Tôi viết entry này là để nói lên tấm lòng khắc khoải của một công dân, một người dân đang sống trong thời khắc giao thoa về thời đại lịch sử. Trong khoảnh khắc đó, dân tộc ta, tổ quốc ta, nhân dân ta lại đang phải trải qua những cảm giác buồn vui lẫn lộn. Buồn vì vận số của chế độ giường như đang đến hồi cáo chung. Vui vì hình như mình lại có được cảm giác như đang sông trong thời khắc của Cách mạng Tháng tám cách đây trên 70 năm. Chỉ có điều cái mà ông cha ta mong muốn có thì bây giờ cháu con của họ lại đang mong muốn bỏ đi.
Có lẽ nếu đã là người dân Việt Nam có quan tâm đến tình hình đất nước (không phải là hóng hớt chính trị mà là sự quan tâm của một công dân có trách nhiệm như bất kỳ công dân có trách nhiệm ở bất kỳ quốc gia nào mà thôi) thì trong lòng cảm thấy thật buồn với các kết quả được nhìn thấy dần dần từ kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khóa 13.
- Nỗi buồn thứ nhất là lại phải chấp nhận những lãnh đạo đất nước mà cái tâm, cái tài luôn luôn phải đặt dấu hỏi. Đầu tiên là vai trò, vị trí của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Từ khi ông trở thành Tổng bí thư khóa XI, ông chưa phát biểu được ý gì mới, chỉ là những điều chung chung như ông vẫn thường phát biểu. Cũng giống như Ông nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trước đây, ông Trọng thường im lặng trước các vấn đề bức xúc của đất nước. Hôm họp Hội nghị TW lần thứ 2, ông nói nhân sự cấp cao được Đảng sắp đặt lần này là "hợp lý nhất". Hãy xem sự hợp lý đó ra sao. Đầu tiên là ló ra vị tân chủ tịch Quốc Hội mới - ông Nguyễn Sinh Hùng, một nhân vật đầy tai tiếng về tài năng và cách phát ngôn bạt mạng của mình. Có lẽ cái mà người ta còn cảm thấy có một chút giá trị ở ông này chính là ở cái họ Nguyễn Sinh mà ông đang mang.Nhưng quả như người xưa nói: "hậu sinh khả úy". Ông này là người không có thực tài,nhưng lại đầy tính gia trưởng và cơ hội. Những câu ông này phát biểu trước Quốc hội khóa 12, trong các diễn đàn trong nước và quốc tế, đặc biệt là những phát biểu về tập đoàn Vinashin của ông được nhiều người cho là vừa dốt, vừa liều và vừa vô lễ. Ông này làm Chủ tịch Quốc hội chỉ tổ làm cho Quốc hội (một cơ quan vốn do dân cử trên phương diện hình thức) vốn xa lạ với dân có thể trở thành đối lập với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Sau tân Chủ tịch Quốc hội là vị tân Tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ngay sau khi đắc cử, qua bài trả lời trước báo chí cho thấy ông tránh nhắc lại những cam kết có tính mạnh mẽ của mình trước đây khi tiếp xúc cử tri đó là chống tham nhũng và bệnh quan liêu. Người ta lại thấy cách ông dùng những từ chung chung như bao ông lãnh đạo khác của Việt Nam vẫn thường làm. Nhưng dù sao thì cũng giống nhưn Ông nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông Trương Tấn Sang có thể được coi là khuôn mặt "ít phản cảm nhất" (tức là cứ thấy họ ló mặt lên TV là người dân tắt máy) trong giới lãnh đạo của Việt Nam hiện nay. Có lẽ người gây thất vọng lớn lao cho toàn thể dân tộc Việt Nam có lương tri hiện nay chính là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông đương là đương kim Thủ tướng nhưng lại tiếp tục được ông Nguyễn Phú Trọng (í quên: ông Trương Tấn Sang thì mới phải) giới thiêu trước Quốc hội khóa 13 để ông tiếp tục nắm chức Thủ tướng nhiệm kỳ II. Nếu lấy câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trước đây từng nói: "đừng nghe Cộng sản nói, hãy nhìn Cộng sản làm" soi vào công tác nhân sự của Quốc hội khóa 13 thì thấy: 5 năm ông Dũng làm Thủ tướng là 5 năm nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng, nợ nước ngoài gia tăng đến mức báo động, lạm phát luôn trên hai con số và trở thành một trong hai quốc gia của hành tinh có chỉ số làm phát cao nhất năm 2011 (chỉ sau ông bạn vàng bên kia bán cầu là Veneduyêla). Nhìn vào hiệu quả công tác của ông Nguyễn Tấn Dũng trong 5 năm qua có thể đoán trước: nếu ông Nguyễn Tấn Dũng nếu tiếp tục nắm thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng nữa thì chắc chắn có hai điều thấy rõ: một là, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi đến phá sản hoàn toàn (nợ công không có khả năng thanh toán và lạm phát phi mã) và hai là, những nguyện vọng, sự phản kháng của nhân dân sẽ bị bỏ qua, tiếng nói của các nhà dân chủ sẽ bị đàn áp khốc liệt... Đó chính mới là ẩn ý sâu xa thực sự trong câu nói tìm ra phương án nhân sự "hợp lý nhất" của ông Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị Trung ương 2 Khóa 11. Có lẽ khi nói câu nói đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã mẫn cảm nhìn thấy sự sụp đổ của chế độ trong tương lai gần và như bản năng của con thú hoang lúc bị trọng thương, ông Nguyễn Phú Trọng đi nước cờ liều là tìm giải pháp để giữ chế độ chính trị (mà ông vốn gắn bó với nó, công danh phú quý từ nó, sinh mạng về chính trị ở nó, danh gia vọng tộc ở đó)đó là tiếp tục tạo ra một Chính phủ cứng rắn có thể đán áp không khoan nhượng với sự phản kháng của quần chúng nhân dân trước bất công, sự phản động của chế độ. Người điều khiển chính phủ đó không tai tốt hơn là ông Nguyễn Tấn Dũng. Và ông Dũng cũng như nội các cũ của ông (tất nhiên phải là những ông có thể trụ lại được với Trung ương) sẽ là hạt nhân của một chính phủ cứng rắn với nhân dân hơn trong tương lai, có thế mới mong giữ lấy chế độ (thực chất là giữ ghế cho mình và lợi ích phe nhóm). Có lẽ mỗi người Việt Nam chẳng cần phải thấp thỏm chờ đợi sự khó khăn đến nữa mà hãy tự lo cho chính mình khi tại họa ập đến đầu từng người.
Nỗi buồn thứ hai cũng có thể nhìn thấy được sự bi lụy của Quốc hội khóa mới. Vơia hơn 60% là đại biểu mới trong đó chiếm không ít là các đại gia doanh nhân giàu có do cách kinh doanh chụp giật mà trở nên giầu có, giờ đây dùng tiền để một vị trí trong Quốc hội. Với những đại gia làm đại biểu Quốc hội khóa này thì nhân dân đừng hy vọng quá nhiều vào sự đại diện của họ. Có lẽ những người hy vọng là anh em cháu chắt trọng gia đình công ty, tập đoàn của họ, vì đây là cơ hội để công ty tập đoàn lại ăn nên làm ra. Hãy trông gương ông Thắng Đồng Tâm và Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (công ty đầu tư phát triển)thì khắc biết. Họ chỉ là những đại biểu Quốc hội ngồi cho có, ngồi cho chật Quốc hội mà thôi, còn cái đầu của họ thì "cực ngắn" như Blogger Trương Duy Nhất đã viết.
Cái buồn thứ ba là,theo dõi sự kiện họp Trung ương 2 (khóa 11) và phiên họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 cho thấy rất ít những vấn đề quốc kế dân sinh nóng bỏng, những tiếng kêu khắc khoải của các tầng lớp nhân dân lao động được các hội nghị này quan tâm. Đảng (đội tiền phong của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam như họ định nghĩa) nhưng lại không nói tiếng nói của giai cấp công nhân (tầng lớp cùng khổ thứ ba chỉ sau nông dân và những kẻ ăn mày),không nói tiếng nói của dân tộc (nguyện vọng thiết tha của nhân dân là được bảo vệ chủ quyền biển đảo, được thoát ra khỏi chiếc bóng nước lớn đang mong muốn kiềm tỏa, nô dịch dân tộc Việt Nam là Trung Quốc). Đảng có lẽ đang nói tiếng nói lạc lõng với dân tộc, với giai cấp, với nhân dân.
Nhưng có lẽ vào những ngày tới, vào những tháng tới, vào những năm tới đó không phải là nỗi buồn cuối cùng mà chúng ta gặp phải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét