Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm với các chức danh do Quốc hội bầu liệu có khả thi?

Theo một đề án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất (3/2012), sau khi thảo luận đã đi đến nhất trí hằng năm sẽ tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm với đối với Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và các chức danh khác do Quốc hội bầu. Đối với nhiều người thì đây có thể là thông tin đáng ngạc nhiên, song cũng không có gì là ghê ghớm. Vì cái trò này, ở các nước tư bổn họ vẫn làm thường xuyên và làm thực chất. Ở các quốc gia này việc Quốc hội họp và tổ chức phiếu tín nhiệm đối với một chức danh nào đó của Chính phủ, thậm chí cả bản thân các chức danh to đùng như Tổng thống, Chủ tịch Quốc hôi cũng là hình thức đấu tranh nghị trường (thường chủ yếu là do phie đối lập đề xuất). Còn ở Việt Nam  hiện nay, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu không phải là sáng kiến của Quốc hội, cũng không phải là do "phe đối lập" đề xuất (vì cái gọi là "phe đối lập" ở VN căn bản không tồn tại) mà có lẽ là một bước để cụ thể hóa nghị quyết Hội nghị TW 4 khóa XI về công tác chỉnh đốn Đảng do Bộ chính trị, BCHTW ĐCSVN mới ban hành.

Bỏ phiếu các chức danh do Quốc hội bầu thực chất là một việc làm dân chủ. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc bỏ phiếu tín nhiệm này liệu có thực chất? Cố nhiên, không ai nghĩ rằng những lá phiếu Yes hoặc No là do gian lận hay khai vống mà có thể là thật 100%. Nhưng cái người ta nghi ngờ là đối tượng tham gia bỏ phiếu tín nhiệm là các quan chức do tâm lý nể nang, "dĩ hòa vi quý" hoặc tâm lý không quen phản đối cái chưa hoàn thiện nên rất có thể vẫn chọn phương án "Yes" cho mọi chức danh, kể cả các chức danh đáng dành cho sự lựa chọn phương án "No" vì bất tài, tham nhũng.

Có lẽ vì thế nên tâm lý kỳ vọng nhất hiện nay vẫn là cần có một cơ chế mạnh mẽ để có thể không chỉ kiểm soát được hành vi và đạo đức của giới quan chức mà quan trọng hơn là tự nó có thể tạo nên người tài và liêm trong bộ máy nhà nước. Nếu không có những cơ chế như thể thì cách tổ chức lấy phiếu tín nhiệm có tính hình thức như trên sẽ không tạo ra được bộ máy nhà nước hiệu quả, trong sạch mà nguy cơ các quan chức là đối tượng để lấy phiếu tín nhiệm rất có thể có những biện pháp đối phó trước khi lấy phiếu tín nhiệm, còn sau đó đâu sẽ vào đấy, mèo vẫn hoàn mèo mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét