Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011
Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011
"Nhất" thế giới để làm gì?
Việc các cơ quan truyền thông nước nhà tuyền truyền và tung hô nhân sự kiện Vịnh Hạ Long có mặt trong danh sách một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới do tổ chức New7Wonders đứng ra đăng cai tổ chức bầu chọn cho thấy căn bệnh "tự sướng" đang là một trong những trở ngại trên con đường phát triển bền vững ở Việt Nam.
Nói cho công bằng: Vịnh Hạ Long quả thật là một tuyệt tác thiên nhiên có một không hai trên thế giới. Tuyệt tác thiên nhiên đó sẽ được thế giới biết đến khi chúng ta có thái độ trung thực với di sản. Hạ Long trước đây đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Thiết nghĩ với sự cộng nhận đó sẽ là quá đủ để nếu chúng ta biết cách sẽ được cả thế giới biết đến Vịnh Hạ Long với ánh mắt khâm phục trầm trồ, đến với Hạ Long để thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên chứ không phải là một thành tích "nhất thế giới" của Việt Nam.
Hạ Long hãy tự chứng tỏ là tuyệt tác thiên nhiên của thế giới chứ đừng là sự ồn ào thiếu chiều sâu văn hóa do con người gây ra. Thay vì cố gắng tìm kiếm danh hiệu hão huyền cho Hạ Long thì hãy bằng nghĩa cử chứng tỏ Hạ Long của nước mình là thân thiện. Thay vì đổ tiền vào những danh hiệu phù phiếm thì hãy đầu tư cho tính chuyên nghiệp của ngành du lịch nước nhà. Nếu một tuyệt tác thiên nhiên như Hạ Long mà bị du khách thế giới tẩy chay do sự tắc trách, tính nghiệp dư trong cách làm du lịch của Quảng Ninh thì câu chuyện phát triển bền vững ở Việt Nam sẽ trông cậy vào đâu nữa?
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011
Ai bảo Đảng mình là duy tâm! Bậy nào!
MB: Lâu nay cứ nghĩ chỉ một số ít cán bộ cấp thấp có tâm lý mê tín về các con số nên mới chạy biển số xe, chạy số Quyết định bổ nhiệm chức vụ. Nhưng cứ nhìn cái quyết định bổ nhiệm Nguyễn Thanh Nghị (một thằng trẻ con mà tài cán chỉ hơn Nông Quốc Tuấn một chút, nhưng là con trai của đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng, rồi chuyện Cựu Tổng cưới vợ mới vào ngày 11/11/2011 mới thấy bệnh mê tín không phải chỉ có cán bộ cấp thấp mà còn "di căn, lây lan" sang cả đội ngũ cán bộ cao cấp, thậm chí cả Thủ tướng, Bộ chính trị.
Nhưng dù có nhiều tiền cũng không có ai ở cái nước Việt Nam này khó có thể chạy được một số quyết định "đẹp như mơ" như quyết định bổ nhiệm Nghị: số 2011/QĐ-TTg- ngày 11/11/2011. Thông qua cái quyết định này có thể thấy từ người ký Quyết định (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhưng đã ủy quyền cho ông Nguyễn Xuân Phúc) đến người được ủy quyền (Ông Nguyễn Xuân Phúc) đến người nhận quyết định (Thằng Nghị con ông Dũng) đã không có một chút liêm sỉ nào. Các cụ ta xưa thường nói: làm đĩ 4 phương thì cũng phải để một phương lấy chồng, nhưng đối với bọn này chắc không có khái niệm phương dự phòng ở cái đất nước "Chim chưa xun" này. Không phải ngẫu nhiên mà từ sau Đại hội XI, dân gian truyền nhau câu vè về việc Đảng ta đặt ra tiêu chuẩn để tuyển chọn, bố trí và sử dụng cán bộ như sau:
Nhìn vào trường hợp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngbổ nhiệm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng cho con trai mình với các số má dưới đây cho thấy lên nhiều điều thực chất về môi trường chính trị-xã hội ở nước ta hiện nay.Thứ nhất là hậu duệ
Thứ nhì là quan hệ
Thứ ba là tiền tệ
Thứ tư là trí tuệ
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT!
VÃI DOAN
Tra từ điển tiếng Việt đến tết Công gô cũng không tìm ra từ VÃI LINH HỒN mà ta thường nghe hàng ngày.
Xét về yếu tố thanh điệu của tiếng Việt, từ này không giống “từ điển” SÁT TỦ ĐẦU MƯNG MỦ mà chỉ là từ lóng diễn đạt trạng thái tinh thần ở mức kinnh ngạc, ngạc nhiên, hoảng sợ của người phát ngôn.
Trước đây đám xì tin độc quyền VÃI LINH HỒN sau này “phát miễn phí” cho cả lớp trên tuổi xì tin xài rộng rãi bằng văn nói và văn viết.
Giờ thì đến lượt người lớn “kế thừa” phát triển VÃI LINH HỒN hay hơn từ gốc của nó. Sau vụ cướp tiệm vàng ở phố Sàn Bắc giang, người ta chuyển sang dùng từ Vãi Luyện để thay thế. Nó phổ biến đến mức các bản nhạc chế Pop, Rap cũng chơi luôn Vãi Luyện: Gặp công an xưng: cháu bác Nhanh, đụng lưu manh kêu: em anh Luyện.
Lại nói, xem clip, ảnh nude hoa hậu Ngọc Trinh gần đây bà con lắc đầu chép miệng than: Vãi Luyện vì nó trơ trẽn rõ ràng nét đến từng…mi li mét mồn một tận 4 cái nốt ruồi trên bụng cô nàng.
Xét ở khía cạnh Cơ thể học hoặc mỹ thuật thì hoa hậu Ngọc Trinh cũng khá đấy chứ nhưng trên phương diện đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục Việt nam thì nếu Ngọc Trinh tự phơi ảnh uốn éo cởi truồng nằm ngồi lên mạng truyền thông lại là hành động tiếp thị rất dại dột, trơ tráo tuy rằng thua xa đàn chị Vàng anh Hoàng Mỹ Linh.
Vậy mà chưa được bao lâu, Vãi linh hồn đã lạc hậu, nói Vãi Luyện là đầu bã đậu. Nay Vãi Doan đang là mốt.
Duyên do nào để bà Phó chủ tich Quốc hội lại nổi danh hơn Luyện sát thủ máu bò sát? Thì ra bà phó nổi đình đám hơn cả cô Ngọc Trinh trên các diễn đàn vì mới đây bà có phát ngôn lịch sử: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”…
Trời hỡi, bà Doan sao lại coi thường nhân dân, coi thường người đọc đến như vậy. Hay bà phó nhầm năm 2011 là thời điểm của những năm 1930 ? Bà coi nhân dân, trí thức Việt nam là cu tý cả sao mà dám chém gió vù vù như vậy. Hiện thực cuộc sống hàng ngày đang phơi bày: Dân tát công an một cái bị bắt xử tù ngay tắp lự nhưng công an bắn chết dân vì biểu tình phản đối giải tỏa nhà cửa đất đai của người ta thì chính quyền làm lơ. Khi xử án công khai thì nhà nước cấm người nhà, hạn chế báo chí. Trong tòa án công an ngang nhiên lấy tay bịt mồm đương sự vì sợ dân nói lên sự thật. Dân làm thất thoát vài triệu đồng bị nhà nước bắt bớ còn doanh nghiệp nhà nước được chính phủ bảo lãnh như Vinashin gây thất thoát mấy chục nghìn tỷ đồng thì đảng, chính phủ xoa tay: không khiển trách ai. Đó là Dân chủ “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” sao?
Vậy nên khi nghe bà Doan chém gió như thế người dân thất kinh vãi…ra quần mà kêu lên: Vãi Doan là đúng quá.
Mấy bạn người nước ngoài nói: Ở Việt nam có 2 việc cần nhắm mắt để sống là khi tham gia giao thông và nói thật những gì đang có thật.
Nhắm mắt từ tốn đi bộ qua đường thì sẽ an toàn còn lúng túng né trước né sau chắc bị ăn bánh lốp. Nói lên sự thật, biểu thị thái độ thật của mình như biểu tình, kể cả biểu tình yêu nước cũng sẽ bị công an tóm ngay. Điề 69 Hiến pháp cho phép công dân biểu tình giống như một lớp phấn son trang điểm cho bộ mặt quốc gia, qua những gì đã thấy trở nên loang lổ nhem nhuốc hơn bao giờ hết.
Chẳng lẽ bây giờ người dân cứ phải nhắm mắt, bịt tai để được sống như gà công nghiệp sao?
Thật là Vãi Doan.
Mai Xuân Dũng
Bác sĩ nói "không" với người bệnh không có phong bì
MB: Ngày 9/11, đoàn kiểm tra Sở Y tế Quảng Ngãi đã đưa ra kết luận về đoạn video ghi lại hình ảnh một bé gái đau ruột thừa bị bác sĩ Bệnh viện Đặng Thùy Trâm (Quảng Ngãi) từ chối chữa bệnh vì không có tiền và hết hạn thẻ bảo hiểm y tế. Sau khi đoạn video được phát lên mạng, Bệnh viện Đặng Thùy Trâm đã vội vã họp báo và thanh minh rằng: tất cả “do hiểu nhầm”. Tuy nhiên cách giải thích của bệnh viện Đặng Thùy Trâm càng làm cho cộng đồng mạng bức xúc vì cho rằng đoạn video là phản ánh trung thực thực trường hợp của người bệnh nhưng Bệnh viện chẳng những không nhận lỗi lại vòng vo thiếu trung thực. Tuy nhiên khi xem kết luận của Thanh tra Sở y tế Quảng Ngãi lại thấy có đoạn: “Tác giả quay đoạn clip tung lên mạng với tiêu đề: “Bác sĩ và đồng tiền” thiếu trung thực đã làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện Đặng Thuỳ Trâm và ngành y tế Quảng Ngãi...”. Vẫn biết rằng: sự việc như vậy và kết luận như vậy thì cũng chẳng có gì là lạ đối với các bệnh viện công ở VN hiện nay. Nhưng sự thực thì thế nào thì chẳng ai biết cả ngoại trừ kíp trực Bệnh viện hôm ấy, người bệnh và người nhà người bệnh và một phần được thể hiện trong đoạn video. Nào ta cùng phân tích thử xem.
Tôi đã xem đoạn video nhận thấy:
1) người quay video clip do tình cờ nhìn thấy cảnh người nhà bệnh nhân năn nỉ bác sĩ cứu chữa cháu bé đau ruột thừa và đã quay video (không biết bằng máy quay chuyên dụng hay bằng điện thoại). Trong video cho thấy người quay video khi đang thực hiện clip này cũng khá bức xúc khi chứng kiến thái độ thờ ơ lạnh lùng của nhóm y tá, bác sĩ trong kíp trực đối với người bệnh là em bé.
2) Một người đàn ông nhỏ thó trong đoạn video có lẽ là người nhà bệnh nhân (sau này được bệnh viện giải thích là ông hàng xóm của bệnh nhân đang trong tình trạng say rượu nhưng được bố của bệnh nhân nhờ chở bệnh nhân xuống bệnh viện Đặng Thùy Trâm?) liên tục đưa kêu xin bác sĩ cứu cháu bé hoặc cho xe đưa cháu bé đi bệnh viện tuyến trên. Giọng người đàn ông này khá nhỏ nhẹ có phần hốt hoảng nữa trước tình cảnh bệnh bênh viện không tiếp nhận cháu bé nhưng đáp lại là sự thờ ơ của kíp trực của BV.
3) Cháu bé bị đau ruột thừa không có biểu hiện đau bụng dữ dội song nét mặt khá mệt mỏi (chắc ổ ruột thừa đã vỡ chuyển sang giai đoạn viêm phúc mạc nên cơn đau không còn dữ dội) ngồi ở chiếc chiếu ngoài hè.
4) Cô hộ lý đưa trả chiếc thẻ bảo hiểm y tế cho người nhà bệnh nhân mà không một lời giải thích (mặc dù lúc đó người nhà bệnh nhân đang van vỉ kíp trực hãy mổ cấp cứu cháu bé hoặc cho xe chở bệnh viện tuyến trên). Trong video thấy có tiếng người quay video nói với người nhà bệnh nhân vì sao kíp trực lại không giải quyết cho cháu bé. Người nhà bệnh nhân tưởng người quay video là phóng viên nên nói: cảnh mà anh gặp phải hôm nay liệu phóng viên có dám đưa lên báo không? Người quay video hỏi thêm một số chi tiết và cam đoan: đoạn video nay sẽ được post lên mạng để phản ánh sự việc có tính chất tiêu cực như thế này
- Một người đàn ông xuất hiện (chắc là một cán bộ lãnh đạo của BV Đặng Thùy Trâm) xuất hiện và đã to tiếng với người nhà bệnh nhân (gọi mày xưng tao với người đàn ông nhỏ thó là người tự xưng là người nhà bệnh nhân từ đầu video như đã nói) đại ý: không có bảo hiểm thì không tiếp nhận. Thẻ bảo hiểm hiện có đã hết hạn sử dụng. Giọng nói của người này rất hách dịch và có vẻ xua đuổi người nhà người bệnh và người bệnh như là xua đuổi kẻ ăn mày.
Nội dung đoạn video đến đó kết thúc.
Xem đoạn video cho thấy đây là đoạn video được quay liền mạch, không thấy có dấu hiệu cắt, cúp hay ghép cảnh với dụng ý vu khống, tự nó đã nói lên tất cả, không cần phải lời bình. Các lời bình chủ yếu xuât hiện sau khi đoạn video đã được đưa lên mạng.
Nhưng ngay sau khi đoạn video được post lên mạng thì Bệnh viện ĐTT đã lên tiếng phản bác cho rằng đoạn video là xuyên tạc. Nhưng cách giải thích của bệnh viện ĐTT về trường hợp cháu bé trong đoạn video có nhiều chi tiết không hợp lý:
- Người đàn ông trong đoạn video bị cho là say rượu nên lời nói không đáng tin
- Người nhà bệnh nhân thừa nhận cháu bé không có bảo hiểm, bệnh viện không nhận chữa cho cháu là đúng và người đàn ông trong video được cho là chỉ được bố bệnh nhân nhờ chở bệnh nhân lên viện trước vì ông có chút việc bận nên đi sau?
- Bệnh viện đã làm đúng quy trình?
Nhưng đoạn video không cho thấy những điều khẳng định trên là đáng tin cậy.
Hôm nay thanh tra Quảng Ngãi cũng kết luận như vậy. Tôi cho rằng họ chẳng thanh tra đâu vì còn cái gì đâu mà thanh tra (ngoại trừ đoạn video còn lưu ở trên mạng) và cách giải thích của họ là "chối lấy được".
Ngành y tế đang đề cao y đức người thầy thuốc, đang phát động phong trào "bác sĩ nói không với phong bì", nhưng trong đoạn video cho thấy có dấu hiệu nhóm bác sĩ trong kíp trực cấp cứu ở BV Đặng Thùy Trâm hôm ấy đã nói "không" một cách thẳng thừng với những người không có phong bì như trường hợp người bệnh có hoàn cảnh nghèo như cháu bé trong đoạn Video clip.
Tôi đã xem đoạn video nhận thấy:
1) người quay video clip do tình cờ nhìn thấy cảnh người nhà bệnh nhân năn nỉ bác sĩ cứu chữa cháu bé đau ruột thừa và đã quay video (không biết bằng máy quay chuyên dụng hay bằng điện thoại). Trong video cho thấy người quay video khi đang thực hiện clip này cũng khá bức xúc khi chứng kiến thái độ thờ ơ lạnh lùng của nhóm y tá, bác sĩ trong kíp trực đối với người bệnh là em bé.
2) Một người đàn ông nhỏ thó trong đoạn video có lẽ là người nhà bệnh nhân (sau này được bệnh viện giải thích là ông hàng xóm của bệnh nhân đang trong tình trạng say rượu nhưng được bố của bệnh nhân nhờ chở bệnh nhân xuống bệnh viện Đặng Thùy Trâm?) liên tục đưa kêu xin bác sĩ cứu cháu bé hoặc cho xe đưa cháu bé đi bệnh viện tuyến trên. Giọng người đàn ông này khá nhỏ nhẹ có phần hốt hoảng nữa trước tình cảnh bệnh bênh viện không tiếp nhận cháu bé nhưng đáp lại là sự thờ ơ của kíp trực của BV.
3) Cháu bé bị đau ruột thừa không có biểu hiện đau bụng dữ dội song nét mặt khá mệt mỏi (chắc ổ ruột thừa đã vỡ chuyển sang giai đoạn viêm phúc mạc nên cơn đau không còn dữ dội) ngồi ở chiếc chiếu ngoài hè.
4) Cô hộ lý đưa trả chiếc thẻ bảo hiểm y tế cho người nhà bệnh nhân mà không một lời giải thích (mặc dù lúc đó người nhà bệnh nhân đang van vỉ kíp trực hãy mổ cấp cứu cháu bé hoặc cho xe chở bệnh viện tuyến trên). Trong video thấy có tiếng người quay video nói với người nhà bệnh nhân vì sao kíp trực lại không giải quyết cho cháu bé. Người nhà bệnh nhân tưởng người quay video là phóng viên nên nói: cảnh mà anh gặp phải hôm nay liệu phóng viên có dám đưa lên báo không? Người quay video hỏi thêm một số chi tiết và cam đoan: đoạn video nay sẽ được post lên mạng để phản ánh sự việc có tính chất tiêu cực như thế này
- Một người đàn ông xuất hiện (chắc là một cán bộ lãnh đạo của BV Đặng Thùy Trâm) xuất hiện và đã to tiếng với người nhà bệnh nhân (gọi mày xưng tao với người đàn ông nhỏ thó là người tự xưng là người nhà bệnh nhân từ đầu video như đã nói) đại ý: không có bảo hiểm thì không tiếp nhận. Thẻ bảo hiểm hiện có đã hết hạn sử dụng. Giọng nói của người này rất hách dịch và có vẻ xua đuổi người nhà người bệnh và người bệnh như là xua đuổi kẻ ăn mày.
Nội dung đoạn video đến đó kết thúc.
Xem đoạn video cho thấy đây là đoạn video được quay liền mạch, không thấy có dấu hiệu cắt, cúp hay ghép cảnh với dụng ý vu khống, tự nó đã nói lên tất cả, không cần phải lời bình. Các lời bình chủ yếu xuât hiện sau khi đoạn video đã được đưa lên mạng.
Nhưng ngay sau khi đoạn video được post lên mạng thì Bệnh viện ĐTT đã lên tiếng phản bác cho rằng đoạn video là xuyên tạc. Nhưng cách giải thích của bệnh viện ĐTT về trường hợp cháu bé trong đoạn video có nhiều chi tiết không hợp lý:
- Người đàn ông trong đoạn video bị cho là say rượu nên lời nói không đáng tin
- Người nhà bệnh nhân thừa nhận cháu bé không có bảo hiểm, bệnh viện không nhận chữa cho cháu là đúng và người đàn ông trong video được cho là chỉ được bố bệnh nhân nhờ chở bệnh nhân lên viện trước vì ông có chút việc bận nên đi sau?
- Bệnh viện đã làm đúng quy trình?
Nhưng đoạn video không cho thấy những điều khẳng định trên là đáng tin cậy.
Hôm nay thanh tra Quảng Ngãi cũng kết luận như vậy. Tôi cho rằng họ chẳng thanh tra đâu vì còn cái gì đâu mà thanh tra (ngoại trừ đoạn video còn lưu ở trên mạng) và cách giải thích của họ là "chối lấy được".
Ngành y tế đang đề cao y đức người thầy thuốc, đang phát động phong trào "bác sĩ nói không với phong bì", nhưng trong đoạn video cho thấy có dấu hiệu nhóm bác sĩ trong kíp trực cấp cứu ở BV Đặng Thùy Trâm hôm ấy đã nói "không" một cách thẳng thừng với những người không có phong bì như trường hợp người bệnh có hoàn cảnh nghèo như cháu bé trong đoạn Video clip.
Xem thêm:
'Clip bác sĩ và đồng tiền” thiếu trung thực
- “Tác giả quay đoạn clip tung lên mạng với tiêu đề: “Bác sĩ và đồng tiền” thiếu trung thực đã làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện Đặng Thuỳ Trâm và ngành y tế Quảng Ngãi...” - đó là kết luận của đoàn kiểm tra Sở Y tế Quảng Ngãi.
Kết luận của đoàn kiểm tra Sở Y tế Quảng Ngãi ký hôm 9/11 được gửi đến các cơ quan chức năng cho biết: vào lúc 12h30 ngày 22/10, phòng cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm tiếp nhận bệnh nhân Lương Thị Kim Thúy (10 tuổi) ở thôn Tân Mỹ, xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ.
Bệnh nhân được ông Huỳnh Tấn Cảm đưa vào bệnh viện trong tình trạng đau bụng. Điều dưỡng Vũ Thị Việt Hà kiểm tra bé Thúy sốt cao 39,5 độ C, huyết áp 100/60 mmHg, mạch 100 lần một phút.
Thấy tình hình nguy cấp, các y bác sĩ đã tiến hành hội chẩn kết luận bệnh nhân bị phúc mạc viêm do ruột thừa vỡ mủ, phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Trong suốt thời gian tổ chức cấp cứu ban đầu, nhân viên y tế của kíp trực không đề cập đến người bệnh có tiền hay không có tiền, không đề cập đến việc thu viện phí hay thẻ bảo hiểm y tế.
Đến khi làm thủ tục thanh toán, chuyển viện thì người nhà bé Thúy xuất trình thẻ bảo hiểm y tế nhưng đã hết hạn. Do đó điều dưỡng trực yêu cầu người nhà về nhà (gần bệnh viện) tìm thẻ y tế mới để chuyển lên tuyến trên được hưởng chế độ miễn giảm viện phí.
Bác sĩ Nguyễn Văn Diệp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm - trực lãnh đạo đã ký lệnh điều động lái xe Nguyễn Thanh Hải và điều dưỡng Nguyễn Thị Mỹ Hiệp chuyển bệnh nhân ra Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu vào lúc 14h cùng ngày.
Bé Thúy đã được phẫu thuật thành công trong ngày và xuất viện về nhà sau một tuần điều trị.
Do đó, Sở Y tế Quảng Ngãi cho rằng đoạn clip dài 4 phút 19 giây trên YouTube không phản ánh đầy đủ nội dung công việc từ khâu tiếp nhận, khám bệnh, xét nghiệm, siêu âm bệnh nhân Thúy của các y bác sĩ.
Trong clip có một số lời thoại "đều là độc thoại của người quay, nội dung lời thoại có ý đồ đưa câu chuyện sang hướng tiêu cực".
Ngoài ra, tác giả clip còn đặt ra một số câu hỏi và hướng ông Cảm trả lời theo chủ ý của người quay.
Ông Nguyễn Tấn Đức, Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi khẳng định, nhân viên Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm hoàn toàn không có hành vi gợi ý và yêu cầu gia đình về vấn đề tiền bạc để điều trị.
Bệnh viện đã duyệt miễn phí tiền vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
"Vấn đề chuyển bệnh nhân lên tuyến trên là thuộc lĩnh vực chuyên môn chứ không phải bệnh nhân có tiền hay không có tiền, có bảo hiểm y tế hay không có bảo hiểm y tế" - ông Đức nói.
Báo cáo cũng khẳng định: clip "bác sĩ và đồng tiền" phản ảnh thiếu trung thực đã làm ảnh hưởng đến uy tín Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm; đồng thời ảnh hưởng uy tín của ngành y tế Quảng Ngãi.
Sở Y tế đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn việc tung tin, đăng tải tùy tiện, phản ánh không khách quan làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của thầy thuốc và ngành y; xử lý nghiêm người cố tình đăng tải thông tin.
Ngoài ra, Sở Y tế Quảng Ngãi cũng chỉ đạo Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm kiểm điểm bác sĩ Nguyễn Văn Diệp vi phạm quy định về trang phục y tế, quy tắc ứng xử và hút thuốc lá trong bệnh viện.
Kiểm điểm điều dưỡng Vũ Thị Việt Hà vì có cử chỉ và lời nói thiếu tế nhị trong giao tiếp, chưa thực hiện tốt quy tắc ứng xử với người nhà bệnh nhân, vi phạm quy định trang phục y tế. Kiểm điểm nhân viên bảo vệ chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong bệnh viện.
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đang vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc để xử lý.
Clip bác sĩ bỏ mặc bé vỡ ruột thừa vì nghèo
Bệnh nhân được ông Huỳnh Tấn Cảm đưa vào bệnh viện trong tình trạng đau bụng. Điều dưỡng Vũ Thị Việt Hà kiểm tra bé Thúy sốt cao 39,5 độ C, huyết áp 100/60 mmHg, mạch 100 lần một phút.
Bé Thuý được mổ và điều trị tại bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi và đã xuất viện sau một tuần, được miễn giảm chi phí |
Trong suốt thời gian tổ chức cấp cứu ban đầu, nhân viên y tế của kíp trực không đề cập đến người bệnh có tiền hay không có tiền, không đề cập đến việc thu viện phí hay thẻ bảo hiểm y tế.
Đến khi làm thủ tục thanh toán, chuyển viện thì người nhà bé Thúy xuất trình thẻ bảo hiểm y tế nhưng đã hết hạn. Do đó điều dưỡng trực yêu cầu người nhà về nhà (gần bệnh viện) tìm thẻ y tế mới để chuyển lên tuyến trên được hưởng chế độ miễn giảm viện phí.
Bác sĩ Nguyễn Văn Diệp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm - trực lãnh đạo đã ký lệnh điều động lái xe Nguyễn Thanh Hải và điều dưỡng Nguyễn Thị Mỹ Hiệp chuyển bệnh nhân ra Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu vào lúc 14h cùng ngày.
Bé Thúy đã được phẫu thuật thành công trong ngày và xuất viện về nhà sau một tuần điều trị.
Do đó, Sở Y tế Quảng Ngãi cho rằng đoạn clip dài 4 phút 19 giây trên YouTube không phản ánh đầy đủ nội dung công việc từ khâu tiếp nhận, khám bệnh, xét nghiệm, siêu âm bệnh nhân Thúy của các y bác sĩ.
Trong clip có một số lời thoại "đều là độc thoại của người quay, nội dung lời thoại có ý đồ đưa câu chuyện sang hướng tiêu cực".
Ngoài ra, tác giả clip còn đặt ra một số câu hỏi và hướng ông Cảm trả lời theo chủ ý của người quay.
Ông Nguyễn Tấn Đức, Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi khẳng định, nhân viên Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm hoàn toàn không có hành vi gợi ý và yêu cầu gia đình về vấn đề tiền bạc để điều trị.
Bệnh viện đã duyệt miễn phí tiền vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
"Vấn đề chuyển bệnh nhân lên tuyến trên là thuộc lĩnh vực chuyên môn chứ không phải bệnh nhân có tiền hay không có tiền, có bảo hiểm y tế hay không có bảo hiểm y tế" - ông Đức nói.
Báo cáo cũng khẳng định: clip "bác sĩ và đồng tiền" phản ảnh thiếu trung thực đã làm ảnh hưởng đến uy tín Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm; đồng thời ảnh hưởng uy tín của ngành y tế Quảng Ngãi.
Sở Y tế đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn việc tung tin, đăng tải tùy tiện, phản ánh không khách quan làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của thầy thuốc và ngành y; xử lý nghiêm người cố tình đăng tải thông tin.
Ngoài ra, Sở Y tế Quảng Ngãi cũng chỉ đạo Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm kiểm điểm bác sĩ Nguyễn Văn Diệp vi phạm quy định về trang phục y tế, quy tắc ứng xử và hút thuốc lá trong bệnh viện.
Kiểm điểm điều dưỡng Vũ Thị Việt Hà vì có cử chỉ và lời nói thiếu tế nhị trong giao tiếp, chưa thực hiện tốt quy tắc ứng xử với người nhà bệnh nhân, vi phạm quy định trang phục y tế. Kiểm điểm nhân viên bảo vệ chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong bệnh viện.
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đang vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc để xử lý.
Clip bác sĩ bỏ mặc bé vỡ ruột thừa vì nghèo
Những ngày qua cư dân mạng truyền nhau đoạn video ghi lại hình ảnh một bé gái đau ruột thừa bị bác sĩ Bệnh viện Đặng Thùy Trâm (Quảng Ngãi) từ chối chữa bệnh vì không có tiền và hết hạn thẻ bảo hiểm y tế. Bệnh viện cho rằng tất cả “do hiểu nhầm”.
(Tin nóng) – Clip thời lượng 4 phút 19 giây được nickname duyhoa.dieuhuyen đưa lên YouTube ngày 23/10. Nội dung cho thấy một bé gái ôm bụng đau đớn vì viêm ruột thừa tại một bệnh viện được chú thích là Bệnh viện Đặng Thùy Trâm ở Quảng Ngãi, trong khi người đàn ông tự xưng mình là cha bé gái cự cãi với y bác sĩ về yêu cầu thẻ bảo hiểm đã hết hạn phải thay thẻ mới, đóng tiền viện phí xét nghiệm, chụp phim… Video đã gây làn sóng phẫn nộ về vấn đề y đức bác sĩ khi thờ ơ trước một bệnh nhi.
Tác giả đoạn clip là Phạm Duy Hòa chia sẻ với VnExpress.net: “Tình cờ tôi thấy một bé gái đau đớn, cô y tá bảo thẻ bảo hiểm hết hạn và yêu cầu người nhà phải nộp viện phí. Trong giờ trực mà y bác sĩ vẫn cười đùa, vô tư hút thuốc mặc cho em bé ông bụng bên ngoài hành lang. Thế là tôi bức xúc quay lại hình ảnh để phản ánh câu chuyện”.
Trong khi đó y bác sĩ Bệnh viện Đặng Thùy Trâm cho biết đã xem clip và “bị sốc bởi video sai sự thật”. “Bệnh viện đã họp toàn bộ cán bộ, nhân viên trong bệnh viện để kiểm tra sự việc”, bác sĩ Nguyễn Văn Diệp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm nói.
Bệnh viện xác định cô bé bệnh nhi trong clip là em Lương Thị Kim Thúy, 10 tuổi, ở thôn Tân Mỹ, xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ. Người đàn ông trong clip không phải cha cháu bé mà là ông Cảm, một người quen.
Theo bác sĩ Diệp, trưa 22/10, ông Cảm nồng nặc men rượu chở bé Thúy đến cấp cứu. Qua khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm ruột thừa vỡ mủ, viêm phúc mạc cần phẫu thuật gấp. Bệnh viện Đặng Thùy Trâm không đảm bảo thiết bị y tế nên bác sĩ quyết định chuyển bé Thúy lên tuyến trên để phẫu thuật và miễn phí chuyển viện cấp cứu vì gia đình nghèo. Trong khi bé nằm chờ xe cấp cứu chở lên tuyến trên thì ông Cảm (tự xưng là cha bé Thúy) vào phòng cấp cứu gào lên: “Bác sĩ đâu, bác sĩ đâu?” rồi kéo tay bé Thúy ra ngồi ghế ngoài hành lang.
“Thẻ bảo hiểm bé Thúy hết hạn, y sĩ Hà bảo chị gái của em về nhà lấy thẻ bảo hiểm mới để ra Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi được miễn giảm viện phí. Lúc đó, ông Cảm không hiểu, nghĩ là chuyện tiền bạc, viện phí nên làm ầm ĩ lên”, bác sĩ Diệp cho biết thêm.
Bé Thúy đã được phẫu thuật ngay trong chiều cùng ngày tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Chiều 29/10, sức khỏe bé đã hoàn toàn bình thường, dự kiến hai ngày nữa sẽ được xuất viện về nhà.
Chăm sóc con gái tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, ông Lương Văn Thanh (cha bé Thúy) kể lại hôm xảy ra sự việc, ông Cảm say xỉn đến nhà chơi, gặp lúc bé Thúy đau bụng dữ dội. “Tôi đã nhờ ông Cảm lấy xe máy chở giúp Thúy với chị nó lên bệnh viện trước, còn tôi đi mượn tiền đến sau. Tới bệnh viện thì xe cấp cứu đã đợi sẵn chở con gái tôi ra bệnh viện tỉnh”.
Ông Thanh cho rằng, ông Cảm uống rượu nhiều nên không làm chủ được mình. Còn bé Thúy giải thích: “Do vội quá nên chị gái con mang lộn thẻ bảo hiểm cũ đã hết hạn, cô y sĩ bảo chị về lấy thẻ bảo hiểm mới. Mới nói bấy nhiêu, bác Cảm la lối om sòm nên cô ấy giận bảo vào đóng tiền viện phí, xét nghiệm, chụp phim cho con”.
Bác sĩ Võ Thanh Tân, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm cho biết: “Đây chỉ là chuyện hiểu nhầm. Y sĩ Hà cũng có lỗi đã không kìm nén được bức xúc, có nói nặng lời trước hành vi của ông Cảm”.
Theo bác sĩ Tân, dù clip không đúng với bản chất sự thật, song bệnh viện vẫn họp nhắc nhở toàn bộ đội ngũ y, bác sĩ tự chấn chỉnh từ tác phong đến lời ăn, tiếng nói, phong cách ứng xử phù hợp với bệnh nhân cùng người nhà khi đến điều trị bệnh tại đây.
Theo VNEX
Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011
Một cách nhìn trái chiều về Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và vai trò của V.I Lênin đối với cách mạng Tháng Mười
Mb. Đối với các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc hay CuBa thì Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và vai trò của V.I Lênin trong cách mạng Tháng Mười Nga vẫn là một bản anh hùng ca cách mạng bất diệt. Từ mấy chục năm nay người ta vẫn ca ngợi như thế và bây giờ kể cả Liên Xô sụp đổ, bất chấp những đánh giá lại của nhân loại và bản thân những người Nga về Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và vai trò của lãnh tụ V.I Lênin trong cuộc cách mạng đó thì ngôn từ và những khẩu khí ca ngợi của các quốc gia này vẫn không thay đổi và cũng chắc là sẽ không thay đổi khi các chế độ chính trị XHCN ở các quốc gia này vẫn còn tồn tại. Nhưng còn thế giới người ta đánh giá về nước Cách mạng Tháng Mười Nga như thế nào? Xem cái títle dưới đây "Cách mạng tháng 10 được xem là đồng nghĩa với tội ác" thì sẽ rõ. Cần lưu ý là các thông tin mà nhà báo Nguyễn Minh Cần trả lời RFI dưới đây chỉ là sự tập hợp của nhiều nguồn tin khác nhau mà bản thân Chủ Blog này đã được đọc chứ không phải do ông nhà báo này bịa đâu nhé. Tuy nhiên, như ngạn ngữ của người Anh nói: mấy chục năm nay còn chưa tin thì một bài báo chắc gì đã tin ngay. Song để tôn trọng tính khách quan, mình post bài phỏng vấn này như một cách lưu giữ tài liệu để tham khảo chứ không hề có ý truyền bá hay bá đạo gì.
Hôm qua, 07/11/2011 theo lịch chính thống giáo là ngày mà cách nay 94 năm, phong trào cộng sản Nga đã lật đổ chế độ Nga Hoàng, mở đầu một thời kỳ «vàng son» cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Hiện nay, đảng Cộng sản Nga vẫn tồn tại nhưng người dân không còn mơ hồ về cuộc cách mạng gọi là «vô sản» này mà thực chất là một cuộc «đảo chính». Các tài liệu mật, các nhân chứng sống đã phô bày tội ác của Lê-nin.
Từ thủ đô nước Nga, nhà báo Nguyễn Minh Cần * phân tích :
PV: Thân chào nhà báo Nguyễn Minh Cần! Thưa anh, theo luật chính thống giáo, thứ Hai hôm qua là đúng 94 năm ngày Cách mạng tháng Mười thành công lật đổ Nga hoàng. Một cái cuộc cách mạng được mô tả là “long trời lở đất”, một “thành công vĩ đại của giai cấp vô sản”. Thưa anh, từ khi Liên Xô sụp đổ thì cái ngày kỷ niệm này không còn được tổ chức một cách trọng thể nữa nhưng điều quan trọng hơn hết có lẽ là thực chất của nó. Xin anh cho thính giả RFI được biết thêm là từ khi chế độ cộng sản sụp đổ thì thực chất của cuộc Cách mạng tháng Mười này đã được giới sử gia thẩm định như thế nào qua các tài liệu mà người ta có được thưa anh?
Nhà báo Nguyễn Minh Cần (NB NMC): Thưa anh, sau khi Liên Xô bị sụp đổ thì các nhà sử học họ được một thời gian dài đi vào các viện lưu trữ bí mật, hầm chứa bí mật nhất của Đảng cộng sản, của KGB v.v.. thì họ đi đến kết luận như thế này:
Trước cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã có một cuộc cách mạng dân chủ ở Nga vào tháng 2 năm 1917. Cái cuộc cách mạng dân chủ đó đã bắt đầu tiến hành cải cách dân chủ thậm chí mở rộng quyền được bỏ phiếu mà chính những người Bônsêvích cũng đã tham gia vào các cuộc đó. Mà cuộc bỏ phiếu quan trọng nhất là họ đã bầu lên được Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập hiến đó đang dự thảo một Hiến pháp mới. Trong Quốc hội lập hiến đó thì Đảng Bônsêvích có rất ít người, là vì lúc bấy giờ cái ảnh hưởng của Bônsêvích còn ít. Thì khi mà cuộc cách mạng dân chủ bùng nổ ở Nga tháng 2 năm 1917 thì ông Lênin và các lãnh tụ Bônsêvích khác đang còn ở bên Thuỵ Sĩ, họ nóng lòng muốn đi về nước Nga lắm nhưng mà bấy giờ không có máy bay, chỉ có thể đi bằng tàu lửa thôi. Mà tàu lửa thì phải vượt qua nước Đức mà nước Đức lúc bấy giờ đang chiến tranh với nước Nga.
PV: Đệ nhất thế chiến, dạ.
NB NMC: Thế thì qua cái sự vận động của những người Bônsêvích ở các nước khác, nhất là ở Thuỵ Điển thì cuối cùng nước Đức họ nhận thấy rằng ông Lênin là người chủ trương làm thất bại cuộc chiến tranh của Chính phủ mình, tức là cái cơ hội cho người Đức dùng bàn tay của Đảng Bônsêvích mà phá hại cuộc chiến tranh chống Đức của Chính phủ Nga lúc bấy giờ. Cho nên Đức đồng ý cho ông Lênin qua nước mình và trước khi cho phép đi qua là họ đã có một cuộc thương thảo với nhau về những điều kiện sau này. Và chính vì vậy cho nên khi mà ông Lênin về được Nga thì ông vận động chống lại cuộc chiến tranh của Chính phủ. Ông coi những người nào mà đứng ra chiến đấu với nước Đức là bọn, ông gọi là bọn Vệ quốc và ông tìm mọi cách để phá hoại cái cuộc chiến tranh đó bằng những khẩu hiệu đại khái như “hoà bình”. Và ông biết rằng ở trong quân đội phần lớn là nông dân cho nên ông sử dụng một cái khẩu hiệu không phải đảng của ông mà là đảng khác là “ruộng đất cho dân cày”. Với hai khẩu hiệu đó ông vận động và đi đến cuộc đảo chính. Và chính ông trong nhiều văn kiện ông vẫn gọi đó là cuộc đảo chính. Nhưng mà sau này thấy cái chữ “đảo chính” không tiện người ta chuyển thành “cách mạng XHCN ở nước Nga”. Chính quyền dân chủ Kêrenxki lúc bấy giờ họ tổ chức một cuộc nghiên cứu điều tra về cái đó và biết rằng Lênin như là một gián điệp của Đức và họ tìm cách truy tố thì ông chạy ra khỏi biên giới và ở Phần Lan, đi qua đi lại dễ dàng với nước Nga. Người Bônsêvích vẫn sống ở trong nước Nga lợi dụng cái tình trạng dân chủ và cuối cùng gây cái cuộc đảo chính như vậy. Cái kết luận của những nhà sử học là như vậy.
PV: Vâng, thưa anh Nguyễn Minh Cần nói tóm lại là ông Lênin và những người cộng sản lúc đó xem những người dân Nga nào mà chiến đấu và bảo vệ đất nước của mình chống xâm lăng của Đức là những người phản bội, phải không thưa anh?
NB NMC: Dạ đúng. Theo đúng khẩu hiệu của ông là làm thất bại cuộc chiến tranh của chính phủ đối với người cộng sản. Lênin và Bônsêvích họ không coi trọng đất nước dân tộc tổ quốc của họ, mà cái điều quan trọng là cướp được chính quyền, giữ cho được chính quyền. Mà cái điểm này là cái điểm mà nhân dân Việt Nam, những người dân chủ Việt Nam cũng nên suy nghĩ để đối chiếu lại. Chính là những người cộng sản họ không có một cái tấm lòng đối với đất nước thật sự. Mà cái tấm lòng chủ yếu của họ là với cái chính quyền cộng sản, với cái chuyên chính vô sản, với cái mục đích mà họ cho là cao cả nhất là chủ nghĩa cộng sản.
PV: Thưa anh Nguyễn Minh Cần, anh vừa trình bày những kết quả nghiên cứu của giới sử gia sau khi chế độ Liên Xô sụp đổ về cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917. Bây giờ riêng đối với người dân Nga thì thưa anh hiện nay ở năm 2011 này, họ có những suy nghĩ như thế nào về cuộc Cách mạng tháng Mười thưa anh?
NB NMC: Phải nói rằng phần lớn họ thấy rằng cái gọi là cuộc Cách mạng tháng Mười là một cái điều sai lầm, một cái điều gây ra biết bao nhiêu đau thương. Cái điều này không phải là những người chống cộng sản nói đâu. Đây là những người gốc là cộng sản mà họ giác ngộ. Ngày 7 tháng 8 năm 1995 thì ông Dmitri Vônkagôn [Dmitry Volkogonov?]là ông Chủ tịch Uỷ ban trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga phụ trách về tù binh, về những người giam giữ, về những cái án xử trong thời kỳ Lênin, Stalin. Ông nói rõ thế này, từ năm 1939 tức là bắt đầu tập thể hoá nông nghiệp cho đến gần 1953, tức là cái năm mà Stalin chết, đã có 21 triệu rưỡi người bị đàn áp và khủng bố. Trong số đó bị xử bắn là một phần ba, một phần ba nữa là bị chết trong các trại tù và số còn lại được minh oan sau cái Đại hội của Đảng cộng sản Liên Xô. Vônkagôn [Dmitry Volkogonov?] là một đảng viên cộng sản kỳ cựu mà ông phải tuyên bố như vậy. Người thứ hai là ông Alesanđe Yakolev [Aleksander Yakovlev?], Uỷ viên Bộ Chính trị dưới thời của ông Goócbachóp, ông cũng phụ trách việc minh oan cho những người cộng sản và cho tất cả những cái người mà đã bị giết oan và bị kết án oan, là ông nói câu như thế này … Tôi đọc nguyên văn: “Chủ nghĩa Bônsêvích không thể nào thoát được trách nhiệm trước nhân dân vì đã thiết lập nên một nền kiên chế thù ghét con người do những hành động tội ác của nền chuyên chế đó đã có trên 60 triệu người đã phải bỏ mạng ở Liên Xô”.
Nói thật với anh không phải chỉ ở Liên Xô, do cái cuộc Cách mạng tháng Mười 1917 mà Liên Xô lại giúp cho Trung Quốc, giúp cho Việt Nam, giúp đỡ cho Bắc Triều Tiên, giúp đỡ cho Cuba, Campucchia v.v… Thì đảng cộng sản cầm quyền ở các nước đó họ cũng giết không biết bao nhiêu người nữa. Sau khi nghiên cứu và thống kê của giới sử gia thì ước tính rằng để xây dựng cái gọi là xã hội XHCN đấy, thì các lãnh tụ cộng sản của các chính quyền ở Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Đông Âu, Cuba, Campuchia v.v.. từ năm 1917 đến hết thế kỷ thứ 20 thì đã tước sinh mạng của chừng một trăm triệu người. Cái giới nghiên cứu thì họ thấy con số đó họ hiểu ngay rằng cái kết quả của cuộc Cách mạng tháng Mười nên đánh giá như thế nào!
PV: Theo anh thì đằng sau xác chết của 100 triệu người trên thế giới do các Đảng cộng sản cai trị đó thì vai trò của Lênin như thế nào thưa anh?
NB NMC: Vâng, ông Lênin trước đây những Đảng cộng sản đều tôn sùng là lãnh tụ cao nhất phát huy Chủ nghĩa Mác, là người đã sáng tạo chủ nghĩa Mác, người đã cho họ cây gậy giành được chính quyền. Nhưng mà sự thật ra đấy, khi mà sưu tầm các tài liệu lịch sử nhất là ở trong cái kho hầm bí mật thì thấy rõ đó là một người coi thường sinh mạng của con người, rất là độc ác. Cái câu trong một mệnh lệnh bí mật mà người ta tìm ra và công bố như thế này: “Hãy treo cổ ít nhất là một trăm tên Kulak (Kulak có thể gọi là phú nông ở nông thôn đấy) … Hãy bắn chết hết bọn con tin”. Tôi xin giải thích từ “con tin”. Ở dưới thời của ông Lênin, những người mà đi theo quân gọi là bạch vệ thời trước thì trong gia đình của họ phải có một số người bị bắt làm con tin. Thì ông ra lệnh “hãy bắn trước hết bọn con tin, hãy làm sao để cho những người đứng xa cách hàng trăm dặm đều thấy và run sợ”. Đấy là một câu ngắn như vậy trong một cái mệnh lệnh. Để thấy con người của ông ý là như thế nào.
PV: RFI Việt ngữ xin cám ơn nhà báo Nguyễn Minh Cần!
-
Bài do Ba Sàm chuyển từ phần âm thanh ra văn bản.
* Mời xem cuốn hồi ký khét tiếng của Nhà văn Vũ Thư Hiên, như một “bản án chế độ”: Đêm giữa ban ngày – (VN thư quán), trong đó Nguyễn Minh Cần cũng là một nhân vật “cộm cán”.
* Ghi chú: (theo Wikipedia/ảnh-RFA):
Nguyễn Minh Cần nhà hoạt động chính trị, nhà báo, nhân vật trong Vụ án Xét lại Chống Đảng.
Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế, tham gia Cách mạng tháng 8, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và các vùng phụ cận Huế, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946, làm Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Huế. Năm 1947 – 1951 là bí thư Huyện uỷ Hương Trà, sau đó là tỉnh uỷ viên và uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên. Năm 1951 – 1962 làm bí thư Quận uỷ Ngoại Thành, sau là Thành uỷ viên và Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội. Năm 1962, đi học ở Trường đảng Cao cấp của Liên Xô. Bị cáo buộc theo Chủ nghĩa Xét lại, năm 1964, Nguyễn Minh Cần ly khai khỏi Đảng Lao động Việt Nam, xin cư trú chính trị ở Liên Xô, làm nghề phiên dịch và biên tập viên viết báo.
Các sách đã xuất bản: – Công Lý Đòi Hỏi, NXB Văn Nghệ 1998; – Chuyện Nước Non, NXB Văn Nghệ 1999; – Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế, NXB Tuổi Xanh 2001; – The Vietnamese Communist Party Through Vicissitudes Of The Communist Internationals, NXB Tuổi Xanh 2004; – Từ điển Nga-Việt(đồng tác giả), NXB Tiếng Nga, năm 1977, 1979, 1987; – Từ điển Nga-Việt Mới (đồng tác giả), NXB Vostok – Zapad (Moskva) và NXB Thế Giới (Hà Nội), năm 2007.
* Mời đọc thêm thông tin trên Wikipedia về “Cách mạng tháng Mười” và “Cách mạng tháng Hai“, tuy nhiên có một số mâu thuẫn về lực lượng lãnh đạo Cách mạng tháng Hai khi chỉ kể công Lenin và đảng Bolshevik, không thấy nói tới “chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản” ở đâu ra, thành phần, vai trò, v.v..
Tại Nga, cách mạng tháng 10 được xem là đồng nghĩa với tội ác
Thứ ba 08-11-2011
.
Còn rất ít người ở Nga nhớ về ngày kỷ niệm cuộc Cách mạng tháng 10. REUTERS/Denis Sinyakov
.
Audio phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần Hôm qua, 07/11/2011 theo lịch chính thống giáo là ngày mà cách nay 94 năm, phong trào cộng sản Nga đã lật đổ chế độ Nga Hoàng, mở đầu một thời kỳ «vàng son» cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Hiện nay, đảng Cộng sản Nga vẫn tồn tại nhưng người dân không còn mơ hồ về cuộc cách mạng gọi là «vô sản» này mà thực chất là một cuộc «đảo chính». Các tài liệu mật, các nhân chứng sống đã phô bày tội ác của Lê-nin.
Từ thủ đô nước Nga, nhà báo Nguyễn Minh Cần * phân tích :
PV: Thân chào nhà báo Nguyễn Minh Cần! Thưa anh, theo luật chính thống giáo, thứ Hai hôm qua là đúng 94 năm ngày Cách mạng tháng Mười thành công lật đổ Nga hoàng. Một cái cuộc cách mạng được mô tả là “long trời lở đất”, một “thành công vĩ đại của giai cấp vô sản”. Thưa anh, từ khi Liên Xô sụp đổ thì cái ngày kỷ niệm này không còn được tổ chức một cách trọng thể nữa nhưng điều quan trọng hơn hết có lẽ là thực chất của nó. Xin anh cho thính giả RFI được biết thêm là từ khi chế độ cộng sản sụp đổ thì thực chất của cuộc Cách mạng tháng Mười này đã được giới sử gia thẩm định như thế nào qua các tài liệu mà người ta có được thưa anh?
Nhà báo Nguyễn Minh Cần (NB NMC): Thưa anh, sau khi Liên Xô bị sụp đổ thì các nhà sử học họ được một thời gian dài đi vào các viện lưu trữ bí mật, hầm chứa bí mật nhất của Đảng cộng sản, của KGB v.v.. thì họ đi đến kết luận như thế này:
Trước cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã có một cuộc cách mạng dân chủ ở Nga vào tháng 2 năm 1917. Cái cuộc cách mạng dân chủ đó đã bắt đầu tiến hành cải cách dân chủ thậm chí mở rộng quyền được bỏ phiếu mà chính những người Bônsêvích cũng đã tham gia vào các cuộc đó. Mà cuộc bỏ phiếu quan trọng nhất là họ đã bầu lên được Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập hiến đó đang dự thảo một Hiến pháp mới. Trong Quốc hội lập hiến đó thì Đảng Bônsêvích có rất ít người, là vì lúc bấy giờ cái ảnh hưởng của Bônsêvích còn ít. Thì khi mà cuộc cách mạng dân chủ bùng nổ ở Nga tháng 2 năm 1917 thì ông Lênin và các lãnh tụ Bônsêvích khác đang còn ở bên Thuỵ Sĩ, họ nóng lòng muốn đi về nước Nga lắm nhưng mà bấy giờ không có máy bay, chỉ có thể đi bằng tàu lửa thôi. Mà tàu lửa thì phải vượt qua nước Đức mà nước Đức lúc bấy giờ đang chiến tranh với nước Nga.
PV: Đệ nhất thế chiến, dạ.
NB NMC: Thế thì qua cái sự vận động của những người Bônsêvích ở các nước khác, nhất là ở Thuỵ Điển thì cuối cùng nước Đức họ nhận thấy rằng ông Lênin là người chủ trương làm thất bại cuộc chiến tranh của Chính phủ mình, tức là cái cơ hội cho người Đức dùng bàn tay của Đảng Bônsêvích mà phá hại cuộc chiến tranh chống Đức của Chính phủ Nga lúc bấy giờ. Cho nên Đức đồng ý cho ông Lênin qua nước mình và trước khi cho phép đi qua là họ đã có một cuộc thương thảo với nhau về những điều kiện sau này. Và chính vì vậy cho nên khi mà ông Lênin về được Nga thì ông vận động chống lại cuộc chiến tranh của Chính phủ. Ông coi những người nào mà đứng ra chiến đấu với nước Đức là bọn, ông gọi là bọn Vệ quốc và ông tìm mọi cách để phá hoại cái cuộc chiến tranh đó bằng những khẩu hiệu đại khái như “hoà bình”. Và ông biết rằng ở trong quân đội phần lớn là nông dân cho nên ông sử dụng một cái khẩu hiệu không phải đảng của ông mà là đảng khác là “ruộng đất cho dân cày”. Với hai khẩu hiệu đó ông vận động và đi đến cuộc đảo chính. Và chính ông trong nhiều văn kiện ông vẫn gọi đó là cuộc đảo chính. Nhưng mà sau này thấy cái chữ “đảo chính” không tiện người ta chuyển thành “cách mạng XHCN ở nước Nga”. Chính quyền dân chủ Kêrenxki lúc bấy giờ họ tổ chức một cuộc nghiên cứu điều tra về cái đó và biết rằng Lênin như là một gián điệp của Đức và họ tìm cách truy tố thì ông chạy ra khỏi biên giới và ở Phần Lan, đi qua đi lại dễ dàng với nước Nga. Người Bônsêvích vẫn sống ở trong nước Nga lợi dụng cái tình trạng dân chủ và cuối cùng gây cái cuộc đảo chính như vậy. Cái kết luận của những nhà sử học là như vậy.
PV: Vâng, thưa anh Nguyễn Minh Cần nói tóm lại là ông Lênin và những người cộng sản lúc đó xem những người dân Nga nào mà chiến đấu và bảo vệ đất nước của mình chống xâm lăng của Đức là những người phản bội, phải không thưa anh?
NB NMC: Dạ đúng. Theo đúng khẩu hiệu của ông là làm thất bại cuộc chiến tranh của chính phủ đối với người cộng sản. Lênin và Bônsêvích họ không coi trọng đất nước dân tộc tổ quốc của họ, mà cái điều quan trọng là cướp được chính quyền, giữ cho được chính quyền. Mà cái điểm này là cái điểm mà nhân dân Việt Nam, những người dân chủ Việt Nam cũng nên suy nghĩ để đối chiếu lại. Chính là những người cộng sản họ không có một cái tấm lòng đối với đất nước thật sự. Mà cái tấm lòng chủ yếu của họ là với cái chính quyền cộng sản, với cái chuyên chính vô sản, với cái mục đích mà họ cho là cao cả nhất là chủ nghĩa cộng sản.
PV: Thưa anh Nguyễn Minh Cần, anh vừa trình bày những kết quả nghiên cứu của giới sử gia sau khi chế độ Liên Xô sụp đổ về cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917. Bây giờ riêng đối với người dân Nga thì thưa anh hiện nay ở năm 2011 này, họ có những suy nghĩ như thế nào về cuộc Cách mạng tháng Mười thưa anh?
NB NMC: Phải nói rằng phần lớn họ thấy rằng cái gọi là cuộc Cách mạng tháng Mười là một cái điều sai lầm, một cái điều gây ra biết bao nhiêu đau thương. Cái điều này không phải là những người chống cộng sản nói đâu. Đây là những người gốc là cộng sản mà họ giác ngộ. Ngày 7 tháng 8 năm 1995 thì ông Dmitri Vônkagôn [Dmitry Volkogonov?]là ông Chủ tịch Uỷ ban trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga phụ trách về tù binh, về những người giam giữ, về những cái án xử trong thời kỳ Lênin, Stalin. Ông nói rõ thế này, từ năm 1939 tức là bắt đầu tập thể hoá nông nghiệp cho đến gần 1953, tức là cái năm mà Stalin chết, đã có 21 triệu rưỡi người bị đàn áp và khủng bố. Trong số đó bị xử bắn là một phần ba, một phần ba nữa là bị chết trong các trại tù và số còn lại được minh oan sau cái Đại hội của Đảng cộng sản Liên Xô. Vônkagôn [Dmitry Volkogonov?] là một đảng viên cộng sản kỳ cựu mà ông phải tuyên bố như vậy. Người thứ hai là ông Alesanđe Yakolev [Aleksander Yakovlev?], Uỷ viên Bộ Chính trị dưới thời của ông Goócbachóp, ông cũng phụ trách việc minh oan cho những người cộng sản và cho tất cả những cái người mà đã bị giết oan và bị kết án oan, là ông nói câu như thế này … Tôi đọc nguyên văn: “Chủ nghĩa Bônsêvích không thể nào thoát được trách nhiệm trước nhân dân vì đã thiết lập nên một nền kiên chế thù ghét con người do những hành động tội ác của nền chuyên chế đó đã có trên 60 triệu người đã phải bỏ mạng ở Liên Xô”.
Nói thật với anh không phải chỉ ở Liên Xô, do cái cuộc Cách mạng tháng Mười 1917 mà Liên Xô lại giúp cho Trung Quốc, giúp cho Việt Nam, giúp đỡ cho Bắc Triều Tiên, giúp đỡ cho Cuba, Campucchia v.v… Thì đảng cộng sản cầm quyền ở các nước đó họ cũng giết không biết bao nhiêu người nữa. Sau khi nghiên cứu và thống kê của giới sử gia thì ước tính rằng để xây dựng cái gọi là xã hội XHCN đấy, thì các lãnh tụ cộng sản của các chính quyền ở Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Đông Âu, Cuba, Campuchia v.v.. từ năm 1917 đến hết thế kỷ thứ 20 thì đã tước sinh mạng của chừng một trăm triệu người. Cái giới nghiên cứu thì họ thấy con số đó họ hiểu ngay rằng cái kết quả của cuộc Cách mạng tháng Mười nên đánh giá như thế nào!
PV: Theo anh thì đằng sau xác chết của 100 triệu người trên thế giới do các Đảng cộng sản cai trị đó thì vai trò của Lênin như thế nào thưa anh?
NB NMC: Vâng, ông Lênin trước đây những Đảng cộng sản đều tôn sùng là lãnh tụ cao nhất phát huy Chủ nghĩa Mác, là người đã sáng tạo chủ nghĩa Mác, người đã cho họ cây gậy giành được chính quyền. Nhưng mà sự thật ra đấy, khi mà sưu tầm các tài liệu lịch sử nhất là ở trong cái kho hầm bí mật thì thấy rõ đó là một người coi thường sinh mạng của con người, rất là độc ác. Cái câu trong một mệnh lệnh bí mật mà người ta tìm ra và công bố như thế này: “Hãy treo cổ ít nhất là một trăm tên Kulak (Kulak có thể gọi là phú nông ở nông thôn đấy) … Hãy bắn chết hết bọn con tin”. Tôi xin giải thích từ “con tin”. Ở dưới thời của ông Lênin, những người mà đi theo quân gọi là bạch vệ thời trước thì trong gia đình của họ phải có một số người bị bắt làm con tin. Thì ông ra lệnh “hãy bắn trước hết bọn con tin, hãy làm sao để cho những người đứng xa cách hàng trăm dặm đều thấy và run sợ”. Đấy là một câu ngắn như vậy trong một cái mệnh lệnh. Để thấy con người của ông ý là như thế nào.
PV: RFI Việt ngữ xin cám ơn nhà báo Nguyễn Minh Cần!
-
Bài do Ba Sàm chuyển từ phần âm thanh ra văn bản.
* Mời xem cuốn hồi ký khét tiếng của Nhà văn Vũ Thư Hiên, như một “bản án chế độ”: Đêm giữa ban ngày – (VN thư quán), trong đó Nguyễn Minh Cần cũng là một nhân vật “cộm cán”.
* Ghi chú: (theo Wikipedia/ảnh-RFA):
Nguyễn Minh Cần nhà hoạt động chính trị, nhà báo, nhân vật trong Vụ án Xét lại Chống Đảng.
Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế, tham gia Cách mạng tháng 8, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và các vùng phụ cận Huế, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946, làm Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Huế. Năm 1947 – 1951 là bí thư Huyện uỷ Hương Trà, sau đó là tỉnh uỷ viên và uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên. Năm 1951 – 1962 làm bí thư Quận uỷ Ngoại Thành, sau là Thành uỷ viên và Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội. Năm 1962, đi học ở Trường đảng Cao cấp của Liên Xô. Bị cáo buộc theo Chủ nghĩa Xét lại, năm 1964, Nguyễn Minh Cần ly khai khỏi Đảng Lao động Việt Nam, xin cư trú chính trị ở Liên Xô, làm nghề phiên dịch và biên tập viên viết báo.
Các sách đã xuất bản: – Công Lý Đòi Hỏi, NXB Văn Nghệ 1998; – Chuyện Nước Non, NXB Văn Nghệ 1999; – Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế, NXB Tuổi Xanh 2001; – The Vietnamese Communist Party Through Vicissitudes Of The Communist Internationals, NXB Tuổi Xanh 2004; – Từ điển Nga-Việt(đồng tác giả), NXB Tiếng Nga, năm 1977, 1979, 1987; – Từ điển Nga-Việt Mới (đồng tác giả), NXB Vostok – Zapad (Moskva) và NXB Thế Giới (Hà Nội), năm 2007.
* Mời đọc thêm thông tin trên Wikipedia về “Cách mạng tháng Mười” và “Cách mạng tháng Hai“, tuy nhiên có một số mâu thuẫn về lực lượng lãnh đạo Cách mạng tháng Hai khi chỉ kể công Lenin và đảng Bolshevik, không thấy nói tới “chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản” ở đâu ra, thành phần, vai trò, v.v..
Từ Kách mệnh Tháng Mười đến Tháng Tám : 2 Quả lừa Lịch sử !
==================================
Theo tư liệu kho Sử của Cộng sản Liên Xô mà các Nhà Sử học Nga vừa phát hiện là Kách mệnh Tháng Mười chỉ là một cuộc Đảo chính cướp đoạt Dân tộc Nga Cách mạng Dân chủ vào tháng 2 năm 1917.. .. để thiết lập một cỗ máy chuyên chính độc tài cộng sản sau đó lan qua Việt Nam (1945), Trung Quốc (1949), Bắc Hàn, Cu Ba.. ..Kết quả là hơn 100.000.000 triệu người chết vì chủ nghĩa cộng sản trong Thế kỷ 20 !
Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011
Tuyệt tác phê bình văn học mang tên Trần Mạnh Hảo
Mb: Đọc Trần Mạnh Hảo, mình bị mê hoặc bởi lối viết văn của anh. Mình thích nhiều đoạn, song có lẽ thích nhất là đoạn này:"Kinh Thánh không chép được lời của Eva xui Adam ăn trái cấm. Chỉ biết rằng khi đôi môi ma túy của nàng ghé sát vào tai chàng, chợt cơn thèm ăn trái cấm bùng vỡ trong cuống họng chàng, bất chấp lời răn đe chết người của thần linh. Mắt Adam chỉ nhìn thấy trái cấm trong y phục lõa thể của tòa thiên nhiên tuyệt mỹ. Chàng đã hành động chiều theo ý người đẹp, để chia tay sự bất tử, đồng thời nhận lấy tình yêu và cái chết. Có lẽ, lời thì thầm của Eva khuyên Adam ăn trái cấm hôm đó là bài thơ đẹp nhất của nhân loại? Vì vậy người đời đã gọi thi ca bằng cái tên diễm lệ: Nàng Thơ". Đúng là tuyệt tác của sự phê bình văn học mang tên Trần Mạnh Hảo. Xin phép anh Nguyễn Xuân Diện (Blog Nguyễn Xuân Diện) cho mình đưa về blog của mình gồm cả những comments nữa nhé
Sự mặc khải của thi ca
Trần Mạnh Hảo
I. Thi ca - giấc mơ về tuổi thơ nhân loại:
Kinh Thánh không chép được lời của Eva xui Adam ăn trái cấm. Chỉ biết rằng khi đôi môi ma túy của nàng ghé sát vào tai chàng, chợt cơn thèm ăn trái cấm bùng vỡ trong cuống họng chàng, bất chấp lời răn đe chết người của thần linh. Mắt Adam chỉ nhìn thấy trái cấm trong y phục lõa thể của tòa thiên nhiên tuyệt mỹ. Chàng đã hành động chiều theo ý người đẹp, để chia tay sự bất tử, đồng thời nhận lấy tình yêu và cái chết. Có lẽ, lời thì thầm của Eva khuyên Adam ăn trái cấm hôm đó là bài thơ đẹp nhất của nhân loại? Vì vậy người đời đã gọi thi ca bằng cái tên diễm lệ: Nàng Thơ.
Bởi vì trong buổi bình minh của nhân lọai, tiếng nói cũng được đồng nghĩa với thần linh. Eva và Adam cùng dắt tay nhau, một bàn tay nàng vịn vào tình yêu, một bàn tay chàng vịn vào thi ca, trả lại Thượng Đế sự bất tử để đi về phía mồ hôi, nỗi thống khổ, khoái lạc và cái chết có tên là trần thế. Từ đó, thi ca là giấc mơ của con người luôn luôn khao khát tìm về thời ấu thơ của mình trong vườn địa đàng ký ức. Nơi đó, con người sống chung với thần linh trong gia đình vũ trụ. Nơi đó, như kinh Veda mô tả, con người không thể và không muốn phân biệt mình với một đám mây, con bò hay thần thánh. Tất cả là nhất nguyên đơn sơ mà kỳ lạ, lắng đọng mà riêng rẽ, hài hòa mà phân thân .
Kinh Cựu Ước nói rằng Thượng Đế đã sáng tạo ra con người theo hình ảnh của mình. Điều này phải nói ngược lại mới chính xác. Sự sáng tạo ra khái niệm Thượng Đế là sự sáng tạo vĩ đại nhất của con người để tháo bỏ cái lốt cuối cùng của dã thú, sau khi tiếng nói và tư duy xuất hiện. Chính ý thức đã ném con người vào vũ trụ cô đơn, khiến nó sợ hãi vô cùng trước hư vô và cõi chết.
Để có một cứu cánh, một nơi bấu víu cuối cùng vào thế giới trơn tuột này, con người đã rất thông minh khi sáng tạo ra người bạn vĩ đại toàn năng theo hình ảnh của mình, như cái phao trên biển cả để vượt thoát nỗi cô đơn và cái chết. Người bạn đó, cái phao cứu hộ đó có tên là thần linh. Thiêng liêng hóa hình ảnh của mình là bước tiến nhân bản nhất của khởi nguồn nhân loại. Có thể nói, thần linh đã được sinh ra trong cảm hứng thi ca, trong rung cảm cô đơn tột cùng của con người. Ngay cả khi con người đã thoát khỏi đa thần giáo, Thượng Đế của các tôn giáo hầu như đều là đứa con sinh đôi đồng thời với thi ca .
Apollon, vị thần thi ca uy quyền vào loại bậc nhất trong thần thoại Hi Lạp là hứng khởi của chiến thắng trừ cha mình là thần Zeus. Apollon có mặt trong hầu hết sự sáng tạo nơi đỉnh Olempo, tham dự vào mọi xúc cảm của vũ trụ và con người. Chừng như chính Apollon đã hóa thân vào Homère để sáng tạo ra thiên anh hùng ca Iliade và Odyssée ? Thi ca hay là sự huyền ảo của tuổi thơ nhân loại, một lần nữa, đã được một người trần mắt thịt là Homère đưa trở lại vườn Eden Hi lạp.
Ở đó, nhờ thi ca, thần linh được sống kiếp con người với tất cả bản năng nguyên thủy, với vẻ đẹp của đam mê, khoái lạc và tội lỗi. Có thể ngày nay thần linh đã rời bỏ đỉnh Olempo huyền thoại, nhưng thi ca đã không rời bỏ con người. Thi ca đã hóa thân thành nàng Pelenop,luôn luôn biết cách đợi chờ niềm thi hứng của con người, như đã từng đợi chờ chàng Odyssée trở về từ cuộc lãng du thần thoại. Từ độ con người chia tay với Thượng Đế, đi theo tiếng gọi của tình yêu và nỗi chết trong cuộc trưởng thành thống khổ của nhân loại, nó luôn tìm cách trở lại tuổi thơ của mình, trở lại vườn địa đàng tìm lại trái cấm thuở ban đầu ngon ngọt. Cuộc hành hương mơ mộng ấy có tên là Thi Ca .
II.Thi ca hay là sự cứu rỗi của cái Đẹp.
Trong cuốn “Thi Pháp”, Aristote đã gọi khoa học, nghệ thuật, trong đó hàm chứa cả khái niệm nguyên thủy linh hồn và Thượng Đế bằng một cái tên rất khải thị là Thi Ca. Chừng như khái niệm Thi Ca của Aristote có nét gì đó hao hao với khái niệm Đạo của Lão Tử, mặc dù chữ Đạo của Lão có phần căn nguyên và rốt ráo hơn. Triết học, nói cho cùng đã được giáng sinh trong máng cỏ ấm nồng của niềm hứng khởi thi ca. Vũ trụ được gói trong một chữ Dịch của Khổng Tử hay một chữ Đạo của Lão chỉ có thể đi vào tâm trí con người bằng niềm xao xuyến thi ca. Ngay cả thế giới ý niệm duy tâm của Platon cũng phải thông qua hình ảnh ngôn từ,trong nỗi xúc cảm dù thoáng gợn lăn tăn của thi ca. Có thể mượn lời của Socrate nói về mình để nói về thi ca: “Mẹ tôi đỡ đẻ cho những sản phụ,tôi đỡ đẻ cho những bộ óc .”
Thi ca – bà đỡ kỳ diệu của triết học, đã tìm ra phép cắt rốn cho niềm siêu hình tăm tối, khiến cái tưởng như già cỗi nhất, khô cằn nhất biết cất lên tiếng khóc non tơ chào đời trong ánh sáng của suy tưởng và xúc cảm. Vì vậy, chúng ta dễ giải thích vì sao nền văn minh Trung Hoa được khởi nguồn bằng bộ Kinh Thi vĩ đại. Hầu hết các nền văn minh đều được sinh thành từ nguồn sữa Thi Ca. Văn mimh Hi Lạp bắt đầu từ thần thoại của thần thi ca Apollon và nữ thần Athena, vị thần của văn học và điêu khắc. Văn minh Do Thái khởi phát từ các chương Thi Thiên trong Cựu Ước. Trường ca Veda là nền tảng cho nền văn minh bí ẩn Ấn Độ .
Đức Phật, Chúa Jésus hay tiên tri Mahomet… nói cho cùng đều là những nhà thơ lớn vào bậc nhất nhân loại. Khởi nguồn, thông qua sự mặc khải thi ca, tôn giáo đã tìm đến con người với đôi tay bè bạn, với tiếng nói của tình nhân, với niềm an ủi sẻ chia hơn là niềm cứu rỗi. Tôn giáo mượn con đường thi ca để con người tìm ra đối trọng trước hư vô, đặng hoá giải cái chết, mang đến cho cái chết xiêm y trần gian xúng xính và một bộ mặt đầy thiên giới, do đó cũng đầy nhân tính hơn. Tôn giáo đã dùng thi ca làm đôi cánh để đưa con người bay qua vực thẳm cô đơn, giúp con người có thêm người bạn đồng hành Thượng Đế. Người bạn siêu phàm kia cũng chính là sự hoá thân của con người thông qua xúc cảm thi ca đầy mộng mơ và lãng mạn.
Nếu triết học đi tìm sự khôn ngoan, tôn giáo đi tìm thần linh thì thi ca đi tìm cái Đẹp. Chiến tranh, cuồng tín, dịch bệnh, thiên tai…hàng mấy nghìn năm qua đã đe dọa cái Đẹp của con người bằng sự dung tục hóa, bằng lòng tham và thù hận, nhưng không tước đọat được niềm mộng mơ đầy thi vị của nhân loại.
Bởi vì thi ca chính là hài nhi trong máng cỏ loài người, là sự hồn nhiên nhất của tuổi thơ nhân loại còn sót lại. Nếu đứa trẻ con ấy không còn, thì đôi mắt ngây thơ của loài người cũng biến mất, đồng thời cái Đẹp cũng biến mất. Nếu triết học là sự già giặn, là ông lão của con người thì thi ca càng cần phải giữ lấy tính trẻ con của nhân loại. Người Trung Hoa đã nhìn ra điều đó nên gọi Tạo Hóa là hóa nhi. Vì mãi giữ được sự trẻ con như vậy, nên Tạo Hóa chính là nhà thơ vĩ đại nhất đã sáng tạo ra vũ trụ và con người trong niềm thi hứng vĩnh cửu, rồi truyền cho con người xúc cảm thi ca khởi nguồn mọi sáng tạo ấy. Chính vì vậy, cái Đẹp đã được thi ca cứu chuộc trên cây thập tự của xúc cảm ngôn từ .
III. Thi Ca trong đời sống tâm linh người Việt.
Trong lịch sử thi ca thế giới, hiếm thấy tác phẩm nào đi sâu vào đời sống tâm linh con người như Truyện Kiều của Nguyễn Du đối với dân tộc Việt Nam. Hiện tượng bói Kiều của người bình dân đã chứng tỏ vai trò của thi ca trong đời sống xã hội thật to lớn, mặc dù Truyện Kiều mới xuất hiện trên hai trăm năm nay. Chừng như Thi Ca đã mượn Nguyễn Du để cài vào mỗi câu, mỗi trang Kiều toàn bộ bí ẩn của đời sống với sự mặc khải về một tôn giáo mới-tôn giáo của cái đẹp. Trong hố thẳm tuyệt vọng, thi ca đã để sẵn một bàn tay dìu dắt.
Trong trái cây đau khổ, thi ca là cái nhân cựa quậy một niềm vui rón rén nảy mầm. Bằng hai bàn tay may rủi, con người tìm cách bấu víu vào mỗi câu Kiều như bấu víu vào ánh lửa le lói trong chính tâm hồn mình, đặng nhờ thi ca mách bảo những điều mà thần linh không thể mách bảo. Thi ca tìm đến với con người không phải bằng nỗi sợ hãi thần thánh của tôn giáo mà bằng niềm tri âm tri kỷ rất tình nhân, an ủi mà không thương hại, trìu mến mà không ban phát, say đắm mà không cuồng dại. Cái đẹp nơi Truyện Kiều không chỉ cần được giải mã bằng tiếng kêu thương, bằng niềm khắc khoải, mà còn cần được giải mã bằng đức tin và niềm hi vọng .
Người ta chắp tay để: “Lạy ông Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều…” như là để lạy chính nỗi thống khổ của kiếp người, lạy sự chịu đựng, sự hi sinh, thậm chí yếu đuối thiệt thòi của cái thiện, lạy cái phần bị đày ải nhất của nhân sinh. Ở nơi đó là “thập loại chúng sinh”, cái gốc của cái đẹp nâu sồng mà mimh triết,giản dị mà bền vững. Do vậy, chúng ta hiểu vì sao thi ca có lúc đã biến thành kinh kệ trong đền chùa miếu mạo như trường hợp “văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du và của một số nhà thơ khác.
Trước khi tam giáo được truyền vào Việt Nam,thi ca đã xuất hiện cùng với tuổi bình minh của dân tộc. Nền văn chương truyền miệng với ca dao tục ngữ đã làm nên dấu ấn tâm hồn Việt Nam, tạo nên bản sắc thẩm mỹ của đời sống tinh thần dân tộc. Trong chừng mực nào đó, thi ca với gương mặt ca dao tục ngữ là nơi ký gởi ký ức và kinh nghiệm nhân sinh của cộng đồng, đồng thời thi ca còn đóng vai trò như những câu kinh trong tôn giáo, giúp con người có cơ hội tìm lại hình ảnh mình trong đời sống tâm linh, thông qua nỗi xúc cảm và vẻ đẹp của thế giới trong tư duy , trong ngôn từ. Sự sáng tạo ra thể thơ lục bát trong ca dao phải chăng là sự sáng tạo kỳ vĩ nhất của thi ca dân tộc, là nhịp đưa nôi của tuổi thơ Lạc Việt, là tiếng ầu ơ của của mẹ Âu Cơ, của biển ru bờ.
Nhịp thơ sáu tám dường như cũng đưa đẩy, gập ghềnh, trầm bổng theo vận nước nổi trôi, theo dáng hình tia chớp của một đất nước mà lịch sử luôn giành cho những con đường khúc khuỷu, cam go. Cái hồn nước đã được thi ca gởi gắm trong lục bát ca dao, may mắn thay thế hệ chúng ta vẫn còn giữ được, mặc những hò hét hiện đại chủ nghĩa, mặc những dòng thơ lai căng tây hoá giả cầy. Cái hồn lục bát ca dao mới mẻ mãi mãi kia chính là của ăn đường, là vốn liếng của hành trình thi ca dân tộc. Nó được lời thêm, giàu thêm bởi Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Huy Cận…Nó rung động ngay cả niềm tin tôn giáo của dân chúng trong điệu hát chầu văn nơi đình chùa lễ hội, khơi dậy niềm vui sống trong làn điệu chèo, quan họ, ví dặm hoặc hát đúm. Lục bát như sợi dây lạt buộc lời giao duyên, buộc liền anh vào liền chị, buộc bộ tộc Lạc Việt vào mảnh đất hình chữ S này trong niềm đa cảm của nền văn minh lúa nước .
Dân tộc chúng ta đã tiếp nhận Phật giáo, Nho giáo,Đạo giáo thông qua đôi mắt hồn nhiên, mơ mộng, thông qua một tâm hồn thi sĩ. Tôn giáo được truyền vào nước ta không chỉ có niềm tin siêu hình, mà còn cả nét tinh hoa của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ . Phật giáo được kết hợp với triết học đầy thi hứng của Lão Trang truyền qua nước ta sau khi đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ. Từ thiền phái của nhà sư Tây Trúc Ti-ni-đa-lưu-chi đến thiền phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông đã tạo ra thiền tông Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ chính là công cuộc Việt hoá thiền tông trong cảm xúc thi ca bí ẩn của đời sống tâm linh dân tộc. Thiền,hay chính là thi ca được cô tịch trong tột cùng im lặng ? Cuộc đi tìm Niết Bàn trong mỗi tâm hồn con người hoá ra lại thông qua niềm hứng khởi thi ca, thông qua xúc cảm về cái đẹp hằng sống trần gian hơn là đi tìm chỗ bấu víu trong hư không thăm thẳm. Hầu hết các nhà sư thời Lý đều là những nhà thơ thiền như Không Lộ thiền sư, Mãn Giác thiền sư…Phật giáo thông qua đôi mắt ngơ ngác huyền ảo Lão Trang tạo tiền đề cho Thiền xuất hiện, được truyền qua Việt Nam trong tinh thần thực tiễn thâm sâu Nho giáo, kết hợp với cái mộc mạc hồn nhiên, dân dã, giản dị và chân thành Giao Châu, tạo ra hàng loạt nhà thơ, những người hướng dẫn tinh thần dân tộc như: Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Lã Đinh Hương, Lý Phật Mã…Thi ca đã biết cách cư trú nơi chùa chiền miếu mạo không phải trong vai trò tín đồ hay sư sãi, mà là biểu hiện của cái Đẹp, là nét xao xuyến trần gian ngay trong lòng siêu hình hư tưởng .
Thi ca – con đường sương khói dẫn đến đời sống tâm linh con người, là con thuyền chở Đạo, đồng thời cũng biết cách biến mình thành phương tiện tự vệ khi cộng đồng lâm nguy. Huyền thoại về bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã chứng tỏ vai trò, sức mạnh của thi ca trong cuộc đánh bại quân xâm lược qủa là to lớn. Suốt hành trình lịch sử, khi có giặc, thi ca đã thành vũ khí, thành tiếng kèn xung trận. Khi hòa bình, thi ca tham gia vào đời sống đạo hạnh, gìn giữ thuần phong mỹ tục khi Nguyễn Trãi soạn “Gia huấn ca”, Lê Thánh Tông tức cảnh sinh tình, mượn thi ca mà an dân trị quốc …Thi ca tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, gia đình và cá thể. Cuộc sống dù cực nhọc chừng nào cũng phải giữ lấy chất thơ của nó, như giữ lấy cốt cách mộng mơ dân tộc .
Cũng như bao đất nước khác trên hành tinh, đất nước chúng ta bao giờ cũng vẫn là một đất nước thi sỹ. Thi ca đã xuất hiện đồng thời với tiếng Việt, đã song hành với mọi thăng trầm lịch sử, đã góp phần to lớn trong sự hình thành bản sắc văn hóa và nền tảng tinh thần dân tộc. Nhiều người lo sợ cho sự tồn tại của thi ca trước sự xâm lăng toàn diện của chủ nghĩa thực dụng thời kinh tế thị trường khắc nghiệt này. Không, thi ca vẫn là dòng nước ngầm nuôi dưỡng sự xanh tươi trong đôi mắt hồn nhiên ngơ ngác của dân tộc. Thiếu đôi mắt hồn nhiên kia, thi ca có thể sẽ ra đi cùng với sự ra đi của ngôn ngữ. Nhưng thảm hoạ ấy sẽ không bao giờ xảy ra, khi thi ca mãi mãi giữ lại cho chúng ta cái tuổi thơ huyền nhiệm của dân tộc và nhân loại. Ở đó, trong đời sống tâm linh con người, thi ca bao giờ cũng là niềm mặc khải của Chân Thiện Mỹ, hoài niệm và tiên cảm cho chúng ta về một thế giới mãi mãi tồn tại trong nỗi xúc động ban đầu…
Kinh Thánh không chép được lời của Eva xui Adam ăn trái cấm. Chỉ biết rằng khi đôi môi ma túy của nàng ghé sát vào tai chàng, chợt cơn thèm ăn trái cấm bùng vỡ trong cuống họng chàng, bất chấp lời răn đe chết người của thần linh. Mắt Adam chỉ nhìn thấy trái cấm trong y phục lõa thể của tòa thiên nhiên tuyệt mỹ. Chàng đã hành động chiều theo ý người đẹp, để chia tay sự bất tử, đồng thời nhận lấy tình yêu và cái chết. Có lẽ, lời thì thầm của Eva khuyên Adam ăn trái cấm hôm đó là bài thơ đẹp nhất của nhân loại? Vì vậy người đời đã gọi thi ca bằng cái tên diễm lệ: Nàng Thơ.
Bởi vì trong buổi bình minh của nhân lọai, tiếng nói cũng được đồng nghĩa với thần linh. Eva và Adam cùng dắt tay nhau, một bàn tay nàng vịn vào tình yêu, một bàn tay chàng vịn vào thi ca, trả lại Thượng Đế sự bất tử để đi về phía mồ hôi, nỗi thống khổ, khoái lạc và cái chết có tên là trần thế. Từ đó, thi ca là giấc mơ của con người luôn luôn khao khát tìm về thời ấu thơ của mình trong vườn địa đàng ký ức. Nơi đó, con người sống chung với thần linh trong gia đình vũ trụ. Nơi đó, như kinh Veda mô tả, con người không thể và không muốn phân biệt mình với một đám mây, con bò hay thần thánh. Tất cả là nhất nguyên đơn sơ mà kỳ lạ, lắng đọng mà riêng rẽ, hài hòa mà phân thân .
Kinh Cựu Ước nói rằng Thượng Đế đã sáng tạo ra con người theo hình ảnh của mình. Điều này phải nói ngược lại mới chính xác. Sự sáng tạo ra khái niệm Thượng Đế là sự sáng tạo vĩ đại nhất của con người để tháo bỏ cái lốt cuối cùng của dã thú, sau khi tiếng nói và tư duy xuất hiện. Chính ý thức đã ném con người vào vũ trụ cô đơn, khiến nó sợ hãi vô cùng trước hư vô và cõi chết.
Để có một cứu cánh, một nơi bấu víu cuối cùng vào thế giới trơn tuột này, con người đã rất thông minh khi sáng tạo ra người bạn vĩ đại toàn năng theo hình ảnh của mình, như cái phao trên biển cả để vượt thoát nỗi cô đơn và cái chết. Người bạn đó, cái phao cứu hộ đó có tên là thần linh. Thiêng liêng hóa hình ảnh của mình là bước tiến nhân bản nhất của khởi nguồn nhân loại. Có thể nói, thần linh đã được sinh ra trong cảm hứng thi ca, trong rung cảm cô đơn tột cùng của con người. Ngay cả khi con người đã thoát khỏi đa thần giáo, Thượng Đế của các tôn giáo hầu như đều là đứa con sinh đôi đồng thời với thi ca .
Apollon, vị thần thi ca uy quyền vào loại bậc nhất trong thần thoại Hi Lạp là hứng khởi của chiến thắng trừ cha mình là thần Zeus. Apollon có mặt trong hầu hết sự sáng tạo nơi đỉnh Olempo, tham dự vào mọi xúc cảm của vũ trụ và con người. Chừng như chính Apollon đã hóa thân vào Homère để sáng tạo ra thiên anh hùng ca Iliade và Odyssée ? Thi ca hay là sự huyền ảo của tuổi thơ nhân loại, một lần nữa, đã được một người trần mắt thịt là Homère đưa trở lại vườn Eden Hi lạp.
Ở đó, nhờ thi ca, thần linh được sống kiếp con người với tất cả bản năng nguyên thủy, với vẻ đẹp của đam mê, khoái lạc và tội lỗi. Có thể ngày nay thần linh đã rời bỏ đỉnh Olempo huyền thoại, nhưng thi ca đã không rời bỏ con người. Thi ca đã hóa thân thành nàng Pelenop,luôn luôn biết cách đợi chờ niềm thi hứng của con người, như đã từng đợi chờ chàng Odyssée trở về từ cuộc lãng du thần thoại. Từ độ con người chia tay với Thượng Đế, đi theo tiếng gọi của tình yêu và nỗi chết trong cuộc trưởng thành thống khổ của nhân loại, nó luôn tìm cách trở lại tuổi thơ của mình, trở lại vườn địa đàng tìm lại trái cấm thuở ban đầu ngon ngọt. Cuộc hành hương mơ mộng ấy có tên là Thi Ca .
II.Thi ca hay là sự cứu rỗi của cái Đẹp.
Trong cuốn “Thi Pháp”, Aristote đã gọi khoa học, nghệ thuật, trong đó hàm chứa cả khái niệm nguyên thủy linh hồn và Thượng Đế bằng một cái tên rất khải thị là Thi Ca. Chừng như khái niệm Thi Ca của Aristote có nét gì đó hao hao với khái niệm Đạo của Lão Tử, mặc dù chữ Đạo của Lão có phần căn nguyên và rốt ráo hơn. Triết học, nói cho cùng đã được giáng sinh trong máng cỏ ấm nồng của niềm hứng khởi thi ca. Vũ trụ được gói trong một chữ Dịch của Khổng Tử hay một chữ Đạo của Lão chỉ có thể đi vào tâm trí con người bằng niềm xao xuyến thi ca. Ngay cả thế giới ý niệm duy tâm của Platon cũng phải thông qua hình ảnh ngôn từ,trong nỗi xúc cảm dù thoáng gợn lăn tăn của thi ca. Có thể mượn lời của Socrate nói về mình để nói về thi ca: “Mẹ tôi đỡ đẻ cho những sản phụ,tôi đỡ đẻ cho những bộ óc .”
Thi ca – bà đỡ kỳ diệu của triết học, đã tìm ra phép cắt rốn cho niềm siêu hình tăm tối, khiến cái tưởng như già cỗi nhất, khô cằn nhất biết cất lên tiếng khóc non tơ chào đời trong ánh sáng của suy tưởng và xúc cảm. Vì vậy, chúng ta dễ giải thích vì sao nền văn minh Trung Hoa được khởi nguồn bằng bộ Kinh Thi vĩ đại. Hầu hết các nền văn minh đều được sinh thành từ nguồn sữa Thi Ca. Văn mimh Hi Lạp bắt đầu từ thần thoại của thần thi ca Apollon và nữ thần Athena, vị thần của văn học và điêu khắc. Văn minh Do Thái khởi phát từ các chương Thi Thiên trong Cựu Ước. Trường ca Veda là nền tảng cho nền văn minh bí ẩn Ấn Độ .
Đức Phật, Chúa Jésus hay tiên tri Mahomet… nói cho cùng đều là những nhà thơ lớn vào bậc nhất nhân loại. Khởi nguồn, thông qua sự mặc khải thi ca, tôn giáo đã tìm đến con người với đôi tay bè bạn, với tiếng nói của tình nhân, với niềm an ủi sẻ chia hơn là niềm cứu rỗi. Tôn giáo mượn con đường thi ca để con người tìm ra đối trọng trước hư vô, đặng hoá giải cái chết, mang đến cho cái chết xiêm y trần gian xúng xính và một bộ mặt đầy thiên giới, do đó cũng đầy nhân tính hơn. Tôn giáo đã dùng thi ca làm đôi cánh để đưa con người bay qua vực thẳm cô đơn, giúp con người có thêm người bạn đồng hành Thượng Đế. Người bạn siêu phàm kia cũng chính là sự hoá thân của con người thông qua xúc cảm thi ca đầy mộng mơ và lãng mạn.
Nếu triết học đi tìm sự khôn ngoan, tôn giáo đi tìm thần linh thì thi ca đi tìm cái Đẹp. Chiến tranh, cuồng tín, dịch bệnh, thiên tai…hàng mấy nghìn năm qua đã đe dọa cái Đẹp của con người bằng sự dung tục hóa, bằng lòng tham và thù hận, nhưng không tước đọat được niềm mộng mơ đầy thi vị của nhân loại.
Bởi vì thi ca chính là hài nhi trong máng cỏ loài người, là sự hồn nhiên nhất của tuổi thơ nhân loại còn sót lại. Nếu đứa trẻ con ấy không còn, thì đôi mắt ngây thơ của loài người cũng biến mất, đồng thời cái Đẹp cũng biến mất. Nếu triết học là sự già giặn, là ông lão của con người thì thi ca càng cần phải giữ lấy tính trẻ con của nhân loại. Người Trung Hoa đã nhìn ra điều đó nên gọi Tạo Hóa là hóa nhi. Vì mãi giữ được sự trẻ con như vậy, nên Tạo Hóa chính là nhà thơ vĩ đại nhất đã sáng tạo ra vũ trụ và con người trong niềm thi hứng vĩnh cửu, rồi truyền cho con người xúc cảm thi ca khởi nguồn mọi sáng tạo ấy. Chính vì vậy, cái Đẹp đã được thi ca cứu chuộc trên cây thập tự của xúc cảm ngôn từ .
III. Thi Ca trong đời sống tâm linh người Việt.
Trong lịch sử thi ca thế giới, hiếm thấy tác phẩm nào đi sâu vào đời sống tâm linh con người như Truyện Kiều của Nguyễn Du đối với dân tộc Việt Nam. Hiện tượng bói Kiều của người bình dân đã chứng tỏ vai trò của thi ca trong đời sống xã hội thật to lớn, mặc dù Truyện Kiều mới xuất hiện trên hai trăm năm nay. Chừng như Thi Ca đã mượn Nguyễn Du để cài vào mỗi câu, mỗi trang Kiều toàn bộ bí ẩn của đời sống với sự mặc khải về một tôn giáo mới-tôn giáo của cái đẹp. Trong hố thẳm tuyệt vọng, thi ca đã để sẵn một bàn tay dìu dắt.
Trong trái cây đau khổ, thi ca là cái nhân cựa quậy một niềm vui rón rén nảy mầm. Bằng hai bàn tay may rủi, con người tìm cách bấu víu vào mỗi câu Kiều như bấu víu vào ánh lửa le lói trong chính tâm hồn mình, đặng nhờ thi ca mách bảo những điều mà thần linh không thể mách bảo. Thi ca tìm đến với con người không phải bằng nỗi sợ hãi thần thánh của tôn giáo mà bằng niềm tri âm tri kỷ rất tình nhân, an ủi mà không thương hại, trìu mến mà không ban phát, say đắm mà không cuồng dại. Cái đẹp nơi Truyện Kiều không chỉ cần được giải mã bằng tiếng kêu thương, bằng niềm khắc khoải, mà còn cần được giải mã bằng đức tin và niềm hi vọng .
Người ta chắp tay để: “Lạy ông Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều…” như là để lạy chính nỗi thống khổ của kiếp người, lạy sự chịu đựng, sự hi sinh, thậm chí yếu đuối thiệt thòi của cái thiện, lạy cái phần bị đày ải nhất của nhân sinh. Ở nơi đó là “thập loại chúng sinh”, cái gốc của cái đẹp nâu sồng mà mimh triết,giản dị mà bền vững. Do vậy, chúng ta hiểu vì sao thi ca có lúc đã biến thành kinh kệ trong đền chùa miếu mạo như trường hợp “văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du và của một số nhà thơ khác.
Trước khi tam giáo được truyền vào Việt Nam,thi ca đã xuất hiện cùng với tuổi bình minh của dân tộc. Nền văn chương truyền miệng với ca dao tục ngữ đã làm nên dấu ấn tâm hồn Việt Nam, tạo nên bản sắc thẩm mỹ của đời sống tinh thần dân tộc. Trong chừng mực nào đó, thi ca với gương mặt ca dao tục ngữ là nơi ký gởi ký ức và kinh nghiệm nhân sinh của cộng đồng, đồng thời thi ca còn đóng vai trò như những câu kinh trong tôn giáo, giúp con người có cơ hội tìm lại hình ảnh mình trong đời sống tâm linh, thông qua nỗi xúc cảm và vẻ đẹp của thế giới trong tư duy , trong ngôn từ. Sự sáng tạo ra thể thơ lục bát trong ca dao phải chăng là sự sáng tạo kỳ vĩ nhất của thi ca dân tộc, là nhịp đưa nôi của tuổi thơ Lạc Việt, là tiếng ầu ơ của của mẹ Âu Cơ, của biển ru bờ.
Nhịp thơ sáu tám dường như cũng đưa đẩy, gập ghềnh, trầm bổng theo vận nước nổi trôi, theo dáng hình tia chớp của một đất nước mà lịch sử luôn giành cho những con đường khúc khuỷu, cam go. Cái hồn nước đã được thi ca gởi gắm trong lục bát ca dao, may mắn thay thế hệ chúng ta vẫn còn giữ được, mặc những hò hét hiện đại chủ nghĩa, mặc những dòng thơ lai căng tây hoá giả cầy. Cái hồn lục bát ca dao mới mẻ mãi mãi kia chính là của ăn đường, là vốn liếng của hành trình thi ca dân tộc. Nó được lời thêm, giàu thêm bởi Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Huy Cận…Nó rung động ngay cả niềm tin tôn giáo của dân chúng trong điệu hát chầu văn nơi đình chùa lễ hội, khơi dậy niềm vui sống trong làn điệu chèo, quan họ, ví dặm hoặc hát đúm. Lục bát như sợi dây lạt buộc lời giao duyên, buộc liền anh vào liền chị, buộc bộ tộc Lạc Việt vào mảnh đất hình chữ S này trong niềm đa cảm của nền văn minh lúa nước .
Dân tộc chúng ta đã tiếp nhận Phật giáo, Nho giáo,Đạo giáo thông qua đôi mắt hồn nhiên, mơ mộng, thông qua một tâm hồn thi sĩ. Tôn giáo được truyền vào nước ta không chỉ có niềm tin siêu hình, mà còn cả nét tinh hoa của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ . Phật giáo được kết hợp với triết học đầy thi hứng của Lão Trang truyền qua nước ta sau khi đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ. Từ thiền phái của nhà sư Tây Trúc Ti-ni-đa-lưu-chi đến thiền phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông đã tạo ra thiền tông Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ chính là công cuộc Việt hoá thiền tông trong cảm xúc thi ca bí ẩn của đời sống tâm linh dân tộc. Thiền,hay chính là thi ca được cô tịch trong tột cùng im lặng ? Cuộc đi tìm Niết Bàn trong mỗi tâm hồn con người hoá ra lại thông qua niềm hứng khởi thi ca, thông qua xúc cảm về cái đẹp hằng sống trần gian hơn là đi tìm chỗ bấu víu trong hư không thăm thẳm. Hầu hết các nhà sư thời Lý đều là những nhà thơ thiền như Không Lộ thiền sư, Mãn Giác thiền sư…Phật giáo thông qua đôi mắt ngơ ngác huyền ảo Lão Trang tạo tiền đề cho Thiền xuất hiện, được truyền qua Việt Nam trong tinh thần thực tiễn thâm sâu Nho giáo, kết hợp với cái mộc mạc hồn nhiên, dân dã, giản dị và chân thành Giao Châu, tạo ra hàng loạt nhà thơ, những người hướng dẫn tinh thần dân tộc như: Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Lã Đinh Hương, Lý Phật Mã…Thi ca đã biết cách cư trú nơi chùa chiền miếu mạo không phải trong vai trò tín đồ hay sư sãi, mà là biểu hiện của cái Đẹp, là nét xao xuyến trần gian ngay trong lòng siêu hình hư tưởng .
Thi ca – con đường sương khói dẫn đến đời sống tâm linh con người, là con thuyền chở Đạo, đồng thời cũng biết cách biến mình thành phương tiện tự vệ khi cộng đồng lâm nguy. Huyền thoại về bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã chứng tỏ vai trò, sức mạnh của thi ca trong cuộc đánh bại quân xâm lược qủa là to lớn. Suốt hành trình lịch sử, khi có giặc, thi ca đã thành vũ khí, thành tiếng kèn xung trận. Khi hòa bình, thi ca tham gia vào đời sống đạo hạnh, gìn giữ thuần phong mỹ tục khi Nguyễn Trãi soạn “Gia huấn ca”, Lê Thánh Tông tức cảnh sinh tình, mượn thi ca mà an dân trị quốc …Thi ca tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, gia đình và cá thể. Cuộc sống dù cực nhọc chừng nào cũng phải giữ lấy chất thơ của nó, như giữ lấy cốt cách mộng mơ dân tộc .
Cũng như bao đất nước khác trên hành tinh, đất nước chúng ta bao giờ cũng vẫn là một đất nước thi sỹ. Thi ca đã xuất hiện đồng thời với tiếng Việt, đã song hành với mọi thăng trầm lịch sử, đã góp phần to lớn trong sự hình thành bản sắc văn hóa và nền tảng tinh thần dân tộc. Nhiều người lo sợ cho sự tồn tại của thi ca trước sự xâm lăng toàn diện của chủ nghĩa thực dụng thời kinh tế thị trường khắc nghiệt này. Không, thi ca vẫn là dòng nước ngầm nuôi dưỡng sự xanh tươi trong đôi mắt hồn nhiên ngơ ngác của dân tộc. Thiếu đôi mắt hồn nhiên kia, thi ca có thể sẽ ra đi cùng với sự ra đi của ngôn ngữ. Nhưng thảm hoạ ấy sẽ không bao giờ xảy ra, khi thi ca mãi mãi giữ lại cho chúng ta cái tuổi thơ huyền nhiệm của dân tộc và nhân loại. Ở đó, trong đời sống tâm linh con người, thi ca bao giờ cũng là niềm mặc khải của Chân Thiện Mỹ, hoài niệm và tiên cảm cho chúng ta về một thế giới mãi mãi tồn tại trong nỗi xúc động ban đầu…
Thi ca và tình yêu do đó đã được sinh ra đồng thời với niềm xúc cảm tuyệt vời của ngôn từ, thông qua tiếng nói linh thiêng của Eva, đánh thức trái tim gỗ đá Adam, khiến nó phát lộ đam mê cùng tận. Nếu phẩm hạnh của triết học là hoài nghi, của tôn giáo là đức tin, thì phẩm hạnh của thi ca là rung cảm và mơ mộng. Thi ca và tình yêu đều được phát nguyên từ cội nguồn trái tim con người, thông qua hình tượng và ngôn ngữ. Chừng như sự xuất hiện tiếng nói trong vườn Eden còn quan trọng hơn sự hiện diện của Thượng Đế.
——————————————————————————————————————
Nguồn: Văn học – Phê bình – Tranh luận, NXB Lao Động, Hà Nội, 10/2004
Nhãn: Trần Mạnh Hảo
16 nhận xét:
- Võ Quang Luân nói...
- Hay đấy, lời trái tim. Cảm ơn TMH, cảm ơn NXDblog.
- 10:06 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- Cám ơn Anh Diện đã cho đăng một bài có tính học thuật cao như thế này của Anh Hảo. Bài này được viết bởi xúc cảm thẩm mỹ dào dạt, kiến thức lại rất sâu sắc nên đọc rất thấm và rất...khoái! Thỉnh thoảng nên có những bài thế này, Anh Diện nhé. Chúc Anh khỏe.
- 10:35 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- Kính bác Trần Mạnh Hảo, Bác Trần Mạnh Hảo viết bài này thật uyên bác,tư tưởng thật thuần Việt, giọng văn ôn tồn, lời văn bóng bẩy. Trong bài viết của bác, tôi gặp rất nhiều câu, rất nhiều ý tưởng, mà tôi nghĩ không có lời văn nào, ý tưởng nào hay hơn thế nữa. Là một người đọc bình thường, tôi nghĩ nếu ta xây dựng một chương trình giáo dục theo hướng như thế này,thì đâu sợ vong bản,và, chúng ta có quyền hy vọng một hai thế hệ nữa thôi,người Việt Nam sẽ góp mặt trên văn đàn thế giới. Kính.
- 10:59 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- Bài hay nhất từ trước tới giờ của Trần Mạnh Hảo! Càng nói thật, văn sĩ nhà ta càng lên tay .
- 11:25 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- Mong bác viết tiếp những bài như này bác Hảo ơi
- 13:09 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- Viết thế mới gọi là Trần Mạnh Hảo. Bên bác Tạo có đưa bài phỏng vấn Thụy Khuê cũng rất hay http://nguyentrongtao.org/2011/11/02/ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-th%E1%BB%A5y-khue/
- 13:11 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- "Trong lịch sử thi ca thế giới, hiếm thấy tác phẩm nào đi sâu vào đời sống tâm linh con người như Truyện Kiều của Nguyễn Du đối với dân tộc Việt Nam." Thưa bác Trần Mạnh Hảo, Bác viết câu trên thật là trí tuệ,tôi không muốn dùng chữ "bác học", vì nền văn học Việt Nam nói riêng và nền văn hóa nước nhà nói chung không phân chia giai cấp. Các nhà hiển nho của Việt Nam sau thời gian tham chính, quyền cao chức trọng, trả hết cái nợ tang bồng lại về quê dạy học (khác với tầng lớp quan lại của Tàu).Điều này thấy rất rõ qua tác phẩm Nhà Nho của cố Giáo sư Chu Thiên Hoàng Minh giám. Việc bác Trần Mạnh Hảo nhận định về Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du thật mang tầm vóc lớn lao.Các nhà văn đương đại hàng đầu thế giới từ trước đến nay vẫn mãi xoay quanh vấn nạn của con người. Kết luận bài viết của bác trần Mạnh Hảo tỏ rõ niềm tin mãnh liệt vào sức sống của dân tộc Việt Nam như thế,tôi cho rằng chỉ có những người yêu quê hương thiết tha mới đủ sức chuyển tải "lời mặc khải" (hay thông điệp)đến những người sống trong thế hệ mình. Kính chúc bác trần Mạnh Hảo có sức khỏe để cống hiến cho đời như các nhà "Việt nho" đã từng dầy công dạy dỗ muôn thế hệ sau.
- 13:55 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- Thành thật xin lỗi bác Trần Mạnh Hảo vì lỗi đánh máy chữ "TRẦn" trong "Trần Mạnh Hảo". Một lần nữa tôi chân thành xin bác thứ lỗi vì lý do ngoài ý muốn. Kính.
- 14:48 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- Các nhà văn hóa và triết gia lớn của nước Đức như Johan Wolfgang von Goethe,Fried Nietzche... đã hết sức kinh ngạc khi tiếp cận nền văn minh lớn của nước Ân Độ.Nhà cầm quyền nước Anh thời bấy giờ đô hộ Ấn Độ nên đã cấm các học giả người Anh tiếp cận và tìm hiểu văn hóa của nước này, vì họ sợ một trào lưu ngược, đó là "sự xâm lăng văn hóa" của Ấn Độ trở về nước Anh mẫu quốc. Tổ tiên của chúng ta từ ngàn đời đã vui vẻ đón nhận tinh hoa của nước Ấn Độ huyền bí như ban mai đón ánh mặt trời,như một lối sống.Tổ tiên của chúng ta đã nhanh chóng tiêu hóa được và biến nó thành nền văn minh Việt. Ngày nay chúng ta có thể tự tin như cha ông ngày trước để bước ra thế giới.Sự tự tin ấy thể hiện trong lời kết luận của bác Trần Mạnh Hảo khiến chúng tôi cảm thấy vui lây.
- 15:06 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- Quá tuyệt, cảm ơn chú Hảo!
- 20:42 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- Rất tuyệt vời! Xin cảm ơn Nhà thơ Trần Mạnh Hảo! "...Suốt hành trình lịch sử, khi có giặc, thi ca đã thành vũ khí, thành tiếng kèn xung trận. Khi hòa bình, thi ca tham gia vào đời sống đạo hạnh, gìn giữ thuần phong mỹ tục khi Nguyễn Trãi soạn “Gia huấn ca”, Lê Thánh Tông tức cảnh sinh tình, mượn thi ca mà an dân trị quốc... ...thi ca bao giờ cũng là niềm mặc khải của Chân Thiện Mỹ, hoài niệm và tiên cảm cho chúng ta về một thế giới mãi mãi tồn tại trong nỗi xúc động ban đầu…" Bác Hảo nói quá đúng! Với em, Thi Ca Vẫn Là Dòng Nước Ngầm Nuôi Dưỡng Sự Xanh Tươi Trong Đôi Mắt Hồn Nhiên Ngơ Ngác đáng yêu của mình!(thật, ai cũng bảo em thế! hihi) (Muathuhanoi
- 23:02 Ngày 04 tháng 11 năm 2011
- CẢM ƠN TRẦN MẠNH HẢO.ÔNG TRẦN MẠNH HẢO ĐÃ GÓP PHẦN KHẲNG ĐỊNH "CẦN PHẢI BAN HÀNH LUẬT NHÀ THƠ".VÌ THƠ VĨ ĐẠI NHƯ VẬY,QUAN TRỌNG VÔ CÙNG ,LÀ CỰC KỲ CHẤM ,CHẤM............ THÌ PHẢI CÓ LUẬT NHÀ THƠ.KHI QUỐC HỘI TA BAN HÀNH LUẬT NHÀ THƠ THÌ THẾ GIỚI SẼ TÔN QH TA LÀ CỰC KỲ CHẤM CHẤM............. CẢ THẾ GIỚI SẼ KHÂM PHỤC. SỰ NHÌN XA TRÔNG RỘNG VÀ CỰC KỲ....CỦA QH TA KHÔNG QUỐC GIA VĂN MINH NÀY TRÊN THẾ GIỚI NÀY SÁNH BẰNG!!!!!!!!!!!!
- 07:15 Ngày 05 tháng 11 năm 2011
- "Cái hồn nước đã được thi ca gởi gắm trong lục bát ca dao, may mắn thay thế hệ chúng ta vẫn còn giữ được, mặc những hò hét hiện đại chủ nghĩa, mặc những dòng thơ lai căng tây hoá giả cầy." (Trần Mạnh Hảo) Ngoài tác phẩm vĩ đại Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du được làm theo thể thơ lục bát,những câu ca dao truyền khẩu đã ghi lại một thưở thanh bình trên một đất nước với những người dân hiền lành, trữ tình và lãng mạn: "Hỡi anh đi đường cái quan Dừng chân đứng lại em han đôi nhời Đi đâu vội mấy anh ơi, Kẻo bác mẹ mắng rằng em dỗ dành" Lục bát còn được dùng để dạy con có tinh thần hiếu học ngay từ tấm bé hoặc đó có thể là ước mong của các cô gái ở tuổi xuân thì: "Chẳng ham ruộng cả ao liền, Ham về cái bút, cái nghiên anh đồ" Và còn nữa: "Lấy chồng cho đáng tấm chồng, Bõ công trang điểm má hồng, răng đen" Một đất nước trữ tình như thế sao lại gieo neo làm vậy?
- 09:42 Ngày 05 tháng 11 năm 2011
- Bài viết này như một tuyên ngôn thi ca hay nhất Việt Nam.Ngay cả thế giới cũng hiếm có một áng văn trác tuyệt như thế này. Vị nào thử post lên một bài của tác giả ngoại quốc viết về thi ca hay hơn bài này xem ?
- 11:06 Ngày 05 tháng 11 năm 2011
- -"Kinh Cựu Ước nói rằng Thượng Đế đã sáng tạo ra con người theo hình ảnh của mình. Điều này phải nói ngược lại..." TMH. Tui khoái đoạn này ! Chuẩn không cần chỉnh. -"Do vậy, chúng ta hiểu vì sao thi ca có lúc đã biến thành kinh kệ trong đền chùa miếu mạo như trường hợp “văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du và của một số nhà thơ khác." TMH. "Nhà thơ khác" có tính Huỳnh Phú Sổ và Phạm Công Tắc không vậy bác Hảo ?
- 11:08 Ngày 05 tháng 11 năm 2011
- Trong quá khứ, người trí thức Việt nam luôn gắn bó với ruộng đồng,quê hương, xứ sở và khi xao nhãng có thể bị quở trách nhẹ nhàng: "Nhất sĩ, nhì nông. Hết gạo chạy rông, Nhất nông nhì sĩ".
- Theo Blog Nguyễn Xuân Diện
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
TỶ LƯƠNG DÂN
Mọi quyền lực đến từ nòng súng.
—Mao Trạch Đông