Nguồn dantri.com.vn
Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011
Mong ông hãy đem hết tinh thần, nghị lực còn lại để đem lại hạnh phúc cho dù chỉ có một người!
My Blog: Mấy hôm nay, cộng đồng mạng xôn xao chuyện Cựu TBT Nông Đức Mạnh lấy vợ.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu ông Mạnh không làm TBT của một Đảng Cộng sản, mà theo quan niệm của người VN và của chính Đảng Cộng sản thì người cộng sản phải là tấm gương tiêu biểu về đạo đức, lối sống cho quần chúng nhân dân. Thực tế có nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản nói chung và của ĐCSVN nói riêng đã làm được như vậy, như Nguyên TBT Nguyễn Văn Linh trước đây hay đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng hiện nay. Tuy nhiên, ngoài những trường hợp hiếm hoi đó ra thì hầu hết các lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN không ít thì nhiều đều có điều tiếng. Ông Mạnh cũng không ngoại lệ. Hồi còn đương chức TBT thì ông bị đồn có dính líu đến PMU 18 của Bộ GTVT, rồi vụ dàn xếp cho con trai là ông Nông Quốc Tuấn kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng mà không qua bầu cử để rồi được bầu vào BCH TW khóa XI với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Người ta bảo: nếu không có ông Mạnh "quyết liệt" thì liệu con trai ông là Nông Quốc Tuấn có leo lên được đến chức vụ Bí thư Trung ương Đoàn rồi, Phó ban dân vận, rồi bây giờ chễm chệ trên chiếc ghế Bí thư tỉnh ủy của một tỉnh miền Trung du được không? Chắc là không. Nhưng ông Tuấn với tư cách là “con trai TBT” lại có thể đạt được điều đó một cách dễ dàng theo kiểu “chục năm phấn đấu không bằng cơ cấu một lần”. Đây là những chuyện mà ai ai cũng thấy, sáng như ban ngày chứ không phải đồn thổi hay là “ăn bã” của các “thế lực thù địch” để nói xấu lãnh đạo gì đâu. Tuy nhiên, đấy chưa phải là cái đáng trách nhất của ông Mạnh. Cái người ta trách nhất là vai trò, dấu ấn của ông trong hai nhiệm kỳ làm Tổng bí thư. Kết quả chung có thể thấy là ông đã góp phần không nhỏ làm cho công cuộc đổi mới tưởng như là lối thoát ngoạn mục của Việt Nam sau khủng hoảng, nhưng thực tế lại rơi vào bế tắc vì bản thân ông với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của đất nước nhưng lại không đưa ra được đường hướng để chèo lái con thuyền đất nước tiếp tục phát triển mà giường như càng rơi vào sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các quốc gia trong khu vực. Kinh tế tụt hậu, hệ thống chính trị thì bộc lộ nhiều “lỗi hệ thống”, nội bộ đảng dường như càng rơi vào sự rệu rã, tham nhũng tiêu cực tràn lan, văn hóa-đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, ông Mạnh vẫn được nhớ như là người đã mời Trung Quốc vào khai thác “bô xít” ở Tây Nguyên- đây là hành vi có thể coi là không đúng với chức trách và thẩm quyền của một Tổng bí thư Đảng. Ông Mạnh cũng là đồng tác giả cùng với các lãnh đạo Trung Quốc khi đưa ra các câu khẩu hiệu như: “16 chữ” và “bốn tốt”. Những câu khầu hiệu này ngay từ khi mới xuất hiệu đã gây phản ứng tiêu cực trong một bộ phận giới trí thức, thậm chí cả những người CSVN. Có lẽ ông Mạnh cũng là một trong số ít các TBT ít để lại dấu ấn cho nhân dân. Có người nói: làm TBT như ông Mạnh thì ai cũng có thể làm được. Cách đây hơn hai năm, khi nghe tin vợ ông Mạnh mất thì ai cũng bùi ngùi thương cảm. Không phải thương cảm với ông Mạnh mà thương cảm với phu nhân của ông. Bà thật nhân hậu. Tiếng là phu nhân TBT nhưng ít khi thấy bà xuất hiện trước báo giới hay thăm thú đâu đó cùng với ông. Bà an phận, chấp nhận cuộc sống nơi thôn quê giống như biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam ở nơi thôn dã. Nhưng nếu so với những người phụ nữ bình thường thì bà rất có thể không hạnh phúc bằng khi phải làm mẹ, làm bà của những thằng con hư, cháu đốn, một ông chồng luôn có một vẻ ngoai tốt mã. Thế mà ông Trời không thương bắt bà ra đi lặng lẽ. Bà mất khi ông Mạnh chỉ còn mấy ngày nữa rời nhiệm sở. Bà cũng không biết rằng, khi mộ bà còn chưa xanh cỏ thỉ ông đã về hưu và đòi lấy vợ mới! Người ta trách ông Mạnh không phải vì thối mồm hay ghen ăn tức ở mà trách cái tư cách đạo đức của ông. Không phải ngẫu nhiên mà ông đòi lấy vợ (nếu đó là sự thật). Một ông già 72 tuổi tự nhiên đòi lấy vợ thì chỉ có hai cách hiểu cách hiểu: một là, đang bí bách về đường tình dục do ăn quá nhiều, bồi bổ quá nhiều mà không biết "xả" vào đâu; và hai là, bị phía bên kia “tống tình”, kiểu như: Nếu ông không công khai lấy em thì em sẽ nói toạc hết ra xem khi đó thì ai đẹp mặt. Chắc ông Mạnh đang ở cái thế kẹt đó. Kể cũng tội cho ông. Nhà văn Nguyễn Quang Lập bình luận và gọi ông là “người tài” theo tiêu chuẩn mới: "Thôi thì không yêu dân thì yêu gái vậy, không làm cho dân hạnh phúc thì làm cho gái sung sướng, cũng gọi là tài". Nhưng tôi lại nghĩ đấy là một bi kịch. Bi kịch cho cá nhân ông Mạnh nhưng nói rộng ra cũng là bi kịch cho Đảng, cho đất nước. Thôi thì, dù đã về hưu nhưng nếu có lấy vợ thật thì mong ông tập trung tất cả các tình thần và nghị lực còn lại để đem lại hạnh phúc cho dù chỉ một người.
(*) Ns Nguyễn Trọng Tạo (**) Nhà báo Huy Đức (***) Nhà văn Phạm Xuân Nguyên
P/s: Nhớ chuyện xưa : CÀNG GIÀ CÀNG DẺO CÀNG DAI!
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu ông Mạnh không làm TBT của một Đảng Cộng sản, mà theo quan niệm của người VN và của chính Đảng Cộng sản thì người cộng sản phải là tấm gương tiêu biểu về đạo đức, lối sống cho quần chúng nhân dân. Thực tế có nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản nói chung và của ĐCSVN nói riêng đã làm được như vậy, như Nguyên TBT Nguyễn Văn Linh trước đây hay đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng hiện nay. Tuy nhiên, ngoài những trường hợp hiếm hoi đó ra thì hầu hết các lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN không ít thì nhiều đều có điều tiếng. Ông Mạnh cũng không ngoại lệ. Hồi còn đương chức TBT thì ông bị đồn có dính líu đến PMU 18 của Bộ GTVT, rồi vụ dàn xếp cho con trai là ông Nông Quốc Tuấn kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng mà không qua bầu cử để rồi được bầu vào BCH TW khóa XI với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Người ta bảo: nếu không có ông Mạnh "quyết liệt" thì liệu con trai ông là Nông Quốc Tuấn có leo lên được đến chức vụ Bí thư Trung ương Đoàn rồi, Phó ban dân vận, rồi bây giờ chễm chệ trên chiếc ghế Bí thư tỉnh ủy của một tỉnh miền Trung du được không? Chắc là không. Nhưng ông Tuấn với tư cách là “con trai TBT” lại có thể đạt được điều đó một cách dễ dàng theo kiểu “chục năm phấn đấu không bằng cơ cấu một lần”. Đây là những chuyện mà ai ai cũng thấy, sáng như ban ngày chứ không phải đồn thổi hay là “ăn bã” của các “thế lực thù địch” để nói xấu lãnh đạo gì đâu. Tuy nhiên, đấy chưa phải là cái đáng trách nhất của ông Mạnh. Cái người ta trách nhất là vai trò, dấu ấn của ông trong hai nhiệm kỳ làm Tổng bí thư. Kết quả chung có thể thấy là ông đã góp phần không nhỏ làm cho công cuộc đổi mới tưởng như là lối thoát ngoạn mục của Việt Nam sau khủng hoảng, nhưng thực tế lại rơi vào bế tắc vì bản thân ông với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của đất nước nhưng lại không đưa ra được đường hướng để chèo lái con thuyền đất nước tiếp tục phát triển mà giường như càng rơi vào sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các quốc gia trong khu vực. Kinh tế tụt hậu, hệ thống chính trị thì bộc lộ nhiều “lỗi hệ thống”, nội bộ đảng dường như càng rơi vào sự rệu rã, tham nhũng tiêu cực tràn lan, văn hóa-đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, ông Mạnh vẫn được nhớ như là người đã mời Trung Quốc vào khai thác “bô xít” ở Tây Nguyên- đây là hành vi có thể coi là không đúng với chức trách và thẩm quyền của một Tổng bí thư Đảng. Ông Mạnh cũng là đồng tác giả cùng với các lãnh đạo Trung Quốc khi đưa ra các câu khẩu hiệu như: “16 chữ” và “bốn tốt”. Những câu khầu hiệu này ngay từ khi mới xuất hiệu đã gây phản ứng tiêu cực trong một bộ phận giới trí thức, thậm chí cả những người CSVN. Có lẽ ông Mạnh cũng là một trong số ít các TBT ít để lại dấu ấn cho nhân dân. Có người nói: làm TBT như ông Mạnh thì ai cũng có thể làm được. Cách đây hơn hai năm, khi nghe tin vợ ông Mạnh mất thì ai cũng bùi ngùi thương cảm. Không phải thương cảm với ông Mạnh mà thương cảm với phu nhân của ông. Bà thật nhân hậu. Tiếng là phu nhân TBT nhưng ít khi thấy bà xuất hiện trước báo giới hay thăm thú đâu đó cùng với ông. Bà an phận, chấp nhận cuộc sống nơi thôn quê giống như biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam ở nơi thôn dã. Nhưng nếu so với những người phụ nữ bình thường thì bà rất có thể không hạnh phúc bằng khi phải làm mẹ, làm bà của những thằng con hư, cháu đốn, một ông chồng luôn có một vẻ ngoai tốt mã. Thế mà ông Trời không thương bắt bà ra đi lặng lẽ. Bà mất khi ông Mạnh chỉ còn mấy ngày nữa rời nhiệm sở. Bà cũng không biết rằng, khi mộ bà còn chưa xanh cỏ thỉ ông đã về hưu và đòi lấy vợ mới! Người ta trách ông Mạnh không phải vì thối mồm hay ghen ăn tức ở mà trách cái tư cách đạo đức của ông. Không phải ngẫu nhiên mà ông đòi lấy vợ (nếu đó là sự thật). Một ông già 72 tuổi tự nhiên đòi lấy vợ thì chỉ có hai cách hiểu cách hiểu: một là, đang bí bách về đường tình dục do ăn quá nhiều, bồi bổ quá nhiều mà không biết "xả" vào đâu; và hai là, bị phía bên kia “tống tình”, kiểu như: Nếu ông không công khai lấy em thì em sẽ nói toạc hết ra xem khi đó thì ai đẹp mặt. Chắc ông Mạnh đang ở cái thế kẹt đó. Kể cũng tội cho ông. Nhà văn Nguyễn Quang Lập bình luận và gọi ông là “người tài” theo tiêu chuẩn mới: "Thôi thì không yêu dân thì yêu gái vậy, không làm cho dân hạnh phúc thì làm cho gái sung sướng, cũng gọi là tài". Nhưng tôi lại nghĩ đấy là một bi kịch. Bi kịch cho cá nhân ông Mạnh nhưng nói rộng ra cũng là bi kịch cho Đảng, cho đất nước. Thôi thì, dù đã về hưu nhưng nếu có lấy vợ thật thì mong ông tập trung tất cả các tình thần và nghị lực còn lại để đem lại hạnh phúc cho dù chỉ một người.
Đọc thêm: PHỤC TÀI BÁC MẠNH
Vietinfo đưa tin Cựu TBT Nông Đức Mạnh cưới vợ trẻ: “Theo nhiều nguồn tin khác nhau, sau khi rời ghế Tổng bí thư Đảng CSVN chưa đầy một năm, ‘Cụ’ Nông Đức Mạnh cảm thấy ‘cô đơn’ và quyết định lấy vợ mới. Vị hôn thê mới của ‘Cụ’ là cô gái trẻ và dễ thương vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh)…Cô dâu là Đỗ Thị Huyền Tâm, sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh…Cô là Tổng giám đốc một công ty trách nhiệm ‘vô hạn’ Minh Tâm , là đại biểu Quốc hội khoá 12 và khoá 13 hiện nay.“Chẳng biết trúng hay trật nhưng thấy vui vui. Anh Ba Sàm thì bình luận:”Chuyện “yêu” thì chắc chắn rồi, nhưng “cưới” hay chưa thì mới là tin đồn. Nội dung bài viết cũng có những chi tiết không được chính xác, hơi “dìm hàng” cô dâu quá (“4 lần lên xe hoa”. Thực ra 2 lần là lên xe … với “đại gia” thì đúng hơn). Có lẽ vì vậy mà lối viết cố tình tếu táo cho bà con hiểu là tin “vỉa hè”. Vỉa hè thì vỉa hè, mình vẫn vui như thường.
Việc bác Mạnh yêu hay cưới vợ hai là chuyện bình thường. Bác Nguyễn Trọng Tạo (*) chẳng chức tước bổng lộc gì mà nghe đâu đang định cưới vợ thứ tư, huống gì là bác Mạnh. Nhìn bác Mạnh cười, hàm răng trắng đều tăm tắp biết bác hảy còn sung lắm, răng chắc cặc bền mà. Bác còn yêu được là mừng cho bác ,còn sống còn yêu vậy là vui rồi. Bác Mạnh sinh năm 4o, năm nay đã 72 tuổi rồi. Tuổi ấy Bác Hồ lo ngồi viết di chúc, bác Mạnh vẫn còn yêu được và được gái yêu là rất vui, cuộc đời vẫn đẹp sao he he.. .Một mụ nạ dòng, hoa khôi năm cà cuống, hay tin này bình một câu tỉnh bơ, nói ông này nông nhưng mà mạnh, duyệt, nếu là tao thì tao cũng duyệt. Đúng đúng. Thôi thì không yêu dân thì yêu gái vậy, không làm cho dân hạnh phúc thì làm cho gái sung sướng, cũng gọi là tài. Bây giờ mình mới thực sự phục tài bác Mạnh. Nhìn sang thấy hai ông bạn của mình, Phạm Xuân Nguyên (***) và Huy Đức (**), kiếm mãi không được một cô vợ, rõ là lũ bất tài, hi hi.
(*) Ns Nguyễn Trọng Tạo (**) Nhà báo Huy Đức (***) Nhà văn Phạm Xuân Nguyên
P/s: Nhớ chuyện xưa : CÀNG GIÀ CÀNG DẺO CÀNG DAI!
Trong thời gian trú tại Núi Nài, hát xướng, ngao du cùng bạn bè, khi tuổi đã ngoại thất tuần, Nguyễn Công Trứ gặp một cô gái mười bảy tuổi. Như có duyên trời định, hai người - một lão già tóc bạc và một thiếu nữ má hồng - đã đem lòng yêu nhau và gắn bó. Cụ Thượng Trứ hỏi nàng làm thiếp, và nàng đã đồng ý làm lễ cưới. Trong đêm hợp hôn, Cụ cùng nàng bày rượu, đập trống hát ca trù và sáng tác một bài hát nói ngay lập tức được truyền tụng khắp vùng: và cho đến tận ngày nay không “tay chơi già” nào là không biết, thuộc một đôi câu.
Trẻ tạo hoá ngẩn ngơ lắm việc,
Già nguyệt ông cắc cớ trêu nhau.
Kìa kia người mái tuyết đã phau phau,
Run rẩy kẻ đào tơ còn mảnh khảnh.
Trong trướng gấm ngọn đèn hoa nhấp nhánh,
Nhất toạ lê hoa áp hải đường…
Và có lẽ cho đến tận ngày nay không “tay chơi già” nào là không biết, không thuộc hai câu sau đây:
Tân nhân nhược vấn lang niên kỉ,
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam!
(Nếu thiếp mới hỏi chàng bao tuổi,
Năm mươi năm trước hai mươi ba!)
Và Cụ kết thúc khúc hát bằng một tuyên bố… xanh rờn:
Xưa nay mấy kẻ đa tình,
Lão Trần là một với mình là hai.
Càng già càng dẻo càng dai!
( Nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/binhminh_0123 )
Nguồn: đăng lại từ Blog Phạm Viết ĐàoThứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Thư giãn: Cấm chơi golf với các VIP Giao thông vận tải là đúng!
Em xin có ý kiến! Anh Thăng cấm chơi golf đối với các VIP GTVT là đúng! Huy Đức phản đối anh Thăng cấm cán bộ dưới quyền chơi golf là sai. Lại còn "ní nuận": hội nhập thì cần biết tiếng Anh và chơi golf chứ. Đúng là bày đặt! Osin thì biết gì mà nói! Các VIP muốn chơi golf thì xin mời ra khỏi cơ quan nhà nước hoặc xin về hưu thì tha hồ chơi. Còn một khi đang trong biên chế (mà lại biên chế trong cái ngành GTVT đang nát bét) nếu không vì nhiệm vụ thì đừng có mà trốn việc, vác tiền ăn cắp hoặc tham ô của các PMU để đến sân golf. Em đề nghị anh Thăng thế này: trong cái ngành của anh từ nay trở đi nếu thằng VIP nào mà không được phép của anh đi chơi golf thì anh cứ rút ngay điện thoại ra "a nô" đuổi việc ngay cho em! Nếu có 3 thằng VIP mà bị đuổi vì chơi golf như thế thì tất cả bọn còn lại khiếp ngay. Sẽ hết tắc đường, sẽ không có tai nạn, sẽ không còn những "con đường đau khổ" ở VN nữa. Khỏi phải nói nhiều! Hết chiện!
Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011
Thiên đường cộng sản xứ Chimđang Xun!
Những hình ảnh cuộc sống ở Bắc Hàn
Ngô Đình Trưởng
-
Thông Tấn Xã Vàng Anh mong muốn giới thiệu với đọc giả một vài hình ảnh về Bắc Triều Tiên, quốc gia bí ẩn nhất thế giới và luôn gợi sự hiếu kỳ của mọi người. Những hình ảnh dưới đây cho ta một cái nhìn toàn cục về đời sống và sinh hoạt của người dân Bắc Hàn.
Bắc Hàn như một thế giới bị kẹt lại trong thập niên 50
Các tượng đài có ghi lời dạy của lãnh tụ vĩ đại Kim Il Song có mặt khắp thành phố
Biên giới Nam – Bắc Hàn. Đường đất phía bên phải là của Bắc Hàn
Biên giới Nam – Bắc Hàn. Đường xá phía Bắc Hàn nứt nẻ như vừa trải qua động đất (phía dưới )
Một con đường từ biên giới vào thành phố. Các cột bê tông hai bên đường được dùng như những chướng ngại ngăn quân địch tiến vào thành phố. Nếu có chiến tranh xảy ra người ta sẽ xô chúng xuống đường.
Đường xá luôn vắng bóng người và xe cộ qua lại
Một người đàn ông đi qua bức vẽ bản đồ thế giới. Trong đó Bắc Hàn được tô đỏ ý nghĩa như là trung tâm của thế giới.
Máy tính được lắp tại trường học thuộc đã rất cũ kỹ và thường là chúng không được cắm điện .
Các bảng vẽ khẩu hiệu như thế này xuất hiện khắp nơi tại các thành phố lớn. Trong ảnh là hình ảnh của chủ tịch Kim Il Song đang kêu gọi đấu tranh.
Một cảnh thường thấy tại Bắc Hàn : các loại xe cũ kỹ , thải ra rất nhiều khói và thường xuyên chết máy khi đang chạy.
Cảnh quan bên trong một ngôi nhà mẫu của Bắc Hàn. Có một thứ gì đó trông như computer nhưng chưa hề được nối với nhau. Và tuyệt nhiên Internet không tồn tại ở nhà dân.
Các khu nhà xập xệ luôn bị che lại khỏi ánh mắt của người nước ngoài bởi các hàng rào to.
Đôi khi Bắc Hàn cũng tổ chức các hội diễn thể thao , võ thuật để cho người dân thấy sự phát triển của thế hệ tương lai.
Nông nghiệp hoàn toàn dựa vào sức kéo trâu bò. Không hề tồn tại máy móc cơ khí cho nông nghiệp.
Dãy hàng rào kẽm gai được mắc điện dựng lên trên khắp bờ biển để ngăn người dân vượt biên sang phía Hàn Quốc.
Đây là một rạp chiếu phim, nơi mà ý nghĩ tìm được bộ phim Hollywood là điều bất khả thi.
Khách sạn này đã bị đình chỉ xây dựng từ năm 1991
Phương tiện di chuyển chính của người dân là đôi chân của họ. Còn những chiếc xe điện như trong hình tồn tại với số lượng ít ỏi đáng ngạc nhiên.
Huy hiệu có in hình của chủ tịch Kim Il Song, ở đây người ta coi nó như một loại chứng minh nhân dân và dĩ nhiên là bạn không thể mua mà phải được cấp cho thứ này.
Cũng có vài cửa hàng bán rau cải với số lượng quá ít ỏi nhưng họ vẫn thường xuyên không bán được hàng .
Các tượng đồng to lớn thế này thường chỉ có trong công viên ở Bình Nhưỡng .
Cung thánh đường thiếu niên đang có một buổi hòa nhạc. Phía sau nền là hình ảnh của chủ tịch Kim Jong Il
Đường xuống ga điện ngầm. Hàng chữ đỏ phía sau có nghĩa :” Chủ tịch Kim Jong Il, vần thái dương thế kỷ 21”
Một tòa nhà với rất nhiều máy lạnh, đây chắc chắn không phải là nơi ở của thường dân, có thể nó được dùng cho mục đích quân sự ?
Dẫn theo TTHN
Thư giãn: Nhà thơ Nguyễn Khuyến thể hiện sự kém cỏi trong nghề câu cá!?
THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: CÙNG CÂU CÁ VỚI BẠN HỌC SINH LỚP 11
Nhân chiều thu cuối tuần, mời chư vị đi câu cá cùng một em học sinh lớp 11 ở Quận Đống Đa, Hà Nội:
Toàn văn đề bài và bài làm:
Bản chép của Bác Khách ẩn danh:
Đề bài:
Phân tích 2 câu thơ sau trong bài thơ "Thu Điếu" của nhà thơ Nguyễn Khuyến:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Bài làm:
Nguyễn Khuyến là một đại thi hào về văn thơ cổ VN. Tác giả đã thể hiện sự kém cỏi của mình trong việc câu cá và tác giả cũng không có được sự tỉnh táo nhất định. Hình như khi làm bài này, ông đang say hoặc tựa tựa như thế. Có thể vì quá phê nên tác giả đang bay, nghĩ về một thiên đường trong văn thơ. Ông phải nằm tựa vào gối. Từ "buông" cho thấy ông lười vô đối, không "thả", không câu tử tế. Có thể ông đang trong tình trạng bay cao (...) ông không thể trong tình cảnh tốt nhất về thể xác cũng như tâm hồn.
"Lâu chẳng được": ôi 3 từ thôi mà sao cho chúng ta những cảm xúc khác nhau. Theo em, chỗ này là đỉnh điểm của sự bất lực. Ông "buông" cần câu rất lâu nhưng chẳng được. Ông không thể kiếm được một con cá, hay nói cách khác là ông không có khả năng cũng như kinh nghiệm câu cá.
"cá đâu đớp động dưới chân bèo": có thể khẳng định đây là đàn cá thông minh nhất thế giới. Chúng đớp mồi động như thế mà tác giả không thể kiếm được một con nào => chúng có kỹ thuật rất tốt, khả năng xử lý linh hoạt, đầu óc tỉnh táo, IQ cao, năng lực chỉ huy hay, khả năng team work tốt. Không những thế, chúng còn biết núp dưới chân bèo => đầu óc chúng quá tinh quái, chúng không lộ diện ra để tác giả câu được.
Nhìn tổng thể, ngôn ngữ của tác giả qua hai câu thơ trên thật sâu sắc vô cùng. Em đã phải vò đầu, bức tóc, vặt tai mãi mới suy nghĩ ra được ý nghĩa này. Ông hình như không có việc gì làm, và nhà ông hình như cắt điện luân phiên và thường xuyên mặc dù ông rất giàu có.
Nhà ông có cả một ao cá riêng cơ mà =>chứng mình nhà ông giàu vì ngày nay có nguyên cả một cái toilet to đùng, hình như quá xa xỉ.
Ông không có việc gì làm sao? ông đang say hoặc không tỉnh táo mà nằm câu cá. thật là một phong cách rất trang nhã. một việc rất tao nhã như câu cá mà làm được khi say, quả thật tài giỏi => mệnh đề được chứng minh.
ông phải ra thuyền giữa hồ toàn bèo để tựa vào giối bông nằm, em có điên cũng không phơi mình ra nắng để nằm câu cá, không có quạt, không có điều hòa, không vô tuyến, không balotelli, lại còn internet cũng không có. vậy mà ông vẫn bình thản nằm trên thuyền ngắm mặt trời.
Ông Nguyễn Kkuyến đã cho ta một bài thơ nói chung cũng như hai câu thơ bất hủ
(hết).
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Bài làm:
Nguyễn Khuyến là một đại thi hào về văn thơ cổ VN. Tác giả đã thể hiện sự kém cỏi của mình trong việc câu cá và tác giả cũng không có được sự tỉnh táo nhất định. Hình như khi làm bài này, ông đang say hoặc tựa tựa như thế. Có thể vì quá phê nên tác giả đang bay, nghĩ về một thiên đường trong văn thơ. Ông phải nằm tựa vào gối. Từ "buông" cho thấy ông lười vô đối, không "thả", không câu tử tế. Có thể ông đang trong tình trạng bay cao (...) ông không thể trong tình cảnh tốt nhất về thể xác cũng như tâm hồn.
"Lâu chẳng được": ôi 3 từ thôi mà sao cho chúng ta những cảm xúc khác nhau. Theo em, chỗ này là đỉnh điểm của sự bất lực. Ông "buông" cần câu rất lâu nhưng chẳng được. Ông không thể kiếm được một con cá, hay nói cách khác là ông không có khả năng cũng như kinh nghiệm câu cá.
"cá đâu đớp động dưới chân bèo": có thể khẳng định đây là đàn cá thông minh nhất thế giới. Chúng đớp mồi động như thế mà tác giả không thể kiếm được một con nào => chúng có kỹ thuật rất tốt, khả năng xử lý linh hoạt, đầu óc tỉnh táo, IQ cao, năng lực chỉ huy hay, khả năng team work tốt. Không những thế, chúng còn biết núp dưới chân bèo => đầu óc chúng quá tinh quái, chúng không lộ diện ra để tác giả câu được.
Nhìn tổng thể, ngôn ngữ của tác giả qua hai câu thơ trên thật sâu sắc vô cùng. Em đã phải vò đầu, bức tóc, vặt tai mãi mới suy nghĩ ra được ý nghĩa này. Ông hình như không có việc gì làm, và nhà ông hình như cắt điện luân phiên và thường xuyên mặc dù ông rất giàu có.
Nhà ông có cả một ao cá riêng cơ mà =>chứng mình nhà ông giàu vì ngày nay có nguyên cả một cái toilet to đùng, hình như quá xa xỉ.
Ông không có việc gì làm sao? ông đang say hoặc không tỉnh táo mà nằm câu cá. thật là một phong cách rất trang nhã. một việc rất tao nhã như câu cá mà làm được khi say, quả thật tài giỏi => mệnh đề được chứng minh.
ông phải ra thuyền giữa hồ toàn bèo để tựa vào giối bông nằm, em có điên cũng không phơi mình ra nắng để nằm câu cá, không có quạt, không có điều hòa, không vô tuyến, không balotelli, lại còn internet cũng không có. vậy mà ông vẫn bình thản nằm trên thuyền ngắm mặt trời.
Ông Nguyễn Kkuyến đã cho ta một bài thơ nói chung cũng như hai câu thơ bất hủ
(hết).
Bản chép của Bác Ha Le:
ĐỀ BÀI:
Phân tích:
"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
BÀI LÀM:
Nguyển Khuyến là một đại thi hào về văn thơ cổ Việt Nam. 2 câu thơ trên là 2 câu thơ cuối trong bài Thu Điếu.
Tác giả đã thể hiện sự kém cỏi trong nghề câu cá. Mà tác giả cũng đã có được sự tỉnh táo nhất định. Hình như khi làm bài này, ông đang xay hoặc tựa tựa thế. Có lẽ vì quá fế, nên tác giả đang bay, nghĩ về một thiên đường trong văn thơ. Ông phải nằm tựa vào gối. Từ "buông" cho ta thấy Ông lười vô đối, không "thả", không câu tử tế.
Có thể là ông đang trong tình trạng bay cao ... ( dấu ... : chữ này đọc không rõ), ông không thể trong tỉnh trạng tốt nhất về thể sác cũng như tinh thần.
"Lâu chẳng được"
Ôi! 3 từ thôi mà sao cho chúng ta những cảm súc khác nhau. Theo em chỗ này là đỉnh điểm của sự bất lực. Ông "buông" cần câu rất lâu nhưng chẳng được. Ông không thể kiếm nổi 1 con cá hay nói đơn giản là ông không có kinh nghiệm cũng như khả năng câu cá.
"Cá đâu đớp động dưới chân bèo"
Đàn cá này có lẽ được công nhân là đàn cá thông minh nhất thế giới. Chúng đớp mồi động như thế mà tác giả không thể kiếm nổi một con nào => chúng có kỹ thuật rất tốt, khả năng sử lí linh hoạt, đầu óc tỉnh táo, IQ cao, năng lực chỉ huy hay, hoạt động team work tốt.
Không những thế chúng còn biết nú, chú dưới chân bèo => đầu óc chúng quá tinh quái, chúng không lộ diện ra để tác giả câu được.
Nhìn tổng thể 2 câu thơ trên ta thấy được ngôn ngữ của tác giả sâu xắc vô cùng. Em đã phải vò đầu, bứt tóc, vặt tai mãi mới suy nghĩ ra được ý nghĩa này. Ông hình như không có việc gì làm và nhà ông có vẻ như cắt điện luân phiên thường xuyên mặc dù ông rất giàu có:
+ Nhà ông có cả một ao cá riêng cơ mà => c/m nhà ông giàu có bởi vì ngày nay có cái phòng vệ sinh to, lớn hình như quá xa xỉ.
+ Ông không có việc gì làm, Ông đang xay hoặc không tỉnh táo mà còn nằm câu cá, thật là một phong cách rất trang nhã. 1 việc rất tao nhã như câu cá mà làm được khi xay, quả tật rất giỏi <=> Mệnh đề được c/m.
+ Ông phải ra thuyền giữa hồ toàn bèo để tựa vào gối bông nằm. Em có điên cũng không phơi mình ra nắng để nằm câu cá, không có quạt, không điều hòa, không vô tuyến, không Balotelli, lại còn In te nẹt cũng không có. Vậy mà ông vẫn bình thản nằm trên thuyền ngắm mặt trời.
Ông Nguyễn Khuyến đã cho chúng ta một bài thơ nói chung cũng như 2 câu thơ bất hủ.
- hết-
Phân tích:
"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
BÀI LÀM:
Nguyển Khuyến là một đại thi hào về văn thơ cổ Việt Nam. 2 câu thơ trên là 2 câu thơ cuối trong bài Thu Điếu.
Tác giả đã thể hiện sự kém cỏi trong nghề câu cá. Mà tác giả cũng đã có được sự tỉnh táo nhất định. Hình như khi làm bài này, ông đang xay hoặc tựa tựa thế. Có lẽ vì quá fế, nên tác giả đang bay, nghĩ về một thiên đường trong văn thơ. Ông phải nằm tựa vào gối. Từ "buông" cho ta thấy Ông lười vô đối, không "thả", không câu tử tế.
Có thể là ông đang trong tình trạng bay cao ... ( dấu ... : chữ này đọc không rõ), ông không thể trong tỉnh trạng tốt nhất về thể sác cũng như tinh thần.
"Lâu chẳng được"
Ôi! 3 từ thôi mà sao cho chúng ta những cảm súc khác nhau. Theo em chỗ này là đỉnh điểm của sự bất lực. Ông "buông" cần câu rất lâu nhưng chẳng được. Ông không thể kiếm nổi 1 con cá hay nói đơn giản là ông không có kinh nghiệm cũng như khả năng câu cá.
"Cá đâu đớp động dưới chân bèo"
Đàn cá này có lẽ được công nhân là đàn cá thông minh nhất thế giới. Chúng đớp mồi động như thế mà tác giả không thể kiếm nổi một con nào => chúng có kỹ thuật rất tốt, khả năng sử lí linh hoạt, đầu óc tỉnh táo, IQ cao, năng lực chỉ huy hay, hoạt động team work tốt.
Không những thế chúng còn biết nú, chú dưới chân bèo => đầu óc chúng quá tinh quái, chúng không lộ diện ra để tác giả câu được.
Nhìn tổng thể 2 câu thơ trên ta thấy được ngôn ngữ của tác giả sâu xắc vô cùng. Em đã phải vò đầu, bứt tóc, vặt tai mãi mới suy nghĩ ra được ý nghĩa này. Ông hình như không có việc gì làm và nhà ông có vẻ như cắt điện luân phiên thường xuyên mặc dù ông rất giàu có:
+ Nhà ông có cả một ao cá riêng cơ mà => c/m nhà ông giàu có bởi vì ngày nay có cái phòng vệ sinh to, lớn hình như quá xa xỉ.
+ Ông không có việc gì làm, Ông đang xay hoặc không tỉnh táo mà còn nằm câu cá, thật là một phong cách rất trang nhã. 1 việc rất tao nhã như câu cá mà làm được khi xay, quả tật rất giỏi <=> Mệnh đề được c/m.
+ Ông phải ra thuyền giữa hồ toàn bèo để tựa vào gối bông nằm. Em có điên cũng không phơi mình ra nắng để nằm câu cá, không có quạt, không điều hòa, không vô tuyến, không Balotelli, lại còn In te nẹt cũng không có. Vậy mà ông vẫn bình thản nằm trên thuyền ngắm mặt trời.
Ông Nguyễn Khuyến đã cho chúng ta một bài thơ nói chung cũng như 2 câu thơ bất hủ.
- hết-
Xin cám ơn hai bác đã luận và chép lại bài văn trên
để chúng ta cùng thư giãn cuối tuần.
Theo Blog Nguyễn Xuân Diện
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)