Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Rào cản ngành y tế

MB: Nghe cái ông được gọi là "Thạc sỹ, BSCK II, Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương" trả lời báo GDVN rằng: “Làm trong ngành y tế lâu năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe đến cái tên TS. Nguyễn Văn Khải", và rằng:“Chúng tôi chẳng biết ông TS. Khải này là ai. Các anh, các chị đừng có mang 1 chuyện tào lao, không căn cứ ở đâu đó và bắt chúng tôi trả lời"; Rồi ông GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, nguyên giám đốc Bệnh viện K, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Quốc gia mỉa mai TS. Nguyễn Văn Khải: “Chỉ là lang băm, tự tung hô bản thân…” quả thật tôi lại càng ngán ngẩm thêm trình độ của các "quan" trong ngành y tế nước ta. Nói là "quan" ngành y tế vì chỉ có những ông được gọi là quan như thế trong ngành y tế mới có những câu trả lời ngớ ngẩn như thế chứ một cán bộ y tế bình thường cũng đủ nhận biết rằng: bệnh chân tay miệng (CTM) tuy là một bệnh thông thường nhưng nếu điều trị không đúng cách (cho dù có áp dụng kỹ thuật cao đi chăng nữa) thì cũng có thể thất bại như thường và cũng tương tự rất có thể bằng kinh nghiệm đơn gian hoặc bằng những kinh nghiệm khoa học đúng lúc, đúng cách lại có thể chữa hiệu các triệu chứng bệnh tưởng chừng như đang lây lan hết sức phức tạp ấy. Điều này không chỉ đúng cho ngành dịch tế học ở VN mà còn là dịch tễ học toàn thế giới. Thế nhưng các cán bộ có trách nhiệm ngành y tế VN mỗi khi cần phát ngôn hoặc cần có hành động có tính chất động viên tiên phong thì họ hoặc tỏ ra vô trách nhiệm hoặc hết sức ngớ ngẩn. Từ khi bệnh TCM tái xuất hiện tại VN, ngành y tế đã cho thấy sự lúng túng của mình trong việc đề ra đối sách để đối phó với căn bệnh đang lây lan với phạm vi ngày càng rộng trong các cộng đồng và cũng là cách ứng xử vụng về của những người có trách nhiệm của ngành này đối với giới truyền thông. Đầu tiên là việc bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến khi mới nhậm chức Bộ trưởng thì tuyên xanh rờn rằng sẽ nhanh chóng công bố dịch, nhưng sau khi nhậm chức lại lờ đi và khi được báo chí truy vấn thì loanh quanh rằng chưa đến mức phải công bố dịch! Dư luận hãy còn nhớ cách ứng xử vụng về của bà Bộ trưởng cách đây chưa lâu khi đi thăm một bệnh nhân vốn là nạn nhân của tiệm vàng bị cướp ở Bắc Giang (Xem: Người nhà bệnh nhân phản ứng quyết liệt khi Giám đốc và Bộ trưởng Bộ y tế đến thăm) và giờ đây đến phát biểu của ông Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TW. Buồn cười nhất là ông này nói cán bộ ngành y tế chẳng biết ông TS. Nguyễn Văn Khải là ai cho đến khi được bản báo hỏi. Cách trả lời cho thấy ông này hoặc là nói dối hoặc là một loại "gà công nghiệp" mang danh bác sĩ. Cứ cho là ông chưa tin liệu pháp chữa bệnh của TS Nguyễn Văn Khải, nhưng với lương tâm trách nhiệm của một thầy thuốc thì ông cũng không nên có cách phát biểu mang tính bài xích, phân biệt như thế. Dân gian thường nói: "Có bệnh thì vái tứ phương" nên việc ngành y tế Ninh Thuận mời TS. Nguyễn Văn Khải vào chữa bệnh CTM cho người bệnh ở này cho thấy: một là, ngành y tế (trước hết là ngành y tế tỉnh Ninh Thuận) đã không làm hết trách nhiệm và trên thực tế đã bất lực trước căn bệnh TCM ở tỉnh này nên đã làm lây lan đến mức chính quyền tỉnh này phải cầu cứu đến một chuyên gia không phải trong ngành y tế như TS Khải; Và hai là, không phải ngẫu nhiên mà  TS Khải được đích danh mời chữa bệnh CTM cho tỉnh Ninh Thuận vì mình tin rằng cách chữa bệnh của ông (tuy là chưa được chứng minh khoa học một cách rộng rãi) nhưng bước đầu là có những cơ sở để có thể tin cậy. Việc ông Hồng Hà, ông Nguyễn Bá Đức không tin cách chữa bệnh của TS. Nguyễn Văn Khải là quyền của cá nhân các ông chứ đừng nhân danh Bệnh viện Nhiệt đới TW và rộng ra là ngành y tế. Tôi tin rằng những người có quan điểm y học thiển cận như ông Hà trong ngành y tế là số ít (tất nhiên bà Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến cũng trong số ít ấy). Nhưng số đông cán bộ y tế chân chính trong ngành chắc không nghĩ như ông Hà. Lẽ ra nếu ông không làm được thì cũng động viên hoặc tư vấn thêm cho TS Khải làm vì thực tế cho thấy việc làm của TS.Nguyễn Văn Khải xuất phát từ cái tâm của ông trước sự khổ sở của người bệnh chứ không vì lợi nhuận. Trong trường hợp TS. Nguyễn Văn Khải, lẽ ra ngành y tế nên có điều ra sớm, kịp thời kiểm chứng để động viên, ủng hộ và nếu cần tư vấn thêm cho TS.Khải làm tốt hơn, hoặc có giả sử trong quá trình tác nghiệp TS. Khải có sai sót thì cũng không dẫn đến hệ quả đáng tiếc. Đó mới là tiếng nói của người thầy thuốc có lương tâm. Nhưng, ở đây ai dè cách trả lời của ông Hà thật vô cảm, thật vô trách nhiệm. Còn nhớ cách đây gần 20 năm khi lần đầu tiên ở Hà Nội xuất hiện phong trào luyện khí công để chữa bệnh, BS Hoàng Bảo Châu lúc đó là Viện trưởng viện Đông y Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trả lời một Đài truyền hình ở Hà Nội lúc ấy rằng: Khí công chữa bệnh là nhảm nhí, là duy tâm! Có lẽ ông nghĩ rằng, người thầy thuốc XHCN thì phải duy vật. Đã duy vật thì phải cảm giác được, nhìn thấy được, chứ còn dùng khí công thì chỉ là tinh thần, là duy tâm thì làm sao mà chữa được bệnh. Thực tế đã bác lại ý kiến hồ đồ của BS Hoàng Bảo Châu. Một thời gian sau, phong trào khí công phát triển rộng rãi và được nhà nước ta công nhận là một vấn đề khoa học, có tác dụng chữa bệnh thật chứ không phải nhảm nhí như BS Châu nghĩ. Bây giờ thì khí công là một học được rất nhiều người say mê nghiên cứu trong đó có không ít thầy thuốc, bác sĩ khi về hưu. Tôi tin rằng, đến bây giờ chắc BS Lê Bảo Châu cũng chưa nhận ra vấn đề đâu, vì ông vẫn tự tin rằng mình là người thầy thuốc XHCN mà. Chắc cách nghĩ của ông Hùng và các quan y tế Việt Nam hiện nay cũng như vậy. Nếu đúng vậy thì đây là rào cản lớn nhất cho ngành y tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập hiện nay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét