Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN, có một luận điểm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là dưới sự lãnh đạo của Đảng "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Đây không phải là một quan điểm mới mà về thực chất là nhắc lại những khẳng định của các các Đại hội, Hội nghị Đảng của các khoá trước. Tuy nhiên,nếu nhìn về thực tế Việt Nam hiện nay thì thấy đây là luận điểm không chỉ thiếu tính khoa học mà còn tạo ra một sự phản cảm lớn về mặt tuyên truyền. Theo dự tính, đến năm 2010 Việt Nam đạt khoảng 3000 đôla/người (tức tổng GDP khoảng 250 tỷ đôla, một quy mô kinh tế vô cùng nhỏ bé) thì liệu Việt Nam có hiện đại được không? Có người nói: đó là nước công nghiệp "theo hướng hiện đại", nghĩa là chỉ một số lĩnh vực hiện đại thôi. Nhưng lĩnh vực nào? Tiêu chí đánh giá ra sao thì người ta cố tránh và không thấy đề cập ở văn kiện, tài liệu nào. Nói thêm là ngay từ năm 1997, khi ông Đỗ Mười đưa ra luận điểm này tại Đại hội giữa nhiệm kỳ lần thứ VIII của ĐCSVV, nhiều người đã cố công đi tìm tiêu chí của quan điểm này như hầu như đều vô vọng không tìm được.
Cách đây mấy hôm, khi tôi nghe ông Phùng Hữu Phú (Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung ương) giới thiệu về Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), khi nhắc đến đoạn nói về quan điểm "đưa VN trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2020" và như để chữa ngượng về tiêu chí đánh giá, ông này bèn chơi trò "đá bóng" cho người khác rằng: "về tiêu chí đánh giá một nước công nghiệp thì có đấy, các đồng chí sau tôi (ý nói một báo cáo viên khác khi giới thiệu về phần Chiến lược phát tiển KT-XH trong văn kiện đại hội XI) sẽ nói rõ hơn". Quả như tôi dự đoán, chẳng có đồng chí nào sau ông ấy chỉ ra được tiêu chí cụ thể cho luận điểm "năm 2020, VN trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại", vì nó có đâu?
Kể cũng lạ. Một quan điểm được cho là lớn của một ĐCS nhưng từ đầu đã thấy tính không trung thực, diễn ra khá lâu nhưng lại không gặp bất kỳ một phản ứng nào trong xã hội, đặc biệt là giới khoa học đã cho thấy tính chất hư hỏng của xã hội đạt đến mức độ nào rồi. Viết đến đây, tôi chợt nhớ lời của M.Goócbachốp: “cả cuộc đời tôi đi theo chủ nghiã Mác-Lênin nhưng cuối cùng tôi thấy toàn là nói dối và nói dối”.
Tôi dự đoán chắc chắn đến năm 2020, Việt Nam có thể đạt 3000 đôla/người song Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và chắc vẫn xếp sau Tháilan, Indonesia,Philippine và chắc cũng chỉ tương đương với Lào nếu không có sự thay đổi mạnh mẽ về các thể chế đặc biệt là thể chế về chính trị (động lực thúc đẩy mạnh mẽ để hình thành một thể chế kinh tế hợp lý). Chúng ta hãy chờ xem.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét