no.
Con trai sợ nhất là người yêu ốm. Anh thì càng sợ vì anh yêu em rất nhiều mà. Nhưng Béo của anh chẳng bao giờ ốm. Anh yên tâm công tác và thành công như bây giờ là nhờ"Béo khoẻ, Béo đẹp" của anh cả đấy! Đi chơi cùng cả nhóm, anh chưa bao giờ thấy em làm “chậm tiến độ”, em lúc nào cũng tràn trề sinh lực. Em biết không, em được những người bạn thân của anh gọi là “cô gái tươi tắn” đấy. Anh yêu và tự hào về em lắm.
Chị bạn anh vừa bị ngất do ăn kiêng, phải đưa vào viện cấp cứu. Anh thấy kì lạ quá. Bao nhiêu người suy nhược vì ăn kiêng, mà trông có đẹp đâu cơ chứ, thậm chí còn… xanh rớt như tàu lá. Ai cũng muốn có thân hình của búp bêBabie mà không để ý rằng, nếu búp bê Babie có thật thì cô ấy không thể đứng vững được, bởi tỉ lệ cơ thể rất mất cân đối chứ không hề hoàn mỹ. Có thể ra đường, anh vẫn ngoái lại nhìn theo những cô gái "chân dài mình dây", nhưng chỉ để tự nhủ rằng: “Eo, mấy cô này toàn… xương, ôm chán chết, chẳng như Béo của anh gì cả."
Đấy, anh nghĩ thế đấy!”
Nguồn: http://www.facebook.com/kyniemcuatoi
Gửi Béo hâm, béo xinh nhất của anh!
Hôm qua, cô bé của anh mặt buồn xo, khác hẳn ngày thường. Khi anh hỏi thì gục vào vai anh nức nở: “Anh có buồn khi người yêu anh vừa… lùn như cây nấm, lại vừa… béo không?”. Anh chỉ muốn cắn vào tai em một cái thật đau, vì em thật ngốc nghếch.
Từ ngày đầu anh quen em, anh đã trêu “em mét rưỡi” và rất chi là… mũm mĩm. Khi em bị trượt ngã, anh vô tình được nắm bàn tay em. Tay em rất mềm (vì nhiều… thịt, hehe) anh thấy… mát và thích lắm (Có khi anh yêu nhóc vì bàn tay ấy đấy). Ấn tượng thứ hai là, nhóc ăn cái gì trông cũng ngon ơi là ngon, khiến một lần anh viêm họng khản đặc mà cũng “đua đòi” “oánh” liền tù tì bốn cốc sữa chua. Kỉ lục! Anh chưa từng ăn được nhiều sữa chua đá như thế.
Hầu như bất cứ món nào, "béo của anh" cũng ăn được, ăn ngon lành, không chê bai gì hết. Em không kiêng kem, kiêng bơ, kiêng sữa gì cả. Cái gì em thích thì em ăn, thật thoải mái. Nhìn em ăn, anh… không chịu được, hehe. Từ ngày yêu em, anh đã tăng được… 6 kg, việc mà mẹ anh cố gắng làm trong bao năm không được. Từ một “bộ hài cốt” anh đã trở thành… siêu mẫu. Nhờ em cả đấy, Béo yêu ạ.
Mình yêu nhau, đi chơi cũng đồng nghĩa với đi ăn. Mình khám phá mọi ngõ ngách của Hà Nội, đâu có món gì ngon cũng biết. Anh là chúa ghét con gái có cái kiểu: “Mình đi ăn không em?”, “Không, em không đói” trong khi bụng réo òng ọc. "Béo của anh"chẳng bao giờ như thế.
Có lẽ anh là một trong những người con trai hạnh phúc nhất vì anh có người yêu có thể chia sẻ với anh mọi sở thích. Em sẵn sàng cùng anh bước vào hàng ăn món… cháo lòng, điều mà rất ít cô gái làm. Em cười tươi “Ngon mà anh”. Hay ăn thì lăn vào bếp, em còn nấu ăn rất tuyệt nữa. Anh thích nhất là ngày cuối tuần được cùng em đi chợ, được em nấu cho ăn. Hôm ấy thế nào anh cũng ậm ạch hàng tiếng đồng hồ vì no.
Con trai sợ nhất là người yêu ốm. Anh thì càng sợ vì anh yêu em rất nhiều mà. Nhưng Béo của anh chẳng bao giờ ốm. Anh yên tâm công tác và thành công như bây giờ là nhờ"Béo khoẻ, Béo đẹp" của anh cả đấy! Đi chơi cùng cả nhóm, anh chưa bao giờ thấy em làm “chậm tiến độ”, em lúc nào cũng tràn trề sinh lực. Em biết không, em được những người bạn thân của anh gọi là “cô gái tươi tắn” đấy. Anh yêu và tự hào về em lắm.
Chị bạn anh vừa bị ngất do ăn kiêng, phải đưa vào viện cấp cứu. Anh thấy kì lạ quá. Bao nhiêu người suy nhược vì ăn kiêng, mà trông có đẹp đâu cơ chứ, thậm chí còn… xanh rớt như tàu lá. Ai cũng muốn có thân hình của búp bêBabie mà không để ý rằng, nếu búp bê Babie có thật thì cô ấy không thể đứng vững được, bởi tỉ lệ cơ thể rất mất cân đối chứ không hề hoàn mỹ. Có thể ra đường, anh vẫn ngoái lại nhìn theo những cô gái "chân dài mình dây", nhưng chỉ để tự nhủ rằng: “Eo, mấy cô này toàn… xương, ôm chán chết, chẳng như Béo của anh gì cả."
Đấy, anh nghĩ thế đấy!”
Nguồn: http://www.facebook.com/kyniemcuatoi
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011
Trương Duy Nhất: Phó Thủ tướng & “ấn tượng” chuồng trâu
P/S: Đọc Trương Duy Nhất nhiều khi mình phì cười. Thằng cha này nhiều khi cứ tửng từng tưng khi bình bõm về các chính khách (chính khách đếch gì, bọn doanh nhân chính trị thì đúng hơn) Việt. Nhưng của đáng tội, ngoài cái to gan cứ đòi vút râu hùm thì nhiều bài viết của hắn có thể coi là viết về người thật, việc thật. Từ Tổng bí thư đến Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng, Bộ, Thứ trưởng... chẳng kiêng nể gì sất, bỡn cợt tất tần tật.Như cái bài "Phó Thủ tướng & “ấn tượng” chuồng trâu" này tôi đọc cứ phì cười về cách viết tửng từng tưng của hắn. Ấn tượng nhất là đoạn này:
"Nhiều trang mạng cũng tỏ lời khen khá ấn tượng trước hình ảnh bất ngờ này. Trang Viet-studies của Giáo sư Trần Hữu Dũng tỏ ra ngạc nhiên: ồ, hóa ra “không phải chuồng gà như tin đồn”
Trang của tác giả Võ Ngọc Thọ thì bình “nhại” một câu khá ấn tượng: gần trâu mà chẳng hôi tanh mùi… trâu!
Trong khi trang Loantin.com thì nảy ra một “ý tưởng” thú vị: Vậy có nên làm cái chuồng trâu, rồi bắt con cháu mình ra đó ngồi học không nhỉ?
“Gần trâu mà chẳng hôi tanh mùi… trâu!”- Câu bình khá ấn tượng của tác giả Võ Ngọc Thọ trước ấn tượng “cậu bé” Phó Thủ tướng ngồi học bên chuồng trâu.
Trong lúc từ Tổng Bí thư đến nhiều vị Bộ trưởng đều tỏ ra “khiêm nhường” không muốn (hoặc không dám hay không thể) tạo dấu ấn, thì Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nổi lên là một nhân vật có vẻ rất thích tạo dấu ấn.
Khi ngồi ghế Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo, ông Nhân đã để lại dấu ấn khá ấn tượng với hàng loạt chương trình “nói không”.
Mới đây, ông gây một ấn tượng bất ngờ trong cuộc gặp các thủ khoa đại học và học sinh đạt giải Olympic quốc tế khi tiết lộ: ngày xưa từng ngồi học bên chuồng trâu!
Thú thật, thời nhỏ tôi cũng đã từng gánh sọt đi gắp phân trâu, ra đồng ngồi trên lưng trâu học thường ngày. Nhưng ngồi học bên chuồng trâu thì chưa bao giờ. Vì thế, hình ảnh “cậu bé” Phó Thủ tướng ngồi học bên chuồng trâu thật tình gây ấn tượng mạnh trong tôi.
Nhiều trang mạng cũng tỏ lời khen khá ấn tượng trước hình ảnh bất ngờ này. Trang Viet-studies của Giáo sư Trần Hữu Dũng tỏ ra ngạc nhiên: ồ, hóa ra “không phải chuồng gà như tin đồn”.
Trang của tác giả Võ Ngọc Thọ thì bình “nhại” một câu khá ấn tượng: gần trâu mà chẳng hôi tanh mùi… trâu!
Trong khi trang Loantin.com thì nảy ra một “ý tưởng” thú vị: Vậy có nên làm cái chuồng trâu, rồi bắt con cháu mình ra đó ngồi học không nhỉ?
Còn bạn, ấn tượng gì trước “ấn tượng” này?
Nguồn: Bllog Trương Duy Nhất
"Nhiều trang mạng cũng tỏ lời khen khá ấn tượng trước hình ảnh bất ngờ này. Trang Viet-studies của Giáo sư Trần Hữu Dũng tỏ ra ngạc nhiên: ồ, hóa ra “không phải chuồng gà như tin đồn”
Trang của tác giả Võ Ngọc Thọ thì bình “nhại” một câu khá ấn tượng: gần trâu mà chẳng hôi tanh mùi… trâu!
Trong khi trang Loantin.com thì nảy ra một “ý tưởng” thú vị: Vậy có nên làm cái chuồng trâu, rồi bắt con cháu mình ra đó ngồi học không nhỉ?
“Gần trâu mà chẳng hôi tanh mùi… trâu!”- Câu bình khá ấn tượng của tác giả Võ Ngọc Thọ trước ấn tượng “cậu bé” Phó Thủ tướng ngồi học bên chuồng trâu.
Trong lúc từ Tổng Bí thư đến nhiều vị Bộ trưởng đều tỏ ra “khiêm nhường” không muốn (hoặc không dám hay không thể) tạo dấu ấn, thì Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nổi lên là một nhân vật có vẻ rất thích tạo dấu ấn.
Khi ngồi ghế Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo, ông Nhân đã để lại dấu ấn khá ấn tượng với hàng loạt chương trình “nói không”.
Mới đây, ông gây một ấn tượng bất ngờ trong cuộc gặp các thủ khoa đại học và học sinh đạt giải Olympic quốc tế khi tiết lộ: ngày xưa từng ngồi học bên chuồng trâu!
Thú thật, thời nhỏ tôi cũng đã từng gánh sọt đi gắp phân trâu, ra đồng ngồi trên lưng trâu học thường ngày. Nhưng ngồi học bên chuồng trâu thì chưa bao giờ. Vì thế, hình ảnh “cậu bé” Phó Thủ tướng ngồi học bên chuồng trâu thật tình gây ấn tượng mạnh trong tôi.
Nhiều trang mạng cũng tỏ lời khen khá ấn tượng trước hình ảnh bất ngờ này. Trang Viet-studies của Giáo sư Trần Hữu Dũng tỏ ra ngạc nhiên: ồ, hóa ra “không phải chuồng gà như tin đồn”.
Trang của tác giả Võ Ngọc Thọ thì bình “nhại” một câu khá ấn tượng: gần trâu mà chẳng hôi tanh mùi… trâu!
Trong khi trang Loantin.com thì nảy ra một “ý tưởng” thú vị: Vậy có nên làm cái chuồng trâu, rồi bắt con cháu mình ra đó ngồi học không nhỉ?
Còn bạn, ấn tượng gì trước “ấn tượng” này?
Nguồn: Bllog Trương Duy Nhất
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011
Vậy là hết, Gadhafi!
My blog: Bài viết có lẽ thích nhất là đoạn này: "Có thể ai đó sẽ lên tiếng trách cứ NATO, xem họ là những kẻ đạo đức giả, tất cả chỉ vì lòng tham, vì những giếng dầu trữ lượng cao của Lybia. Nhưng tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu ta giữ gìn, không hớ hênh, tạo điều kiện cho người khác động lòng tà thì đời sẽ bớt đi những tay trộm cướp. Nếu sau khi lật đổ vương triều phong kiến, ngài đại tá Gadhafi mở ra một thời kỳ dân chủ, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bầu bán công khai, minh bạch quyền lực thì đâu có ngày phải chui lủi như một ông vua thất thế và bao nhiêu công lao gây dựng nền cộng hòa ở Lybia trở nên vô nghĩa, ngoại bang có cớ để can dự".
Lỗ chỗ vết đạn trên tranh vẽ ông Moammar Gadhafi trên tường một tòa nhà ở Tripoli. Ảnh: AP
TP - Cuối cùng, thủ đô Tripoli thất thủ. Cuối cùng, người dân Lybia biết vài phần về cuộc sống xa hoa của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi, người mà hơn 40 năm trước lật đổ chế độ quân chủ, tức vương triều của vua Idris I, để mở ra một chế độ mới dựa trên cái gọi là “dân chủ nhân dân trực tiếp”. Nhưng không vì thế mà Lybia bước vào một kỷ nguyên dân chủ.
Nhà lãnh đạo Gadhafi dùng đủ mọi cách để xây đắp một “vương triều” mới, ở đó ông trở thành ông vua, dù trên danh nghĩa không có ngai vàng chính thức. Đại tá Gadhafi, như ông tự phong, ngồi trên ngai vàng ấy tới 42 năm trước khi làn sóng dân chủ, với sự hậu thuẫn đầy toan tính của phương Tây, cuốn phăng đế chế Gadhafi chỉ trong vài tháng.
Cho dù đại tá Gadhafi chưa bị bắt, hay chưa ai xác nhận rằng ông đã chết, nhưng có thể chắc chắn: vương triều Gadhafi đã đến ngày tàn. Vì sao? Vì ánh hào quang của một lãnh tụ tối cao, lắm khi có thể được mang ra so sánh với những vị thánh, đã bị lột trần. Chứng kiến lối sống xa hoa với những khu biệt thự quá ư sang trọng,bể bơi ngập tràn ánh nắng, những trang bị nội thất đắt tiền, những chai rượu xuất xứ từ các nước phương Tây, ở những quốc gia mà người từng đứng đầu Lybia từng không ít lần coi là những thứ xấu xa của thế giới, người dân Lybia chắc chắn sẽ phải xem lại những gì từng được nghe, được tuyên truyền, những luận thuyết “vĩ đại và sâu xa” của vị lãnh tụ tối cao.
Và cho dù lực lượng trung thành với ông Gadhafi có chiếm lại được thủ đô Tripoli, ông Gadhafi thoát nạn trở về thì “một nước Lybia của ngày nay chắc chắn không phải là Lybia của ngày xưa nữa”. Mọi bức màn nhung đã hạ, mọi đám khói sân khấu chính trị đã tan, để người dân Lybia nhìn rõ chân dung những diễn viên trên sân khấu quyền lực nước mình.
Có thể ai đó sẽ lên tiếng trách cứ NATO, xem họ là những kẻ đạo đức giả, tất cả chỉ vì lòng tham, vì những giếng dầu trữ lượng cao của Lybia. Nhưng tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu ta giữ gìn, không hớ hênh, tạo điều kiện cho người khác động lòng tà thì đời sẽ bớt đi những tay trộm cướp. Nếu sau khi lật đổ vương triều phong kiến, ngài đại tá Gadhafi mở ra một thời kỳ dân chủ, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bầu bán công khai, minh bạch quyền lực thì đâu có ngày phải chui lủi như một ông vua thất thế và bao nhiêu công lao gây dựng nền cộng hòa ở Lybia trở nên vô nghĩa, ngoại bang có cớ để can dự.
Trong chính trị, rất khó nói chuyện đúng sai vì nói một cách đơn giản, chính trị là nghệ thuật giành và giữ quyền lực. Nhưng dù có quyền nhưng không phát huy dân chủ, “lòng dân không theo” như cách nói của Hồ Nguyên Trừng, con trai Hồ Quý Ly ở Việt Nam, không nhà nước nào có thể trụ vững, dù có bày ra nghìn kế trăm phương hòng duy trì ngôi báu.
Xuân Thủy
Nguồn: http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/Chuyen-Hom-Nay/550061/Vay-la-het-Gadhafi-tpp.html
Lỗ chỗ vết đạn trên tranh vẽ ông Moammar Gadhafi trên tường một tòa nhà ở Tripoli. Ảnh: AP
TP - Cuối cùng, thủ đô Tripoli thất thủ. Cuối cùng, người dân Lybia biết vài phần về cuộc sống xa hoa của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi, người mà hơn 40 năm trước lật đổ chế độ quân chủ, tức vương triều của vua Idris I, để mở ra một chế độ mới dựa trên cái gọi là “dân chủ nhân dân trực tiếp”. Nhưng không vì thế mà Lybia bước vào một kỷ nguyên dân chủ.
Nhà lãnh đạo Gadhafi dùng đủ mọi cách để xây đắp một “vương triều” mới, ở đó ông trở thành ông vua, dù trên danh nghĩa không có ngai vàng chính thức. Đại tá Gadhafi, như ông tự phong, ngồi trên ngai vàng ấy tới 42 năm trước khi làn sóng dân chủ, với sự hậu thuẫn đầy toan tính của phương Tây, cuốn phăng đế chế Gadhafi chỉ trong vài tháng.
Cho dù đại tá Gadhafi chưa bị bắt, hay chưa ai xác nhận rằng ông đã chết, nhưng có thể chắc chắn: vương triều Gadhafi đã đến ngày tàn. Vì sao? Vì ánh hào quang của một lãnh tụ tối cao, lắm khi có thể được mang ra so sánh với những vị thánh, đã bị lột trần. Chứng kiến lối sống xa hoa với những khu biệt thự quá ư sang trọng,bể bơi ngập tràn ánh nắng, những trang bị nội thất đắt tiền, những chai rượu xuất xứ từ các nước phương Tây, ở những quốc gia mà người từng đứng đầu Lybia từng không ít lần coi là những thứ xấu xa của thế giới, người dân Lybia chắc chắn sẽ phải xem lại những gì từng được nghe, được tuyên truyền, những luận thuyết “vĩ đại và sâu xa” của vị lãnh tụ tối cao.
Và cho dù lực lượng trung thành với ông Gadhafi có chiếm lại được thủ đô Tripoli, ông Gadhafi thoát nạn trở về thì “một nước Lybia của ngày nay chắc chắn không phải là Lybia của ngày xưa nữa”. Mọi bức màn nhung đã hạ, mọi đám khói sân khấu chính trị đã tan, để người dân Lybia nhìn rõ chân dung những diễn viên trên sân khấu quyền lực nước mình.
Có thể ai đó sẽ lên tiếng trách cứ NATO, xem họ là những kẻ đạo đức giả, tất cả chỉ vì lòng tham, vì những giếng dầu trữ lượng cao của Lybia. Nhưng tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu ta giữ gìn, không hớ hênh, tạo điều kiện cho người khác động lòng tà thì đời sẽ bớt đi những tay trộm cướp. Nếu sau khi lật đổ vương triều phong kiến, ngài đại tá Gadhafi mở ra một thời kỳ dân chủ, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bầu bán công khai, minh bạch quyền lực thì đâu có ngày phải chui lủi như một ông vua thất thế và bao nhiêu công lao gây dựng nền cộng hòa ở Lybia trở nên vô nghĩa, ngoại bang có cớ để can dự.
Trong chính trị, rất khó nói chuyện đúng sai vì nói một cách đơn giản, chính trị là nghệ thuật giành và giữ quyền lực. Nhưng dù có quyền nhưng không phát huy dân chủ, “lòng dân không theo” như cách nói của Hồ Nguyên Trừng, con trai Hồ Quý Ly ở Việt Nam, không nhà nước nào có thể trụ vững, dù có bày ra nghìn kế trăm phương hòng duy trì ngôi báu.
Xuân Thủy
Nguồn: http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/Chuyen-Hom-Nay/550061/Vay-la-het-Gadhafi-tpp.html
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011
Chính Lênin mới là người đã làm cho Liên Xô tan rã
Vũ Cao Đàm
Đọc bài “Stalin là người đã làm cho Liên Xô tan rã” của Peter Rutland và Philip Pomper do Phạm Nguyên Trường dịch đăng trên Bauxite Việt Nam, tôi sực nhớ đến một cuốn sách rất thú vị, được xuất bản ngay sau ngày nổ ra cuộc Cách mạng Tháng Mười với tiêu đề “Mười ngày rung chuyển thế giới” của John Reed, một nhà nghiên cứu xã hội học người Mỹ, người đã có mặt trong những ngày bão táp của Cách mạng Tháng Mười. Cuốn sách được dịch ra tiếng Việt từ năm 1960 và được tái bản năm 1977.
Điều đặc biệt gây ấn tượng với tôi, là trong cuốn sách đó đã trích dẫn những văn kiện quan trọng cảnh báo Lênin về sự tan rã của Nhà nước Xô-viết, và họ đã dự báo, sự tan rã đó được manh nha ngay từ trong mô hình tổ chức Nhà nước của Lênin: Ngay từ những ngày đầu tiên ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, hàng loạt nhà lãnh đạo của các đảng cộng sản đã phê phán đường lối của Lênin và dự báo sự sụp đổ của Nhà nước Xô-viết. Chẳng hạn, các Ủy viên Hội đồng Dân ủy của Lenin như Noguin, Rưkov, Miliutin, Teodorovitch, Shliavnikov đã ra văn bản tuyên bố:
“Chúng tôi tán thành một chính phủ xã hội gồm mọi đảng phái xã hội. Chúng tôi cho rằng chỉ có một chính phủ như vậy mới có thể củng cố được những thành quả to lớn do giai cấp công nhân và quân đội cách mạng giành được trong những ngày tháng 11 vừa qua. Ngoài chính sách đó ra, chúng tôi chỉ nhìn thấy có một khả năng, là duy trì một chính phủ hoàn toàn bolshevitch bằng chính sách khủng bố chính trị. Hội đồng Dân ủy đã đi theo con đường đó. Chúng tôi không thể và cũng không muốn đi theo họ. Chúng tôi nghĩ rằng con đường đó sẽ dẫn tới sự loại trừ ra khỏi sinh hoạt chính trị những tổ chức vô sản lớn, thiết lập một chế độ vô trách nhiệm và đưa cách mạng và nước nhà tới chỗ bị tiêu diệt. Tự thấy không thể chịu trách nhiệm về một chính sách như vậy, chúng tôi xin từ chức Ủy viên nhân dân trước Ủy ban Xô-viết toàn Nga” [[1]].
Đồng thời, Kameniev, Rưkov, Miliutin, Zinoviev và Noguin đã có thư xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng [[2]]:
“Chúng tôi nghĩ rằng, thành lập một chính phủ như vậy (gồm tất cả các đảng xã hội) là cần thiết để tránh một cuộc đổ máu mới, tránh nạn đói đe doạ… Chúng tôi không thể nào chấp thuận chính sách tai hại của Trung ương, chính sách chống lại ý nguyện của đại đa số giai cấp vô sản và binh lính, là những người mong muốn hòa bình giữa các nhóm khác nhau của nền dân chủ, và không muốn có đổ máu nữa. Bởi vậy, chúng tôi từ bỏ chức vụ Ủy viên Trung ương để được quyền nói ý kiến của chúng tôi với quần chúng công nông và binh lính… Chúng tôi rời Ban chấp hành Trung ương giữa lúc thắng lợi, giữa lúc đảng của chúng tôi lên nắm chính quyền, bởi vì chúng tôi không thể chịu đựng được lâu hơn nữa và đứng nhìn chính sách của những người lãnh đạo trong Ban chấp hành Trung ương dẫn chúng tôi đến chỗ mất những thành quả của cách mạng và dẫn đến chỗ tiêu diệt giai cấp vô sản”.
Sau này (1935), Trosky cũng đã dự báo sự sụp đổ của Nhà nước Xô-viết của Stalin. Ông viết: “Những người Leninist đã không thể bảo vệ chế độ Xô-viết khỏi tan rã và rơi vào chế độ quân chủ”. Và “Sự sụp đổ của chủ nghĩa Stalin là điều có thể đoán trước được và nó sẽ là sự trừng phạt đích đáng cho hàng loạt tội ác chống lại giai cấp công nhân thế giới [[3]].
Rosa Luxemburg, một nhà lý luận Marxist, nhà triết học xã hội người Đức gốc Ba Lan-Do Thái cũng có nhiều ý kiến về nền độc tài Xô-viết của Lênin [[4]], trong đó gây tranh luận nhiều nhất là hai tác phẩm “Vấn đề tổ chức của Đảng Xã hội Dân chủ Nga” (1904) và “Bàn về cách mạng Nga” (1918).
Trong bài này, bà mạnh dạn phê phán quan điểm sợ giới trí thức có ảnh hưởng nguy hiểm tới phong trào vô sản và phê phán cách tiến hành “chế độ dân chủ tập trung tàn nhẫn” là “chủ nghĩa tập trung cực đoan”, kết quả “Ủy ban trung ương trở thành hạt nhân tích cực thật sự, còn tất cả các tổ chức khác chẳng qua chỉ là công cụ chấp hành của trung ương mà thôi.”
Năm 1918, khi đang ở trong tù, bà viết bài “Bàn về cách mạng Nga”. Bản thảo chưa hoàn tất này đưa ra những ý kiến mạnh mẽ phê bình Đảng Cộng sản Bolshevich Nga, chủ yếu nói đảng này đã đối lập chuyên chính với dân chủ, nhấn mạnh chuyên chính mà thủ tiêu dân chủ.
Bà viết: chuyên chính vô sản là “chuyên chính của giai cấp chứ không phải là chuyên chính của một đảng hoặc một tập đoàn. Đó là chuyên chính thực hành dân chủ không hạn chế… tiến hành công khai với mức độ tối đa, được quần chúng nhân dân tham gia một cách tích cực nhất và không bị ngăn trở.” Bà luôn cho rằng bản chất của xã hội XHCN là ở chỗ đa số quần chúng lao động không còn là quần chúng bị thống trị mà là người chủ toàn bộ đời sống chính trị kinh tế của mình, làm chủ một cách có ý thức trong sự tự do, tự quyết.
Về dân chủ XHCN, Rosa Luxemburg bao giờ cũng liên hệ nó với khái niệm tự do và dùng khái niệm ấy để giải thích. Trong “Bàn về cách mạng Nga”, bà viết: “Tự do bị hạn chế thì đời sống công cộng của nhà nước sẽ khô khan, nghèo nàn, công thức hóa, không có hiệu quả. Đó là do thủ tiêu dân chủ mà bịt mất nguồn của mọi tài sản tinh thần và sự sôi nổi trong đời sống”.
Bà viết: “Cùng với sự áp chế đời sống chính trị của cả nước, đời sống Xô-viết nhất định sẽ ngày một tê liệt. Không có bầu cử, thiếu vắng ngành xuất bản không bị hạn chế và sự tự do hội họp… thì đời sống của bất cứ tổ chức công cộng nào cũng dần dần bị tiêu diệt, trở thành đời sống không có linh hồn, chỉ có tầng lớp quan liêu vẫn là nhân tố hoạt động duy nhất”.
Bà vạch rõ, phải cảnh giác với việc chuyên chính vô sản diễn biến thành “sự thống trị của một tập đoàn nhỏ”, “chuyên chính của một nhóm nhà chính trị”, “chuyên chính trên ý nghĩa thống trị của phái Jacobin”.
Bà cảnh báo: nếu cứ để tình trạng đó phát triển thì nhất định sẽ dẫn đến “sự dã man hóa đời sống công cộng”, gây ra sự cưỡng chế, nỗi sợ hãi và nạn tham nhũng, sự “suy đồi đạo đức”.
Rõ ràng, sự sụp đổ của Nhà nước Xô-viết đã được cảnh báo và dựa trên nền độc tài theo mô hình tổ chức Nhà nước của Lênin và càng được khoét sâu thêm bởi sự dã man hóa đời sống công cộng của Stalin.
Lời dẫn của bản dịch “Mười ngày rung chuyển thế giới” cũng cho biết, năm 1919 Lênin đã đọc John Reed một cách hứng thú và đã viết thư cổ vũ Nhà xuất bản ở Mỹ và không có ý kiến gì bác bỏ những sự kiện về lời cảnh báo của những nhà cách mạng cùng thời với ông.
V.C.Đ.
Đọc bài “Stalin là người đã làm cho Liên Xô tan rã” của Peter Rutland và Philip Pomper do Phạm Nguyên Trường dịch đăng trên Bauxite Việt Nam, tôi sực nhớ đến một cuốn sách rất thú vị, được xuất bản ngay sau ngày nổ ra cuộc Cách mạng Tháng Mười với tiêu đề “Mười ngày rung chuyển thế giới” của John Reed, một nhà nghiên cứu xã hội học người Mỹ, người đã có mặt trong những ngày bão táp của Cách mạng Tháng Mười. Cuốn sách được dịch ra tiếng Việt từ năm 1960 và được tái bản năm 1977.
Điều đặc biệt gây ấn tượng với tôi, là trong cuốn sách đó đã trích dẫn những văn kiện quan trọng cảnh báo Lênin về sự tan rã của Nhà nước Xô-viết, và họ đã dự báo, sự tan rã đó được manh nha ngay từ trong mô hình tổ chức Nhà nước của Lênin: Ngay từ những ngày đầu tiên ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, hàng loạt nhà lãnh đạo của các đảng cộng sản đã phê phán đường lối của Lênin và dự báo sự sụp đổ của Nhà nước Xô-viết. Chẳng hạn, các Ủy viên Hội đồng Dân ủy của Lenin như Noguin, Rưkov, Miliutin, Teodorovitch, Shliavnikov đã ra văn bản tuyên bố:
“Chúng tôi tán thành một chính phủ xã hội gồm mọi đảng phái xã hội. Chúng tôi cho rằng chỉ có một chính phủ như vậy mới có thể củng cố được những thành quả to lớn do giai cấp công nhân và quân đội cách mạng giành được trong những ngày tháng 11 vừa qua. Ngoài chính sách đó ra, chúng tôi chỉ nhìn thấy có một khả năng, là duy trì một chính phủ hoàn toàn bolshevitch bằng chính sách khủng bố chính trị. Hội đồng Dân ủy đã đi theo con đường đó. Chúng tôi không thể và cũng không muốn đi theo họ. Chúng tôi nghĩ rằng con đường đó sẽ dẫn tới sự loại trừ ra khỏi sinh hoạt chính trị những tổ chức vô sản lớn, thiết lập một chế độ vô trách nhiệm và đưa cách mạng và nước nhà tới chỗ bị tiêu diệt. Tự thấy không thể chịu trách nhiệm về một chính sách như vậy, chúng tôi xin từ chức Ủy viên nhân dân trước Ủy ban Xô-viết toàn Nga” [[1]].
Đồng thời, Kameniev, Rưkov, Miliutin, Zinoviev và Noguin đã có thư xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng [[2]]:
“Chúng tôi nghĩ rằng, thành lập một chính phủ như vậy (gồm tất cả các đảng xã hội) là cần thiết để tránh một cuộc đổ máu mới, tránh nạn đói đe doạ… Chúng tôi không thể nào chấp thuận chính sách tai hại của Trung ương, chính sách chống lại ý nguyện của đại đa số giai cấp vô sản và binh lính, là những người mong muốn hòa bình giữa các nhóm khác nhau của nền dân chủ, và không muốn có đổ máu nữa. Bởi vậy, chúng tôi từ bỏ chức vụ Ủy viên Trung ương để được quyền nói ý kiến của chúng tôi với quần chúng công nông và binh lính… Chúng tôi rời Ban chấp hành Trung ương giữa lúc thắng lợi, giữa lúc đảng của chúng tôi lên nắm chính quyền, bởi vì chúng tôi không thể chịu đựng được lâu hơn nữa và đứng nhìn chính sách của những người lãnh đạo trong Ban chấp hành Trung ương dẫn chúng tôi đến chỗ mất những thành quả của cách mạng và dẫn đến chỗ tiêu diệt giai cấp vô sản”.
Sau này (1935), Trosky cũng đã dự báo sự sụp đổ của Nhà nước Xô-viết của Stalin. Ông viết: “Những người Leninist đã không thể bảo vệ chế độ Xô-viết khỏi tan rã và rơi vào chế độ quân chủ”. Và “Sự sụp đổ của chủ nghĩa Stalin là điều có thể đoán trước được và nó sẽ là sự trừng phạt đích đáng cho hàng loạt tội ác chống lại giai cấp công nhân thế giới [[3]].
Rosa Luxemburg, một nhà lý luận Marxist, nhà triết học xã hội người Đức gốc Ba Lan-Do Thái cũng có nhiều ý kiến về nền độc tài Xô-viết của Lênin [[4]], trong đó gây tranh luận nhiều nhất là hai tác phẩm “Vấn đề tổ chức của Đảng Xã hội Dân chủ Nga” (1904) và “Bàn về cách mạng Nga” (1918).
Trong bài này, bà mạnh dạn phê phán quan điểm sợ giới trí thức có ảnh hưởng nguy hiểm tới phong trào vô sản và phê phán cách tiến hành “chế độ dân chủ tập trung tàn nhẫn” là “chủ nghĩa tập trung cực đoan”, kết quả “Ủy ban trung ương trở thành hạt nhân tích cực thật sự, còn tất cả các tổ chức khác chẳng qua chỉ là công cụ chấp hành của trung ương mà thôi.”
Năm 1918, khi đang ở trong tù, bà viết bài “Bàn về cách mạng Nga”. Bản thảo chưa hoàn tất này đưa ra những ý kiến mạnh mẽ phê bình Đảng Cộng sản Bolshevich Nga, chủ yếu nói đảng này đã đối lập chuyên chính với dân chủ, nhấn mạnh chuyên chính mà thủ tiêu dân chủ.
Bà viết: chuyên chính vô sản là “chuyên chính của giai cấp chứ không phải là chuyên chính của một đảng hoặc một tập đoàn. Đó là chuyên chính thực hành dân chủ không hạn chế… tiến hành công khai với mức độ tối đa, được quần chúng nhân dân tham gia một cách tích cực nhất và không bị ngăn trở.” Bà luôn cho rằng bản chất của xã hội XHCN là ở chỗ đa số quần chúng lao động không còn là quần chúng bị thống trị mà là người chủ toàn bộ đời sống chính trị kinh tế của mình, làm chủ một cách có ý thức trong sự tự do, tự quyết.
Về dân chủ XHCN, Rosa Luxemburg bao giờ cũng liên hệ nó với khái niệm tự do và dùng khái niệm ấy để giải thích. Trong “Bàn về cách mạng Nga”, bà viết: “Tự do bị hạn chế thì đời sống công cộng của nhà nước sẽ khô khan, nghèo nàn, công thức hóa, không có hiệu quả. Đó là do thủ tiêu dân chủ mà bịt mất nguồn của mọi tài sản tinh thần và sự sôi nổi trong đời sống”.
Bà viết: “Cùng với sự áp chế đời sống chính trị của cả nước, đời sống Xô-viết nhất định sẽ ngày một tê liệt. Không có bầu cử, thiếu vắng ngành xuất bản không bị hạn chế và sự tự do hội họp… thì đời sống của bất cứ tổ chức công cộng nào cũng dần dần bị tiêu diệt, trở thành đời sống không có linh hồn, chỉ có tầng lớp quan liêu vẫn là nhân tố hoạt động duy nhất”.
Bà vạch rõ, phải cảnh giác với việc chuyên chính vô sản diễn biến thành “sự thống trị của một tập đoàn nhỏ”, “chuyên chính của một nhóm nhà chính trị”, “chuyên chính trên ý nghĩa thống trị của phái Jacobin”.
Bà cảnh báo: nếu cứ để tình trạng đó phát triển thì nhất định sẽ dẫn đến “sự dã man hóa đời sống công cộng”, gây ra sự cưỡng chế, nỗi sợ hãi và nạn tham nhũng, sự “suy đồi đạo đức”.
Rõ ràng, sự sụp đổ của Nhà nước Xô-viết đã được cảnh báo và dựa trên nền độc tài theo mô hình tổ chức Nhà nước của Lênin và càng được khoét sâu thêm bởi sự dã man hóa đời sống công cộng của Stalin.
Lời dẫn của bản dịch “Mười ngày rung chuyển thế giới” cũng cho biết, năm 1919 Lênin đã đọc John Reed một cách hứng thú và đã viết thư cổ vũ Nhà xuất bản ở Mỹ và không có ý kiến gì bác bỏ những sự kiện về lời cảnh báo của những nhà cách mạng cùng thời với ông.
V.C.Đ.
Stalin là người đã làm cho Liên Xô tan rã
Hai mươi năm sau cuộc đảo chính làm tan rã Liên Xô, cần phải trở lại với câu đố về sự cáo chung bất ngờ của nó. Nhân vật nào phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về sự sụp đổ của Liên Xô? Câu trả lời thường là nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev (đối với những người theo phái tự do) hay Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (đối với những người bảo thủ). Nhưng trên thực tế, chỉ có một nhân vật xứng đáng được quan tâm mà thôi: đấy là Josef Stalin.
Stalin thường được người ta mô tả như là một thiên tài độc ác nham hiểm, người đã lợi dụng sự kém cỏi của phương Tây và sự hiện diện của Hồng quân ở Berlin vào năm 1945 nhằm mở rộng đế chế Xô Viết vào sâu trong lãnh thổ châu Âu.
Trên thực tế, sự phóng chiếu sức mạnh của Liên Xô vào Trung Âu là sai lầm chiến lược, đã đưa nhà nước Xô Viết đến chỗ diệt vong. Stalin chấp nhận hoàn toàn luận cứ của Vladimir Lenin, cho rằng chủ nghĩa đế quốc là “giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.
Điều này có nghĩa là còn tồn tại thì chủ nghĩa tư bản còn tìm cách bành trướng bằng những cuộc chiến tranh đế quốc và chinh phục lãnh thổ. Để bảo vệ Liên Xô trước cuộc tấn công như thế, Stalin quyết định giữ lại những đội quân khổng lồ ngay cả trong thời bình và đầu tư nhằm bảo đảm an ninh cho một dải đất rộng lớn ở Đông Âu, coi đấy là vùng đệm trước những cuộc đột kích trong tương lai.
Nhưng tư duy chiến lược của Stalin là tư duy cổ lỗ. Trong những thập niên sau năm 1945 đã không hề có một cuộc tấn công đế quốc chủ nghĩa nào. Việc triển khai tên lửa đạn đạo xuyên đại dương có gắn đầu đạn hạt nhân làm cho chiến tranh giữa các siêu cường trở thành phi lý. Hơn nữa, não trạng đế quốc chủ nghĩa đã tự tan vỡ sau những vụ tắm máu liên tiếp trong Thế chiến I và Thế chiến II. Trong suốt thập kỷ sau năm 1945 các đế chế ở châu Âu rơi vào tình trạng phân rã, còn Mỹ thì không quan tâm tới việc xây dựng đế chế hay khởi sự những cuộc chiến lớn trên bộ nữa.
Như vậy là, Stalin đã bảo vệ mình trước mối đe dọa không tồn tại nữa và ông ta đã biến Liên Xô thành đế chế đa sắc tộc trong thời đại khi mà việc xây dựng đế chế đã trở thành lỗi thời và chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng có thêm sức mạnh.
Những người bảo vệ Stalin – ở nước Nga đương đại hiện vẫn còn nhiều người như thế – mô tả ông ta là nhà lãnh đạo có con mắt nhìn xa trông rộng, người đã cứu Liên Xô khỏi cuộc tấn công của chủ nghĩa quốc xã. Họ biện hộ cho những đau khổ mà nhân dân Liên Xô phải chịu đựng dưới thời Stalin, coi đấy là giá phải trả cho quá trình công nghiệp hóa đất nước một cách nhanh chóng và bảo đảm an ninh cho quốc gia trước kẻ thù – hai điều kiện tiên quyết hằm bảo đảm cho các công dân một tương lai tươi sáng. Nhưng trên thực tế, Stalin đã rơi vào bẫy của những giả định cổ lỗ sỹ của thế kỷ XIX về tính chất của chiến tranh và bản chất của quyền lực trong hậu bán thế kỷ XX.
Trong khi tìm cách bảo vệ mình trước chủ nghĩa đế quốc phương Tây, Stalin lại đưa nước Nga vào con đường tự hủy diệt. Liên Xô đã è cổ gánh khoản ngân sách quân sự quá lớn, ngốn ít nhất cũng khoảng 25% GDP và phải triển khai mấy triệu binh sĩ để kiểm soát những khu vực thuộc địa ở Đông Âu.
Trước khi Thế chiến II kết thúc, Stalin đã sát nhập các nước vùng Baltic, Moldova và Tây Ukraine vào Liên Xô. Đa số tuyệt đối dân chúng những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng này không muốn trở thành một phần của Liên Xô, thậm chí sau này những nhà lãnh đạo cộng sản của các nước đó cũng có những tình cảm như thế. Nếu Stalin không khăng khăng sát nhập các nước vùng Baltic mà để cho họ đi theo con đường của Phần Lan – tức là độc lập với Nga từ năm 1918 – thì có khả năng là những cố gắng cải cách của Gorbachev trong giai đoạn perestroika đã thu được thắng lợi rồi. Như đã thấy, công cuộc cải cách của ông ta đã chệch hướng vì những cuộc bạo loạn mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở các nước vùng Baltic và khu vực Caucasus. Hơn thế nữa, việc Gorbachev sẵn sàng chấp nhận sử dụng bạo lực một cách có giới hạn nhằm đè bẹp những người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở Liên Xô, từ Azerbaijan đến Lithuania, đã làm cho những lực lượng dân chủ ủng hộ Boris Yeltsin rời bỏ liên minh cải tổ.
Gorbachev được trao Huân chương Nobel Hòa bình vào năm 1990 vì ông đã tự nguyện lãnh đạo công cuộc giải tán đế chế Xô Viết ở Đông Âu một cách hòa bình. Nhưng quyết định quan trọng nhất về việc không sử dụng quân đội Liên Xô nhằm bảo vệ khối cộng sản thì không phải là của Gorbachev, được đưa ra vào năm 1988, mà là của Yury Andropov, được đưa ra vào năm 1981. Đối mặt với phong trào Đoàn Kết ở Ba Lan, chủ tịch KGB lúc đó là Andropov đã thuyết phục Tổng bí thư Đảng Leonid Brezhnev rằng đưa quân vào Ba Lan, tức là lặp lại các sự kiện ở Praha năm 1968, sẽ chỉ có hại cho Liên Xô – đấy là chưa kể quân đội đang bị sa lầy ở Afghanistan. Các lãnh tụ cộng sản Ba Lan phải tự giải quyết lấy công việc của mình – chủ yếu dựa vào thiết quân luật, điều này đã giúp họ giữ được chính quyền thêm vài năm nữa. Năm 1988 Gorbachev chỉ làm một việc là công khai tuyên bố chính sách đã có hiệu lực trên thực tế từ năm 1981 mà thôi.
Các cường quốc phải thích ứng với những đặc tính luôn thay đổi của hệ thống thế giới, đấy là nói nếu họ vẫn muốn dẫn đầu. Các nhà lãnh đạo phải lo trước thiên hạ chứ không thể chỉ dựa mãi vào những thành tích của quá khứ. Cả các chính khách lẫn các viên tướng đều không được đánh mãi cuộc chiến đã qua. Trong những lựa chọn chiến lược của mình, Stalin đã mắc chính cái sai lầm mà người ta thường mắc như thế. Ông ta tưởng là sẽ còn một Thế chiến II nữa và sẽ còn một hiệp đấu nữa trong trận xung đột mang tính đế quốc chủ nghĩa. Những người kế tục ông ta cũng như hai thế hệ người Nga đã phải trả giá quá đắt.
P.R. – P.P.
Peter Rutland là Giáo sư về Quản lý nhà nước của Đại học Wesleyan University ở Middletown, Connecticut. Philip Pomper là tác giả cuốn: Lenin’s Brother: The Origins of the October Revolution.”
Nguồn: Stalin Caused the Soviet Collapse
Phạm Nguyên Trường dịch
Stalin thường được người ta mô tả như là một thiên tài độc ác nham hiểm, người đã lợi dụng sự kém cỏi của phương Tây và sự hiện diện của Hồng quân ở Berlin vào năm 1945 nhằm mở rộng đế chế Xô Viết vào sâu trong lãnh thổ châu Âu.
Trên thực tế, sự phóng chiếu sức mạnh của Liên Xô vào Trung Âu là sai lầm chiến lược, đã đưa nhà nước Xô Viết đến chỗ diệt vong. Stalin chấp nhận hoàn toàn luận cứ của Vladimir Lenin, cho rằng chủ nghĩa đế quốc là “giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.
Điều này có nghĩa là còn tồn tại thì chủ nghĩa tư bản còn tìm cách bành trướng bằng những cuộc chiến tranh đế quốc và chinh phục lãnh thổ. Để bảo vệ Liên Xô trước cuộc tấn công như thế, Stalin quyết định giữ lại những đội quân khổng lồ ngay cả trong thời bình và đầu tư nhằm bảo đảm an ninh cho một dải đất rộng lớn ở Đông Âu, coi đấy là vùng đệm trước những cuộc đột kích trong tương lai.
Nhưng tư duy chiến lược của Stalin là tư duy cổ lỗ. Trong những thập niên sau năm 1945 đã không hề có một cuộc tấn công đế quốc chủ nghĩa nào. Việc triển khai tên lửa đạn đạo xuyên đại dương có gắn đầu đạn hạt nhân làm cho chiến tranh giữa các siêu cường trở thành phi lý. Hơn nữa, não trạng đế quốc chủ nghĩa đã tự tan vỡ sau những vụ tắm máu liên tiếp trong Thế chiến I và Thế chiến II. Trong suốt thập kỷ sau năm 1945 các đế chế ở châu Âu rơi vào tình trạng phân rã, còn Mỹ thì không quan tâm tới việc xây dựng đế chế hay khởi sự những cuộc chiến lớn trên bộ nữa.
Như vậy là, Stalin đã bảo vệ mình trước mối đe dọa không tồn tại nữa và ông ta đã biến Liên Xô thành đế chế đa sắc tộc trong thời đại khi mà việc xây dựng đế chế đã trở thành lỗi thời và chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng có thêm sức mạnh.
Những người bảo vệ Stalin – ở nước Nga đương đại hiện vẫn còn nhiều người như thế – mô tả ông ta là nhà lãnh đạo có con mắt nhìn xa trông rộng, người đã cứu Liên Xô khỏi cuộc tấn công của chủ nghĩa quốc xã. Họ biện hộ cho những đau khổ mà nhân dân Liên Xô phải chịu đựng dưới thời Stalin, coi đấy là giá phải trả cho quá trình công nghiệp hóa đất nước một cách nhanh chóng và bảo đảm an ninh cho quốc gia trước kẻ thù – hai điều kiện tiên quyết hằm bảo đảm cho các công dân một tương lai tươi sáng. Nhưng trên thực tế, Stalin đã rơi vào bẫy của những giả định cổ lỗ sỹ của thế kỷ XIX về tính chất của chiến tranh và bản chất của quyền lực trong hậu bán thế kỷ XX.
Trong khi tìm cách bảo vệ mình trước chủ nghĩa đế quốc phương Tây, Stalin lại đưa nước Nga vào con đường tự hủy diệt. Liên Xô đã è cổ gánh khoản ngân sách quân sự quá lớn, ngốn ít nhất cũng khoảng 25% GDP và phải triển khai mấy triệu binh sĩ để kiểm soát những khu vực thuộc địa ở Đông Âu.
Trước khi Thế chiến II kết thúc, Stalin đã sát nhập các nước vùng Baltic, Moldova và Tây Ukraine vào Liên Xô. Đa số tuyệt đối dân chúng những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng này không muốn trở thành một phần của Liên Xô, thậm chí sau này những nhà lãnh đạo cộng sản của các nước đó cũng có những tình cảm như thế. Nếu Stalin không khăng khăng sát nhập các nước vùng Baltic mà để cho họ đi theo con đường của Phần Lan – tức là độc lập với Nga từ năm 1918 – thì có khả năng là những cố gắng cải cách của Gorbachev trong giai đoạn perestroika đã thu được thắng lợi rồi. Như đã thấy, công cuộc cải cách của ông ta đã chệch hướng vì những cuộc bạo loạn mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở các nước vùng Baltic và khu vực Caucasus. Hơn thế nữa, việc Gorbachev sẵn sàng chấp nhận sử dụng bạo lực một cách có giới hạn nhằm đè bẹp những người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở Liên Xô, từ Azerbaijan đến Lithuania, đã làm cho những lực lượng dân chủ ủng hộ Boris Yeltsin rời bỏ liên minh cải tổ.
Gorbachev được trao Huân chương Nobel Hòa bình vào năm 1990 vì ông đã tự nguyện lãnh đạo công cuộc giải tán đế chế Xô Viết ở Đông Âu một cách hòa bình. Nhưng quyết định quan trọng nhất về việc không sử dụng quân đội Liên Xô nhằm bảo vệ khối cộng sản thì không phải là của Gorbachev, được đưa ra vào năm 1988, mà là của Yury Andropov, được đưa ra vào năm 1981. Đối mặt với phong trào Đoàn Kết ở Ba Lan, chủ tịch KGB lúc đó là Andropov đã thuyết phục Tổng bí thư Đảng Leonid Brezhnev rằng đưa quân vào Ba Lan, tức là lặp lại các sự kiện ở Praha năm 1968, sẽ chỉ có hại cho Liên Xô – đấy là chưa kể quân đội đang bị sa lầy ở Afghanistan. Các lãnh tụ cộng sản Ba Lan phải tự giải quyết lấy công việc của mình – chủ yếu dựa vào thiết quân luật, điều này đã giúp họ giữ được chính quyền thêm vài năm nữa. Năm 1988 Gorbachev chỉ làm một việc là công khai tuyên bố chính sách đã có hiệu lực trên thực tế từ năm 1981 mà thôi.
Các cường quốc phải thích ứng với những đặc tính luôn thay đổi của hệ thống thế giới, đấy là nói nếu họ vẫn muốn dẫn đầu. Các nhà lãnh đạo phải lo trước thiên hạ chứ không thể chỉ dựa mãi vào những thành tích của quá khứ. Cả các chính khách lẫn các viên tướng đều không được đánh mãi cuộc chiến đã qua. Trong những lựa chọn chiến lược của mình, Stalin đã mắc chính cái sai lầm mà người ta thường mắc như thế. Ông ta tưởng là sẽ còn một Thế chiến II nữa và sẽ còn một hiệp đấu nữa trong trận xung đột mang tính đế quốc chủ nghĩa. Những người kế tục ông ta cũng như hai thế hệ người Nga đã phải trả giá quá đắt.
P.R. – P.P.
Peter Rutland là Giáo sư về Quản lý nhà nước của Đại học Wesleyan University ở Middletown, Connecticut. Philip Pomper là tác giả cuốn: Lenin’s Brother: The Origins of the October Revolution.”
Nguồn: Stalin Caused the Soviet Collapse
Phạm Nguyên Trường dịch
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011
Bài học Gaddafi: Không thể dùng tiền mua nhân phẩm và quyền sống của đồng loại
Doãn Mạnh Dũng
1/9/1969 Trung úy Gaddafi thực hiện cuộc đảo chính chế độ quân chủ Vua Idris và xây dựng nước Gia-ma-hi-ri-a A-rập Li-bi nhân dân Xã hội chủ nghĩa Vĩ đại, gọi tắt là Libi.
Từ một nước nghèo đói, Libi đã trở thành một quốc gia giàu có. Dân số 6.173.579 người (2008). Thu nhập bình quân đầu người 13.100 USD/năm (2007). Tuổi thọ trung bình với nam 71 tuổi, nữ 76 tuổi (theo khảo sát của Liên Hiệp Quốc).
Đó là một quốc gia có mức sống mà nhiều nước trên thế giới thèm khát. Sự giàu có từ nguồn tài nguyên dầu lửa của Li bi đã làm chàng trai Gaddafi ngộ nhận về vị trí của cá nhân trong cộng đồng loài người. Dù rằng những năm Gaddafi nắm quyền hành, thế giới vẫn còn chia hai cực Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa, nhưng nền văn minh của loài người vẫn theo quy luật ngày càng tiến bộ.
Tổ chức sản xuất có xu thế ngày càng rõ theo quy luật liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Con người ngày càng yêu con người hơn. Con người ngày càng được tôn trọng không chỉ quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, phẩm giá và cả tính cách riêng chính đáng của từng cá nhân. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, những luận thuyết cực đoan đã làm mê hoặc lãnh tụ Gaddafi, vì vậy ông đã hậu thuẫn các hành động khủng bố. Gaddafi đã gieo mầm độc từ những năm cuối thập niên 1980.
Năm 1988, chuyến bay 103 của hãng Hàng không Pan Am (Mỹ) bị đánh bom rơi xuống làng Lốc-cơ-bi ở Xcốt-len, khiến 259 người trên máy bay và 11 người trên mặt đất thiệt mạng. Chính quyền Lybia chấp nhận bồi thường 2,7 tỷ USD.
Năm 1989 chiếc máy bay DC-10 của hãng Hàng không UTA (Pháp) bị đánh bom trên bầu trời Ni-giê khiến 170 người thiệt mạng. Chính quyền Lybia phải bồi thường 170 triệu USD.
Mặt dầu số tiền bồi thường trên là rất lớn so với các tai nạn máy bay khác. Nhưng loài người khác với con vật là không chỉ cần miếng ăn mà rất cần quyền được sống, quyền được làm người.
Cái mầm độc do Gaddafi gieo ra cho cả thế giới tuy đã ẩn sâu nhưng vẫn sống và luôn chờ ngày trả lại cho chính Gaddafi.
Về đối nội, gia đình Gaddafi đã sử dụng quyền lực của nhà cầm quyền để chiếm các nguồn sinh ra lợi nhuận trong kinh doanh, trong chia chác các tài nguyên của đất nước. Tiền thu từ tham nhũng không từ lao động nên được sử dụng thiếu trách nhiệm với con người. Theo báo New York Times, Seif al. Islam el. Gaddafi, con trai của Gaddafi đã trả cho ca sĩ Mariah Carey 1 triệu Mỹ kim chỉ để hát 4 bài hát mà y thích trong một buổi tiệc ở đảo St. Bart ở vùng Nam Mỹ.
Sự khác biệt về thu nhập quá lớn cùng với sự phung phí khi sử dụng đồng tiền đã gây ra sự chống đối trong nước. Để giải quyết mâu thuẫn nội bộ, thay vì đối thoại và minh bạch với nhân dân khi dùng đồng tiền thuế của đất nước thì chính quyền Libi dùng bàn tay sắt. Những người phản đối trong nước bị đẩy vào tù. Hơn 1.000 tù nhân mà người ta tố cáo đã bị sát hại bởi lực lượng an ninh tại nhà tù Abu Salim ở Tripoli hồi năm 1996.
Trừ nhóm lợi ích gắn liền với chế độ Gaddafi, dưới họng súng, người dân buộc phải bầu Gaddafi. Nhờ vậy Gaddafi được ca ngợi như biểu tượng của những người cùng khổ và bị áp bức.
Nhưng mâu thuẫn nội bộ trong nước chỉ chờ có cơ hội để bùng lên. Vì sự đàn áp khốc liệt của chế độ Gaddafi, nên không thể hình thành các nhóm đối lập. Libi đã đưa ra một tiền lệ hiếm. Với một quốc gia độc tài, dù lực lượng nổi dậy không thủ lĩnh nhưng vẫn có cơ hội thành công vì họ không đơn độc, cả loài người văn minh bên họ.
Một chính quyền dựa vào vũ khí và quyền lực để kinh doanh, tham nhũng nhằm duy trì lợi ích nhóm, không vì phẩm giá và quyền sống của người khác, không vì lợi ích của cộng đồng thì chính quyền đó đã tự gieo mầm hủy diệt.
Lãng tránh đối thoại, đàn áp các ý kiến khác biệt là chất kích thích giúp mầm độc phát triển nhanh hơn. Theo thời gian, nền văn minh càng phát triển, mầm độc càng lộ diện nhanh và cái kết bi thương của Gaddafi là không tránh khỏi. Tất cả chỉ chờ cơ hội để “cái gì của Sezar thì trả lại cho Sezar”.
Vấn đề hậu Gaddafi là một bài toán lớn. Trước hết Libi cần một Hiến pháp tiến bộ vì lợi ích thật sự, chính đáng và lâu dài cho mọi tầng lớp nhân dân Libi. Những người có công và bị thương trong chiến tranh cần được xã hội trân trọng chăm sóc. Nếu Hiến pháp được thảo ra vì lợi ích của những người soạn thảo ra nó hay vì lợi ích của những nguời có công với cuộc cách mạng Libi thì chắc chắn xã hội Libi sẽ không thể tránh khỏi vòng xoáy bạo lực trong tương lai.
Số phận nghiệt ngã của Gaddafi là bài học lịch sử cho xã hội văn minh của nhân loại!
D.M.D.
Theo Bauxite Việt Nam
1/9/1969 Trung úy Gaddafi thực hiện cuộc đảo chính chế độ quân chủ Vua Idris và xây dựng nước Gia-ma-hi-ri-a A-rập Li-bi nhân dân Xã hội chủ nghĩa Vĩ đại, gọi tắt là Libi.
Từ một nước nghèo đói, Libi đã trở thành một quốc gia giàu có. Dân số 6.173.579 người (2008). Thu nhập bình quân đầu người 13.100 USD/năm (2007). Tuổi thọ trung bình với nam 71 tuổi, nữ 76 tuổi (theo khảo sát của Liên Hiệp Quốc).
Đó là một quốc gia có mức sống mà nhiều nước trên thế giới thèm khát. Sự giàu có từ nguồn tài nguyên dầu lửa của Li bi đã làm chàng trai Gaddafi ngộ nhận về vị trí của cá nhân trong cộng đồng loài người. Dù rằng những năm Gaddafi nắm quyền hành, thế giới vẫn còn chia hai cực Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa, nhưng nền văn minh của loài người vẫn theo quy luật ngày càng tiến bộ.
Tổ chức sản xuất có xu thế ngày càng rõ theo quy luật liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Con người ngày càng yêu con người hơn. Con người ngày càng được tôn trọng không chỉ quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, phẩm giá và cả tính cách riêng chính đáng của từng cá nhân. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, những luận thuyết cực đoan đã làm mê hoặc lãnh tụ Gaddafi, vì vậy ông đã hậu thuẫn các hành động khủng bố. Gaddafi đã gieo mầm độc từ những năm cuối thập niên 1980.
Năm 1988, chuyến bay 103 của hãng Hàng không Pan Am (Mỹ) bị đánh bom rơi xuống làng Lốc-cơ-bi ở Xcốt-len, khiến 259 người trên máy bay và 11 người trên mặt đất thiệt mạng. Chính quyền Lybia chấp nhận bồi thường 2,7 tỷ USD.
Năm 1989 chiếc máy bay DC-10 của hãng Hàng không UTA (Pháp) bị đánh bom trên bầu trời Ni-giê khiến 170 người thiệt mạng. Chính quyền Lybia phải bồi thường 170 triệu USD.
Mặt dầu số tiền bồi thường trên là rất lớn so với các tai nạn máy bay khác. Nhưng loài người khác với con vật là không chỉ cần miếng ăn mà rất cần quyền được sống, quyền được làm người.
Cái mầm độc do Gaddafi gieo ra cho cả thế giới tuy đã ẩn sâu nhưng vẫn sống và luôn chờ ngày trả lại cho chính Gaddafi.
Về đối nội, gia đình Gaddafi đã sử dụng quyền lực của nhà cầm quyền để chiếm các nguồn sinh ra lợi nhuận trong kinh doanh, trong chia chác các tài nguyên của đất nước. Tiền thu từ tham nhũng không từ lao động nên được sử dụng thiếu trách nhiệm với con người. Theo báo New York Times, Seif al. Islam el. Gaddafi, con trai của Gaddafi đã trả cho ca sĩ Mariah Carey 1 triệu Mỹ kim chỉ để hát 4 bài hát mà y thích trong một buổi tiệc ở đảo St. Bart ở vùng Nam Mỹ.
Sự khác biệt về thu nhập quá lớn cùng với sự phung phí khi sử dụng đồng tiền đã gây ra sự chống đối trong nước. Để giải quyết mâu thuẫn nội bộ, thay vì đối thoại và minh bạch với nhân dân khi dùng đồng tiền thuế của đất nước thì chính quyền Libi dùng bàn tay sắt. Những người phản đối trong nước bị đẩy vào tù. Hơn 1.000 tù nhân mà người ta tố cáo đã bị sát hại bởi lực lượng an ninh tại nhà tù Abu Salim ở Tripoli hồi năm 1996.
Trừ nhóm lợi ích gắn liền với chế độ Gaddafi, dưới họng súng, người dân buộc phải bầu Gaddafi. Nhờ vậy Gaddafi được ca ngợi như biểu tượng của những người cùng khổ và bị áp bức.
Nhưng mâu thuẫn nội bộ trong nước chỉ chờ có cơ hội để bùng lên. Vì sự đàn áp khốc liệt của chế độ Gaddafi, nên không thể hình thành các nhóm đối lập. Libi đã đưa ra một tiền lệ hiếm. Với một quốc gia độc tài, dù lực lượng nổi dậy không thủ lĩnh nhưng vẫn có cơ hội thành công vì họ không đơn độc, cả loài người văn minh bên họ.
Một chính quyền dựa vào vũ khí và quyền lực để kinh doanh, tham nhũng nhằm duy trì lợi ích nhóm, không vì phẩm giá và quyền sống của người khác, không vì lợi ích của cộng đồng thì chính quyền đó đã tự gieo mầm hủy diệt.
Lãng tránh đối thoại, đàn áp các ý kiến khác biệt là chất kích thích giúp mầm độc phát triển nhanh hơn. Theo thời gian, nền văn minh càng phát triển, mầm độc càng lộ diện nhanh và cái kết bi thương của Gaddafi là không tránh khỏi. Tất cả chỉ chờ cơ hội để “cái gì của Sezar thì trả lại cho Sezar”.
Vấn đề hậu Gaddafi là một bài toán lớn. Trước hết Libi cần một Hiến pháp tiến bộ vì lợi ích thật sự, chính đáng và lâu dài cho mọi tầng lớp nhân dân Libi. Những người có công và bị thương trong chiến tranh cần được xã hội trân trọng chăm sóc. Nếu Hiến pháp được thảo ra vì lợi ích của những người soạn thảo ra nó hay vì lợi ích của những nguời có công với cuộc cách mạng Libi thì chắc chắn xã hội Libi sẽ không thể tránh khỏi vòng xoáy bạo lực trong tương lai.
Số phận nghiệt ngã của Gaddafi là bài học lịch sử cho xã hội văn minh của nhân loại!
D.M.D.
Theo Bauxite Việt Nam
Hết rồi "tóc xù" Gaddafi!
My blog: Sự tan rã của chế độ độc tài Gaddfi ở châu Phi đã tạo ra nhiều tâm trạng trái chiều nhau của các quốc gia trên thế giới. Phần đông các quốc gia tiến bộ thì vui mừng, cho rằng điều gì đến thì tất yếu phải đến đối với các chế độ độc tài. Nhưng một số quốc gia có chế độ tương tự - chế độ độc tài thì lại tỏ ra lo lắng, hốt hoảng hoặc thậm chí hoảng sợ thực sự như Veneduyela, Bắc Hàn, hay trực tiếp hơn là các chế độ chính trị đang tồn tại ở châu Phi, như Seria, Yamen, v.v... Hiện tượng VTV đưa tin dè dặt hoặc bỏ qua không đưa tin, cập nhật về tình hình Libi (Tối ngày 24/8 khi Tripoli thất thủ rơi vào tay quân khởi nghĩa đã được cả thế giới kể cả CCTV - Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin dồn dập, tỉ mỉ thì VTV1 lại không đưa tin, hoặc chương trình thời sự tối ngày 26/8 của VTV1 cắt bỏ không đưa tin về Libi mặc dù đầu chương trình có nêu tin chính sẽ đưa...) cũng cho thấy sự lúng túng, có phần hoảng loạn đó.
Sự độc tài của cá nhân ông Gaddfi - một nhân vật được cho là anh hùng của nhân dân Libi vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20 nhưng lại trở thành nhà độc tài với những biểu hiện cực đoan và lập dị nhất trong số những nhà độc tài lập dị còn tồn tại ở thế kỷ 21 này. Đến mức một tờ báo ở Anh đã phải vẻ chân dung ông Gaddfi như là một con người có hình hài khác thường:
Ông Gaddafi có nhiều biểu hiện lập dị và cũng được vẽ thành tranh biếm họa
Tuy nhiên, nghĩ cho kỹ thì hình ảnh ông Gaddfi- một kẻ độc tài quái đản cũng là hình ảnh tượng trưng cho nhiều quốc gia mà trình độ dân trí còn ở mức thấp, phương thức sản xuất cũng chỉ mới chừng thoát khỏi chế độ cộng sản nguyên thủy (hình ảnh lãnh tụ của họ chằng hơn gì một ông tù trưởng như Gaddfi của Libi, hay Morales của Ecuador...) hoặc cao hơn là phương thức sản xuất phong kiến gắn liền với chế độ nông nô thì hình ảnh lãnh tụ của họ là các lãnh chúa phong kiến hay các ông vua phong kiến (Stalin của Liên Xô cũ, Mao Trạch Đông của Trung Hoa đại lục, hay Kim Chính Nhật của Bắc Triều Tiên), hoặc tồn tại dưới dạng ông vua tập thể tượng trưng cho kiểu phong kiến phân quyền. Cố nhiên, những trường hợp các ông vua tồn tại trong các nước tư bản thì lại khác hoàn toàn....
Vậy ông Gaddafi là ai? Sự nghiệp chính trị của ông này như thế nào? Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài báo của BBC viết về sự nghiệp tan vỡ của ông Gaddfi.
Sự nghiệp tan vỡ của ông Gaddafi
Cho đến trưa thứ Năm 25/8/2011 không ai biết rõ Đại tá Muammar Gaddafi trốn ở đâu, còn sống hay đã chết, nhưng chế độ của ông xem ra đã tan rã và "hoàn toàn chấm dứt", như lời Ngoại trưởng Anh, William Hague nói cùng ngày.
Anh Quốc và Hoa Kỳ đang thúc đẩy để Liên Hiệp Quốc ra một nghị quyết mở khóa các tài sản của Libya bị đóng băng từ trước cho phe nổi dậy được cả London và Washington công nhận.
Các bài liên quanCuộc chiến thay đổi chế độ LibyaTrận Tripoli phá nát chế độ GaddafiGaddafi thề 'chiến thắng hoặc chết'
Ông Hague nói:
"Chế độ Gaddafi đã chấm dứt. Không có lối quay lại cho chế độ Gaddafi và điều rõ ràng là các nhân vật chủ chốt của chế độ đó đang chạy trốn."
London, theo lời ông William Hague cần ít nhiều thời gian để thuyết phục Nga và Trung Quốc ủng hộ cho bước đi ngoại giao này nhằm tạo dựng lên một chính quyền mới ở Libya.
Phe đối lập Libya trong Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) ra giải thưởng để truy bắt ông Gaddafi.
Theo phóng viên BBC Jonathan Marcus, đây là lần đầu tiên Mùa Xuân Ảrập đem lại một cuộc thay đổi thể chế.
Vì tại Ai Cập, dù ông Hosni Mubarak ra đi, chế độ với hệ thống quan chức, quân đội, an ninh vẫn còn, chỉ thay đổi chiều hướng chính trị.
Còn tại Libya, cuộc nổi dậy của dân chúng phía Đông đất nước đã dẫn tới tình trạng gần như nội chiến trong hơn nửa năm và đem lại một chuyển biến mới sau cuộc tràn ngập Tripoli của phe nổi dậy hôm 23/8.
Cầm quyền 42 năm
Hồ sơ chính trị của Libya vẫn còn chưa rõ nhưng sự tan rã của gia tộc Gaddafi sau 42 năm cầm quyền cũng để lại nhiều bài học.
Khi lên cướp chính quyền với hàm đại uý vào năm 1969, và cho suốt thập niên 1970, ông Muammar Gaddafi là một sĩ quan trẻ, đẹp trai và hấp dẫn quần chúng.
Từng là người theo Tổng thống thiên tả của Ai Cập, Gamal Abdel Nasser, ông Gaddafi, người Libya cũng bắt chước nhà lãnh đạo Ai Cập qua cử chỉ tự phong mình lên làm đại tá, không thèm làm tướng sau cuộc binh biến.
Nếu ông Nasser dùng kênh đạo Suez làm bàn đạp chính trị để mặc cả với Phương Tây, ông Gaddafi coi dầu mỏ là vũ khí.
Sau khi Tripoli bị phe nổi dậy tiến chiếm không ai rõ ông Gaddafi trốn ở đâu
Lên cầm quyền, việc đầu tiên của ông làm là đàm phán lại các hợp đồng khai thác dầu với chủ nước ngoài.
Dầu mỏ có vẻ gắn liền với cuộc đời ông, và trong những giờ phút chế độ Gaddafi tan rã khi phe đấu tranh lật đổ tiến vào Tripoli đêm 21/8 sang ngày 22/8, giá dầu Brent xuống với hy vọng tình hình sớm ổn định.
Trở lại thời những năm 1970 ông Gaddafi nói với các chủ công ty dầu ngoại quốc "người dân đã sống 5000 năm qua không cần dầu và có thể sống thêm vài năm để giành quyền khai thác".
Và ông đã thành công.
Libya trở thành nước đang phát triển đầu tiên có phần cổ đông đa số trong nguồn thu từ dầu mỏ của chính họ.
Sau đó, nhiều nước Ảrập đi theo, mở đường cho làn sóng dầu khí trong vùng vào thập niên 1970.
Nhờ dân ít với chỉ chừng chưa tới ba triệu vào khi đó, và lại có thu nhập từ dầu tương ứng với các nước Ảrập vùng Vịnh, nước Libya của ông Gaddafi đã nhanh chóng làm giàu nhờ nguồn 'vàng đen'.
Nhưng dù từng theo Nasser của Ai Cập bản thân ông Gaddafi muốn tìm con đường riêng, không mặn mà với chủ nghĩa dân tộc Ảrập.
"Chế độ Gaddafi đã chấm dứt. Không có lối quay lại cho chế độ Gaddafi và điều rõ ràng là các nhân vật chủ chốt của chế độ đó đang chạy trốn"
Ngoại trưởng Anh William Hague
Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ là dân du mục Bedouin năm 1942, ông Muammar Gaddafi được cho là người thông minh dù không được học cao ngoài việc đọc kinh Koran và học ở trường sĩ quan.
Nhưng sau khi lên cầm quyền ông cũng nghĩ ra thuyết chính trị riêng và gọi đó là "Học thuyết Vũ trụ thứ ba", ghi trong Sách Xanh màu lá cây.
Ông cũng xác định Libya trước hết là một nước châu Phi và cổ vũ cho liên minh châu Phi.
Có lúc, như vào tháng 3/2007, tức giận với sự phê phán của Liên đoàn Ảrập, ông tuyên bố trên truyền hình rằng "Hãy để Thánh Allah giữ bọn Ảrập thật xa khỏi Libya".
Ông cũng ngang nhiên nói với các lãnh đạo Liên đoàn Ảrập hồi tháng 3/2009 rằng:
"Ta là một lãnh đạo quốc tế, thầy của các ông chủ Ảrập, vua của các vị vua châu Phi, trưởng lão của người Hồi giáo và tư cách cao quý của không cho phép ta hạ mình xuống thấp hơn."
Thái độ kiêu căng này đã khiến một số nước châu Phi và Ảrập không chấp nhận ông.
Khi nổ ra cuộc chiến Libya, các nước Qatar và Ảrập Saudi đã ủng hộ phe liên quân Nato oanh kích Libya.
Ông Gaddafi ra thuyết kêu gọi 'giải phóng mọi dân tộc bị áp bức' nhưng lại nghiêm cấm mọi hành vi, cử chỉ phê phán chế độ của ông tại Libya.
Trên thực tế, với việc bổ nhiệm con cái vào mọi vị trí cao trong hệ thống, ông Gaddafi cũng không khác nhiều các nhà lãnh đạo trong vùng với chính sách gia đình trị hoặc đặc quyền dòng tộc, bộ lạc.
Những người đấu tranh nói rằng công an Libya "tra tấn, bỏ tù không án, xử tử và bắt đi mất tích" những ai phản đối chế độ.
Phe đối lập hải ngoại Libya cũng nói một số nhà hoạt động của họ bị mật vụ của Gaddafi sát hại, kể cả khi sống ở nước ngoài.
Ông Gaddafi nay đã mất quyền còn ông Chavez bị mắc bệnh ung thư phải sang Cuba chữa bệnh
Những nước Phương Tây bị ông Gaddafi coi là thù địch cũng trở thành mục tiêu.
Năm 1986, tại Berlin xảy ra một vụ đánh bom vào hộp đêm nơi thường có quân Mỹ đến chơi, và người ta cho rằng mật vụ Libya đứng đằng sau.
Tổng thống Hoa Kỳ, Ronald Reagan ra lệnh ném bom Tripoli và Benghazi để trả đũa cho hai quân nhân Mỹ và một thường dân bị giết tại Berlin.
Nhưng phải vụ đánh bom máy bay hành khách Pan-Am 103 của Mỹ trên bầu trời Lockerbie, Scotland năm 1988 mới thực sự làm phương Tây nghĩ lại về ông Gaddafi.
Có 270 người bị giết cả trên không và trên mặt đất trong vụ khủng bố lớn nhất Anh Quốc gặp phải từ trước tới đó.
Ban đầu, ông Gaddafi không chịu trao nộp hai nhân vật của Libya, khiến quốc tế áp dụng lệnh trừng phạt.
Mãi đến năm 1999 Tripoli mới nhượng bộ và vụ xử Abdelbaset Ali al-Megrahi, một trong hai nghi phạm đánh bom Lockerbie, bị xử tù.
Quan hệ với Hoa Kỳ dần cải thiện sau khi Anh Quốc, qua hoạt động của Thủ tướng Tony Blair thăm ông Gaddafi trong thập niên 2000, ông Gaddafi tuyên bố từ bỏ chương trình hạt nhân và dần mở lại làm ăn với phương Tây.
Cùng lúc, ông Gaddafi vẫn tiếp tục làm thân với các lãnh đạo thuộc phái Nam Bán Cầu chống lại "chủ nghĩa đế quốc phương Tây" như Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela.
Ông cũng được ủng hộ từ một số nước châu Phi vốn nghi ngờ các dự án thúc đẩy dân chủ của Hoa Kỳ và châu Âu trên thế giới.
Sau khi cấm vận được xóa bỏ và ông Gaddafi tưởng như đã yên tâm với vị trí được "phục hồi" trong cộng đồng quốc tế và chuẩn bị chuyển giao dần quyền lực cho con trai Saif al-Islam.
Kế hoạch này tưởng như khả thi cho đến khi cuộc nổi dậy của chính người dân Libya bùng ra tháng 2/2011.
Đã có nhiều bình luận về nguyên nhân gây ra cuộc nổi dậy nhưng nhìn chung thì trong phong trào dân quyền toàn vùng Bắc Phi được công nghệ thông tin thúc đẩy, Libya không thể là một ngoại lệ, sau khi Cách mạng Mùa xuân Ảrập tràn đến Tunisia, Ai Cập, Yemen và một số nước trong vùng.
Và dù có khả năng vận động, lèo lái chính trị quốc tế, ông Gaddafi cuối cùng đã bị chính làn sóng nổi dậy trong nước, được khối Nato hỗ trợ mạnh về hỏa lực, đưa tới chỗ thất bại.
Sự độc tài của cá nhân ông Gaddfi - một nhân vật được cho là anh hùng của nhân dân Libi vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20 nhưng lại trở thành nhà độc tài với những biểu hiện cực đoan và lập dị nhất trong số những nhà độc tài lập dị còn tồn tại ở thế kỷ 21 này. Đến mức một tờ báo ở Anh đã phải vẻ chân dung ông Gaddfi như là một con người có hình hài khác thường:
Ông Gaddafi có nhiều biểu hiện lập dị và cũng được vẽ thành tranh biếm họa
Tuy nhiên, nghĩ cho kỹ thì hình ảnh ông Gaddfi- một kẻ độc tài quái đản cũng là hình ảnh tượng trưng cho nhiều quốc gia mà trình độ dân trí còn ở mức thấp, phương thức sản xuất cũng chỉ mới chừng thoát khỏi chế độ cộng sản nguyên thủy (hình ảnh lãnh tụ của họ chằng hơn gì một ông tù trưởng như Gaddfi của Libi, hay Morales của Ecuador...) hoặc cao hơn là phương thức sản xuất phong kiến gắn liền với chế độ nông nô thì hình ảnh lãnh tụ của họ là các lãnh chúa phong kiến hay các ông vua phong kiến (Stalin của Liên Xô cũ, Mao Trạch Đông của Trung Hoa đại lục, hay Kim Chính Nhật của Bắc Triều Tiên), hoặc tồn tại dưới dạng ông vua tập thể tượng trưng cho kiểu phong kiến phân quyền. Cố nhiên, những trường hợp các ông vua tồn tại trong các nước tư bản thì lại khác hoàn toàn....
Vậy ông Gaddafi là ai? Sự nghiệp chính trị của ông này như thế nào? Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài báo của BBC viết về sự nghiệp tan vỡ của ông Gaddfi.
Sự nghiệp tan vỡ của ông Gaddafi
Cho đến trưa thứ Năm 25/8/2011 không ai biết rõ Đại tá Muammar Gaddafi trốn ở đâu, còn sống hay đã chết, nhưng chế độ của ông xem ra đã tan rã và "hoàn toàn chấm dứt", như lời Ngoại trưởng Anh, William Hague nói cùng ngày.
Anh Quốc và Hoa Kỳ đang thúc đẩy để Liên Hiệp Quốc ra một nghị quyết mở khóa các tài sản của Libya bị đóng băng từ trước cho phe nổi dậy được cả London và Washington công nhận.
Các bài liên quanCuộc chiến thay đổi chế độ LibyaTrận Tripoli phá nát chế độ GaddafiGaddafi thề 'chiến thắng hoặc chết'
Ông Hague nói:
"Chế độ Gaddafi đã chấm dứt. Không có lối quay lại cho chế độ Gaddafi và điều rõ ràng là các nhân vật chủ chốt của chế độ đó đang chạy trốn."
London, theo lời ông William Hague cần ít nhiều thời gian để thuyết phục Nga và Trung Quốc ủng hộ cho bước đi ngoại giao này nhằm tạo dựng lên một chính quyền mới ở Libya.
Phe đối lập Libya trong Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) ra giải thưởng để truy bắt ông Gaddafi.
Theo phóng viên BBC Jonathan Marcus, đây là lần đầu tiên Mùa Xuân Ảrập đem lại một cuộc thay đổi thể chế.
Vì tại Ai Cập, dù ông Hosni Mubarak ra đi, chế độ với hệ thống quan chức, quân đội, an ninh vẫn còn, chỉ thay đổi chiều hướng chính trị.
Còn tại Libya, cuộc nổi dậy của dân chúng phía Đông đất nước đã dẫn tới tình trạng gần như nội chiến trong hơn nửa năm và đem lại một chuyển biến mới sau cuộc tràn ngập Tripoli của phe nổi dậy hôm 23/8.
Cầm quyền 42 năm
Hồ sơ chính trị của Libya vẫn còn chưa rõ nhưng sự tan rã của gia tộc Gaddafi sau 42 năm cầm quyền cũng để lại nhiều bài học.
Khi lên cướp chính quyền với hàm đại uý vào năm 1969, và cho suốt thập niên 1970, ông Muammar Gaddafi là một sĩ quan trẻ, đẹp trai và hấp dẫn quần chúng.
Từng là người theo Tổng thống thiên tả của Ai Cập, Gamal Abdel Nasser, ông Gaddafi, người Libya cũng bắt chước nhà lãnh đạo Ai Cập qua cử chỉ tự phong mình lên làm đại tá, không thèm làm tướng sau cuộc binh biến.
Nếu ông Nasser dùng kênh đạo Suez làm bàn đạp chính trị để mặc cả với Phương Tây, ông Gaddafi coi dầu mỏ là vũ khí.
Sau khi Tripoli bị phe nổi dậy tiến chiếm không ai rõ ông Gaddafi trốn ở đâu
Lên cầm quyền, việc đầu tiên của ông làm là đàm phán lại các hợp đồng khai thác dầu với chủ nước ngoài.
Dầu mỏ có vẻ gắn liền với cuộc đời ông, và trong những giờ phút chế độ Gaddafi tan rã khi phe đấu tranh lật đổ tiến vào Tripoli đêm 21/8 sang ngày 22/8, giá dầu Brent xuống với hy vọng tình hình sớm ổn định.
Trở lại thời những năm 1970 ông Gaddafi nói với các chủ công ty dầu ngoại quốc "người dân đã sống 5000 năm qua không cần dầu và có thể sống thêm vài năm để giành quyền khai thác".
Và ông đã thành công.
Libya trở thành nước đang phát triển đầu tiên có phần cổ đông đa số trong nguồn thu từ dầu mỏ của chính họ.
Sau đó, nhiều nước Ảrập đi theo, mở đường cho làn sóng dầu khí trong vùng vào thập niên 1970.
Nhờ dân ít với chỉ chừng chưa tới ba triệu vào khi đó, và lại có thu nhập từ dầu tương ứng với các nước Ảrập vùng Vịnh, nước Libya của ông Gaddafi đã nhanh chóng làm giàu nhờ nguồn 'vàng đen'.
Nhưng dù từng theo Nasser của Ai Cập bản thân ông Gaddafi muốn tìm con đường riêng, không mặn mà với chủ nghĩa dân tộc Ảrập.
"Chế độ Gaddafi đã chấm dứt. Không có lối quay lại cho chế độ Gaddafi và điều rõ ràng là các nhân vật chủ chốt của chế độ đó đang chạy trốn"
Ngoại trưởng Anh William Hague
Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ là dân du mục Bedouin năm 1942, ông Muammar Gaddafi được cho là người thông minh dù không được học cao ngoài việc đọc kinh Koran và học ở trường sĩ quan.
Nhưng sau khi lên cầm quyền ông cũng nghĩ ra thuyết chính trị riêng và gọi đó là "Học thuyết Vũ trụ thứ ba", ghi trong Sách Xanh màu lá cây.
Ông cũng xác định Libya trước hết là một nước châu Phi và cổ vũ cho liên minh châu Phi.
Có lúc, như vào tháng 3/2007, tức giận với sự phê phán của Liên đoàn Ảrập, ông tuyên bố trên truyền hình rằng "Hãy để Thánh Allah giữ bọn Ảrập thật xa khỏi Libya".
Ông cũng ngang nhiên nói với các lãnh đạo Liên đoàn Ảrập hồi tháng 3/2009 rằng:
"Ta là một lãnh đạo quốc tế, thầy của các ông chủ Ảrập, vua của các vị vua châu Phi, trưởng lão của người Hồi giáo và tư cách cao quý của không cho phép ta hạ mình xuống thấp hơn."
Thái độ kiêu căng này đã khiến một số nước châu Phi và Ảrập không chấp nhận ông.
Khi nổ ra cuộc chiến Libya, các nước Qatar và Ảrập Saudi đã ủng hộ phe liên quân Nato oanh kích Libya.
Ông Gaddafi ra thuyết kêu gọi 'giải phóng mọi dân tộc bị áp bức' nhưng lại nghiêm cấm mọi hành vi, cử chỉ phê phán chế độ của ông tại Libya.
Trên thực tế, với việc bổ nhiệm con cái vào mọi vị trí cao trong hệ thống, ông Gaddafi cũng không khác nhiều các nhà lãnh đạo trong vùng với chính sách gia đình trị hoặc đặc quyền dòng tộc, bộ lạc.
Những người đấu tranh nói rằng công an Libya "tra tấn, bỏ tù không án, xử tử và bắt đi mất tích" những ai phản đối chế độ.
Phe đối lập hải ngoại Libya cũng nói một số nhà hoạt động của họ bị mật vụ của Gaddafi sát hại, kể cả khi sống ở nước ngoài.
Ông Gaddafi nay đã mất quyền còn ông Chavez bị mắc bệnh ung thư phải sang Cuba chữa bệnh
Những nước Phương Tây bị ông Gaddafi coi là thù địch cũng trở thành mục tiêu.
Năm 1986, tại Berlin xảy ra một vụ đánh bom vào hộp đêm nơi thường có quân Mỹ đến chơi, và người ta cho rằng mật vụ Libya đứng đằng sau.
Tổng thống Hoa Kỳ, Ronald Reagan ra lệnh ném bom Tripoli và Benghazi để trả đũa cho hai quân nhân Mỹ và một thường dân bị giết tại Berlin.
Nhưng phải vụ đánh bom máy bay hành khách Pan-Am 103 của Mỹ trên bầu trời Lockerbie, Scotland năm 1988 mới thực sự làm phương Tây nghĩ lại về ông Gaddafi.
Có 270 người bị giết cả trên không và trên mặt đất trong vụ khủng bố lớn nhất Anh Quốc gặp phải từ trước tới đó.
Ban đầu, ông Gaddafi không chịu trao nộp hai nhân vật của Libya, khiến quốc tế áp dụng lệnh trừng phạt.
Mãi đến năm 1999 Tripoli mới nhượng bộ và vụ xử Abdelbaset Ali al-Megrahi, một trong hai nghi phạm đánh bom Lockerbie, bị xử tù.
Quan hệ với Hoa Kỳ dần cải thiện sau khi Anh Quốc, qua hoạt động của Thủ tướng Tony Blair thăm ông Gaddafi trong thập niên 2000, ông Gaddafi tuyên bố từ bỏ chương trình hạt nhân và dần mở lại làm ăn với phương Tây.
Cùng lúc, ông Gaddafi vẫn tiếp tục làm thân với các lãnh đạo thuộc phái Nam Bán Cầu chống lại "chủ nghĩa đế quốc phương Tây" như Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela.
Ông cũng được ủng hộ từ một số nước châu Phi vốn nghi ngờ các dự án thúc đẩy dân chủ của Hoa Kỳ và châu Âu trên thế giới.
Sau khi cấm vận được xóa bỏ và ông Gaddafi tưởng như đã yên tâm với vị trí được "phục hồi" trong cộng đồng quốc tế và chuẩn bị chuyển giao dần quyền lực cho con trai Saif al-Islam.
Kế hoạch này tưởng như khả thi cho đến khi cuộc nổi dậy của chính người dân Libya bùng ra tháng 2/2011.
Đã có nhiều bình luận về nguyên nhân gây ra cuộc nổi dậy nhưng nhìn chung thì trong phong trào dân quyền toàn vùng Bắc Phi được công nghệ thông tin thúc đẩy, Libya không thể là một ngoại lệ, sau khi Cách mạng Mùa xuân Ảrập tràn đến Tunisia, Ai Cập, Yemen và một số nước trong vùng.
Và dù có khả năng vận động, lèo lái chính trị quốc tế, ông Gaddafi cuối cùng đã bị chính làn sóng nổi dậy trong nước, được khối Nato hỗ trợ mạnh về hỏa lực, đưa tới chỗ thất bại.
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan tái xuất giang hồ: "NHÀ NƯỚC NÀO THÈM ĂN BỚT"...
Đinh Vũ Hoàng Nguyên (tiếp Phần 1)
- Ông Cứ đi thu tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Qua nhà Hồng Cối bán bún chả, vợ Cối nói:
- Đóng thì cháu chả tiếc - Vợ Hồng Cối nhặt ba tờ năm trăm trong ngăn bàn: Nhưng chả hiểu mình đóng thế này có đến tay người cần nhận hay không, hay mà lại bị ăn chặn?.
- Tức là mày bảo tao ăn chặn à?
- Cháu không nói chú, chú ở đây thế nào ai chả biết! Cháu nói là nói cái bọn Nhà nước ý, nó ăn bớt!.
- Này! Này! Bọn nào là bọn Nhà nước? Mày ngồi bán hàng ở đây, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, Nhà nước có thương mày, nên mày mới có chỗ mà ngồi. Chứ mà Nhà nước làm nghiêm thì vợ chồng mày bắn xới lâu rồi. Mà tiền nhà mày đóng, chẳng qua mua được mấy gói mì tôm, Nhà nước nào thèm ăn bớt!.
- Thì cháu cứ nói thế! Không đúng thì thôi!. – Vợ Hồng Cối cười giả lả, kiểu cười trừ.
Hồng Cối mắng vợ:
- Con đĩ này, câm! Cái loại mày cứ mở mồm là ăn nói bậy bạ, có hôm ông vả cho mấy chưởng, gẫy mẹ nó hàm đừng có kêu! – Quay sang ông Cứ, Hồng Cối cười: Cụ tổ trưởng đừng chấp! Con vợ cháu đang mọc răng khôn, nó ngứa, nên hay nói cùn!..
- Tao mà thèm chấp chúng mày!!!. Mà mày cũng chừa cái thói vũ phu đi? Mày mà còn tẩn vợ, có ngày tao đưa lên Phường. Đây! Sổ đây! Ký đi!.
Ông Cứ đi tiếp đến nhà mụ Thấn. Lão Thông nộp một nghìn. Mụ Thấn từ trong nhà loe xoe chạy ra, ngó quyển sổ trên tay ông Cứ, rồi quát lão Thông:
- Đóng thêm một nghìn hai nữa! – Mụ Thấn quay sang ông Cứ nói: Bác ghi cho nhà em đóng tổng cộng là hai nghìn hai!.
- Sao hôm nay đóng nhiều thế?.
- Thì nhà cái con mẹ Đểnh đóng hai nghìn, nhà em lại thua nó chắc!.
- Ơ! Thế nhà này định đóng tiền ủng hộ đồng bào, hay thi tiền với nhà bà Đểnh? Mà này, đóng vào rồi là không có rút lại đâu nhé!.
- Bác coi thường nhà em thế!. Mà tổ sư thằng giời! Mày làm mưa bão lũ lụt, để nhân dân miền Trung phải khổ sở. Mày hú hí trong háng vợ nên mới đui mới mù…. Giời đánh thánh vật cả họ hàng hang hốc nhà mày…
- Thôi thôi, thôi! Để dành bài này sáng mai mà chửi! Tôi đi đây!
- Vâng, nhà bác đi ạ!... Mày cứ rúc đầu hú hí nữa đi! Rồi có ngày giời đánh thánh vật họ hàng hang hốc nhà… mày…
Lão Thông ngồi đấy, bảo:
- Hôm nay bà chửi đích danh giời. Mà bà lại còn “giời đánh thánh vật”, thì hóa giời đánh giời à?
- Thì thì… thì! Bà nhầm, mà mày biết vợ mày nhầm mà mày không nhắc sơm sớm… Mà giời có tự nó đánh nó thì cũng chẳng phải việc của mày.
Rời nhà mụ Thấn, ông Cứ qua nhà Hoan Xồm. Gã này đóng mười lăm nghìn. Ông Cứ nói:
- Mai tao tuyên dương mày trên bảng tin của Khu!.
Hoan Xồm hềnh hệch, bảo:
- Cháu đéo cần! Cậu đừng ghi tên cháu lên, kẻo lại có đứa ghen ăn tức ở!..
(Còn nữa)
Nặc danh nói...
Rất đời ! C/s là thế chứ có cao xa gì đâu hở ..mẹ đĩ ? Cái hồn Việt nó thở vậy đó ! Hay quá !
- Ông Cứ đi thu tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Qua nhà Hồng Cối bán bún chả, vợ Cối nói:
- Đóng thì cháu chả tiếc - Vợ Hồng Cối nhặt ba tờ năm trăm trong ngăn bàn: Nhưng chả hiểu mình đóng thế này có đến tay người cần nhận hay không, hay mà lại bị ăn chặn?.
- Tức là mày bảo tao ăn chặn à?
- Cháu không nói chú, chú ở đây thế nào ai chả biết! Cháu nói là nói cái bọn Nhà nước ý, nó ăn bớt!.
- Này! Này! Bọn nào là bọn Nhà nước? Mày ngồi bán hàng ở đây, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, Nhà nước có thương mày, nên mày mới có chỗ mà ngồi. Chứ mà Nhà nước làm nghiêm thì vợ chồng mày bắn xới lâu rồi. Mà tiền nhà mày đóng, chẳng qua mua được mấy gói mì tôm, Nhà nước nào thèm ăn bớt!.
- Thì cháu cứ nói thế! Không đúng thì thôi!. – Vợ Hồng Cối cười giả lả, kiểu cười trừ.
Hồng Cối mắng vợ:
- Con đĩ này, câm! Cái loại mày cứ mở mồm là ăn nói bậy bạ, có hôm ông vả cho mấy chưởng, gẫy mẹ nó hàm đừng có kêu! – Quay sang ông Cứ, Hồng Cối cười: Cụ tổ trưởng đừng chấp! Con vợ cháu đang mọc răng khôn, nó ngứa, nên hay nói cùn!..
- Tao mà thèm chấp chúng mày!!!. Mà mày cũng chừa cái thói vũ phu đi? Mày mà còn tẩn vợ, có ngày tao đưa lên Phường. Đây! Sổ đây! Ký đi!.
Ông Cứ đi tiếp đến nhà mụ Thấn. Lão Thông nộp một nghìn. Mụ Thấn từ trong nhà loe xoe chạy ra, ngó quyển sổ trên tay ông Cứ, rồi quát lão Thông:
- Đóng thêm một nghìn hai nữa! – Mụ Thấn quay sang ông Cứ nói: Bác ghi cho nhà em đóng tổng cộng là hai nghìn hai!.
- Sao hôm nay đóng nhiều thế?.
- Thì nhà cái con mẹ Đểnh đóng hai nghìn, nhà em lại thua nó chắc!.
- Ơ! Thế nhà này định đóng tiền ủng hộ đồng bào, hay thi tiền với nhà bà Đểnh? Mà này, đóng vào rồi là không có rút lại đâu nhé!.
- Bác coi thường nhà em thế!. Mà tổ sư thằng giời! Mày làm mưa bão lũ lụt, để nhân dân miền Trung phải khổ sở. Mày hú hí trong háng vợ nên mới đui mới mù…. Giời đánh thánh vật cả họ hàng hang hốc nhà mày…
- Thôi thôi, thôi! Để dành bài này sáng mai mà chửi! Tôi đi đây!
- Vâng, nhà bác đi ạ!... Mày cứ rúc đầu hú hí nữa đi! Rồi có ngày giời đánh thánh vật họ hàng hang hốc nhà… mày…
Lão Thông ngồi đấy, bảo:
- Hôm nay bà chửi đích danh giời. Mà bà lại còn “giời đánh thánh vật”, thì hóa giời đánh giời à?
- Thì thì… thì! Bà nhầm, mà mày biết vợ mày nhầm mà mày không nhắc sơm sớm… Mà giời có tự nó đánh nó thì cũng chẳng phải việc của mày.
Rời nhà mụ Thấn, ông Cứ qua nhà Hoan Xồm. Gã này đóng mười lăm nghìn. Ông Cứ nói:
- Mai tao tuyên dương mày trên bảng tin của Khu!.
Hoan Xồm hềnh hệch, bảo:
- Cháu đéo cần! Cậu đừng ghi tên cháu lên, kẻo lại có đứa ghen ăn tức ở!..
(Còn nữa)
Nặc danh nói...
Rất đời ! C/s là thế chứ có cao xa gì đâu hở ..mẹ đĩ ? Cái hồn Việt nó thở vậy đó ! Hay quá !
Báo chí ở Việt Nam
Chính vì chức năng “tuyên truyền cho các chính sách của Đảng và Nhà nước” cũng như vai trò “định hướng dư luận” được coi là chính yếu, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi trình độ chuyên môn về thông tin của báo chí Việt Nam chưa thể so sánh với báo chí khu vực, chưa nói gì đến báo chí trên thế giới.
Năm 1994, về nước, tôi được nhận vào làm thực tập tại tiểu ban Tin Tham Khảo, thuộc Ban Quốc tế của Thông tấn xã Việt Nam (một số bạn hẳn còn nhớ, ở thời điểm đó, hàng ngày Thông tấn xã Việt Nam phát hành hai bản tin tham khảo sáng-chiều có đóng dấu “mật- tài liệu không phổ biến”). Tiểu ban của chúng tôi có mười mấy người, do anh Hà Minh Huệ mới từ phân xã New York trở về làm trưởng tiểu ban (anh Huệ hiện đang giữ chức Phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam). Mặc dù mang tiếng làm việc ở Ban Quốc tế của Thông tấn xã, nhưng công việc của chúng tôi chỉ đơn giản là dịch lại tin tức từ các bản tin của các hãng thông tấn nước ngoài như AP, UPI, Reuter… được chuyển về bằng máy telex (hồi đó chưa có Internet và máy fax cũng rất hạn chế). Cứ đầu giờ sáng, anh Huệ qua phòng telex lấy tin, mang về xé cho chúng tôi mỗi người một mảnh cặm cụi ngồi dịch, sau đó chừng 10h sáng thì nộp cho anh Huệ để làm bản tin chiều, đầu giờ chiều lại nhận tin để dịch, tới 3h30 chiều nộp làm bản tin sáng. Anh Huệ là người thày đầu tiên trong quãng đời nghề báo ngắn ngủ của tôi, người cặm cụi sửa cho tôi từng lỗi dịch sai, từng dấu chấm câu. Tôi còn nhớ, sau nhiều ngày hùng hục làm việc, một buổi chiều, anh Huệ rất hớn hở cầm một tập bản tin tới bàn làm việc của tôi khoe: “tin em dịch được đăng rồi đây này!”. Tôi run bắn lên vì hồi hộp, nhưng khi nhìn thấy bản in thì lại thất vọng tràn trề: toàn bộ bài báo tôi dịch đã bị cắt còn lại đúng năm dòng, thông báo về việc một nhóm cựu binh Mỹ tới bờ biển Đà Nẵng tổ chức lướt sóng!
Suốt thời gian làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam, tôi học được hai bài học chính về nghề báo ở Việt Nam. Bài học thứ nhất - đừng làm ngôi sao, hãy viết như mọi người! Tôi rất ngạc nhiên khi những bài báo tôi dành tâm huyết để nghiên cứu, tìm cách diễn đạt đặc sắc lại là những bài báo không bao giờ qua được cửa biên tập, trong khi những bài báo vô thưởng vô phạt, được viết ra một cách qua quít cẩu thả lại được khen ngợi. Chúng tôi thường đùa nhau, cơ quan của chúng tôi giỏi nhất việc vo tròn phong cách viết của mọi người, là cái lò tạo ra những sản phẩm dập khuân. Bài học thứ hai tôi học được sau ba tháng làm việc đầu tiên, khi tôi được anh Huệ biểu dương ở cuộc họp chung ở tiểu ban về thái độ và hiệu suất làm việc. Lý do là thông thường, chúng tôi chỉ phải dịch tin đến 10h sáng, sau đó có thể nghỉ ngơi, đọc báo, uống trà hay tán láo cho đến lúc ăn trưa. Nhưng tôi thường chỉ mất hơn một tiếng để dịch một tin, nên đến 9.30 đã xong phần việc của mình và tiện tay dịch thêm vài tin nữa, kết quả là nhiều khi tới giờ ăn tôi vẫn cặm cụi ngồi làm. Sau buổi họp, mấy chị lớn tuổi hơn nửa đùa nửa thật nói với tôi “này, buổi trưa chị còn phải đi đón con, giặt quần áo, đi chợ, nên cậu đừng có phấn đấu làm chiến sĩ thi đua như thế sếp cứ lấy cậu là làm gương là chết bọn chị”. Hóa ra nếu bạn không muốn vừa phải làm thêm nhiều việc, vừa bị mọi người ghét, thì chỉ viết giống như mọi người chưa đủ, bạn còn phải làm việc giống mọi người nữa. Khi tôi biết cách mỗi buổi chỉ dịch một tin, thời gian còn lại đọc báo, uống trà và tán láo giống như mọi người, không khí trong tiểu ban đối với tôi thay đổi hẳn, thân thiện hơn trước rất nhiều, chỉ có anh Huệ là cười cười nói “mày học nhanh quá”.
Mười bảy năm sau ngày tôi rời khỏi Thông tấn xã Việt Nam, báo chí Việt Nam đã có những thay đổi lớn. Với gần 800 tờ báo và tạp chí, hàng chục đài truyền hình trung ương và địa phương, hơn một trăm kênh truyền hình đang được phát sóng, báo chí Việt Nam, cũng giống như xã hội Việt Nam, đang loay hoay trong một giai đoạn bản lề.
Chèn tiêu đề của ảnh vào đâyNói đến báo chí Việt Nam, trước tiên phải nói đến sự khác biệt của nó đối với báo chí ở bên ngoài. Một trong những đặc điểm đầu tiên tôi đã có dịp đề cập ở trên, đó là vấn đề uy tín. Ở những quốc gia mà tôi có dịp tới học tập hay làm việc, báo chí - trừ những tờ báo in hay kênh truyền hình cực kỳ lớn - phần lớn bị coi là “rác rưởi”. Cạnh tranh gay gắt về thông tin, sự hùng hậu của báo lá cải khiến cho sự cạnh tranh trong giới truyền thông trở nên hết sức khốc liệt, và người ta không từ một thủ đoạn nào để có được thông tin. Uy tín và sự tin cậy dành cho phóng viên ở mức đặc biệt thấp, và mỗi một cuộc phỏng vấn đối với lãnh đạo của các thương hiệu hay công ty là một cuộc đấu trí thực sự. Trong khi đó, báo chí Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn trước, được công chúng coi trọng- dù dưới tư cách là kênh phát ngôn chính thức của các cơ quan thuộc Đảng và nhà nước, hay dưới tư cách phản biện của tiếng nói quần chúng lao động.
Trên phương diện phát ngôn chính thức (“là tiếng nói của…”, “là cơ quan ngôn luận của…” - được in rõ ràng trên manchette báo), báo chí Việt Nam thường được chia thành ba nhóm: báo chí nhóm một, báo chí nhóm hai và báo chí nhóm ba. Nhóm một là những cơ quan báo chí quan trọng nhất như báo Nhân Dân, đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam. Báo chí nhóm hai là báo chí thuộc chính quyền và đảng bộ địa phương hay các tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương như Hà nội mới, Đài truyền hình Hà nội, Sài gòn Giải phóng, Thanh Niên hay Lao Động…báo chí nhóm ba là các báo, tạp chí hay bản tin còn lại. Tuy có vai trò quan trọng trong việc “định hướng dư luận”, nhưng trừ truyền hình, còn các báo in thuộc nhóm một và hai lại có lượng người đọc ít hơn so với báo chí nhóm ba (tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như báo T.T, tờ nhật báo lớn nhất và có uy tín nhất cả nước, lại chỉ được coi là báo chí nhóm ba).
Chính vì chức năng “tuyên truyền cho các chính sách của Đảng và Nhà nước” cũng như vai trò “định hướng dư luận” được coi là chính yếu, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi trình độ chuyên môn về thông tin của báo chí Việt Nam chưa thể so sánh với báo chí khu vực, chưa nói gì đến báo chí trên thế giới. Trong một giờ lên lớp, khi tôi đề nghị các sinh viên của tôi (đang theo học năm thứ ba của khoa báo chí trường Đại học Xã hội và Nhân văn) thử viết một tin ngắn chừng hai trăm chữ về thông tin một công nhân bị tai nạn ngã chết trên công trường xây dựng, khai thác thông tin này trên mười hướng khác nhau, tôi rất ngạc nhiên khi tuyệt đại đa số họ không hiểu được thế nào là “khai thác trên mười hướng”, thậm chí chỉ trên khía cạnh một tin vắn thông thường, họ cũng chưa viết được. Thực ra, nếu bạn nhìn vào giáo trình giảng dạy cho sinh viên báo chí, bạn sẽ không thể trách họ được, nhất là khi bạn biết, phần lớn giáo viên giảng dạy tại khoa báo chí lại chưa từng được làm báo theo đúng nghĩa của nó, mà chủ yếu hoặc nghiên cứu về lịch sử báo chí tại các trường đại học thuộc Liên xô cũ, Cu-ba hay Đông Đức, hoặc được chuyển từ khoa Ngữ văn sang. Các tờ báo buộc phải đào tạo lại các phóng viên theo kiểu truyền nghề, từ kinh nghiệm thực tế (như anh C.K của báo S.G.T.T phải tự soạn ra một cuốn sách lấy tên là “Những gì họ không dạy bạn ở trường báo chí” để huấn luyện lại cho phóng viên) nên thỉnh thoảng lại có một đợt sóng trồi sụt về chất lượng của báo chí khi những phóng viên lâu năm nghỉ việc hoặc chuyển sang làm việc ở tờ báo khác
Báo chí Việt Nam hình thành một số nét đặc biệt khác, mà tôi tạm gọi là “văn hóa” để so sánh nó với báo chí quốc tế. Đầu tiên là văn hóa “báo không thể sai”. Ở các nước khác, trước khi đến được với người đọc, thông tin thường phải trải qua một quá trình kiểm tra chéo nghiêm ngặt để đảm bảo tính trung thực và khách quan của nó, và nguồn tin thường được phân cấp về mức độ tin cậy (nguồn tin cấp một- nhận trực tiếp từ nguồn, được tiếp cận văn bản; nguồn tin cấp hai –nhận trực tiếp từ nguồn, không được tiếp cận văn bản; nguồn tin cấp ba- thông tin nhận qua trung gian, không được tiếp cận văn bản…vv). Trong khi đó, ở Việt Nam, các tờ báo rất ít khi đưa việc kiểm tra chéo thông tin như một qui trình bắt buộc của tác nghiệp báo chí, nên lấy lý do báo sắp ra nhà in, thông tin cần đưa ngay, người ta khá thoải mái trong việc cung cấp các nguồn tin thiếu kiểm chứng. Ngay cả khi đưa tin không đúng sự thật, báo chí Việt Nam cũng rất hiếm khi xin lỗi hay đăng thông tin cải chính- mặc dù luật báo chí có qui định về việc này
Thiếu sự đòi hỏi nghiêm ngặt về tính chính xác của thông tin sẽ dẫn đến thiếu cạnh tranh gay gắt về thông tin, nên báo chí Việt Nam hình thành một văn hóa “chia sẻ”, trái ngược hoàn toàn với văn hóa “độc quyền” của báo chí nước ngoài. Ở Việt Nam, thông tin có thể được các phóng viên làm việc ở các tờ báo khác nhau chia sẻ với nhau, và các phóng viên ở các tờ báo khác nhau hoàn toàn thoải mái khi cùng ngồi trao đổi hoặc phỏng vấn đại diện của một công ty. Các phóng viên viết cùng một lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục hay y tế hình thành các nhóm chơi với nhau khá thân thiết, và có rất ít cạnh tranh về thông tin giữa họ với nhau. Điều này là trái ngược hoàn toàn với báo chí phương Tây, nơi phóng viên của các tờ báo luôn luôn dè chừng, cảnh giác với phóng viên của các tờ báo khác mà họ coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, và hầu như không có chuyện họ lại chơi với nhau theo nhóm. Văn hóa chia sẻ này khiến cho những khái niệm như “ dành riêng cho…” (exclusive…) hầu như ít tồn tại ở Việt Nam, và “đặc quyền tiếp cận” không còn là một công cụ hữu hiệu của quan hệ công chúng (“đặc quyền tiếp cận” là một công cụ của quan hệ công chúng, khi bạn cung cấp quyền tiếp cận thông tin hoặc nguồn tin chỉ dành riêng cho một phóng viên hay một tờ báo, do đó tạo giá trị cho riêng tờ báo hay phóng viên đó). “Văn hóa chia sẻ”, cộng thêm với văn hóa “đừng làm ngôi sao” khiến cho các bài viết thường na ná như nhau, ít có bản sắc riêng của người viết, và đặc biệt khi đã có thông cáo báo chí được soạn sẵn, thì việc các bài báo với nội dung giống nhau xuất hiện trên vài ba chục tờ báo là điều thường xuyên xảy ra. “Văn hóa chia sẻ” cũng khiến cho các tin xấu lan đi rất nhanh, và hầu như rất khó làm cái điều mà nhiều khách hàng của chúng tôi đòi hỏi-“bịt” tin xấu lại không cho phát tán ra ngoài. Khi các phóng viên quyết định “đánh” một vấn đề gì đó, họ cũng thường phát động “chiến tranh tổng lực” hay “chiến tranh trường kỳ” dựa trên sự chia sẻ thông tin trong nhóm.
“Văn hóa chia sẻ” của báo chí Việt Nam lại dẫn đến văn hóa “báo không ăn thịt báo”- báo chí Việt Nam rất e ngại trong việc đưa ra những thông tin ngược lại với thông tin đã được đăng tải trên “các báo bạn”, cho dù biết rằng những thông tin đó có thể không chính xác. Phần lớn trường hợp, họ chỉ dùng thái độ im lặng của mình để phản ứng thông tin sai lệch, mà hầu như không bao giờ trực tiếp đứng ra chỉ trích tính tin cậy hay công khai thách thức tính xác thực các bài báo của đồng nghiệp. Có một sự “ngầm định” khi có ai đó có ý định thách thức văn hóa “báo không thể sai” của báo chí Việt Nam
Một nét văn hóa nữa chúng ta có thể nhận rõ trong thời gian vừa qua, đó là văn hóa “lề trái” và “lề phải” của báo chí Việt Nam- rất nhạy cảm về mặt chính trị, có các qui tắc và “cấm kỵ” bất thành văn và chịu sự kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung của các cơ quan chính quyền và tổ chức Đảng. Chuyên gia quan hệ công chúng phải nắm được “văn hóa lề phải”: các định hướng tuyên truyền và các chính sách chính trị, xã hội kinh tế trọng tâm, từ đó khéo léo lồng ghép vấn đề của mình cho phù hợp với chính sách đó, đồng thời phải hiểu được “văn hóa lề trái” những mối quan tâm và bức xúc của quần chúng, phản ánh thông qua báo chí, hiểu được ranh giới mong manh giữa hai lề và sự tế nhị của các tổng biên tập khi phải giữ một khoảng cách vừa phải với cả hai lề
Một đặc điểm nữa của báo chí Việt Nam là văn hóa đồng dạng. Phần lớn các báo hay chương trình truyền hình của Việt Nam có nội dung tương tự như nhau, và không có sự khác biệt quá nhiều về “thương hiệu” báo chí như các tờ T.T, T.N, L.D, N.L.D…Báo chí chuyên ngành ở Việt Nam còn chưa phát triển, nội dung nghèo nàn, chất lượng bài viết không cao và lượng người đọc thấp. Đây là thiệt thòi lớn đối với ngành quan hệ công chúng, vì quan hệ công chúng chủ yếu tác động đến những nhóm đối tượng nhỏ và chuyên biệt (ví dụ như các nhà khoa học, các chuyên gia một ngành khoa học cụ thể, các chính trị gia..vv) mà báo chí chuyên ngành, ở các nước khác, lại là công cụ đắc lực để tác động đến nhóm đối tượng này. Lý do chủ yếu, có lẽ là, thói quen nghiên cứu vấn đề của mình một cách nghiêm túc và khoa học chưa được hình thành ở Việt Nam. Khi các chuyên gia không có thói quen tổng kết những vấn đề mà mình nghiên cứu hay theo dõi, trình bày cho công chúng hay đồng nghiệp của mình dưới dạng các bài viết hay công trình có giá trị thực tiễn, thì sẽ khó có đất cho sự phát triển của báo chí chuyên ngành.
Trong rất nhiều cuộc hội thảo về nghề báo và mối quan hệ giữa quan hệ công chúng và báo chí Việt Nam, có một câu hỏi thường xuyên được nhắc tới, đó là “văn hóa phong bì”. Tôi cố giải thích cho các khách hàng của chúng tôi, những khách hàng bị ràng buộc bới Điều luật về chống hối lộ các cơ quan và tổ chức nhà nước (báo chí Việt Nam, do nhà nước sở hữu và quản lý, nằm trong phạm vi của điều luật này), nguồn gốc của văn hóa này. Năm 1988, khi tôi rời khỏi Việt Nam, tôi đang nhận tiêu chuẩn tem phiếu hạng N (Nhân dân). Tiêu chuẩn này cung cấp cho tôi hàng tháng một khẩu phần là 13 kg gạo (được tăng lên 18 kg khi tôi vào học đại học), 100 gram thịt (có giá trị chuyển đổi sang 200 gram sườn hay 150 gram mỡ), 500 gram đường và 0.5 lít nước chấm. Với các tiêu chuẩn tem phiếu khác (A-B cho cấp Bộ/Thứ trưởng, C cho cấp Vụ trưởng, D-E cho cấp trưởng phòng, chuyên viên, cán sự), khẩu phần có khá hơn, nhưng tựu trung cũng vẫn là một khẩu phần chết đói. Để giúp cán bộ của mình có thể tồn tại mà không suy nhược đến chết, các cơ quan nhà nước phải có “kế hoạch 3”, bằng mọi cách tăng khẩu phần ăn cho cán bộ của mình. Tuy vậy, danh chính ngôn thuận các “quĩ đen” như vậy không được công nhận, và phân chia các quĩ như vậy cũng rất phức tạp. Cách chia đơn giản nhất là ở các cuộc họp, mỗi người dự họp được phát một cái phong bì, trong đó có một số tiền nhỏ. Cứ như vậy, hình thành một thói quen, thậm chí là một văn hóa, đó là khi tới dự các cuộc họp, các đại biểu đều được phát một phần quà nhỏ hoặc một phong bì có tiền. Khi tôi làm việc ở Thông tấn xã, chúng tôi có một quĩ nhỏ, do đóng góp của cán bộ trong ban đang làm việc ở các phân xã nước ngoài, quà của địa phương khi chúng tôi đi công tác..vv tất cả được cho vào một “quĩ đen” được dùng vào các việc hiếu, hỉ, thăm nom người ốm và, chia đều cho các cán bộ của tiểu ban dưới dạng phong bì trong các cuộc họp. “Miếng bít-tết mà quí vị đang ăn trong bữa trưa nay”- tôi thường nửa đùa nửa thật nói với họ-“gấp đôi số thịt mà tôi được ăn trong cả tháng, cho nên đừng giận dữ khi chúng tôi bắt buộc phải tìm cách để tồn tại”. Phần lớn các bạn có lẽ còn nhớ câu nói quen thuộc của thời đó “nhà văn-nhà báo-nhà giáo= nhà nghèo”
Chính vì hiểu được lý do bắt nguồn của văn hóa đó, nên trong một thời gian dài, tôi không cảm thấy có vấn đề gì khi trong các cuộc họp báo, các phóng viên nhận một phong bì với một số tiền nhỏ. Chúng tôi coi số tiền nhỏ đó là số tiền bù cho chi phí xăng xe đi lại của phóng viên, những thứ chúng tôi biết tòa soạn sẽ không bao giờ hoàn trả ngược lại cho họ. Dù có nhận phong bì đó, phóng viên cũng không có bất cứ một trách nhiệm nào về nội dung bài viết, về thái độ trong cuộc họp báo…vv.
Điều đáng tiếc là, cùng với thời gian, văn hóa phong bì đã bị biến tướng bới một số công ty quan hệ công chúng hay một số khách hàng coi việc “mua bài” của phóng viên là công việc chính của chuyên gia quan hệ công chúng. Các phóng viên đã tức giận kể cho tôi nghe, trong buổi họp báo của một công ty kinh doanh bất động sản, người phát ngôn của công ty đã viết lên bảng số fax của công ty mình và bảng giá của các bài viết- hỡi các phóng viên, hãy fax bài viết của bạn tới cho chúng tôi và chúng tôi sẽ trả tiền cho các bạn dựa vào nội dung ca ngợi của bài viết! Chúng tôi sẽ đếm chữ để trả tiền, các bạn hãy cố gắng lên! Cho dù làm các nhà báo chân chính tức giận, không thể thừa nhận rằng có một số nhà báo đã bị ảnh hưởng, và “phong bì” trở thành nguồn thu nhập chính của họ, đặc biệt là khi tờ báo không đủ sức nuôi sống họ. Cho nên, chúng tôi đã gặp cả hai trường hợp, khi thì có phóng viên kiên quyết không nhận phong bì có số tiền nhỏ kia, lúc lại có phóng viên thẳng thừng hỏi sao không trả tiền cho họ “kiếm chút cháo” khi mà chúng tôi đã lấy tiền từ khách hàng để “có cơm ăn”.
Tôi xin đưa thêm một đặc điểm nữa của báo chí Việt Nam hiện nay là sự vô cảm (thiếu lương tâm, thiếu trách nhiệm, thiếu tự trọng....)của người làm báo và sự thờ ơ (sự quay lưng lại đối với báo chí trong nước)của người đọc báo. Hi hi...
Theo Blog Hãy dành thời gian
Năm 1994, về nước, tôi được nhận vào làm thực tập tại tiểu ban Tin Tham Khảo, thuộc Ban Quốc tế của Thông tấn xã Việt Nam (một số bạn hẳn còn nhớ, ở thời điểm đó, hàng ngày Thông tấn xã Việt Nam phát hành hai bản tin tham khảo sáng-chiều có đóng dấu “mật- tài liệu không phổ biến”). Tiểu ban của chúng tôi có mười mấy người, do anh Hà Minh Huệ mới từ phân xã New York trở về làm trưởng tiểu ban (anh Huệ hiện đang giữ chức Phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam). Mặc dù mang tiếng làm việc ở Ban Quốc tế của Thông tấn xã, nhưng công việc của chúng tôi chỉ đơn giản là dịch lại tin tức từ các bản tin của các hãng thông tấn nước ngoài như AP, UPI, Reuter… được chuyển về bằng máy telex (hồi đó chưa có Internet và máy fax cũng rất hạn chế). Cứ đầu giờ sáng, anh Huệ qua phòng telex lấy tin, mang về xé cho chúng tôi mỗi người một mảnh cặm cụi ngồi dịch, sau đó chừng 10h sáng thì nộp cho anh Huệ để làm bản tin chiều, đầu giờ chiều lại nhận tin để dịch, tới 3h30 chiều nộp làm bản tin sáng. Anh Huệ là người thày đầu tiên trong quãng đời nghề báo ngắn ngủ của tôi, người cặm cụi sửa cho tôi từng lỗi dịch sai, từng dấu chấm câu. Tôi còn nhớ, sau nhiều ngày hùng hục làm việc, một buổi chiều, anh Huệ rất hớn hở cầm một tập bản tin tới bàn làm việc của tôi khoe: “tin em dịch được đăng rồi đây này!”. Tôi run bắn lên vì hồi hộp, nhưng khi nhìn thấy bản in thì lại thất vọng tràn trề: toàn bộ bài báo tôi dịch đã bị cắt còn lại đúng năm dòng, thông báo về việc một nhóm cựu binh Mỹ tới bờ biển Đà Nẵng tổ chức lướt sóng!
Suốt thời gian làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam, tôi học được hai bài học chính về nghề báo ở Việt Nam. Bài học thứ nhất - đừng làm ngôi sao, hãy viết như mọi người! Tôi rất ngạc nhiên khi những bài báo tôi dành tâm huyết để nghiên cứu, tìm cách diễn đạt đặc sắc lại là những bài báo không bao giờ qua được cửa biên tập, trong khi những bài báo vô thưởng vô phạt, được viết ra một cách qua quít cẩu thả lại được khen ngợi. Chúng tôi thường đùa nhau, cơ quan của chúng tôi giỏi nhất việc vo tròn phong cách viết của mọi người, là cái lò tạo ra những sản phẩm dập khuân. Bài học thứ hai tôi học được sau ba tháng làm việc đầu tiên, khi tôi được anh Huệ biểu dương ở cuộc họp chung ở tiểu ban về thái độ và hiệu suất làm việc. Lý do là thông thường, chúng tôi chỉ phải dịch tin đến 10h sáng, sau đó có thể nghỉ ngơi, đọc báo, uống trà hay tán láo cho đến lúc ăn trưa. Nhưng tôi thường chỉ mất hơn một tiếng để dịch một tin, nên đến 9.30 đã xong phần việc của mình và tiện tay dịch thêm vài tin nữa, kết quả là nhiều khi tới giờ ăn tôi vẫn cặm cụi ngồi làm. Sau buổi họp, mấy chị lớn tuổi hơn nửa đùa nửa thật nói với tôi “này, buổi trưa chị còn phải đi đón con, giặt quần áo, đi chợ, nên cậu đừng có phấn đấu làm chiến sĩ thi đua như thế sếp cứ lấy cậu là làm gương là chết bọn chị”. Hóa ra nếu bạn không muốn vừa phải làm thêm nhiều việc, vừa bị mọi người ghét, thì chỉ viết giống như mọi người chưa đủ, bạn còn phải làm việc giống mọi người nữa. Khi tôi biết cách mỗi buổi chỉ dịch một tin, thời gian còn lại đọc báo, uống trà và tán láo giống như mọi người, không khí trong tiểu ban đối với tôi thay đổi hẳn, thân thiện hơn trước rất nhiều, chỉ có anh Huệ là cười cười nói “mày học nhanh quá”.
Mười bảy năm sau ngày tôi rời khỏi Thông tấn xã Việt Nam, báo chí Việt Nam đã có những thay đổi lớn. Với gần 800 tờ báo và tạp chí, hàng chục đài truyền hình trung ương và địa phương, hơn một trăm kênh truyền hình đang được phát sóng, báo chí Việt Nam, cũng giống như xã hội Việt Nam, đang loay hoay trong một giai đoạn bản lề.
Chèn tiêu đề của ảnh vào đâyNói đến báo chí Việt Nam, trước tiên phải nói đến sự khác biệt của nó đối với báo chí ở bên ngoài. Một trong những đặc điểm đầu tiên tôi đã có dịp đề cập ở trên, đó là vấn đề uy tín. Ở những quốc gia mà tôi có dịp tới học tập hay làm việc, báo chí - trừ những tờ báo in hay kênh truyền hình cực kỳ lớn - phần lớn bị coi là “rác rưởi”. Cạnh tranh gay gắt về thông tin, sự hùng hậu của báo lá cải khiến cho sự cạnh tranh trong giới truyền thông trở nên hết sức khốc liệt, và người ta không từ một thủ đoạn nào để có được thông tin. Uy tín và sự tin cậy dành cho phóng viên ở mức đặc biệt thấp, và mỗi một cuộc phỏng vấn đối với lãnh đạo của các thương hiệu hay công ty là một cuộc đấu trí thực sự. Trong khi đó, báo chí Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn trước, được công chúng coi trọng- dù dưới tư cách là kênh phát ngôn chính thức của các cơ quan thuộc Đảng và nhà nước, hay dưới tư cách phản biện của tiếng nói quần chúng lao động.
Trên phương diện phát ngôn chính thức (“là tiếng nói của…”, “là cơ quan ngôn luận của…” - được in rõ ràng trên manchette báo), báo chí Việt Nam thường được chia thành ba nhóm: báo chí nhóm một, báo chí nhóm hai và báo chí nhóm ba. Nhóm một là những cơ quan báo chí quan trọng nhất như báo Nhân Dân, đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam. Báo chí nhóm hai là báo chí thuộc chính quyền và đảng bộ địa phương hay các tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương như Hà nội mới, Đài truyền hình Hà nội, Sài gòn Giải phóng, Thanh Niên hay Lao Động…báo chí nhóm ba là các báo, tạp chí hay bản tin còn lại. Tuy có vai trò quan trọng trong việc “định hướng dư luận”, nhưng trừ truyền hình, còn các báo in thuộc nhóm một và hai lại có lượng người đọc ít hơn so với báo chí nhóm ba (tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như báo T.T, tờ nhật báo lớn nhất và có uy tín nhất cả nước, lại chỉ được coi là báo chí nhóm ba).
Chính vì chức năng “tuyên truyền cho các chính sách của Đảng và Nhà nước” cũng như vai trò “định hướng dư luận” được coi là chính yếu, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi trình độ chuyên môn về thông tin của báo chí Việt Nam chưa thể so sánh với báo chí khu vực, chưa nói gì đến báo chí trên thế giới. Trong một giờ lên lớp, khi tôi đề nghị các sinh viên của tôi (đang theo học năm thứ ba của khoa báo chí trường Đại học Xã hội và Nhân văn) thử viết một tin ngắn chừng hai trăm chữ về thông tin một công nhân bị tai nạn ngã chết trên công trường xây dựng, khai thác thông tin này trên mười hướng khác nhau, tôi rất ngạc nhiên khi tuyệt đại đa số họ không hiểu được thế nào là “khai thác trên mười hướng”, thậm chí chỉ trên khía cạnh một tin vắn thông thường, họ cũng chưa viết được. Thực ra, nếu bạn nhìn vào giáo trình giảng dạy cho sinh viên báo chí, bạn sẽ không thể trách họ được, nhất là khi bạn biết, phần lớn giáo viên giảng dạy tại khoa báo chí lại chưa từng được làm báo theo đúng nghĩa của nó, mà chủ yếu hoặc nghiên cứu về lịch sử báo chí tại các trường đại học thuộc Liên xô cũ, Cu-ba hay Đông Đức, hoặc được chuyển từ khoa Ngữ văn sang. Các tờ báo buộc phải đào tạo lại các phóng viên theo kiểu truyền nghề, từ kinh nghiệm thực tế (như anh C.K của báo S.G.T.T phải tự soạn ra một cuốn sách lấy tên là “Những gì họ không dạy bạn ở trường báo chí” để huấn luyện lại cho phóng viên) nên thỉnh thoảng lại có một đợt sóng trồi sụt về chất lượng của báo chí khi những phóng viên lâu năm nghỉ việc hoặc chuyển sang làm việc ở tờ báo khác
Báo chí Việt Nam hình thành một số nét đặc biệt khác, mà tôi tạm gọi là “văn hóa” để so sánh nó với báo chí quốc tế. Đầu tiên là văn hóa “báo không thể sai”. Ở các nước khác, trước khi đến được với người đọc, thông tin thường phải trải qua một quá trình kiểm tra chéo nghiêm ngặt để đảm bảo tính trung thực và khách quan của nó, và nguồn tin thường được phân cấp về mức độ tin cậy (nguồn tin cấp một- nhận trực tiếp từ nguồn, được tiếp cận văn bản; nguồn tin cấp hai –nhận trực tiếp từ nguồn, không được tiếp cận văn bản; nguồn tin cấp ba- thông tin nhận qua trung gian, không được tiếp cận văn bản…vv). Trong khi đó, ở Việt Nam, các tờ báo rất ít khi đưa việc kiểm tra chéo thông tin như một qui trình bắt buộc của tác nghiệp báo chí, nên lấy lý do báo sắp ra nhà in, thông tin cần đưa ngay, người ta khá thoải mái trong việc cung cấp các nguồn tin thiếu kiểm chứng. Ngay cả khi đưa tin không đúng sự thật, báo chí Việt Nam cũng rất hiếm khi xin lỗi hay đăng thông tin cải chính- mặc dù luật báo chí có qui định về việc này
Thiếu sự đòi hỏi nghiêm ngặt về tính chính xác của thông tin sẽ dẫn đến thiếu cạnh tranh gay gắt về thông tin, nên báo chí Việt Nam hình thành một văn hóa “chia sẻ”, trái ngược hoàn toàn với văn hóa “độc quyền” của báo chí nước ngoài. Ở Việt Nam, thông tin có thể được các phóng viên làm việc ở các tờ báo khác nhau chia sẻ với nhau, và các phóng viên ở các tờ báo khác nhau hoàn toàn thoải mái khi cùng ngồi trao đổi hoặc phỏng vấn đại diện của một công ty. Các phóng viên viết cùng một lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục hay y tế hình thành các nhóm chơi với nhau khá thân thiết, và có rất ít cạnh tranh về thông tin giữa họ với nhau. Điều này là trái ngược hoàn toàn với báo chí phương Tây, nơi phóng viên của các tờ báo luôn luôn dè chừng, cảnh giác với phóng viên của các tờ báo khác mà họ coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, và hầu như không có chuyện họ lại chơi với nhau theo nhóm. Văn hóa chia sẻ này khiến cho những khái niệm như “ dành riêng cho…” (exclusive…) hầu như ít tồn tại ở Việt Nam, và “đặc quyền tiếp cận” không còn là một công cụ hữu hiệu của quan hệ công chúng (“đặc quyền tiếp cận” là một công cụ của quan hệ công chúng, khi bạn cung cấp quyền tiếp cận thông tin hoặc nguồn tin chỉ dành riêng cho một phóng viên hay một tờ báo, do đó tạo giá trị cho riêng tờ báo hay phóng viên đó). “Văn hóa chia sẻ”, cộng thêm với văn hóa “đừng làm ngôi sao” khiến cho các bài viết thường na ná như nhau, ít có bản sắc riêng của người viết, và đặc biệt khi đã có thông cáo báo chí được soạn sẵn, thì việc các bài báo với nội dung giống nhau xuất hiện trên vài ba chục tờ báo là điều thường xuyên xảy ra. “Văn hóa chia sẻ” cũng khiến cho các tin xấu lan đi rất nhanh, và hầu như rất khó làm cái điều mà nhiều khách hàng của chúng tôi đòi hỏi-“bịt” tin xấu lại không cho phát tán ra ngoài. Khi các phóng viên quyết định “đánh” một vấn đề gì đó, họ cũng thường phát động “chiến tranh tổng lực” hay “chiến tranh trường kỳ” dựa trên sự chia sẻ thông tin trong nhóm.
“Văn hóa chia sẻ” của báo chí Việt Nam lại dẫn đến văn hóa “báo không ăn thịt báo”- báo chí Việt Nam rất e ngại trong việc đưa ra những thông tin ngược lại với thông tin đã được đăng tải trên “các báo bạn”, cho dù biết rằng những thông tin đó có thể không chính xác. Phần lớn trường hợp, họ chỉ dùng thái độ im lặng của mình để phản ứng thông tin sai lệch, mà hầu như không bao giờ trực tiếp đứng ra chỉ trích tính tin cậy hay công khai thách thức tính xác thực các bài báo của đồng nghiệp. Có một sự “ngầm định” khi có ai đó có ý định thách thức văn hóa “báo không thể sai” của báo chí Việt Nam
Một nét văn hóa nữa chúng ta có thể nhận rõ trong thời gian vừa qua, đó là văn hóa “lề trái” và “lề phải” của báo chí Việt Nam- rất nhạy cảm về mặt chính trị, có các qui tắc và “cấm kỵ” bất thành văn và chịu sự kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung của các cơ quan chính quyền và tổ chức Đảng. Chuyên gia quan hệ công chúng phải nắm được “văn hóa lề phải”: các định hướng tuyên truyền và các chính sách chính trị, xã hội kinh tế trọng tâm, từ đó khéo léo lồng ghép vấn đề của mình cho phù hợp với chính sách đó, đồng thời phải hiểu được “văn hóa lề trái” những mối quan tâm và bức xúc của quần chúng, phản ánh thông qua báo chí, hiểu được ranh giới mong manh giữa hai lề và sự tế nhị của các tổng biên tập khi phải giữ một khoảng cách vừa phải với cả hai lề
Một đặc điểm nữa của báo chí Việt Nam là văn hóa đồng dạng. Phần lớn các báo hay chương trình truyền hình của Việt Nam có nội dung tương tự như nhau, và không có sự khác biệt quá nhiều về “thương hiệu” báo chí như các tờ T.T, T.N, L.D, N.L.D…Báo chí chuyên ngành ở Việt Nam còn chưa phát triển, nội dung nghèo nàn, chất lượng bài viết không cao và lượng người đọc thấp. Đây là thiệt thòi lớn đối với ngành quan hệ công chúng, vì quan hệ công chúng chủ yếu tác động đến những nhóm đối tượng nhỏ và chuyên biệt (ví dụ như các nhà khoa học, các chuyên gia một ngành khoa học cụ thể, các chính trị gia..vv) mà báo chí chuyên ngành, ở các nước khác, lại là công cụ đắc lực để tác động đến nhóm đối tượng này. Lý do chủ yếu, có lẽ là, thói quen nghiên cứu vấn đề của mình một cách nghiêm túc và khoa học chưa được hình thành ở Việt Nam. Khi các chuyên gia không có thói quen tổng kết những vấn đề mà mình nghiên cứu hay theo dõi, trình bày cho công chúng hay đồng nghiệp của mình dưới dạng các bài viết hay công trình có giá trị thực tiễn, thì sẽ khó có đất cho sự phát triển của báo chí chuyên ngành.
Trong rất nhiều cuộc hội thảo về nghề báo và mối quan hệ giữa quan hệ công chúng và báo chí Việt Nam, có một câu hỏi thường xuyên được nhắc tới, đó là “văn hóa phong bì”. Tôi cố giải thích cho các khách hàng của chúng tôi, những khách hàng bị ràng buộc bới Điều luật về chống hối lộ các cơ quan và tổ chức nhà nước (báo chí Việt Nam, do nhà nước sở hữu và quản lý, nằm trong phạm vi của điều luật này), nguồn gốc của văn hóa này. Năm 1988, khi tôi rời khỏi Việt Nam, tôi đang nhận tiêu chuẩn tem phiếu hạng N (Nhân dân). Tiêu chuẩn này cung cấp cho tôi hàng tháng một khẩu phần là 13 kg gạo (được tăng lên 18 kg khi tôi vào học đại học), 100 gram thịt (có giá trị chuyển đổi sang 200 gram sườn hay 150 gram mỡ), 500 gram đường và 0.5 lít nước chấm. Với các tiêu chuẩn tem phiếu khác (A-B cho cấp Bộ/Thứ trưởng, C cho cấp Vụ trưởng, D-E cho cấp trưởng phòng, chuyên viên, cán sự), khẩu phần có khá hơn, nhưng tựu trung cũng vẫn là một khẩu phần chết đói. Để giúp cán bộ của mình có thể tồn tại mà không suy nhược đến chết, các cơ quan nhà nước phải có “kế hoạch 3”, bằng mọi cách tăng khẩu phần ăn cho cán bộ của mình. Tuy vậy, danh chính ngôn thuận các “quĩ đen” như vậy không được công nhận, và phân chia các quĩ như vậy cũng rất phức tạp. Cách chia đơn giản nhất là ở các cuộc họp, mỗi người dự họp được phát một cái phong bì, trong đó có một số tiền nhỏ. Cứ như vậy, hình thành một thói quen, thậm chí là một văn hóa, đó là khi tới dự các cuộc họp, các đại biểu đều được phát một phần quà nhỏ hoặc một phong bì có tiền. Khi tôi làm việc ở Thông tấn xã, chúng tôi có một quĩ nhỏ, do đóng góp của cán bộ trong ban đang làm việc ở các phân xã nước ngoài, quà của địa phương khi chúng tôi đi công tác..vv tất cả được cho vào một “quĩ đen” được dùng vào các việc hiếu, hỉ, thăm nom người ốm và, chia đều cho các cán bộ của tiểu ban dưới dạng phong bì trong các cuộc họp. “Miếng bít-tết mà quí vị đang ăn trong bữa trưa nay”- tôi thường nửa đùa nửa thật nói với họ-“gấp đôi số thịt mà tôi được ăn trong cả tháng, cho nên đừng giận dữ khi chúng tôi bắt buộc phải tìm cách để tồn tại”. Phần lớn các bạn có lẽ còn nhớ câu nói quen thuộc của thời đó “nhà văn-nhà báo-nhà giáo= nhà nghèo”
Chính vì hiểu được lý do bắt nguồn của văn hóa đó, nên trong một thời gian dài, tôi không cảm thấy có vấn đề gì khi trong các cuộc họp báo, các phóng viên nhận một phong bì với một số tiền nhỏ. Chúng tôi coi số tiền nhỏ đó là số tiền bù cho chi phí xăng xe đi lại của phóng viên, những thứ chúng tôi biết tòa soạn sẽ không bao giờ hoàn trả ngược lại cho họ. Dù có nhận phong bì đó, phóng viên cũng không có bất cứ một trách nhiệm nào về nội dung bài viết, về thái độ trong cuộc họp báo…vv.
Điều đáng tiếc là, cùng với thời gian, văn hóa phong bì đã bị biến tướng bới một số công ty quan hệ công chúng hay một số khách hàng coi việc “mua bài” của phóng viên là công việc chính của chuyên gia quan hệ công chúng. Các phóng viên đã tức giận kể cho tôi nghe, trong buổi họp báo của một công ty kinh doanh bất động sản, người phát ngôn của công ty đã viết lên bảng số fax của công ty mình và bảng giá của các bài viết- hỡi các phóng viên, hãy fax bài viết của bạn tới cho chúng tôi và chúng tôi sẽ trả tiền cho các bạn dựa vào nội dung ca ngợi của bài viết! Chúng tôi sẽ đếm chữ để trả tiền, các bạn hãy cố gắng lên! Cho dù làm các nhà báo chân chính tức giận, không thể thừa nhận rằng có một số nhà báo đã bị ảnh hưởng, và “phong bì” trở thành nguồn thu nhập chính của họ, đặc biệt là khi tờ báo không đủ sức nuôi sống họ. Cho nên, chúng tôi đã gặp cả hai trường hợp, khi thì có phóng viên kiên quyết không nhận phong bì có số tiền nhỏ kia, lúc lại có phóng viên thẳng thừng hỏi sao không trả tiền cho họ “kiếm chút cháo” khi mà chúng tôi đã lấy tiền từ khách hàng để “có cơm ăn”.
Tôi xin đưa thêm một đặc điểm nữa của báo chí Việt Nam hiện nay là sự vô cảm (thiếu lương tâm, thiếu trách nhiệm, thiếu tự trọng....)của người làm báo và sự thờ ơ (sự quay lưng lại đối với báo chí trong nước)của người đọc báo. Hi hi...
Theo Blog Hãy dành thời gian
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
NHỮNG GIAI THOẠI VỀ HỒ CHÍ MINH
NTT: Câu chuyện này tôi nghe Giáo sư Trần Quốc Vượng nói hồi tôi làm học trò của ông, và cũng nghe nói một lần đến Mỹ ông đã kể chuyện này nên bị "đì" một thời gian. Nhà văn Sơn Tùng viết nhiều sách về cụ Hồ cũng nói chuyện này, nhưng cũng chỉ là nói chuyện hoặc viết thành bài rồi lưu truyền. Ở nước ngoài, người ta in chuyện này vào sách cũng đã lâu. Nhưng ở Việt Nam thì chuyện này chỉ lưu truyền không chính thức. Gần đây, lần đầu tiên tôi thấy một Website của Nhà nước công bố chuyện này, đó là Website của huyện Nam Đàn quê cụ Hồ: http://www.namdan.gov.vn/ . Đó là câu chuyện cụ Hồ mang họ Hồ (Quỳnh Đôi) chứ không phải họ Nguyễn Sinh (Kim Liên). Vì thế mới có chuyện ông Nguyễn Sinh Hùng (hồi còn làm Bộ trưởng Tài chính) và ông Hồ Xuân Hùng (hồi còn làm Chủ tịch Nghệ An) đã "bí mật" đưa mộ bà nội của cụ Hồ là bà Hà Thị Hy lên núi Động Tranh trên dãy Đại Huệ gần Lăng mộ mẹ cụ Hồ là bà Hoàng Thị Loan. Tôi nghe Hồ Xuân Hùng kể chuyện xây mộ bà Hà Thị Hy khi cùng đến thắp hương cho bà, và còn được biết Hồ Xuân Hùng đã nói với Nguyễn Sinh Hùng lúc xây Lăng: "Tôi mới là cháu thật của Bác Hồ"...
Những giai thoại về Hồ Chí Minh
Trần Quốc Vượng
"... câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết. Chỉ là lời truyền miệng dân gian ...phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ....
... Đến đây tôi sẽ khép (lại) bài kể lể đã khá dài dòng của mình bằng câu chuyện một người tuy có tên tưổi nhưng không lấy gì làm nổi tiếng lắm, hay đúng hơn cả là đã trở nên có tên tuổi nhờ gắn bó máu thịt với một người có tên tuổi (nhưng từ đầu đến cuối câu chuyện của tôi đều nói về các nhà Nho, các vị thái học sinh, tiến sĩ, bảng nhãn hay là phó bảng cả).
Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy.
Phó bảng là một học vị dưới tiến sĩ, chĩ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830-31).
Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gởi Bộ Thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) đã khéo dịch tên học vị của phụ thân mình là sous docteur [1] như ngày nay ta gọi là phó tiến sĩ.
Quê hương cụ, là làng Kim Liên, tên Nôm là làng Sen huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu phó bảng rồi cụ đã làm Thừa biện Bộ Lễ ở Huế rồi Tri huyện Bình Khê (Bình Định). Rồi bỏ quan (hay bị mất chức quan), cụ phiêu dạt về Sài Gòn, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều, để có chút cơm rượu... Lại phiêu lãng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lãnh (Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Genève tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam.
Người ta làm như thế vì cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng Thị Loan vợ cụ phó bảng và là thân mẫu Hồ Chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng vì cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa lòng Ba Đình, Hà Nội, đều hiện hữu ngoài ý thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường...
Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh, nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết.
Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là lan truyền thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa ... Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ.
Sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn truyện bằng tiếng Anh Life and Death in Shanghai, [2] đã được dịch ra tiếng Việt: Ở xã hội xã hội chủ nghĩa, cuộc đời của các lãnh tụ cộng sản được coi là "bí mật quốc gia".
Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cụ Hồ. Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ, cụ Nguyễn Sinh Huy, mà cũng là chuyện truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, Folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này.
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của dòng họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho, cử nhân Hồ Sĩ Tạo.
Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ, đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hiện sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu về lịch sử làng Quỳnh Đôi, quê ông. Bà vợ nhà văn lớn Đặng Thai Mai, người một thời làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ của cụ Hồ 45-46 rồi làm Viện trưởng Viện trưởng Viện Văn học, là Hồ Thị Loan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có "phường hát ả đào".
Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc. Như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc ngâm chinh phụ: "Hồng nhan đa truân" (Gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên). Hay như Nguyễn Du than thở giùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", "Rằng hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu").
Và ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo, lấy tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng ("xướng ca vô loài").
Cô Đèn, Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. "Trai tài ggái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ, có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang", hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, họ Hà phải bù đầu suy tính...
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai là Nguyễn Sinh Thuyết, và người con trai này cũng đã có vợ).
Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ, mong ém nhém việc cô gái đã "to bụng".
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian xì xầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra, nói vào", lời chì chiết của nàng dâu vợ anh Thuyết, vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc, tiếng chì" hơn trước, vì ngoài việc bố chồng "rước của tội, của nợ", "lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo": Người con trai này - được ông nhận làm con, lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863).
Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên bốn, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng này đi cho "rảnh nợ".
Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ Hà chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.
May có ông tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng, Hoàng Thị Loan, mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ăn ở riêng.
Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là với làng Sơn "quê nội", quê cha "hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi là ông cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê mẹ hay là quê ngoại. Khi cụ Tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ Hoàng. Các cháu đều quấn quít quanh bà ngoại.
Qua giỗ đầu cụ Tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng "học điền", ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm - chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.
Nhờ sự vận động gửi gấm của ông Hồ Sĩ Tạo, người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô. (Ai cũng biết: để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực, gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự can thiệp của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898), ông lại trượt.
Ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày sau) trở thành con trai út.
Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng. Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội, dù là quê nội danh nghĩa, tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng hương lý và dân xã đã dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.
Thế là buộc lòng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn (Hồ Chí Minh ngày sau) về ở quê nội nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì "đích thực" và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.
Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô nhận chức quan (1904) ở Bộ Lễ, đem theo hai con trai vô Huế học. Năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê ... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi Lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa...
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.
Người ta bảo lúc sau, khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
Còn Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gặn làng Sen! Hay là sau đó nữa chả lẽ không khi nào cụ phó bảng Huy hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về "bí mật" của gốc tích thân phụ mình?
Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này... Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa. Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam, từ trí thức đến người dân quê, lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi "về với Các Mác, Lê-nin" năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ, tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ, đã trở thành "huyền thoại". Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần gụi cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, người ta còn in cả cuốn sách (mỏng thôi) về sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp Cách mạng tháng Tám. Và sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý không ưa gì cụ Hồ... Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.
Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
Và dân làng Sen cũng bảo: Thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xã Vinh, tỉnh lỵ Nghệ An, cụ Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen "quê nội"! [3]
Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên ta đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đã bắt đầu khôn lớn?
Tôi không muốn có bất cứ kết luận "khoa học" gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hay là cái "mặc cảm" của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê. [4]
Còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện: "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý". (Viết không [bao giờ] hết lời nói, Lời nói không [bao giờ] hết ý!).
Nguồn: http://www.namdan.gov.vn
Thiên đường xã hội chủ nghĩa được bắt đầu bằng chuyện ỉa đái
ẤN TƯỢNG ỈA ĐÁI
Theo blog Trương Duy Nhất
Nhiều người sang Mỹ đi Âu về ấn tượng bởi những tòa nhà chọc trời, về ô tô và mức sống như thiên đường… chủ nghĩa xã hội! Còn với tôi, ấn tượng nhất chính là chuyện… ỉa đái!
Một bản tin trên báo Dân Việt đọc cứ rùng mình: Từ nhiều năm nay, hơn 500 học sinh và 42 giáo viên trường mầm non Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) phải thường xuyên đi đại tiện vào… túi nylon. Động tác thường xuyên đã trở thành thói quen thường nhật của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền mỗi khi kết thúc giờ dạy là đi túm gom những túi nylon ấy ném ra thùng rác trước cổng trường.
Đó là câu chuyện giữa Hà Nội thủ đô nghìn năm văn vật. Chuyện ỉa đái ở những vùng xa vùng sâu nghèo khó hơn thủ đô còn kinh hãi vạn phần.
Đổ lỗi cho sự khốn khó cũng không đúng. Bởi không thấy đất nước nào dân tộc nào mà cái sự ỉa bậy lại được khái quát thành một văn hóa sướng: “nhất Quận Công nhì ỉa đồng”, hay “thứ nhất là đỗ thám hoa, thứ nhì cưới vợ, thứ ba ỉa đồng”…
Nhiều bạn phỏng vấn tôi: anh Nhất hay ra nước ngoài, thấy ấn tượng nhất điều gì? Tôi hay bảo: là… chủ nghĩa xã hội! Mô hình chủ nghĩa xã hội mà Mác và Lê-nin mơ tưởng nó đang hiện hữu ở các nước Tư bản phát triển, chứ không phải ở các quốc gia Cộng sản. Họ tiến đến chủ nghĩa xã hội lâu rồi nhưng người ta im không nói, còn Việt Nam mình nói mãi, hô hào tiến lên mãi mà hơn nửa thế kỷ vẫn quẩn quanh ở “thời kỳ quá độ”. Có anh vặn: nói thế chung chung và mơ hồ quá, anh cụ thể vắn tắt xem chuyện gì, cái gì ấn tượng nhất, nói ra hiểu liền cơ! Hóa ra nói chủ nghĩa xã hội là chung chung mơ hồ. Thế thì cụ thể nhé: Nhiều người sang Mỹ đi Âu về ấn tượng bởi những tòa nhà chọc trời, về ô tô và mức sống như thiên đường… chủ nghĩa xã hội! Còn với tôi, ấn tượng nhất chính là chuyện… ỉa đái!
Hôm rồi đi Canada, buổi gặp nào với người Việt xa xứ họ cũng hỏi tôi “anh Nhất ấn tượng điều gì”. Lần nào tôi cũng thật thà: là chuyện ỉa đái! Người Canada gọi cái chốn ỉa đái ấy là washroom. Nhìn washroom, chui vào washroom biết cái đất nước này nó sạch và văn minh cỡ nào. Không biết họ “thiết kế” cái đất nước Canada ra sao mà đi đâu, nhìn đâu cũng thấy washroom, bất kể giữa trung tâm phố thị hay heo hút giữa núi rừng. Như thể cứ lúc nào nghe cảm giác buồn… là thấy ngay washroom trước mặt. Họ giải thích thế này: Không vậy lỡ một người dân nào, bất chợt một lúc nào đó, ở đâu đó buồn ỉa mà tìm không kịp chỗ để cho họ đi, người ta sẽ kiện chính phủ ra tòa! Đi suốt từ Vancouver- Toronto- Ottawa- Montreal- Quebec… không thấy đâu họ thu tiền phí đái ỉa như Việt Nam mình.
Hoặc hãy nhìn vào chỗ ỉa đái của Google để học gã khổng lồ này. Với Google, muốn tư duy, sáng tạo và phát triển, hãy tư duy và sáng tạo từ… cái bàn ỉa! Mọi chốn ỉa đái trong đại bản doanh của tập đoàn Google đều được trang bị giàn xí hiện đại và tối tân bậc nhất của Nhật Bản, chúng có khả năng sưởi ấm trong những ngày giá lạnh. Xả nước vẫn là chưa đủ, một nút bấm không dây ngay trên cánh cửa sẽ kích hoạt tính năng dọn vệ sinh và sấy khô vòng 3 cho người dùng. Không chỉ được nuông chiều bằng những bồn xí hi-tech, nhân viên Google còn được khuyến khích tận dụng tối đa khoảng thời gian "rảnh rỗi" hiếm hoi trong không gian yên lặng một mình này cho tư duy sáng tạo. Bên trong mỗi khoang toilet của Google đều gắn một bảng điện tử với mã test sử dụng cơ sở dữ liệu. Nó sẽ hiển thị những câu đố được thay đổi hàng tuần, xoáy vào những chủ đề kỹ thuật và mã lập trình testing. Toilet của Google phản ánh rõ triết lý làm việc của họ. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hào phóng, toilet không chỉ là chốn ỉa đái, nó giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn, vui vẻ và tư duy theo cách thức… không bình thường! Đấy là triết lý của Google và chính nhờ vậy mà Google có thể sáng tạo ra hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới với tốc độ tên lửa!
Năm qua Mỹ, tôi thấy thằng bạn cứ mỗi lần vào toilet là hắn lại ôm theo cái laptop. Hỏi mày tranh thủ chát chít với con nào à? Hắn bảo: tư duy nghiêm túc chứ chát chít chi, không hiểu sao cứ mỗi lần ngồi ỉa, tớ lại tư duy ra nhiều chuyện lớn!
Tôi tin hắn. Cũng như tôi tin, không ít phát kiến vĩ đại làm thay chuyển nhân loại đã có thể nảy sinh từ cái khoảng không gian một mình yên lặng ỉa đái này.
Nói đâu xa, nhìn ngay mấy anh châu Á mũi tẹt da vàng như ta nhưng chuyện ỉa đái của họ cũng khác xa vời vợi. Hồi chuyện ỉa đái vẫn còn bậy như Việt Nam mình, Phó Thủ tướng Malaysia N. Razak đã bức xúc đến mức phải kêu gọi một cuộc "cách mạng toilet" trên toàn quốc. Ông tuyên bố: sự sạch đẹp của "chốn riêng tư" này là thước đo cho sự văn minh của một quốc gia.
Người Hàn quốc thì đã biết nói không với tượng đài lãnh tụ để thay bằng tượng đài nhà xí. “Toà nhà toilet” Haewoojae, hay còn gọi là tượng đài nhà xí là một biểu tượng văn hóa kỳ thú và tự hào của Suwon. Kiến trúc trông như một bệ xí khổng lồ. Bên trong chứa 4 toilet, trong đó một toilet trung tâm có vách, trần, sàn đều làm bằng kính trong suốt và hệ thống âm thanh chất lượng cao phát các bản nhạc cổ điển du dương. Các bức vách của toilet sẽ tự động chuyển sang đục khi có người vào sử dụng. Tác giả tượng đài nhà xí này là kiến trúc sư Sim Jae Duck (người được mệnh danh là Mr. Toilet). Ông nói: “nên học cách xem toilet không chỉ là nơi để bài tiết mà còn là chỗ để thư giãn, suy tư và hạnh phúc”.
Còn với người Nhật, toilet từ lâu đã trở thành một nét văn hóa quan trọng đến mức họ tổ chức hẳn một ngày lễ ỉa đái, gọi là “ngày toilet Nhật Bản” ấn định vào 10/11 hàng năm.
Chuyện ỉa đái quan trọng và mang tính toàn cầu đến mức thế giới cũng đã có Tổ chức nhà cầu quốc tế (World Toilet Organization). Thành lập năm 2001, World Toilet Organization là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu dành riêng cho việc cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trưởng trên toàn thế giới. Hội nghị thượng đỉnh toilet thế giới lần thứ 11 sẽ được tổ chức trong các ngày 22-25/11 năm nay tại Hải Nam, Trung Quốc.
Nhiều nước đã ban hành hẳn bộ qui chuẩn quốc gia về bồn cầu và không gian toilet. Cụ thể và chi li đến từng độ chuẩn ánh sáng, độ bóng sạch, chiều cao bề rộng cũng như hệ thống các “công cụ hỗ trợ”… Việt Nam rất nhiều thứ bộ qui chuẩn quốc gia, kể cả bộ chuẩn về gia đình văn hóa, tổ văn hóa, khu phố văn hóa, Hà Nội thậm chí còn đang xây dựng một bộ chuẩn gọi là “người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Những thứ đó quá nhiều, nhiều đến mức không nhớ hết. Nhưng lại thiếu một bộ chuẩn về bồn cầu và không gian ỉa đái.
Sẽ không quá khi nói rằng: muốn biết cung cách, nề nếp sinh hoạt, tính cách, thẩm mỹ, văn hóa của một chủ nhân, hay thậm chí là của một dân tộc, đừng nhìn vào phòng khách hay chỗ ngồi ăn, hãy nhìn vào chốn ỉa đái trong nhà họ.
Vào chỗ ỉa đái, người ta không chỉ đái ỉa. Bồn cầu ở nhiều quốc gia trên thế giới người ta thiết kế cả thiết bị điện từ phát sóng lan qua bồn cầu để đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể, hoặc để sưởi ấm, để đo nhịp tim, huyết áp… Có loại bồn cầu phát sáng trong bóng tối, có nắp đậy phát ra tiếng vo vo như ong khi bộ cảm biến hồng ngoại nhận ra cơ thể người, rồi còn có thể chơi một lúc 6 bản nhạc với tiếng chim hót líu lo, tiếng hòa âm của gió đến tiếng bập bùng của đàn hạc. Có loại bồn cầu vừa ngồi vừa lướt web, xem phim, thậm chí gắn hẳn một giàn nhạc giao hưởng.
Nhìn chuyện ỉa đái, vào chốn ỉa đái của họ đủ biết mức sống, văn hóa của con người và dân tộc họ cách xa người Việt mức nào. Không có nền giáo dục nào mà cô giáo một tay cầm phấn dạy một tay cầm túi phân. Có quốc gia nào mà trung bình mỗi ngày, các đoàn tàu khách xuyên Việt thản nhiên tống đổ xuống đường ray trên 4 tấn phân người và 6 vạn lít nước tiểu.
Lâu rồi, tôi đã viết: Trên thế giới này, chắc mỗi người Việt có văn hoá… đái đường. Hễ thấy những ai thản nhiên móc tay kéo quần tè bên vệ đường thì không cần phải hỏi quốc tịch, bởi chắc chắn đó chỉ có thể là người Việt Nam (xem bài Đông Tây nghịch- thuận trong loạt phóng sự “Ngao du trên trục Đông Tây”).
Ngành văn hóa- du lịch hay thăm dò, thống kê ý kiến du khách. Thấy năm nào cũng đầy rẫy những ý kiến ấn tượng. Nhưng đã bao giờ lấy ý kiến du khách ngoại quốc quanh chuyện ỉa đái này? Nếu hỏi, tôi chắc đa phần họ “kinh sợ” Việt Nam nhất là chuyện… ỉa đái!
Trong vô vàn mục tiêu phát triển, thôi thì chưa phát được cái gì trước hết hãy thay chuyển cho được chuyện ỉa đái. Ưu tiên cho mục tiêu ỉa đái trước có lẽ cũng là một cách thay chuyển văn hóa. Để thay chuyển hình ảnh đất nước, để đất nước phát triển và văn minh, có lẽ phải tư duy đầu tiên cho mục tiêu đái ỉa này!
Lãnh đạo nhà mình, ai cũng “khiêm nhường” không muốn (hoặc không thể) tạo dấu ấn. Thôi thì đừng nói đến dấu ấn gì lớn lao, hãy cố gắng để lại dấu ấn làm thay chuyển chuyện ỉa đái này cũng đã là văn hóa và phước hạnh lắm rồi!
P/S: Đi liền với bài viết này, blogger có đăng kèm theo một số bức ảnh về chuyện ỉa đái "rất Việt Nam", song do thấy nó có vẻ thiếu mỹ quan nên tôi đã không đưa vào blog của mình. Mong quý vị đại xá.
Xem thêm: http://truongduynhat.vn/?p=3186
Theo blog Trương Duy Nhất
Nhiều người sang Mỹ đi Âu về ấn tượng bởi những tòa nhà chọc trời, về ô tô và mức sống như thiên đường… chủ nghĩa xã hội! Còn với tôi, ấn tượng nhất chính là chuyện… ỉa đái!
Một bản tin trên báo Dân Việt đọc cứ rùng mình: Từ nhiều năm nay, hơn 500 học sinh và 42 giáo viên trường mầm non Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) phải thường xuyên đi đại tiện vào… túi nylon. Động tác thường xuyên đã trở thành thói quen thường nhật của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền mỗi khi kết thúc giờ dạy là đi túm gom những túi nylon ấy ném ra thùng rác trước cổng trường.
Đó là câu chuyện giữa Hà Nội thủ đô nghìn năm văn vật. Chuyện ỉa đái ở những vùng xa vùng sâu nghèo khó hơn thủ đô còn kinh hãi vạn phần.
Đổ lỗi cho sự khốn khó cũng không đúng. Bởi không thấy đất nước nào dân tộc nào mà cái sự ỉa bậy lại được khái quát thành một văn hóa sướng: “nhất Quận Công nhì ỉa đồng”, hay “thứ nhất là đỗ thám hoa, thứ nhì cưới vợ, thứ ba ỉa đồng”…
Nhiều bạn phỏng vấn tôi: anh Nhất hay ra nước ngoài, thấy ấn tượng nhất điều gì? Tôi hay bảo: là… chủ nghĩa xã hội! Mô hình chủ nghĩa xã hội mà Mác và Lê-nin mơ tưởng nó đang hiện hữu ở các nước Tư bản phát triển, chứ không phải ở các quốc gia Cộng sản. Họ tiến đến chủ nghĩa xã hội lâu rồi nhưng người ta im không nói, còn Việt Nam mình nói mãi, hô hào tiến lên mãi mà hơn nửa thế kỷ vẫn quẩn quanh ở “thời kỳ quá độ”. Có anh vặn: nói thế chung chung và mơ hồ quá, anh cụ thể vắn tắt xem chuyện gì, cái gì ấn tượng nhất, nói ra hiểu liền cơ! Hóa ra nói chủ nghĩa xã hội là chung chung mơ hồ. Thế thì cụ thể nhé: Nhiều người sang Mỹ đi Âu về ấn tượng bởi những tòa nhà chọc trời, về ô tô và mức sống như thiên đường… chủ nghĩa xã hội! Còn với tôi, ấn tượng nhất chính là chuyện… ỉa đái!
Hôm rồi đi Canada, buổi gặp nào với người Việt xa xứ họ cũng hỏi tôi “anh Nhất ấn tượng điều gì”. Lần nào tôi cũng thật thà: là chuyện ỉa đái! Người Canada gọi cái chốn ỉa đái ấy là washroom. Nhìn washroom, chui vào washroom biết cái đất nước này nó sạch và văn minh cỡ nào. Không biết họ “thiết kế” cái đất nước Canada ra sao mà đi đâu, nhìn đâu cũng thấy washroom, bất kể giữa trung tâm phố thị hay heo hút giữa núi rừng. Như thể cứ lúc nào nghe cảm giác buồn… là thấy ngay washroom trước mặt. Họ giải thích thế này: Không vậy lỡ một người dân nào, bất chợt một lúc nào đó, ở đâu đó buồn ỉa mà tìm không kịp chỗ để cho họ đi, người ta sẽ kiện chính phủ ra tòa! Đi suốt từ Vancouver- Toronto- Ottawa- Montreal- Quebec… không thấy đâu họ thu tiền phí đái ỉa như Việt Nam mình.
Hoặc hãy nhìn vào chỗ ỉa đái của Google để học gã khổng lồ này. Với Google, muốn tư duy, sáng tạo và phát triển, hãy tư duy và sáng tạo từ… cái bàn ỉa! Mọi chốn ỉa đái trong đại bản doanh của tập đoàn Google đều được trang bị giàn xí hiện đại và tối tân bậc nhất của Nhật Bản, chúng có khả năng sưởi ấm trong những ngày giá lạnh. Xả nước vẫn là chưa đủ, một nút bấm không dây ngay trên cánh cửa sẽ kích hoạt tính năng dọn vệ sinh và sấy khô vòng 3 cho người dùng. Không chỉ được nuông chiều bằng những bồn xí hi-tech, nhân viên Google còn được khuyến khích tận dụng tối đa khoảng thời gian "rảnh rỗi" hiếm hoi trong không gian yên lặng một mình này cho tư duy sáng tạo. Bên trong mỗi khoang toilet của Google đều gắn một bảng điện tử với mã test sử dụng cơ sở dữ liệu. Nó sẽ hiển thị những câu đố được thay đổi hàng tuần, xoáy vào những chủ đề kỹ thuật và mã lập trình testing. Toilet của Google phản ánh rõ triết lý làm việc của họ. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hào phóng, toilet không chỉ là chốn ỉa đái, nó giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn, vui vẻ và tư duy theo cách thức… không bình thường! Đấy là triết lý của Google và chính nhờ vậy mà Google có thể sáng tạo ra hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới với tốc độ tên lửa!
Năm qua Mỹ, tôi thấy thằng bạn cứ mỗi lần vào toilet là hắn lại ôm theo cái laptop. Hỏi mày tranh thủ chát chít với con nào à? Hắn bảo: tư duy nghiêm túc chứ chát chít chi, không hiểu sao cứ mỗi lần ngồi ỉa, tớ lại tư duy ra nhiều chuyện lớn!
Tôi tin hắn. Cũng như tôi tin, không ít phát kiến vĩ đại làm thay chuyển nhân loại đã có thể nảy sinh từ cái khoảng không gian một mình yên lặng ỉa đái này.
Nói đâu xa, nhìn ngay mấy anh châu Á mũi tẹt da vàng như ta nhưng chuyện ỉa đái của họ cũng khác xa vời vợi. Hồi chuyện ỉa đái vẫn còn bậy như Việt Nam mình, Phó Thủ tướng Malaysia N. Razak đã bức xúc đến mức phải kêu gọi một cuộc "cách mạng toilet" trên toàn quốc. Ông tuyên bố: sự sạch đẹp của "chốn riêng tư" này là thước đo cho sự văn minh của một quốc gia.
Người Hàn quốc thì đã biết nói không với tượng đài lãnh tụ để thay bằng tượng đài nhà xí. “Toà nhà toilet” Haewoojae, hay còn gọi là tượng đài nhà xí là một biểu tượng văn hóa kỳ thú và tự hào của Suwon. Kiến trúc trông như một bệ xí khổng lồ. Bên trong chứa 4 toilet, trong đó một toilet trung tâm có vách, trần, sàn đều làm bằng kính trong suốt và hệ thống âm thanh chất lượng cao phát các bản nhạc cổ điển du dương. Các bức vách của toilet sẽ tự động chuyển sang đục khi có người vào sử dụng. Tác giả tượng đài nhà xí này là kiến trúc sư Sim Jae Duck (người được mệnh danh là Mr. Toilet). Ông nói: “nên học cách xem toilet không chỉ là nơi để bài tiết mà còn là chỗ để thư giãn, suy tư và hạnh phúc”.
Còn với người Nhật, toilet từ lâu đã trở thành một nét văn hóa quan trọng đến mức họ tổ chức hẳn một ngày lễ ỉa đái, gọi là “ngày toilet Nhật Bản” ấn định vào 10/11 hàng năm.
Chuyện ỉa đái quan trọng và mang tính toàn cầu đến mức thế giới cũng đã có Tổ chức nhà cầu quốc tế (World Toilet Organization). Thành lập năm 2001, World Toilet Organization là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu dành riêng cho việc cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trưởng trên toàn thế giới. Hội nghị thượng đỉnh toilet thế giới lần thứ 11 sẽ được tổ chức trong các ngày 22-25/11 năm nay tại Hải Nam, Trung Quốc.
Nhiều nước đã ban hành hẳn bộ qui chuẩn quốc gia về bồn cầu và không gian toilet. Cụ thể và chi li đến từng độ chuẩn ánh sáng, độ bóng sạch, chiều cao bề rộng cũng như hệ thống các “công cụ hỗ trợ”… Việt Nam rất nhiều thứ bộ qui chuẩn quốc gia, kể cả bộ chuẩn về gia đình văn hóa, tổ văn hóa, khu phố văn hóa, Hà Nội thậm chí còn đang xây dựng một bộ chuẩn gọi là “người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Những thứ đó quá nhiều, nhiều đến mức không nhớ hết. Nhưng lại thiếu một bộ chuẩn về bồn cầu và không gian ỉa đái.
Sẽ không quá khi nói rằng: muốn biết cung cách, nề nếp sinh hoạt, tính cách, thẩm mỹ, văn hóa của một chủ nhân, hay thậm chí là của một dân tộc, đừng nhìn vào phòng khách hay chỗ ngồi ăn, hãy nhìn vào chốn ỉa đái trong nhà họ.
Vào chỗ ỉa đái, người ta không chỉ đái ỉa. Bồn cầu ở nhiều quốc gia trên thế giới người ta thiết kế cả thiết bị điện từ phát sóng lan qua bồn cầu để đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể, hoặc để sưởi ấm, để đo nhịp tim, huyết áp… Có loại bồn cầu phát sáng trong bóng tối, có nắp đậy phát ra tiếng vo vo như ong khi bộ cảm biến hồng ngoại nhận ra cơ thể người, rồi còn có thể chơi một lúc 6 bản nhạc với tiếng chim hót líu lo, tiếng hòa âm của gió đến tiếng bập bùng của đàn hạc. Có loại bồn cầu vừa ngồi vừa lướt web, xem phim, thậm chí gắn hẳn một giàn nhạc giao hưởng.
Nhìn chuyện ỉa đái, vào chốn ỉa đái của họ đủ biết mức sống, văn hóa của con người và dân tộc họ cách xa người Việt mức nào. Không có nền giáo dục nào mà cô giáo một tay cầm phấn dạy một tay cầm túi phân. Có quốc gia nào mà trung bình mỗi ngày, các đoàn tàu khách xuyên Việt thản nhiên tống đổ xuống đường ray trên 4 tấn phân người và 6 vạn lít nước tiểu.
Lâu rồi, tôi đã viết: Trên thế giới này, chắc mỗi người Việt có văn hoá… đái đường. Hễ thấy những ai thản nhiên móc tay kéo quần tè bên vệ đường thì không cần phải hỏi quốc tịch, bởi chắc chắn đó chỉ có thể là người Việt Nam (xem bài Đông Tây nghịch- thuận trong loạt phóng sự “Ngao du trên trục Đông Tây”).
Ngành văn hóa- du lịch hay thăm dò, thống kê ý kiến du khách. Thấy năm nào cũng đầy rẫy những ý kiến ấn tượng. Nhưng đã bao giờ lấy ý kiến du khách ngoại quốc quanh chuyện ỉa đái này? Nếu hỏi, tôi chắc đa phần họ “kinh sợ” Việt Nam nhất là chuyện… ỉa đái!
Trong vô vàn mục tiêu phát triển, thôi thì chưa phát được cái gì trước hết hãy thay chuyển cho được chuyện ỉa đái. Ưu tiên cho mục tiêu ỉa đái trước có lẽ cũng là một cách thay chuyển văn hóa. Để thay chuyển hình ảnh đất nước, để đất nước phát triển và văn minh, có lẽ phải tư duy đầu tiên cho mục tiêu đái ỉa này!
Lãnh đạo nhà mình, ai cũng “khiêm nhường” không muốn (hoặc không thể) tạo dấu ấn. Thôi thì đừng nói đến dấu ấn gì lớn lao, hãy cố gắng để lại dấu ấn làm thay chuyển chuyện ỉa đái này cũng đã là văn hóa và phước hạnh lắm rồi!
P/S: Đi liền với bài viết này, blogger có đăng kèm theo một số bức ảnh về chuyện ỉa đái "rất Việt Nam", song do thấy nó có vẻ thiếu mỹ quan nên tôi đã không đưa vào blog của mình. Mong quý vị đại xá.
Xem thêm: http://truongduynhat.vn/?p=3186
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
Ly kỳ hiện tượng “đầu thai” ở Việt Nam
Chuyện “hoán đổi linh hồn” của hai cô gái ở Cà Mau hay việc “đầu thai” lạ lùng của cậu bé Hòa Bình sau khi chết…vẫn là một ẩn số khó giải về hiện tượng “luân hồi” ở Việt Nam.
Chuyện “hoán đổi linh hồn” của thiếu nữ 19 tuổi
Mặc dù vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể về hiện tượng “đầu thai” nhưng những câu chuyện rất khó tin nhưng có thật trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu.
Báo Bưu điện Việt Nam ngày 5/12/2010 từng dẫn câu chuyện “đầu thai” lạ lùng tại Cà Mau. Câu chuyện này xảy ra vào khoảng năm 1990 tại gia đình ông Cả Hiêu ở làng Tân Việt, Đầm Dơi, Cà Mau. Nhà ông Cả Hiêu có cô con gái được ông rất yêu thương, nhưng không may bị bệnh và qua đời lúc mới 19 tuổi.
Tuy nhiên, sau cái chết của cô con gái ông Cả Hiêu đã xuất hiện một câu chuyện kì lạ. Cách làng Tân Việt khoảng 100 cây số là làng Vĩnh Mỹ, Bạc Liêu cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái ông Cả Hiêu) và qua đời. Vào lúc người nhà đau đớn chuẩn bị lo việc khâm liệm cho cô gái xấu số thì bất ngờ cô gái sống lại. Điều lạ lùng là từ khi sống lại, cô gái này cứ một mực đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu ở làng Tân Việt. Kì lạ hơn cô còn khẳng định ông Cả Hiêu chính là cha đẻ của cô. Người nhà hết sức lo lắng nghĩ rằng cô có bệnh. Nhưng cô gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp cha mình. Cuối cùng cha mẹ cô gái buộc lòng phải đến làng Tân Việt để tìm hiểu thực hư. Khi đến bến xe, mọi người xuống xe còn đang bỡ ngỡ không biết đi theo hướng nào thì cô gái nhanh chóng dẫn đường trong sự ngỡ ngàng của đoàn người. Đến nhà ông Cả Hiêu, cô gái chạy lại ôm chầm lấy ông Cả Hiêu vừa khóc vừa nói: "Ba ơi, con đây ba ơi!".
Hai vợ chồng ông Cả Hiêu còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra thì vừa lúc cha mẹ cô gái bước vào nhà kể lại chi tiết câu chuyện cho vợ chồng ông Cả Hiêu nghe. Trong khi đó cô gái mới đến cứ đi lại trong nhà tự nhiên như là người đã ở đó lâu lắm rồi.
Chuyện “đầu thai” gây xôn xao ở Hòa Bình
Hiện tượng “hoán đổi linh hồn” trên không phải là duy nhất tại Việt Nam. Trước đó, câu chuyện “đầu thai” kì lạ của một cậu bé ở Hòa Bình cũng đã gây xôn xao dư luận. Báo VietNamNet tháng 12/2010 cũng đăng tải câu chuyện “đầu thai” đầy kì lạ này.
Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản, Lạc Sơn, Hòa Bình. Anh chị kết hôn năm 1987, đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tuy nhiên, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuồi. Bỗng nhiên, vào một ngày đầu năm 2006, có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!
Cháu Bình – trường hợp được cho là “đầu thai” rất kì lạ ở Hòa Bình (Nguồn: VietNamNet)
Cháu bé đó tên Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/2002. Một ngày đi học, Bình bỗng dưng nói với cô giáo của mình rằng: “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây, cô giáo của cháu thấy rùng mình bởi cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân và chị Thuận! Thời gian tiếp theo, có một lần chị Dự có đánh Bình, cháu lại bảo: “Con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng, cháu lại đòi được về nhà. Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, chị Dự bực mình bảo: "Thích thì ngồi lên xe tao chở đi". Điều kì lạ là Bình chỉ chính xác đến địa chỉ của nhà anh Tân. Sau đó, anh Tân đã cùng với chị Thuận cũng tìm đến nhà vợ chồng anh Hoan, chị Dự. Anh xin phép bố mẹ đẻ của Bình, đưa cháu về nhà mình chơi. Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Anh Tân hỏi: “Cháu đang tìm gì?” - “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói, anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây.
Điều ngạc nhiên hơn, trước đó, chính bà Thỉn, bà nội cháu Bình cũng từng cho biết: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”.
Từ cuối năm 2006 bố mẹ đẻ của Bình đã cho cháu về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận.
Và... những chuyện lạ lùng ở bản Cọi
Hiện tượng “đầu thai” ở bản Cọi làm dư luận cả nước xôn xao vì ngoài trường hợp cháu Bình, tại đây, còn xuất hiện hai trường hợp “đầu thai” khác. Câu chuyện “con lộn” của Bùi Thị Hồng Thắm ở bản Cọi, Lạc Sơn, Hòa Bình được đăng tải trên báo Thể thao & văn hóa cũng là một trường hợp tương tự. Thắm sinh năm 1991, chị Bùi Thị Toàn, mẹ Thắm cho biết, từ bé cháu đã có những biểu hiện rất lạ lùng.
Theo lời chị Toàn, khi Thắm bi bô biết nói, một lần hai mẹ con đang chơi đùa bỗng cháu “xị” mặt rồi nằng nặc đòi: “mẹ đưa con về nhà” dù lúc đó cháu đang ở trong nhà mình. Một hôm, đang chơi đùa, Thắm nói với bà nội: “mẹ cháu kia kìa”. Người Thắm chỉ là bà Nguyễn Thị Nghe, người ở đầu làng. Lúc Thắm được 5 tuổi, hôm đó, cháu được bố mẹ cho ra đồng. Khi trở về đi qua nhà bà Nghe cháu chỉ tay rồi bảo với bố mẹ “nhà con đây này”. Chị Toàn bảo lại con “con thích thì mẹ đưa vào nhà con”, thế nhưng khi vừa bước vào công Thắm đột nhiên dừng lại: “Con không vào nữa đâu, chị Hằng đang ở trong đó, con ghét chị ấy vì chị đã xui con trèo cây làm con ngã chết”.
Từ hôm đó chị Toàn mới “xâu chuỗi” lại toàn bộ những biểu hiện lạ thường từ ngày con bé cứ đòi chị “đưa về nhà con”. Chị bắt đầu nghĩ đến chuyện cháu Ly (con bà Nghe) nó đã “lộn” về con Thắm nhà mình.
Ly là con trai bà Nghe. Năm Ly được 7 tuổi, một hôm Ly được chị gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên triền núi. Trong lúc Ly trèo ra hái ổi, em bị ngã rơi xuống đất. Ly bị chấn thương sọ não và mất ngay sau đó.
Ông Bùi Văn Tỉnh, xóm trưởng xóm Cọi cho biết: “Ở xóm Cọi đã ghi nhận ba trường hợp con lộn. Người Mường quan niệm, những đứa trẻ dưới 12 tuổi bị chết bất đắc kỳ tử có khả năng “lộn” về và vào một người nào đó”.
Những trường hợp “đầu thai” đầy kì lạ này không chỉ khiến dư luận xôn xao mà còn làm gia đình hai bên đều rất bối rối, khó xử khi cháu bé “đầu thai” nhất quyết đòi về nhà bố mẹ trước đây để ở mà không chịu ở với bố mẹ đẻ. Tuy nhiên, theo thời gian, hầu hết các gia đình hai bên đều thông cảm, hiểu cho nỗi đau của nhau và giải quyết vấn đề hợp lí, hợp tình. Nhiều gia đình là “bố mẹ kiếp trước” đã nhận cháu bé làm con nuôi hay như trường hợp cháu Bình (ở Lạc Sơn, Hòa Bình) thì bố mẹ đẻ đã đồng ý để cháu về nhà ở với bố mẹ trước theo ý nguyện của cậu bé này.
L. Châu (Tổng hợp)
( Theo Vietnamnet )
Theo: Blog Phạm Viết Đào
Chuyện “hoán đổi linh hồn” của thiếu nữ 19 tuổi
Mặc dù vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể về hiện tượng “đầu thai” nhưng những câu chuyện rất khó tin nhưng có thật trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu.
Báo Bưu điện Việt Nam ngày 5/12/2010 từng dẫn câu chuyện “đầu thai” lạ lùng tại Cà Mau. Câu chuyện này xảy ra vào khoảng năm 1990 tại gia đình ông Cả Hiêu ở làng Tân Việt, Đầm Dơi, Cà Mau. Nhà ông Cả Hiêu có cô con gái được ông rất yêu thương, nhưng không may bị bệnh và qua đời lúc mới 19 tuổi.
Tuy nhiên, sau cái chết của cô con gái ông Cả Hiêu đã xuất hiện một câu chuyện kì lạ. Cách làng Tân Việt khoảng 100 cây số là làng Vĩnh Mỹ, Bạc Liêu cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái ông Cả Hiêu) và qua đời. Vào lúc người nhà đau đớn chuẩn bị lo việc khâm liệm cho cô gái xấu số thì bất ngờ cô gái sống lại. Điều lạ lùng là từ khi sống lại, cô gái này cứ một mực đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu ở làng Tân Việt. Kì lạ hơn cô còn khẳng định ông Cả Hiêu chính là cha đẻ của cô. Người nhà hết sức lo lắng nghĩ rằng cô có bệnh. Nhưng cô gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp cha mình. Cuối cùng cha mẹ cô gái buộc lòng phải đến làng Tân Việt để tìm hiểu thực hư. Khi đến bến xe, mọi người xuống xe còn đang bỡ ngỡ không biết đi theo hướng nào thì cô gái nhanh chóng dẫn đường trong sự ngỡ ngàng của đoàn người. Đến nhà ông Cả Hiêu, cô gái chạy lại ôm chầm lấy ông Cả Hiêu vừa khóc vừa nói: "Ba ơi, con đây ba ơi!".
Hai vợ chồng ông Cả Hiêu còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra thì vừa lúc cha mẹ cô gái bước vào nhà kể lại chi tiết câu chuyện cho vợ chồng ông Cả Hiêu nghe. Trong khi đó cô gái mới đến cứ đi lại trong nhà tự nhiên như là người đã ở đó lâu lắm rồi.
Chuyện “đầu thai” gây xôn xao ở Hòa Bình
Hiện tượng “hoán đổi linh hồn” trên không phải là duy nhất tại Việt Nam. Trước đó, câu chuyện “đầu thai” kì lạ của một cậu bé ở Hòa Bình cũng đã gây xôn xao dư luận. Báo VietNamNet tháng 12/2010 cũng đăng tải câu chuyện “đầu thai” đầy kì lạ này.
Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản, Lạc Sơn, Hòa Bình. Anh chị kết hôn năm 1987, đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tuy nhiên, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuồi. Bỗng nhiên, vào một ngày đầu năm 2006, có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!
Cháu Bình – trường hợp được cho là “đầu thai” rất kì lạ ở Hòa Bình (Nguồn: VietNamNet)
Cháu bé đó tên Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/2002. Một ngày đi học, Bình bỗng dưng nói với cô giáo của mình rằng: “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây, cô giáo của cháu thấy rùng mình bởi cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân và chị Thuận! Thời gian tiếp theo, có một lần chị Dự có đánh Bình, cháu lại bảo: “Con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng, cháu lại đòi được về nhà. Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, chị Dự bực mình bảo: "Thích thì ngồi lên xe tao chở đi". Điều kì lạ là Bình chỉ chính xác đến địa chỉ của nhà anh Tân. Sau đó, anh Tân đã cùng với chị Thuận cũng tìm đến nhà vợ chồng anh Hoan, chị Dự. Anh xin phép bố mẹ đẻ của Bình, đưa cháu về nhà mình chơi. Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Anh Tân hỏi: “Cháu đang tìm gì?” - “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói, anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây.
Điều ngạc nhiên hơn, trước đó, chính bà Thỉn, bà nội cháu Bình cũng từng cho biết: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”.
Từ cuối năm 2006 bố mẹ đẻ của Bình đã cho cháu về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận.
Và... những chuyện lạ lùng ở bản Cọi
Hiện tượng “đầu thai” ở bản Cọi làm dư luận cả nước xôn xao vì ngoài trường hợp cháu Bình, tại đây, còn xuất hiện hai trường hợp “đầu thai” khác. Câu chuyện “con lộn” của Bùi Thị Hồng Thắm ở bản Cọi, Lạc Sơn, Hòa Bình được đăng tải trên báo Thể thao & văn hóa cũng là một trường hợp tương tự. Thắm sinh năm 1991, chị Bùi Thị Toàn, mẹ Thắm cho biết, từ bé cháu đã có những biểu hiện rất lạ lùng.
Theo lời chị Toàn, khi Thắm bi bô biết nói, một lần hai mẹ con đang chơi đùa bỗng cháu “xị” mặt rồi nằng nặc đòi: “mẹ đưa con về nhà” dù lúc đó cháu đang ở trong nhà mình. Một hôm, đang chơi đùa, Thắm nói với bà nội: “mẹ cháu kia kìa”. Người Thắm chỉ là bà Nguyễn Thị Nghe, người ở đầu làng. Lúc Thắm được 5 tuổi, hôm đó, cháu được bố mẹ cho ra đồng. Khi trở về đi qua nhà bà Nghe cháu chỉ tay rồi bảo với bố mẹ “nhà con đây này”. Chị Toàn bảo lại con “con thích thì mẹ đưa vào nhà con”, thế nhưng khi vừa bước vào công Thắm đột nhiên dừng lại: “Con không vào nữa đâu, chị Hằng đang ở trong đó, con ghét chị ấy vì chị đã xui con trèo cây làm con ngã chết”.
Từ hôm đó chị Toàn mới “xâu chuỗi” lại toàn bộ những biểu hiện lạ thường từ ngày con bé cứ đòi chị “đưa về nhà con”. Chị bắt đầu nghĩ đến chuyện cháu Ly (con bà Nghe) nó đã “lộn” về con Thắm nhà mình.
Ly là con trai bà Nghe. Năm Ly được 7 tuổi, một hôm Ly được chị gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên triền núi. Trong lúc Ly trèo ra hái ổi, em bị ngã rơi xuống đất. Ly bị chấn thương sọ não và mất ngay sau đó.
Ông Bùi Văn Tỉnh, xóm trưởng xóm Cọi cho biết: “Ở xóm Cọi đã ghi nhận ba trường hợp con lộn. Người Mường quan niệm, những đứa trẻ dưới 12 tuổi bị chết bất đắc kỳ tử có khả năng “lộn” về và vào một người nào đó”.
Những trường hợp “đầu thai” đầy kì lạ này không chỉ khiến dư luận xôn xao mà còn làm gia đình hai bên đều rất bối rối, khó xử khi cháu bé “đầu thai” nhất quyết đòi về nhà bố mẹ trước đây để ở mà không chịu ở với bố mẹ đẻ. Tuy nhiên, theo thời gian, hầu hết các gia đình hai bên đều thông cảm, hiểu cho nỗi đau của nhau và giải quyết vấn đề hợp lí, hợp tình. Nhiều gia đình là “bố mẹ kiếp trước” đã nhận cháu bé làm con nuôi hay như trường hợp cháu Bình (ở Lạc Sơn, Hòa Bình) thì bố mẹ đẻ đã đồng ý để cháu về nhà ở với bố mẹ trước theo ý nguyện của cậu bé này.
L. Châu (Tổng hợp)
( Theo Vietnamnet )
Theo: Blog Phạm Viết Đào
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)