Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Về Tiên Lãng, thăm khu đầm nổi tiếng của ông Đoàn Văn Vươn

Ngày 17/3/2012, nhân chuyến công tác ở Hải Phòng, mình dẫn đoàn học viên lớp cao học QLGD về Tiên Lãng và đã có một chuyến tham quan thực tế thú vị.
Về Tiên Lãng (Hải Phòng) vào một chiều cuối xuân mưa phùn ẩm ướt, ghé thăm khu đầm nổi tiếng của ông Đoàn Văn Vươn. Nhiều hình ảnh bất ngờ trong suốt chuyến đi. Xin tải lên blog này những hình ảnh đó như một chút kỷ niệm trong đời dạy học đầy thú vị của mình.


Xe qua quận Kiến An, đi về phía huyện An Lão. Từ An Lão qua cầu Khuể để sang vùng đất Tiên Lãng - một huyện vùng biển Hải Phòng.

Đến thị trấn Tiên Lãng, đoàn không dừng lại mà thẳng xuống xã Vinh Quang.Con đường từ Thị trấn Tiên Lãng đến xã Vinh Quang khá hiện đại. Đường nhựa kẻ sơn đủ cho 2 làn xe chạy song song với tốc độ cao. Con đường chạy dọc theo con kênh tưới tiêu huyện Tiên Lãng khá thơ mộng.


 Trên đường đi, em Thu điện cho người quen ở xã Vinh Quang ra đón và hướng dẫn đoàn tham quan (người đàn ông quay mặt là anh Nghĩa- một chủ đầm tôm ở xã Vinh Quang, người cũng có mặt và chứng kiến vụ cưỡng chế ông Vươn, hôm nay tự nguyện làm hướng dẫn viên cho đoàn). Bờ đê xã Vinh Quang, nơi diễn ra sự kiện anh em ông Đoàn Vân Vươn, Đoàn Văn Quý dùng súng hoa cải phản kháng lại đoàn cán bộ cưỡng chế do ông Nguyễn Văn Khanh - Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng cầm đầu. Ở đây vào ngày thường cũng thấy rất đông những người đến thu mua thủy sản từ trong đầm của ông Vươn.

Con đường nối bờ đê xã Vinh Quang dẫn xuống khu đầm nuôi thủy sản của ông Vươn. Qua điếm canh đầm của xã Quang Vinh là đến khu nhà công vụ của Tổng đội Thanh niên xung phong từng được báo chí nhắc nhiều trong vụ việc của ông Vương.

Đầm ông Vươn là một khu đất bồi  ven biển được ông Vươn quai đất khoanh vùng qua nhiều năm và được chia thành nhiều ô (mỗi ô rộng khoảng từ 5-6 sào bắc bộ cho tiện nuôi trồng thủy sản).
Khu rừng bầu chắn sóng ở xã Vinh Quang. Rừng này chỉ xuất hiện sau khi ông Vươn thực hiện thành công việc quai đê, lấn biển, biến vùng nước chết trở thành vùng đầm nuôi thủy sản có ích.



 
Căn  nhà công vụ của Tổng đội Thanh niên xung phong  xã Quang Vinh (hầu như đã bị bỏ hoang kể từ khi dự án quai đê, lấn biển và nuôi trồng thủy sản của xí nghiệp này thất bại).



Đường vào căn nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý (em trai ông Đoàn Văn Vươn)

Những khu đầm đã được cải tạo đã sẵn sàng cho các vụ nuôi thả thủy sản
Anh Nghĩa- một chủ đầm tôm ở Vinh Quang (người đã trực tiếp chứng kiến vụ cưỡng chế khu đầm anh Vươn)  đang làm hướng dẫn viên cho chuyến tham quan của đoàn
Dấu vết ngôi "nhà chòi" của 2 anh em Vươn, Quý bị chính quyền xã phá

Chụp ảnh cùng với hai hoa khôi của Đoàn tham quan


Em Vũ Thị Thanh Nga là thành viên nữ trẻ nhất của đoàn.
Cô học trò người gốc huyện An Lão (giáp huyện Tiên Lãng) này lại có vẻ khá thích thú với chuyến tham quan
Dưới đầm rất nhiều cá. Đứng trên bờ có thể thấy hàng đàn cán lớn nhỏ (chủ yếu là cá rôphi, cá chuối, có cả nhiều loại cá đặc sản nữa...). Cá nhiều, song hình như người ta ít đánh bắt vì cho rằng những loại cá này ít giá trị.

Dấu tích ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý bị đoàn cưỡng chế huyện Tiên Lãng phá nát



Nghe ông chủ đầm tôm này kể lại quá trình "cưỡng chế" khu đầm anh Vươn


Nghĩ miên man về công sức cực nhọc quai đê, lấn biển thậm chí bỏ cả mạng người thân của gia đình anh Vươn bỗng nhiên bị người ta cướp trắng


Chụp ảnh làm kỷ niệm chuyến đi
Chụp chùng với Hương, Nga và Thu

Thấp thoáng một chủ đầm tôm khác đi ngang qua khu đầm bị phá của anh Vương


Khá bất ngờ khi đoàn tình cờ gặp chị Thương (vợ anh Vươn) đang đứng bên kia bờ mương thu hoạch chuối trong đầm bán cho tiểu thương thu gom. Ngoài đời, nhìn chị Thương có vẻ trẻ nhiều hơn so với trong ảnh hoặc trên TV.
Mình hỏi chị Thương về tình hình 2 anh em Vươn, Quý. Mình cũng khá bất ngờ khi thấy chị Thương vui vẻ trả lời các câu hỏi của mình.


Mua bán các sản vật từ khu đầm ngay trên bờ đê vào các buổi chiều trong ngày





Chụp bức ảnh kỷ niệm chung của Đoàn trước khi rời Vinh Quang. Từ trái qua phải: Nga, Thu, Phong, Thầy, Nguyên và Hương
Phố xá Tiên Lãng vào một chiều mưa phùn nhếch nhác

Phố huyện song cũng có vẻ quy củ ra phết. Tấm biển: "Đặc sản gia truyền thịt chó" gợi nhớ nhiều điều về vùng đất được coi như ốc đảo ở Hải Phòng này.
Thuốc lào từ lâu cũng là đặc sản của vùng Tiên Lãng.






Ăn bữa thịt chó Tiên Lãng trước khi kết thúc chuyến tham quan thực tế.
Em Phạm Xuân Hòa- một thành viên của lớp cao học (người ngồi ngoài cùng) là thổ dân chính cống của Thị trấn Tiên Lãng.
Kết thúc buổi tham quan. Cả đoàn vui vẻ làm bữa thịt chó trước khi chia tay. Hi hi...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét