Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

ĐIẾU HÀ TÂY TỈNH

Lời khấn của Nguyễn Xuân Diện
NHÂN NGÀY GIỖ HÀ TÂY - ĐỌC LẠI ÁNG VĂN BẤT HỦ

Thưa chư vị,

Ngày 1-8 -2011 là ngày giỗ tỉnh Hà Tây. Nhớ ngày này năm ấy đúng ngày 1-7 al, tháng Ngâu, có nhật thực, lại có cơn mưa kì lạ. Trên con đường số 6 đoạn phân danh giới Hà Nội - Hà Tây vào giờ Tý họ hạ gục tấm biển phân chia ranh giới. Và thế là một vùng văn hóa xứ Đoài đã thành thiên cổ. Để tưởng nhớ Hà Tây, xin chép lại ai điếu rất hay này để chúng ta cùng đọc và nhớ về Hà Tây yêu quý...

ĐIẾU HÀ TÂY TỈNH

Hỡi ơi !
.
Thế cục xoay vần càn khôn dời đổi, bước thịnh suy hồ dễ mấy ai hay.
Mở cửa bốn phương Nam Bắc Tây Đông, luồng gió mới thổi qua miền quê lụa.

Đã từng trải bao phen sóng gió, tưởng vĩnh hằng trụ thế với thời gian.
Ai ngờ đâu bèo dạt mây tan, một quyết định tiễn về miền ký ức.

Nhớ tỉnh xưa !

Sừng sững Ba Vì trấn biên cương phía Bắc, thánh Tản Viên uy ngự chốn linh thiêng.
Một rẻo Tây Nam, mây nước miên man, Hương Tích động mở một trời Phật pháp.

Dòng Đà giang độc lưu lên phương Bắc, sông Tích hiền tuôn chảy xuống miền nam.
Dòng Đáy trong kết bạn với Nhuệ giang, ôm ấp trọn cả bình nguyên trù phú.

Suối Yên mơ ngọt ngào quyến rũ, nụ cười ai ngây ngất nón ba tầm.
Tiếng ai ca vắt vẻo giữa rừng xuân, trái mơ vàng mọng căng muôn điều ước.

Chùa Tây Phương giữa một miền non nước, bao năm rồi La Hán vẫn lặng im.
Đất Bối Khê cung kính vị thành hiền, nhận liền anh chùa Trăm Gian linh ứng.

Trúc Lâm môn bàn tay ai xây dựng, Vũ Khắc Trường ngồi đó với thời gian.
Vũ Khắc Minh kế tục hóa kim cương, chùa Đậu lành trở thành miền cổ tích.

Đền Đông Quan thênh thang và cô tịch, khói hương say phơ phất bóng cửu trùng.
Tiếng đàn bay giữa Đại Lộ mênh mông, nhịp phách tiên nâng hồn người lên cõi.

Dòng Nhị Hà xôn xao sóng dội, phù sa hồng kết thành bãi Tự Nhiên.
Có ai người dội gáo nước thiêng, thăng hoa hết tình yêu và số phận.

Thấy đâu đây túp lều tranh yên ấm, trái tim vàng Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Sáo diều ai tha thiết giữa từng không, hay khúc hát quần tiên ngày khánh hội

Đất Đường Lâm bàn tay ai đắp đổi, đá ong xây ngôi vị của hai vua.
Dòng sữa nào nuôi dưỡng tự ngàn xưa , phủ Thường Tín sinh sáu ba tiến sĩ,

Núi sông hùng vĩ, đất anh linh vạn thuở vẫn anh linh
Thiên địa tịnh minh, đời khang thái muôn năm còn khang thái.

Lụa Hàng Vân bàn tay ai kết sợi, áng tơ mềm vấn vít đất Hà Đông
Gạo tám thơm dâng ngan ngát hương nồng, ai là người ươm gieo miền Chợ Cháy.

Vành nón xinh nghiêng nụ cười con gái, ai là người cặm cụi giữa làng Chuông.
Bàn tay ai đơm kết sợi chỉ hồng, thu muôn sắc về khung thêu Quất Động.

Cả vũ trụ bao la thơ mộng, tranh sơn mài Duyên Thái gói vào trong.
Muôn thần linh Nam - Bắc - Tây - Đông, thợ Sơn Đồng gọi về từ gỗ đá.

Ai hữu duyên xin về miền Trạch Xá, tà áo dài bay hương sắc Việt Nam.
Đất Phú Vinh chau chuốt mỗi sợi nan, kết mây tre thành diệu huyền vĩnh cửu.

Mộc Chàng Sơn đem phụng long hoa điểu, châu tuần về tô điểm cõi linh thiêng.
Tiếng thoi ai rắc ngọc đất quê hiền, khách tha hồ nhặt gom từ Phùng Xá.

Con ốc nào mang trời mây biển cả, thổi hồn vào đồ khảm làng Chuyên.
Bàn tay nào nơi Thượng Hiệp bình yên, điểm linh nhãn cho muôn loài muông thú.

Giang sơn quyến rũ!
Nhân vật tài hoa!

Muôn năm rồi theo bước ông cha, vì Thủ đô đem thân làm cửa ngõ.
Tấm lòng son trời cao còn soi tỏ, gậy Trường Sơn in dấu đất quê hương.

Chiến tranh ư, trai tráng khắp làng thôn nắm tay nhau hát bài ca Vệ quốc.
Bỏ lại sau mái tranh nghèo xơ xác, nguyện đem về cho Tổ quốc quang vinh.

Hồn bay theo cánh gió đại ngàn, sá chi thân vùi sâu ba thước đất.
Tấm bia lạnh nơi nấm mồ đóng chặt, lại mở ra cả chân lý tự do.

Hòa bình ư, lại hát khúc đưa đò, lái thuyền đời vào giữa dòng đổi mới.
Đất cha ông đã bao đời đắp đổi, nay hiến dâng cho sự nghiệp sang trang.

Dù chẳng còn đâu nữa lũy tre làng, dù sáo diều không còn nơi ca hát.
Dù thôn hương không còn đường gạch lát, dù chơi vơi giữa thế giới thương trường.

Chỉ một tấm lòng chan chứa yêu thương
Luôn đấy ắp dù vơi đầy sức sống.
Than ôi !
Núi vẫn cao, trời xanh kia vẫn rộng, mà địa đồ rơi mất chữ Hà Tây!
Đông còn đây, Đoài vẫn còn đây, mà ngơ ngác giữa phố phường Hà Nội.

Cô gái quê dịu hiền nơi bến đợi đã sang sông xao xuyến một chuyến đò.
Niềm vui kia chẳng khỏa hết âu lo, phận làm dâu mấy người hay họa phúc.

Chốn quan trường bị một phen chen chúc, còn công đường hay ké ghế ngồi chơi.
Chốn dân thôn nghe ngóng khắp mọi nơi, còn ruộng đất hay hóa thành vô sản.

Đã chao đảo mấy phen hợp tán, liệu còn không khi biến ngõ thành nhà.
Hạnh phúc chăng khi thuyền mới ghé qua, phận làm hai đã bá truyền đại chúng.
Ai bảo rằng cứ nhà cao cửa rộng, hạnh phúc hơn trong một mái tranh nghèo.
Ai bảo rằng kể cả chẳng gieo neo, khi chứng kiến người giầu kia cũng khóc.

Nhưng thôi thôi !Chân đã bước có nề chi khó nhọc, ai bảo rằng phận dưới chẳng có công.
Hồi môn kia cả mảnh đất danh hương, ai dám nói Thủ đô không nhờ cậy.

Sông Hồng dữ, có hiền hòa sông Đáy, Ba Vì thiêng nâng đỡ núi Nùng linh.
Chùa Một Cột như một đóa sen, được hái về từ Phật đài Hương Tích

Dáng ai đi trong ngàn năm thanh lịch,, tà áo nào không phải lụa Hà Đông.
Nhà ai cao ngất ngưởng giữa không trung, móng nào xây trên đất miền Hòa Lạc.

Khách viễn du không chồn chân ngơ ngác giữa bốn bề mái ngói xô nghiêng.
Tới Thủ đô có thủy bộ đôi bên, dắt hồn người vào bao miền hương sắc

“Đáo giang tùy khúc”, luôn nhớ câu “Hữu xạ tự nhiên hương”.
“Nhất phẩm thiên lươnh”, từng ghi dạ “Phúc đức tòng tại mẫu”.

Đem thân về cùng Thủ đô yêu dấu, cũng tự hào hộ đối môn đăng
Bỏ lại sau một quá khứ mênh mông, tránh sao khỏi chút niềm day dứt.

Hà Tây ơi !
Đưa Người về một miền kí ức, Quốc Hương còn “Bóng chiếc thoi đưa”
Hay đời thường sớm nắng chiều mưa, chỉ “sông Tích, sông Đà giăng lụa”

Nguyễn Khắc Hiếu như còn ngồi đâu đó, gom Tản Đà sông núi thành tên.
Ức Trai xưa vẫn sừng sững uy nghiêm, cõi tâm thượng như sao Khuê buổi sớm.

Cánh hạc trắng bay vào miền quên lãng, có ai người thổi đến một áng mây.
Chẳng thấy ai nâng chén rượu đưa cay, chỉ sương lạnh ướt đầm trên lối cỏ.

Tiễn Người đi thắp hương lòng cháy đỏ, cho tình đời bát ngát một trời thương.
Thưa chư vị,

Lời khấn của Nguyễn Xuân Diện
Ngày 1-8 -2011 là ngày giỗ tỉnh Hà Tây. Nhớ ngày này năm ấy đúng ngày 1-7 al, tháng Ngâu, có nhật thực, lại có cơn mưa kì lạ. Trên con đường số 6 đoạn phân danh giới Hà Nội - Hà Tây vào giờ Tý họ hạ gục tấm biển phân chia ranh giới. Và thế là một vùng văn hóa xứ Đoài đã thành thiên cổ. Để tưởng nhớ Hà Tây, xin chép lại ai điếu rất hay này để chúng ta cùng đọc và nhớ về Hà Tây yêu quý...

Cho lời ca tràn khắp nẻo văn chương, dưng tượng đài trong trập trùng bể nhớ.

Dù ở đâu giữa đất trời muôn thuở.
Xin Người về chứng giám Hà Tây ơi !
.
Thượng hưởng !

Tháng Chín Mậu Tý
Phạm Việt Long

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Liệu đến năm 2020 nước ta có cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại?

Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN, có một luận điểm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là dưới sự lãnh đạo của Đảng "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Đây không phải là một quan điểm mới mà về thực chất là nhắc lại những khẳng định của các các Đại hội, Hội nghị Đảng của các khoá trước. Tuy nhiên,nếu nhìn về thực tế Việt Nam hiện nay thì thấy đây là luận điểm không chỉ thiếu tính khoa học mà còn tạo ra một sự phản cảm lớn về mặt tuyên truyền. Theo dự tính, đến năm 2010 Việt Nam đạt khoảng 3000 đôla/người (tức tổng GDP khoảng 250 tỷ đôla, một quy mô kinh tế vô cùng nhỏ bé) thì liệu Việt Nam có hiện đại được không? Có người nói: đó là nước công nghiệp "theo hướng hiện đại", nghĩa là chỉ một số lĩnh vực hiện đại thôi. Nhưng lĩnh vực nào? Tiêu chí đánh giá ra sao thì người ta cố tránh và không thấy đề cập ở văn kiện, tài liệu nào. Nói thêm là ngay từ năm 1997, khi ông Đỗ Mười đưa ra luận điểm này tại Đại hội giữa nhiệm kỳ lần thứ VIII của ĐCSVV, nhiều người đã cố công đi tìm tiêu chí của quan điểm này như hầu như đều vô vọng không tìm được.
Cách đây mấy hôm, khi tôi nghe ông Phùng Hữu Phú (Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung ương) giới thiệu về Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), khi nhắc đến đoạn nói về quan điểm "đưa VN trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2020" và như để chữa ngượng về tiêu chí đánh giá, ông này bèn chơi trò "đá bóng" cho người khác rằng: "về tiêu chí đánh giá một nước công nghiệp thì có đấy, các đồng chí sau tôi (ý nói một báo cáo viên khác khi giới thiệu về phần Chiến lược phát tiển KT-XH trong văn kiện đại hội XI) sẽ nói rõ hơn". Quả như tôi dự đoán, chẳng có đồng chí nào sau ông ấy chỉ ra được tiêu chí cụ thể cho luận điểm "năm 2020, VN trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại", vì nó có đâu?
Kể cũng lạ. Một quan điểm được cho là lớn của một ĐCS nhưng từ đầu đã thấy tính không trung thực, diễn ra khá lâu nhưng lại không gặp bất kỳ một phản ứng nào trong xã hội, đặc biệt là giới khoa học đã cho thấy tính chất hư hỏng của xã hội đạt đến mức độ nào rồi. Viết đến đây, tôi chợt nhớ lời của M.Goócbachốp: “cả cuộc đời tôi đi theo chủ nghiã Mác-Lênin nhưng cuối cùng tôi thấy toàn là nói dối và nói dối”.
Tôi dự đoán chắc chắn đến năm 2020, Việt Nam có thể đạt 3000 đôla/người song Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và chắc vẫn xếp sau Tháilan, Indonesia,Philippine và chắc cũng chỉ tương đương với Lào nếu không có sự thay đổi mạnh mẽ về các thể chế đặc biệt là thể chế về chính trị (động lực thúc đẩy mạnh mẽ để hình thành một thể chế kinh tế hợp lý). Chúng ta hãy chờ xem.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Buồn vì "Bổn cũ soạn lại", thất vọng tràn trề!

Tôi viết entry này là để nói lên tấm lòng khắc khoải của một công dân, một người dân đang sống trong thời khắc giao thoa về thời đại lịch sử. Trong khoảnh khắc đó, dân tộc ta, tổ quốc ta, nhân dân ta lại đang phải trải qua những cảm giác buồn vui lẫn lộn. Buồn vì vận số của chế độ giường như đang đến hồi cáo chung. Vui vì hình như mình lại có được cảm giác như đang sông trong thời khắc của Cách mạng Tháng tám cách đây trên 70 năm. Chỉ có điều cái mà ông cha ta mong muốn có thì bây giờ cháu con của họ lại đang mong muốn bỏ đi.

Có lẽ nếu đã là người dân Việt Nam có quan tâm đến tình hình đất nước (không phải là hóng hớt chính trị mà là sự quan tâm của một công dân có trách nhiệm như bất kỳ công dân có trách nhiệm ở bất kỳ quốc gia nào mà thôi) thì trong lòng cảm thấy thật buồn với các kết quả được nhìn thấy dần dần từ kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khóa 13.
- Nỗi buồn thứ nhất là lại phải chấp nhận những lãnh đạo đất nước mà cái tâm, cái tài luôn luôn phải đặt dấu hỏi. Đầu tiên là vai trò, vị trí của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Từ khi ông trở thành Tổng bí thư khóa XI, ông chưa phát biểu được ý gì mới, chỉ là những điều chung chung như ông vẫn thường phát biểu. Cũng giống như Ông nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trước đây, ông Trọng thường im lặng trước các vấn đề bức xúc của đất nước. Hôm họp Hội nghị TW lần thứ 2, ông nói nhân sự cấp cao được Đảng sắp đặt lần này là "hợp lý nhất". Hãy xem sự hợp lý đó ra sao. Đầu tiên là ló ra vị tân chủ tịch Quốc Hội mới - ông Nguyễn Sinh Hùng, một nhân vật đầy tai tiếng về tài năng và cách phát ngôn bạt mạng của mình. Có lẽ cái mà người ta còn cảm thấy có một chút giá trị ở ông này chính là ở cái họ Nguyễn Sinh mà ông đang mang.Nhưng quả như người xưa nói: "hậu sinh khả úy". Ông này là người không có thực tài,nhưng lại đầy tính gia trưởng và cơ hội. Những câu ông này phát biểu trước Quốc hội khóa 12, trong các diễn đàn trong nước và quốc tế, đặc biệt là những phát biểu về tập đoàn Vinashin của ông được nhiều người cho là vừa dốt, vừa liều và vừa vô lễ. Ông này làm Chủ tịch Quốc hội chỉ tổ làm cho Quốc hội (một cơ quan vốn do dân cử trên phương diện hình thức) vốn xa lạ với dân có thể trở thành đối lập với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Sau tân Chủ tịch Quốc hội là vị tân Tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ngay sau khi đắc cử, qua bài trả lời trước báo chí cho thấy ông tránh nhắc lại những cam kết có tính mạnh mẽ của mình trước đây khi tiếp xúc cử tri đó là chống tham nhũng và bệnh quan liêu. Người ta lại thấy cách ông dùng những từ chung chung như bao ông lãnh đạo khác của Việt Nam vẫn thường làm. Nhưng dù sao thì cũng giống nhưn Ông nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông Trương Tấn Sang có thể được coi là khuôn mặt "ít phản cảm nhất" (tức là cứ thấy họ ló mặt lên TV là người dân tắt máy) trong giới lãnh đạo của Việt Nam hiện nay. Có lẽ người gây thất vọng lớn lao cho toàn thể dân tộc Việt Nam có lương tri hiện nay chính là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông đương là đương kim Thủ tướng nhưng lại tiếp tục được ông Nguyễn Phú Trọng (í quên: ông Trương Tấn Sang thì mới phải) giới thiêu trước Quốc hội khóa 13 để ông tiếp tục nắm chức Thủ tướng nhiệm kỳ II. Nếu lấy câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trước đây từng nói: "đừng nghe Cộng sản nói, hãy nhìn Cộng sản làm" soi vào công tác nhân sự của Quốc hội khóa 13 thì thấy: 5 năm ông Dũng làm Thủ tướng là 5 năm nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng, nợ nước ngoài gia tăng đến mức báo động, lạm phát luôn trên hai con số và trở thành một trong hai quốc gia của hành tinh có chỉ số làm phát cao nhất năm 2011 (chỉ sau ông bạn vàng bên kia bán cầu là Veneduyêla). Nhìn vào hiệu quả công tác của ông Nguyễn Tấn Dũng trong 5 năm qua có thể đoán trước: nếu ông Nguyễn Tấn Dũng nếu tiếp tục nắm thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng nữa thì chắc chắn có hai điều thấy rõ: một là, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi đến phá sản hoàn toàn (nợ công không có khả năng thanh toán và lạm phát phi mã) và hai là, những nguyện vọng, sự phản kháng của nhân dân sẽ bị bỏ qua, tiếng nói của các nhà dân chủ sẽ bị đàn áp khốc liệt... Đó chính mới là ẩn ý sâu xa thực sự trong câu nói tìm ra phương án nhân sự "hợp lý nhất" của ông Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị Trung ương 2 Khóa 11. Có lẽ khi nói câu nói đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã mẫn cảm nhìn thấy sự sụp đổ của chế độ trong tương lai gần và như bản năng của con thú hoang lúc bị trọng thương, ông Nguyễn Phú Trọng đi nước cờ liều là tìm giải pháp để giữ chế độ chính trị (mà ông vốn gắn bó với nó, công danh phú quý từ nó, sinh mạng về chính trị ở nó, danh gia vọng tộc ở đó)đó là tiếp tục tạo ra một Chính phủ cứng rắn có thể đán áp không khoan nhượng với sự phản kháng của quần chúng nhân dân trước bất công, sự phản động của chế độ. Người điều khiển chính phủ đó không tai tốt hơn là ông Nguyễn Tấn Dũng. Và ông Dũng cũng như nội các cũ của ông (tất nhiên phải là những ông có thể trụ lại được với Trung ương) sẽ là hạt nhân của một chính phủ cứng rắn với nhân dân hơn trong tương lai, có thế mới mong giữ lấy chế độ (thực chất là giữ ghế cho mình và lợi ích phe nhóm). Có lẽ mỗi người Việt Nam chẳng cần phải thấp thỏm chờ đợi sự khó khăn đến nữa mà hãy tự lo cho chính mình khi tại họa ập đến đầu từng người.
Nỗi buồn thứ hai cũng có thể nhìn thấy được sự bi lụy của Quốc hội khóa mới. Vơia hơn 60% là đại biểu mới trong đó chiếm không ít là các đại gia doanh nhân giàu có do cách kinh doanh chụp giật mà trở nên giầu có, giờ đây dùng tiền để một vị trí trong Quốc hội. Với những đại gia làm đại biểu Quốc hội khóa này thì nhân dân đừng hy vọng quá nhiều vào sự đại diện của họ. Có lẽ những người hy vọng là anh em cháu chắt trọng gia đình công ty, tập đoàn của họ, vì đây là cơ hội để công ty tập đoàn lại ăn nên làm ra. Hãy trông gương ông Thắng Đồng Tâm và Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (công ty đầu tư phát triển)thì khắc biết. Họ chỉ là những đại biểu Quốc hội ngồi cho có, ngồi cho chật Quốc hội mà thôi, còn cái đầu của họ thì "cực ngắn" như Blogger Trương Duy Nhất đã viết.
Cái buồn thứ ba là,theo dõi sự kiện họp Trung ương 2 (khóa 11) và phiên họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 cho thấy rất ít những vấn đề quốc kế dân sinh nóng bỏng, những tiếng kêu khắc khoải của các tầng lớp nhân dân lao động được các hội nghị này quan tâm. Đảng (đội tiền phong của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam như họ định nghĩa) nhưng lại không nói tiếng nói của giai cấp công nhân (tầng lớp cùng khổ thứ ba chỉ sau nông dân và những kẻ ăn mày),không nói tiếng nói của dân tộc (nguyện vọng thiết tha của nhân dân là được bảo vệ chủ quyền biển đảo, được thoát ra khỏi chiếc bóng nước lớn đang mong muốn kiềm tỏa, nô dịch dân tộc Việt Nam là Trung Quốc). Đảng có lẽ đang nói tiếng nói lạc lõng với dân tộc, với giai cấp, với nhân dân.
Nhưng có lẽ vào những ngày tới, vào những tháng tới, vào những năm tới đó không phải là nỗi buồn cuối cùng mà chúng ta gặp phải.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Chế độ không hợp lòng dân

GIÁO SƯ CHU HẢO LÊN TIẾNG VỀ VIỆC ĐÀN ÁP DÃ MAN NGƯỜI BIỂU TÌNH
Lâm khang Nguyễn Xuân Diện thân mến,

Nếu Thư ngỏ của các bạn gửi Ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an T/p Hà Nội đã được phúc đáp một cách có trách nhiệm thì không cần công bố bức thư này của tôi. Trong trường hợp ngược lại, đề nghị Lâm Khang cho tôi được chia sẻ với bạn đọc những điều tâm huyết dưới đây. Xin chân thành cám ơn!

CHU HẢO

_____________________________
Thưa quý vị và các bạn,


Tôi viết những dòng này gửi quý vị và các bạn trong sự phẫn uất nghẹn ngào khi xem đoạn băng hình ghi cận cảnh người của lực lượng an ninh Thủ đô lạnh lùng và tàn nhẫn đạp vào mặt người tham gia biẻu tình ôn hoà, ngày 17 tháng 7 vừa qua, phản đối các hành động bá quyền ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông. Nó còn tệ hại hơn hình ảnh nhân viên an ninh t/p Hô Chí Minh quắp người thanh niên mang ra khỏi đoàn biểu tình hồi đầu tháng.


Xin quý vị và các bạn cùng lên tiếng cực lực phản đối và lên án hành động hết sức nguy hiểm này!


Nó hết sức nguy hiểm ở chỗ, đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù địch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực phản động Trung Quốc.


Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là "vì dân, của dân" sẽ trở thành lực lượng đàn áp nhân dân một cách thô bạo. Sự đàn áp này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hêt, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay.


Nó hết sức nguy hiểm còn bởi vì, qua hình ảnh này, toàn thế giới đang nhìn ta nghi ngại: liệu có nên làm bạn với một chính quyền có lực lượng an ninh đối xứ tệ hại như vậy với nhân dân mình?


Không! Chúng ta không thể im lặng! Xin quý vị và các bạn hãy cùng lên tiếng! Chúng ta kiên quyết đòi nhà cầm quyền, trước hết là lực lượng an ninh ở Hà Nội, phải chiụ trách nhiệm trước nhân dân về hành động sai trái này!


Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2011
CHU HẢO

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Y KHOA VÀ Y ĐỨC

I. Một nền y khoa đổ vỡ

SGTT.VN - Trước việc đau lòng vừa xảy ra tại bệnh viện Năm Căn (Cà Mau), thật khó thể tìm lời biện minh nào có thể xoa dịu được sự giận dữ của dư luận. Tuy nhiên cần phải báo động bạo lực nay lan đến cả bệnh viện, thật là điều “xưa nay hiếm”.


Cần một quĩ bảo hiểm nghề nghiệp cho nghề thầy thuốc, một nghề đầy bất trắc và nhiều yếu tố rủi ro hơn bất cứ nghề nghiệp nào khác. Ảnh minh hoạ.


Tuy chẳng liên can, nhưng sự bạc bẽo của nghề cầu thủ và nghề thầy thuốc lại thật giống nhau. Chỉ sau một đêm khi chẳng may đá hỏng bàn thắng chung cuộc, người cầu thủ tội nghiệp nào đó sẽ là mục tiêu của một trận mưa công kích của dư luận. Danh tiếng, sự ngưỡng mộ của công chúng lập tức tiêu tan, như thể người cầu thủ đó chưa hề là người nổi tiếng.

Nghề thầy thuốc cũng thế! Thoắt một cái, từ vị trí đang được kính trọng, yêu mến, một người thầy thuốc sẽ nhanh chóng trở thành kẻ tội đồ. Những người đã từng yêu mến, hàm ơn cũng lập tức đổi ngay thái độ. Bao danh tiếng, uy tín xây dựng trong bao năm, chỉ sau một đêm là sụp đổ tiêu tan. Tệ hơn thế, người thầy thuốc không có cơ hội để sửa chữa sai lầm (chết người) của mình, như người cầu thủ “lấy công chuộc tội” bằng những bàn thắng ở trận đấu sau.

Con người y khoa, cũng như mọi con người khác là hữu hạn và không thể nào tránh khỏi sai lầm. Nên từ ngàn xưa, phương châm số một của y học là “trước hết, không làm tổn hại” (Primum non nocere). Hiểu một cách khác, nhiệm vụ tiên quyết của mọi nền y học là hạn chế sai lầm, trước khi nói đến chuyện cứu nhân độ thế.

Những thầy thuốc lâu năm trong nghề, thấu hiểu lẽ bạc bẽo của y nghiệp, sẽ rất thận trọng khi phê phán những sai lầm chuyên môn của đồng nghiệp mình. Vì có bậc “thần y” nào dám đoan chắc cả đời mình sẽ không bao giờ mắc phải những sai lầm tương tự, thậm chí nghiêm trọng và tủi hổ hơn nhiều. Mà lên án một sai lầm của thầy thuốc thì rất dễ dàng được sự đồng thuận của công chúng, một công chúng không am tường về chuyên môn và đầy ác cảm với y giới.

Thế nên mới cần có y sĩ đoàn để phán quyết. Một cách lý tưởng, họ phải là những thầy thuốc giỏi giang, đức độ, công minh để minh định công tội của một con người cùng chuyên môn với họ. Phán quyết của họ, được kỳ vọng là sẽ công bằng và khách quan hơn những lời bình luận phiến diện của những người ngoài giới chuyên môn.

Thế nên mới cần một quĩ bảo hiểm nghề nghiệp cho nghề thầy thuốc, một nghề đầy bất trắc và nhiều yếu tố rủi ro hơn bất cứ nghề nghiệp nào khác.

Thành thật mà nói, các điều kiện lý tưởng như trên, chúng ta chưa có!

Nhưng chưa cần đến công luận, chưa cần đến phán quyết chung cuộc của y sĩ đoàn, bất cứ người thầy thuốc có lương tâm nào sẽ bị ám ảnh rất lâu bởi những sai lầm của mình. Sự ám ảnh đó sẽ là sự trừng phạt rất dai dẳng của tòa án lương tâm, nhiều khi còn nặng nề hơn sự mạt sát của dư luận. Khi tóc ngày càng bạc, mọi người thầy thuốc đều không hẹn với lòng mà chiêm nghiệm rõ hơn về tính chất hư ảo và đầy bạc bẽo của y nghiệp. Lấy đó mà răn mình, thay vì vênh vang với những chức tước học vị hào nhoáng.

Thách đố trong y học thì vô hạn trong khi con người thì hữu hạn. Nên việc lên án chuyên môn của một người thầy thuốc phải dựa trên một sự am hiểu nhất định về y khoa, để thấu hiểu những khó khăn nghề nghiệp của họ trước khi phán quyết một cách công bằng và khách quan.

Sự tắc trách thì khác và không thể biện minh dưới bất cứ lý do nào! Chểnh mảng, cẩu thả làm thiệt mạng bệnh nhân rõ ràng là mồi lửa tốt nhất châm ngòi cho sự nổi giận của công luận.

Trước việc đau lòng vừa xảy ra tại bệnh viện Năm Căn (Cà Mau), người ta sẽ dễ dàng gật gù thông cảm với những bình luận chát chúa nhắm vào người thầy thuốc trên các báo mạng. Vì nếu có sự tắc trách đúng như mô tả, thật khó có thể tìm được một lời biện minh nào có thể xoa dịu được sự giận dữ rất hữu lý của dư luận.

Tuy nhiên, cách thức mà đám đông kia bày tỏ sự giận dữ cũng đáng lên án không kém sự tắc trách. Làm sao có thể dung thứ được hành vi đập phá bệnh viện, làm ảnh hưởng đến sinh mạng và sự an toàn của nhiều bệnh nhân khác đang được chữa trị? Làm sao có thể miễn chấp về mặt luật pháp việc ăn nhậu bên cạnh quan tài, cướp bóc, hôi của tại tư gia? Thật khó hiểu khi nhà chức trách lại không thể ngăn chặn kịp thời những hành vi quá khích ở mức độ công khai và kéo dài trong nhiều giờ trước đó.

Nhưng những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn không phải là ngoại lệ. Trong khi việc lên án giới bác sĩ ngày càng gay gắt, những vụ gây rối, thanh toán, đâm chém lẫn nhau trong môi trường bệnh viện là điều xảy ra như cơm bữa, nhất là ở các bệnh viện phía Bắc. Bạo lực đã không chừa học đường, nay lan sang đến cả bệnh viện, thật là điều “xưa nay hiếm”.

Chính sự chểnh mảng và thái độ bạo lực đã làm cho nền y khoa ngày càng bất trắc cho cả hai phía bệnh nhân và thầy thuốc. Thay vì phải rất mực thân thiện và an toàn, như nó phải thế!

Người ta đã nói rất nhiều đến các học vị giáo sư tiến sĩ đang mọc lên như nấm sau mưa trong mọi ngành nghề, kể cả nghề y. Quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân cũng chưa bao giờ xấu hơn bây giờ, khi vì nhiều lý do, không thầy thuốc đã không còn coi nghề mình là thiên chức. Hay khi nhiều người chấp nhận dùng bạo lực, dao, súng để “nói chuyện phải quấy” trong môi trường bệnh viện.

Không ít thầy thuốc đã không còn coi nghề mình là thiên chức. Mua bán bằng cấp như chợ búa, học thuật xuống dốc, quan hệ giữa y giới – công chúng ngày càng nhiều bạo lực, còn sự đổ vỡ nào lớn hơn cho một nền y khoa hay không?

BS. Lê Đình Phương

Y ĐỨC THỜI NAY

SGTT.VN - Những ngày qua, nhiều người phẫn nộ trước thông tin cái chết oan khuất của Dương Thị Thu Huyền, 17 tuổi, tại BV đa khoa Năm Căn, Cà Mau. Dì ruột Huyền, người trực tiếp chăm sóc em tại BV kể: “Bác sĩ (BS) khám và nói cháu khỏe, kêu đưa về nhà. Tôi thấy cháu quằn quại, nên xin BS cho cháu ở lại viện để điều trị. Đến nửa đêm 28.6 cháu khó thở và nguy kịch, tôi và má tôi kêu cửa bác sĩ trực. Bác sĩ vào khám và nói không sao hết, nằm tới sáng sẽ khỏe, rồi bỏ về ngủ tiếp. Đến khoảng 4 giờ sáng 29.6, cháu tôi trào nước mắt, tắt thở ”.

Đêm đó, bà ngoại và dì Huyền cầu cứu BS trực Nguyễn Duy Tú – đến sáu lần, thậm chí quỳ lạy vị BS này xin chuyển viện - nhưng BS coi qua loa rồi đi ngủ. BS còn nói “bệnh nhân không có bệnh, chỉ giả bộ vì mắc cỡ!”.

Kết quả giám định pháp y cho thấy bệnh nhân chết do chấn thương sọ não kín. Ngày 2.7, sở y tế tỉnh thông báo cách chức BS phó trưởng khoa sản Nguyễn Duy Tú và luân chuyển công tác khác. Hai điều dưỡng Hồ Minh Cảnh và Tô Vĩnh Phước bị đề nghị hình thức xử lý cảnh cáo.

Giám đốc bệnh viện phát biểu với báo chí rằng “do BS Tú yếu về chuyên môn nên chẩn đoán không chính xác". Yếu chuyên môn, sao lại bố trí trực cấp cứu - nơi đầu sóng ngọn gió với các ca nặng thập tử nhất sinh, mà đôi khi vì sự yếu kém của thầy thuốc có thể dẫn đến chết người hoặc di chứng suốt đời? Diễn tiến ca này cho thấy ê kíp trực bỏ qua kiến thức cơ bản tối thiểu – kể cả nhiều người dân bình thường cũng biết là khi có té ngã, va đầu vào vật cứng đều phải theo dõi chấn thương sọ não, dù bệnh nhân rất tỉnh táo trong nhiều ngày sau đó. Tại một số khoa cấp cứu ở các bệnh viện tại TP.HCM còn in sẵn hướng dẫn để phát cho bệnh nhân sau sơ cấp cứu về nhà biết cách tự theo dõi.

Thí nghiệm?

Một vụ khác cũng đang gây bức xúc, xảy ra tại Hà Nội: dù chưa thuyết phục được các chuyên gia nhãn khoa Việt Nam, chưa được bộ Y tế cấp phép, nhưng một năm qua bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga dã triển khai hai phẫu thuật tạo hình củng mạc và chuyển mạch điều trị một số bệnh lý về mắt. Các chuyên gia Việt Nam cho biết tạo hình củng mạc để chữa cận thị chỉ áp dụng ở người bệnh trên 18 tuổi và trước phẫu thuật phải được theo dõi xem có đúng là cận thị tiến triển hay không, và phải loại trừ được các tổn thương vùng đáy mắt. Nên còn nhiều băn khoăn và tham mưu cho bộ Y tế rằng kỹ thuật này chưa đủ cơ sở để triển khai trên bệnh nhi Việt Nam. Năm 2010, hội nhãn khoa Việt Nam cũng đã yêu cầu bệnh viện tổ chức thuyết trình để đánh giá về chuyên môn … nhưng bệnh viện không phúc đáp, và "vô tư" triển khai trên bệnh nhân, mổ cho các bé chỉ 7 - 8 tuổi. Sau một năm phẫu thuật, bệnh cận nhẹ trở nên nặng hơn! Tổng giám đốc bệnh viện – một người Việt - lập luận rằng: các kỹ thuật này chưa được bộ Y tế cấp phép, bệnh viện vẫn phẫu thuật cho bệnh nhân người Việt vì đó là phẫu thuật do BS nước ngoài thực hiện (?).

Sau khi báo chí lên tiếng, sở y tế Hà Nội thanh kiểm tra, buộc đình chỉ hai phẫu thuật và xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng. Phạt, sau khi họ đã mổ cả năm qua, trên 20 ca. Với các bậc cha mẹ, không gì đau xót bằng – vì tin vào quảng cáo, tưởng rằng đây là phương pháp mới, nhưng khác gì đưa con cho họ mổ thử nghiệm. Trời sinh người ta chỉ có hai con mắt, đừng vì đồng tiền mà đẩy người bệnh phải chấp nhận hên xui may rủi… Cái rủi đôi khi là họa cả đời.

Loạn từ trong trứng!

Ngày 29.6.2011, một bài báo mạng có tựa đề “Nam sinh viên y khoa khoe “chiến tích" khám chị em" dẫn lời một sinh viên năm thứ tư đại học y cho biết mình cũng như một số nam sinh viên khác - cái cảm giác “hơi oải" khi lần đầu thăm âm đạo cho bệnh nhân ở bệnh viện phụ sản. "Nhưng rồi quen dần, rất tích cực làm, vì đó là một công việc thú vị, được sờ thấy em bé từ lúc còn trong bụng mẹ. Có bạn trong lớp khoe chiến tích kỹ lục siêu âm đầu dò được 30 “cái" trong một ngày (?!!).

Chưa hết, khi thực hành trong nhà xác, có sinh viên kể: “Sau hôm học trên xác người về hệ tiêu hóa, lôi hết cả lòng mề phèo phổi của “ông ý” ra, mình… cạch luôn món lòng dồi lợn”. Một bạn nữ kể “kỷ niệm “thú vị" là có lần mình xúm vào với các bạn ngắm nghía một cái xác bị lộ mặt và trầm trồ khen “anh ý” quá…đẹp trai…

Một quảng cáo lớp tập huấn nâng ngực thẩm mỹ tháng 7.2011 tại TP.HCM nêu: “Chương trình gồm có các bài giảng căn bản về nâng ngực thẩm mỹ, tìm hiểu và làm quen với loại túi ngực mới. Thực hành đặt túi ngực trên thi thể tươi ”...

Thật đáng tiếc khi nghĩa vụ luật hành nghề y khoa chưa được ban hành tại Việt Nam. Theo nghĩa vụ luật hành nghề y của hội đồng quốc gia y sĩ đoàn Pháp, ngay từ chương 1, các nhiệm vụ của người BS ghi rõ: "BS, người phục vụ người bệnh và y tế công cộng, phải thực hiện nhiệm vụ của mình với sự tôn trọng sinh mạng, con người và nhân phẩm. Sự tôn trọng con người vẫn phải tiếp tục sau khi người đó chết".

Chuyện đùa cợt, thiếu tôn trọng bệnh nhân, kế cả thi thể con người là không thể chấp nhận. Anh sinh viên hứng thú về “chiến tích” thăm khám, siêu âm có bao giờ nghĩ cái cảm giác của người phụ nữ bị thăm khám? Cô bạn tôi đến giờ vẫn chưa quên cái cảm giác xấu hổ trộn lẫn uất nghẹn khi nằm chờ sinh ở một bệnh viện sản, giữa cơn đau đẻ thì chị hoảng hồn khi hơn chục sinh viên thực tập kéo vào, từng người thò ngón tay vào đo độ mở tử cung, rồi nói cười hô hố. Bây giờ nghĩ lại chị còn rùng mình.

Đau lòng!

Một vị giáo sư đầu ngành chấn thương chỉnh hình nói với chúng tôi, người bệnh đến bệnh viện là để được chăm sóc y tế và y đức. Nhưng nay, đáng buồn là cứ nói 12 điều y đức mà sao thấy… thất đức quá. Trong đào tạo, còn nhiều lổ hổng, loạn từ trong trứng. Ra trường, số dốt, ẩu cũng nhiều. Khi gặp ca khó, không đủ bản lĩnh đối phó, mạnh ai nấy có ý kiến riêng, cãi nhau từ mức tối thiểu, rất nguy hiểm cho bệnh nhân, cho xã hội. Tại một số nước, như Singapore, người ta cân nhắc trong đào tạo ngành y: trước khi nộp đơn, sinh viên phải qua phỏng vấn để test coi “bụng dạ" có thích hợp với cái ngành cứu người hay không. Trong đào tạo y khoa, y đức, nghĩa vụ luận phải được giảng dạy xuyên suốt từ năm thứ nhất đến khi ra trường, chứ không như ở ta, hàng chục năm qua bỏ lửng. Đại học y Phạm Ngọc Thạch TP.HCM có đưa y đức vào giảng dạy nhưng chỉ dạy vài buổi vào năm thứ nhất và năm thứ 6. Gần đây đại học y Hà Nội mới thành lập bộ môn Y đức vào năm 2010.

Muộn còn hơn không. Nếu không có một thay đổi toàn diện từ khâu tuyển sinh, chương trình, đào tạo để cứu vãn y đức xuống cấp thì e rằng sẽ còn có nhiều cái chết oan khuất. Khi bị bệnh, người dân mới tìm đến cơ sở y tế, tìm đến cái phao cứu sinh, hãy trao cho họ hy vọng sống, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, bệnh nặng hay nhẹ, là người có tiền hay không có tiền…

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Hãy cảnh giác khi trả lời phỏng vấn đối với các phóng viên Trung Quốc!

Đôi lời cảm nhận từ phía chủ Blog: Nhân câu chuyện khá ầm ĩ từ cuộc phỏng vấn tuần qua của nhà giáo Nguyễn Thế Nghiệp (tôi cứ gọi như thế vì không biết ông có phải là giáo sư hay nhà giáo ưu tú hay không)đối với phóng viên một tờ báo Trung Quốc, nhưng bài học thì vẫn mới như câu chuyện của PGS Nguyễn Huy Quý (một nhà nghiên cứu trước đây vẫn thường hợp tác với tôi trong chuyên môn)vẫn còn y nguyên, đó là cần phải cảnh giác khi trả lời phỏng vấn đối với các phóng viên lưu manh và những sinh viên lừa thầy phản bạn đến từ Trung Quốc! Chứng kiến câu chuyện này tôi cũng chột dạ vì cách đây chừng nửa tháng một mình tôi thay mặt cơ quan đã tiếp một đoàn cán bộ gồm 25 nhà giáo của Trường Đại học Cát Lâm (thuộc thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, TQ. Không biết những trả lời của tôi hôm ấy đối với đoàn cán bộ này có bị bóp méo đi hay không. Tôi hy vọng rằng không đến nỗi tệ hại như trường hợp của nhà giáo Nguyễn Thế Nghiệp này.
Chủ Blog này xin giới thiệu toàn cảnh vụ ầm ĩ này qua sự tổng hợp của Blogger Phạm Viết Đào như là một hành động muốn lưu giữ kỷ niệm sự kiện này lại cho riêng mình.

GIÁO SƯ NGUYỄN THẾ SỰ: BÁO HOÀN CẦU ĐÃ NHÁO NẶN, CHẾ BIẾN VÀ XUYÊN TẠC Ý KIẾN CỦA ÔNG (Blog Phạm Viết Đào)
Ông Nguyễn Thế Sự đã lên tiếng
Hoan hô ông Nguyễn Thế Sự!

Trước khi đi ngủ, mình bỗng nhận được tin nhắn của Nguyễn Hồng, nói ông Nguyễn Thế Sự đã phản hồi về bài báo “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm”. Nguyễn Hồng còn dẫn link blog Non sông gấm vóc, là nơi ông Sự trực tiếp gửi bức thư phản hồi. Mình đọc thư ông Sự và biết ông Sự đã bị ông nhà báo TQ lừa. Hoan hô ông Sự đã phản ứng kịp thời. Nhưng mình nghĩ ông Sự cần gửi bức thư của ông cho báo Hoàn cầu, yêu cầu họ đăng nguyên bức thư của ông. Như rứa mới gọi là hoàn hảo. Dù sao cũng vui mừng khi biết ông Sự đã không nói như vậy. Nhân đây xin chúc mừng ông vừa nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.


Phản hồi của ông Nguyễn Thế Sự về bài báo “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm”


Lời tựa của chủ blog Non sông gấm vóc


Sáng nay vào mạng thấy có bài “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm” trên NXD blog, đọc xong tôi vội gọi ngay cho ông Sự . Tôi với ông vốn là đồng nghiệp và có quen biết nhau. Ông tỏ ra ngạc nhiên vì thông tin tôi báo.Tôi bảo ông phải trả lời bạn đọc ngay, chứ bạn đọc phản ứng dữ lắm đó. Ông bảo: tôi ít đọc mạng, vả lại tôi không biết blog bleo gì, thôi thì tôi viết bài, rồi nhờ ông đăng báo trả lời bạn đọc giùm.
Đúng như nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nghi vấn “Liệu ông Sự có nói vậy không, hay là cái ông nhà báo TQ bịa ra? Mình nhìn ông nhà báo TQ mặt non choet thì cũng nghi lắm. Nhiều ông nhà báo cu con, báo chí chẳng làm, toàn giở trò láu cá, ở đâu cũng vậy. Chỉ cần gặp được người ta, nói năng năm điều ba chuyện chi đó rồi về phóng lên thành bài phỏng vấn khiến cho người bị phỏng vấn ngơ ngác không biết mình đã nói vậy khi nào. Rất có thể ông Sự cũng bị lâm vào hoàn cảnh như vậy. Nếu điều đó đúng thì mình rất mừng, vì mình không thể tin nổi có một người Việt Nam lại phát ngôn ngu xuẩn như vậy, nhất là khi phát ngôn ở báo Hoàn cầu TQ.”. Ông Sự đã bị lừa.
Một người đã trải đời như ông Sự, được học ngôn ngữ, văn hóa Trung Hoa, từng làm việc tại nước “bạn”, yêu mến nhân dân Trung Hoa, quý trọng tình hữu nghị Việt – Trung, vậy mà…vẫn bị lừa. Chính xác là ông đã bị phản bội.
Việt Minh


THƯ ÔNG NGUYỄN THẾ SỰ GỬI BẠN ĐỌC
Hà Nội, ngày 07/07/2011


Kính gửi bạn đọc
Tôi vừa đọc những bài viết và ý kiến rất gây gắt của mọi người có liên quan đến tôi, xung quanh bài báo được cho là “ Bài trả lời phỏng vấn” của tôi đăng trên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, sau đó đăng lại trên mạng Phượng Hoàng và Hoàn Cầu TQ ngày 2/7/2011. Tôi hoàn toàn hiểu được phản ứng gay gắt của mọi người khi đọc bài báo đó nếu đúng tôi nói như vậy. Nhưng sự thực không phải như thế.
Trước hết tôi xin được cải chính: đấy không phải là một cuộc phỏng vấn. Tôi không trả lời một cuộc phỏng vấn nào.
Sự thực là như thế này:


Tôi nhớ sáng hôm đó là một ngày cuối tháng 6, trời mưa rất to, có một sinh viên cũ (tôi không nhớ tên) đưa một thanh niên TQ bằng xe máy đến nhà, giới thiệu với tôi là phóng viên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn Đông, TQ. Anh này có nói là muốn tìm hiểu phản ứng của nhân dân Việt Nam về quan hệ Trung – Việt hiện nay, và đề nghị tôi giới thiệu nơi có thể đến để tìm hiểu. Tôi có giới thiệu anh ta đến vài cơ quan, tổ chức mà tôi biết. Lúc ấy trời vẫn đang mưa to. Nhìn anh phóng viên còn rất trẻ, có lẽ chưa đến 30 tuổi, nên tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ cho anh ta biết một số ý kiến của mình về quan hệ Việt – Trung với tư cách là một người dân, một nhà giáo đã về hưu.
Tôi có nói với anh ta, tôi là người có nhiều tình cảm với nhân dân Trung Quốc nhưng tôi không đồng tình với những việc làm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ví dụ năm 1979 Trung Quốc dựng lên chuyện Việt Nam xua đuổi người Hoa, khiêu khích ở biên giới phía Bắc để kiếm cớ đánh Việt Nam. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên cuộc chiến tranh này. Rồi năm 1974, Trung Quốc lợi dụng lúc quân đội Việt Nam Cộng hòa đang suy yếu đã huy động hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến năm 1988 lại đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tôi nói với anh ta rằng tình hình Biển Đông hiện nay hết sức căng thẳng là do Trung Quốc gây nên. Tàu của Trung Quốc đã hơn hai lần quấy nhiễu, cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, khi các tàu này đang tác nghiệp sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tôi nói với PV này là từ khi TQ đưa ra bản đồ có hình “ lưỡi bò” chín đoạn , yêu sách chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, tình hình càng trở nên phức tạp, đây là yêu sách hết sức ngang ngược , không nước nào chấp nhận được.
Tôi còn dẫn những tư liệu trong “Phú biên tạp lục” của Lê Quý Đôn để chứng minh với anh ta rằng Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo mà người Việt Nam đã phát hiện, khai thác và thực hiện chủ quyền trên 2 quần đảo này từ thế kỷ 16-17.Tôi nói với anh ta rằng Việt Nam là một dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên rất quý trọng hòa bình và mong muốn sống hữu nghị với tất cả các dân tộc, nhất là với các dân tộc láng giềng. Việt Nam vừa thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới nên phải tập trung sức lực xây dựng đất nước, thực hiên công cuộc đổi mới, mở cửa. Việt Nam vẫn phải đối phó với những âm mưu phá hoại, diễn biến hòa bình của các thế lực phản động. Đảng Việt Tân là đảng phản động thành lập ở nước ngoài bị Việt Nam coi là tổ chức khủng bố vẫn luôn tìm cách quấy rối. Bây giờ Trung Quốc lại gây hấn ở Biển Đông làm cho Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Việc làm của Trung Quốc làm tổn hại đến tình cảm của nhân dân Việt Nam, ngay cả những người có nhiều tình cảm với Trung Quốc cũng rất phẫn nộ. Việt Nam là nước nhỏ không bao giờ lại đi gây chuyện với nước lớn TQ, TQ đừng có bức Việt Nam phải ngả về phía Mỹ…
Tôi có nói với anh phóng viên này là, anh nên viết bài nói với nhân dân Trung Quốc những sự thật đó.
Khi phóng viên này hỏi tôi có biết những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội? Tôi nói là có biết và cho đó là phản ứng của người dân trước những hành động quá đáng của phía Trung Quốc. Tôi không hề nói “…những thanh niên đi biểu tình chủ yếu là do phái “phản động” Việt Nam kích động gây ra.”
Bây giờ đọc kỹ bài báo, hồi tưởng lại cuộc nói chuyện hôm đó…tôi cảm thấy tôi đã bị lợi dụng. Việc phóng viên này đến tận nhà hỏi thăm, trao đổi, xin chụp ảnh, rồi hỏi về gia cảnh… sau này mô tả cách bài trí căn phòng…là việc làm có ý đồ đã chuẩn bị trước. Rõ ràng phóng viên này đã cố tình tạo ra một cuộc gặp gỡ, trao đổi có thật, hết sức thân tình tại gia với một người có thật, rất cụ thể để rồi sau đó lắp ghép, nhào nặn, chế biến ra một “cuộc phỏng vấn” với nội dung xuyên tạc, phục vụ cho ý đồ tuyên truyền có lợi cho phía Trung Quốc.
Tôi xin cam đoan những gì tôi trình bày trên đây là những ý kiến tôi đã bày tỏ với phóng viên Trung Quốc với tư cách một công dân Việt Nam.
Tôi xin cực lực bác bỏ những trích dẫn xuyên tạc những ý kiến của tôi đăng trên báo và một vài trang mạng của Trung Quốc ngày 2/7/2011.


Nguyễn Thế Sự – Nhà giáo đã nghỉ hưu.
Thư này ông Sự gửi trực tiếp cho Non sông gấm vóc

Nguồn: Blog Quê choa

---------------------------------------------------
GIÁO SƯ CHƯ HẦU NGUYỄN THẾ SỰ - NHƠ ĐỂ NGÀN NĂM


Trang tin Dân Làm báo đưa tin:

Nguyễn Mai (danlambao) - Đây là bài trả lời phỏng vấn của giáo sư Nguyễn Thế Sự nguyên Trưởng khoa tiếng Trung trường Đại học Hà Nội (Thanh Xuân Hà Nội) được đăng trên báo Phượng Hoàng (Hong Kong) ngày 2/7/2011. Các bạn biết tiếng Trung thì vào địa chỉ này: http://www.ifeng.com/ sau đó tra tên 阮世事 bằng tiếng Trung bạn sẽ thấy bài phòng vấn vị giáo sư này vào ngày 2/7/2011. Mình xem xong bức xúc quá nên gửi cho mọi người cùng xem. Đây là bản dịch bằng tiếng Trung của mình dịch có thể chưa được chính xác lắm nên mong các bạn đối chiếu lại. Các bạn có thể đối chiếu với bản gốc trong http://www.ifeng.com

越南教授:青年反华示威是受海外反对派煽动


Giáo sư Việt nam: “Thanh niên biểu tình chống Trung Quốc là do bị kích động bởi thế lực phản động hải ngoại”


2011年07月02日 12:34
12 giờ 34 Ngày 2/7/2011
来源:齐鲁晚报 作者:阮世事
Nguồn: Tề Lỗ Vãn báo ; Tác giả: Nguyễn Thế Sự


本报记者与阮世事(左)合影。



Nhà báo chụp chung với ông Nguyễn Thế Sự ( bên trái)


本报特派记者蔡旭超
最 近一段时间以来,中越之间的关系因为南海问题变得紧张起来。中越这两个社会主义国家会不会再次开战?越南青年到中国驻越使馆附近示威到底是怎么回事?对 此,越南河内大学中文系退休教授阮世事对记者表示,越南不会轻易开战。而所谓的青年示威,主要是越南“反动派”挑拨所致。


Thời gian gần đây, quan hệ Việt Trung vì vấn đề nam hải (biển đông) trở lên căng thẳng. Hai nước xã hội chủ nghĩa Trung-Việt sẽ lại đánh nhau 1 lần nữa không? Thanh niên Việt Nam đến gần đại sứ quán Trung Quốc biểu tình cuối cùng là vì sao? Đối với vấn đề này, Nguyễn Thế Sự giáo sư đã về hưu của khoa Trung văn Trường đại học Hà Nội nói, Việt Nam không dễ gì khai chiến. Hơn nữa những thanh niên đi biểu tình chủ yếu là do phái “phản động” Việt Nam kích động gây ra.


1992年曾经到北大留学


今 年62岁的阮世事是越南河内大学中文系退休教授,他与中国的关系非常密切。1991年中越关系正常化,1992年阮世事就作为第一批留学生来到北大留学, 后在北外、对外经贸大学教授越南语。他的儿子曾在中山大学读国际关系专业,现为越南驻华大使馆工作人员。6月23日,阮世事在家中接受了本报记者的采访。
阮世事的家里充满了非常浓厚的中国气息,墙壁上挂着他2005年在人民大会堂参加“世界汉语大会”的合影照片,以及印有“迎春纳福”、“荣华富贵”等字样的刺绣,桌子上摆着一本《中国成语解析》。


Năm 1992 ông đã từng lưu học tại Trường đại học Bắc Kinh.


Ông Nguyễn Thế Sự năm nay 62 tuổi là giáo sư đã về hưu khoa Trung Văn Trường Đại học Hà Nội. Ông có quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Năm 1991 quan hệ Trung Việt bình thường hóa, năm 1992 ông Nguyễn Thế Sự trở thành khóa lưu học sinh đầu tiên sang lưu học tại đại học Bắc Kinh. Sau đó dạy tiếng Việt tại Trường Đại học Kinh tế Đối ngoại Bắc Kinh. Con trai của ông học chuyên ngành quan hệ Quốc Tế tại Trường Đại học Trung Sơn. Hiện nay là nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. Ngày 23/6 ông Nguyễn Thế Sự đã tiếp đón cuộc thăm viếng của ký giả bản báo tại nhà riêng.


Trong nhà ông Nguyễn Thế Sự được bài trí mang phong cách Trung Quốc, trên tường treo bức ảnh chụp ông tham gia cuộc thi “Đại hội Thế giới Hán ngữ” tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh năm 2005, và cả ảnh thêu “Nghênh xuân nạp Phúc”; “Vinh Hoa Phú Quý”; trên bàn còn bầy 1 quyển sách: “Giải thích thành ngữ Trung Quốc”.


越南珍视现在的和平
“中越两国山水相连、文化相通、理想相同、利益相关。”阮世事引用了胡锦涛2005年在越南国会上的演讲来评价中越关系,“越中人民之间的关系很友好,越南也很重视与中国的友谊。”
阮世事介绍说,越南的大学大多都设有中文系,每年高考也有非常多的人报考中文系,以河内大学为例,中文系是仅次于英文系的第二大院系,而河内大学最多的时候拥有700多名中国留学生。


“每逢中国的节日,比如国庆节、中秋节,河内大学的学生也会举办中国文化节来庆祝,他们做中国菜、唱中国歌、办中国图片展,很多学生都会来参加。”
关 于紧张的南海局势,阮世事告诉记者:“我反对用战争的方式来解决南海问题。我不敢说100%,但起码90%以上的越南人是反对战争的。越南是一个饱受战争 之苦的国家,到如今才有几十年的和平发展时期,我们非常珍惜现在的和平。越南牢记1979年的事情,不会轻易跟中国开战。”


Hiện tại Việt Nam rất trân trọng hòa bình


Hai nước Trung Việt núi sông gần nhau, văn hóa tương đồng, lý tưởng tương đồng, lợi ích tương quan. Nguyễn Thế Sự trích dẫn lời thuyết trình của chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Quốc hội Việt Nam năm 2005 đánh giá về quan hệ Việt Trung: “Quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Trung rất tốt đẹp, Việt Nam cũng rất coi trọng tình hữu nghị với Trung Quốc.


Ông Nguyễn Thế Sự nói, các trường đại học ở Việt nam đa số đều có khoa tiếng Trung. Mỗi năm các kỳ thi đại học rất nhiều người đăng ký thi vào khoa Trung. Lấy trường đại học Hà Nội làm ví dụ: Khoa Trung văn là khoa lớn thứ hai sau khoa tiếng Anh hơn nữa có những đợt có đến 700 lưu học sinh Trung Quốc. Mỗi dịp lễ Tết Trung Quốc như: lễ Quốc khánh, tết Trung thu… sinh viên trường Đại học Hà Nội đều tổ chức ngày lễ Tết để chúc mừng: các em làm món ăn Trung Quốc, hát bài hát Trung Quốc, triển lãm tranh Trung Quốc… có rất nhiều học sinh đến tham gia.


Về tranh chấp Nam hải (Biển Đông - ghi chú người dịch) gần đây, ông Nguyễn Thế Sự nói: “Tôi phản đối dùng chiến tranh để giải quyết vấn để Nam Hải (Biển Đông). Tôi không dám nói 100%, nhưng ít nhất trên 90% người Việt Nam phản đối chiến tranh. Việt Nam là 1 nước chịu nhiều khổ đau trong chiến tranh, đến nay mới có mười mấy năm hòa bình và phát triển, chúng tôi rất coi trọng hòa bình. Nhớ lại sự kiện năm 1979, Việt Nam không phải dễ dàng khai chiến với Trung Quốc.


“反动派”挑拨越中关系
谈到越南青年在中国驻越南大使馆附近示威一事,阮世事
说这都是越南“反动派”的所作所为。阮世事说,越南也有“反动派”,主要是由旅居海外的越南人组成,比如在法国的“越新党”,他们敌视越南共产党,并且挑拨越中之间的关系。
如今越中关系一紧张,他们就跳出来煽动越南青年闹事,而越南警察在30分钟内赶到并驱散了游行示威人群。学校也会阻止一些激进分子参加游行示威,而南部一些想来参加游行的渔民也被阻止了。
“我们年纪大的人不太喜欢美国,但是青年人很推崇美国的生活方式。”阮世事评价越南与美国的关系时说道,“总体来说,越南更重视与周边国家的关系。”“中国不要逼越南倒向美国!”阮世事提高了自己的声调最后说道。http://www.ifeng.com/http://www.ifeng.com/


Phái phản động khiêu khích mối quan hệ Việt – Trung.


Nói đến việc thanh niên Việt Nam đến biểu tình gần đại sứ quán Trung Quốc, ông Nguyễn Thế Sự nói: “Đây đều là do Phái phản động của Việt Nam gây ra”. Việt Nam cũng có phái phản động chủ yếu là tổ chức người Việt ở hải ngoại, ví dụ như Đảng Việt Tân ở Pháp. Bọn họ rất ghét Đảng Cộng sản Việt Nam hơn nữa lại khiêu khích mối quan hệ Việt - Trung.


Như hiện nay quan hệ Việt- Trung trở lên căng thẳng, họ nhảy vào kích động thanh niên Việt Nam làm loạn. Hơn nữa công an Việt Nam trong vòng 30 phút đã giải tán đoàn biểu tình. Trường học cũng ngăn cản một số phần tử quá khích tham gia biểu tình. Ở phía nam một số ngư dân muốn tham gia cũng bị ngăn cản.


Ông Nguyễn Thế Sự khi đánh giá về quan hệ Việt - Mỹ có nói: “Người lớn ở thế hệ như chúng tôi không thích Mỹ nhưng thanh niên bây giờ rất sùng bái lối sống Mỹ. Nói tóm lại: Việt nam rất coi trọng quan hệ với các nước láng giềng.


Ông Nguyến Thế Sự cao giọng khi nói câu cuối cùng: “Trung Quốc đừng ép Việt nam quá. Không thì Việt Nam sẽ đi theo Mỹ.”


*


Sau khi đăng bài phỏng vấn vị giáo sư này các báo Trung Quốc đã đưa tin biểu tình của Việt Nam nhưng đều trích dẫn lời của vị giáo sư này."Đây chủ yếu là do phái phản động của Việt nam gây ra" một vị chuyên gia ở Hà Nội đã nói như vậy.


Đây là tin tức trên báo mạng Hoàn Cầu đăng ngày 4/7/2011


越南连续第五周爆发反华示威活动
环球网视频报道,据法新社7月3日消息,越南首都河内连续第5周爆发反华示威活动,整个示威活动有约100人参加。
警察封堵道路 示威者仍设法穿过警戒线
报 道称,当日,大量便衣警察和安全人员赶到中国驻越大使馆周围,封堵了周围的道路,但仍有约40名示威者穿过警戒线,聚集在距离使馆不远的地方。这些人随后 集结后便向河内市中心前进,防暴警察及其它安全人员则跟随其后。在示威人群从使馆周围向市中心前进的途中,又有更多人加入,这些人边走边高喊“南沙和西沙 群岛属于越南”之类的口号。
示威者或受到越南海外政治势力蛊惑
对于越南青年在中国使馆附近示威一事,河内有专家认为,青年示威主要是越南旅居海外的“反动派”挑拨所致,比如在法国的“越新党”。环球网视频 综合报道
Nguồn: Dân làm báo.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập:
Về một phát ngôn hồ đồ


Đọc bài Giáo sư chư hầu của Nguyễn Mai mình bị sốc nặng. Không thể tưởng tượng nổi một người có học như ông Nguyễn Thế Sự lại ăn nói hồ đồ như thế. Nguyễn Mai dẫn lại báo Hoàn cầu với cái tít to đùng: ” Giáo sư Việt nam: “ Thanh niên biểu tình chống Trung Quốc là do bị kích động bởi thế lực phản động hải ngoại”, trong đó ông Nguyễn Thế Sự đã nói: “…những thanh niên đi biểu tình chủ yếu là do phái “phản động” Việt Nam kích động gây ra“. Tác giả bài báo viết: “Nói đến việc thanh niên Việt Nam đến biểu tình gần đại sứ quán Trung Quốc, ông Nguyễn Thế Sự nói: “Đây đều là do Phái phản động của Việt Nam gây ra”. Việt Nam cũng có phái phản động chủ yếu là tổ chức người Việt ở hải ngoại, ví dụ như Đảng Việt Tân ở Pháp. Bọn họ rất ghét Đảng Cộng sản Việt Nam hơn nữa lại khiêu khích mối quan hệ Việt – Trung.”

Mình cẩn thận nhờ bác Trần Ngọc Vương xem lại trang http://www.ifeng.com vì tiếng Tàu thì mình một chữ bẻ đôi cũng không biết. Bác Vương đọc và báo cho mình rõ: báo Hoàn cầu đã viết như thế và Nguyễn Mai đã dịch chính xác, có điều ông Sự không phải là giáo sư ( theo cách gọi của Việt Nam), ông ấy chỉ là một thạc sĩ.

Liệu ông Sự có nói vậy không, hay là cái ông nhà báo TQ bịa ra? Mình nhìn ông nhà báo TQ mặt non choet thì cũng nghi lắm. Nhiều ông nhà báo cu con báo chí chẳng làm, toàn giở trò láu cá, ở đâu cũng vậy. Chỉ cần gặp được người ta, nói năng năm điều ba chuyện chi đó rồi về phóng lên thành bài phóng vấn khiến cho người bị phỏng vấn ngơ ngác không biết mình đã nói vậy khi nào. Rất có thể ông Sự cũng bị lâm vào hoàn cảnh như vậy. Nếu điều đó đúng thì mình rất mừng, vì mình không thể tin nổi có một người Việt Nam lại phát ngôn ngu xuẩn như vậy, nhất là khi phát ngôn ở báo Hoàn cầu TQ. Trong trường hợp này ông Sự phải kịp thời lên tiếng đòi báo Hoàn cầu cải chính, đấy là cách duy nhất nếu ông Sự muốn ” dẹp yên dư luận”.

Bất luận vì lý do gì mà ông Sự không lên tiếng đòi báo Hoàn cầu cải chính thì người ta đều có thể kết luận chính ông đã phát ngôn như thế. Khi đó những người biểu tình có thể kiện ông về hai tội, một là tội vu khống hai là tội phỉ báng những người yêu nước. Về tội thứ nhất ông Sự sẽ không thể chứng minh được các cuộc biểu tình phản đối TQ xảy ra vừa rồi là do ” hải ngoại” hay “Việt Tân” xúi dục và tổ chức, đơn giản là không có hề có chuyện đó. Những người xuống đường biểu tình phản đó đối TQ chỉ vì lòng yêu nước, không vì bất kì một lý do nào khác. Về tội thứ hai ông Sự đã xúc phạm nghiêm trọng đến những người biểu tình. Nếu ông Sự phát ngôn như đã nói thì hai tội ấy quyết không phải tội nhỏ để người ta có thể dễ dàng bỏ qua. Ấy là chưa kể, chính ông Sự cũng thừa biết kẻ nào gọi những người yêu nước là bọn phản động thì kẻ đó đích thị là một tên phản động. Sự thật là như thế chứ chẳng ai muốn qui chụp ông Sự làm gì.

Càng nghĩ ngợi càng đắng ngắt. Thôi, không nghĩ nữa, còn bao nhiêu việc đang chờ mình.
Nguồn: Quê Choa-Blog.

Anh BA SÀM bình:


“Bất luận vì lý do gì mà ông Sự không lên tiếng đòi báo Hoàn cầu cải chính thì người ta đều có thể kết luận chính ông đã phát ngôn như thế. Khi đó những người biểu tình có thể kiện ông về hai tội, một là tội vu khống hai là tội phỉ báng những người yêu nước". Về tội thứ nhất ông Sự sẽ không thể chứng minh được các cuộc biểu tình phản đối TQ xảy ra vừa rồi là do” hải ngoại” hay “Việt Tân” xúi giục và tổ chức, đơn giản là không có hề có chuyện đó. Những người xuống đường biểu tình phản đó đối TQ chỉ vì lòng yêu nước, không vì bất kì một lý do nào khác. Về tội thứ hai ông Sự đã xúc phạm nghiêm trọng đến những người biểu tình”.

Nguyễn Xuân Diện bình:

Vậy thì ra chính ông Nguyễn Thế Sự là người loan tin rằng các cuộc biểu tình yêu nước vừa rồi là do "hải ngoại" và Việt Tân xúi giục, tổ chức, khiến cho chính quyền và các lực lượng an ninh đôi lúc đôi khi đã hành xử thô bạo với đoàn biểu tình yêu nước!?
Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào vào lúc Thứ sáu, tháng bảy năm 2011

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Tôn Ngộ Không là ông tổ chống tiêu cực trong giáo dục?

CHUYỆN THẦY GIÁO TÔN NGỘ KHÔNG
Trần Đình Trợ
Tổ sư chống tiêu cực trong làng giáo, chính là thầy Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không vốn là đứa trẻ bị bỏ rơi trên tảng đá ở bờ khe. Một đạo sĩ đem về nuôi dạy thành tài. Giận mẹ bỏ rơi mình, suốt đời Ngộ Không thề không thèm dính tới đàn bà. Sau này ông Ngô Thừa Ân không hiểu, lại viết rằng Hành Giả lưỡng giới và nứt ra từ núi đá.
Tôn Ngộ Không nối nghiệp thầy, làm nghề dạy học. Thầy Tôn vừa dạy các phép biến hóa, vừa truyền cho học sinh tính anh hùng nghĩa hiệp của mình.
Thuở đó, giáo dục cũng lắm chuyện tiêu cực, y như sau này. Anh giáo Tôn là người cương trực, nên đã lên tận Bộ giáo dục, hồi đó gọi là Thiên đình, để khiếu kiện. Kiện không thành, lại thầy bị đức vua Như Lai tống ngục. Mãi sau vua tha, cho làm thanh tra giáo dục, kiêm phó đoàn đi lấy sách giáo khoa. Đó là kiểu “diệt rồi dùng” và “dùng rồi diệt” để đối phó những kẻ có tài mà ngang ngạnh. Kiểu dùng người này, lưu truyền đến mãi bây giờ.
Chuyện kể về đoàn thanh tra của Ngộ Không, thị sát các trường và lấy kinh sách, được ông Ngô Thừa Ân ghi chép và bịa đặt thêm, thành truyện “Tây Du Ký” trứ danh.
Thời đó, đạo học hành cũng từa tựa bây giờ. Học thành tài, có thể đi mây về gió. Tu nhân tích đức nên chính quả, có thể trường sinh bất tử. Chỉ có điều, nay còn có thêm khoa học kĩ thuật hỗ trợ.Cho nên, có khi bọn thất học lại hô phong hoán vũ giỏi hơn kẻ học hành. Lũ vô lại, lại hưởng trường sinh bất tử trước các thần tiên. Chính vì thế, đạo học ngày càng suy.
Anh giáo Tôn Ngộ Không, đơn thương độc mã lên kiện trên Thiên đình. Đầu tiên bị Ngọc hoàng lỡm, cho làm Bật mã ôn, tức là chân chăn ngựa. Sau lại cho làm Tề thiên đại thánh. Càng một chức hữu danh vô thực. Mới biết, người trên dùng hư danh mị kẻ dưới, là chuyện có tự ngày xưa.
Đoàn thanh tra, mới chỉ có một anh giáo con nhà nòi dốt nát, cộng vài cựu quan chức vướng kỉ luật. Trưởng đoàn Đường Tăng hiền lành, nhưng chữ nghĩa thì đặc cán mai. Hỏi gì khó, là thầy Đường Tăng đánh trống lảng, nói vấn đề này phức tạp lắm còn phải nghiên cứu. Chống chế kiểu này, các lãnh đạo dùng mãi đến nay vẫn thấy kiến hiệu.
Thành viên thứ hai, Trư Bát Giới cũng tướng thiên đình. Do gái gú rượu chè quá độ, nên chuyện vở lỡ, thiên đình giáng làm thanh tra, dẹp dư luận. Người thứ ba, Quyển Liêm đại tướng Sa Tăng, hạng võ biền hành nghề giáo, nên chữ nghĩa chẳng đáng là bao.
Vì thế, thầy Tôn ta được tha, lại bổ chân phó thanh tra, để “tăng cường chuyên môn”. Đoàn thanh tra được giao nhiệm vụ phải kinh lý khắp các trường, rồi sang Tây Trúc thỉnh sách giáo khoa luôn. Vua Như Lai cẩn thận, niềng ngay trên đầu anh giáo Tôn bất trị một cái niềng kim cô. Nếu không nghe lời trên, sẽ khấn chú kim cô, riết cho anh phòi óc. Cách dùng người tài kiểu này, có từ thưở khai thiên lập địa. Vua Như Lai cũng chỉ là làm theo người xưa.
Đoàn thanh tra thị sát hết động yêu này đến hang quỷ khác. Trường học thời đó, gọi là các động yêu quái. Câu “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” xuất xứ chính từ thời này.
Hóa ra mấy anh động chủ làm bậy, lại toàn là người nhà của thiên đình. Giáo Tôn nhiều phen khốn đốn, vì bọn tay trong. Nhất cử nhất động, chúng như đi guốc vào bụng đoàn thanh tra. Sắp lật mặt chúng, thiên đình lại cho người rỉ tai bảo tha, rút kinh nghiệm thôi.
Duy có một lần, có tay Sói sáu tai là không có ô dù, hóa ra lại là một tay có tài. Mà anh ta cũng chỉ phạm mỗi tội là dám đóng giả làm thầy Tôn thanh tra. Diệt xong kẻ láo xược, cả thầy Tôn lẫn Như Lai lại tiếc, là mình đã quá tay diệt mất người tài.
Công cuộc thanh tra của Tôn tổ sư chẳng chống được ai. Ngược lại, cứ gặp chuyện tiêu cực, là thầy lại bị niệm chú chổng vó. Khi thì bị nấu trong lò bát quái, khi bị bỏ vào hồ lô, hay bị ném vào túi càn khôn. Bọn yêu quái thời nào mà chẳng sẵn bảo bối.
Trong truyện Tây Du Ký, vì sợ đụng chạm, tác giả bỏ qua rất nhiều chi tiết. Hiệu trưởng Hồng Hài Nhi say rượu đốt cháy trường Hỏa Diệm Sơn. Mà Hông Hài Nhi là cháu Ngọc Hoàng, nên đám cháy trường được ghi là cháy tự nhiên.
Lại chuyện thanh tra ở trường nữ sinh Tây Lương. Gặp một chốn toàn gil xinh, đoàn thanh tra viện cớ, nâm lại mấy tháng liền. Khi Tôn Ngộ Không phát hiện ra cô giáo lẫn nữ sinh của trường đồng loạt dính bầu, thì sự muộn rồi. Trưởng đoàn Đường Tăng và hai đồng nghiệp Trư Bát Giới, Sa Tăng lấm la lấm lét nhìn thầy Tôn, rồi ấp a ấp úng nhờ cứu giúp. Thầy Tôn hiểu ngay sự tình quả là nghiêm trọng. Mấy ả gái Tây Lương, cũng khéo mua chuộc thanh tra. Nếu không vì bản tính căm ghét đàn bà từ nhỏ, thì thầy Tôn cũng dính dùng mỹ nhân kế rồi.
Tôn Ngộ Không nát óc tính kế. Rồi cùng bàn bạc với một thầy lang, mà mình vừa lén mời về từ một vùng rất xa. Hai người lập kế, cho mấy ông háu gái thì uống lá bã đậu. Lại cho mấy cô nữ sinh lăng loàn thì uống thuốc trục thai. Rồi phao lên chuyện, do uống nhầm phải nước sông Hoài thai, nên ai cũng dính chửa. Nay uống thuốc, là nước giếng Tiêu thai, thì sẽ khỏi ngay. Hồi ấy chưa giáo dục giới tính, nên chuyện hoang đường ấy cũng qua được.
Gần đây ở Hà Giang, bác Sầm Đức Xương cũng gặp chuyện tương tự. Sếp họ Sầm năm lần bảy lượt định chứng minh, mình và mấy đứa con gái sinh chuyện ấy với nhau, chẳng qua do uống nhầm nước sông Hà giang. Không may gặp phải thời dân trí cao, thời mà chỉ mươi tuổi, mọi người đã biết cái cách để làm cho nhau chửa đẻ. Vì vậy, dù thầy Xương cứ kêu mãi, vẫn không ai tin lời thầy.
Lại nói chuyện công việc lấy sách giáo khoa, còn gọi là lấy kinh thư. Ai đời, đến hai vị đại thủ thư A Nan, Ca Diếp ăn hối lộ cái bát tộ vàng, còn cố ý làm ướt rồi xé mất mấy trang kinh. Bọn giữ kinh sách, dễ “ăn dày” nhất mỗi khi có chuyện “lấy kinh” mới. Vì thế, những kẻ tham lam trong giáo dục, cứ chăm chắm vào chuyện thay sách.
Chuyến thanh tra và lấy sách đầy bất trắc ấy, rồi cũng kết thúc. Như Lai ban cho trưởng và phó đoàn lấy kinh các danh hiệu cao nhất của nhà giáo thời bấy giờ. (Kiểu như danh hiệu NGND và NGƯT của thời nay ấy!). Bốn ông thanh tra ngày nào, nay đều thành tiên thành phật. Họ ngồi mát bát vàng, hưởng hương hoa ngày lễ ngày tết, đủ sung sướng quanh năm.

* * * * * * * * * *

Từ lâu, thầy Tôn gia nhập cõi bất tử, xa lánh việc triều chính. Nhưng thầy vẫn là Đấu Chiến Thắng Phật, coi sóc công cuộc chống tiêu cực trong giáo dục hạ giới.
Sáng ngày khai trường hàng năm, Tôn lão sư mở cặp mắt lửa ngươi vàng nhìn xuống trần. Ngài tìm trong các buổi lễ trên sân trường, rồi nhai lông tơ, phù phép thổi xuống. Thầy giáo nào có chút khí phách, một tiểu Tề Thiên Đại thánh vô hình sẽ nhập vào hồn. Riêng lông tơ bản mệnh sẽ nhập vào nhân vật đặc biệt. Nhân vật đó, coi như là hóa thân chính Tôn Ngộ Không.
Những đại danh sư như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn chính là những chân truyền nhân của Mỹ Hầu Vương. Những hậu tổ sư nghề giáo này, là hiện thân của Đấu Chiến Thắng Phật. Các vị đó là những tinh tú của đạo học, sáng cả muôn đời sau.
Nhưng hóa ra, Phật pháp vô biên không thắng nổi tương khắc ngũ hành. Vòng kim cô cũng biến hóa theo, niềng chặt từng tiểu Tôn Hành Giả. Số vòng kim cô biến ra lại nhiều hơn số Tiểu thánh. Các Đấu Chiến Thắng, bị vòng kim vô khống chế, thường vừa mới “Đấu”, đã nhận lấy “Chiến Bại”. Xưa Tôn Ngộ Không tả xung hữu đột, đánh trời quậy biển, phá âm phủ địa tào, cũng chưa nên công trạng gì. Công cuộc chống tiêu cực của các Hành giả con ngày nay, chỉ là sự vùng vẫy vô vọng giữa đủ loại vòng kim cô.
Gần đây, thầy Đỗ Việt Khoa ở Vân Tảo, thầy Lê Đình Hoàng ở Nam Đàn 2, thầy Nguyễn Thượng Long ở Hà Nội, thầy Võ Hải Bình ở Lê Quý Đôn...được thầy Tôn chọn làm truyền nhân. Hành Giả muốn các thầy giáo đó, thay mình dóng lên hồi trống “hai không” trong giáo dục. Không ngờ, họ lần lượt bị bọn yêu quái làm hại. Kẻ bị đuổi việc, người bỏ nghề, số còn lại bị vô hiệu bằng đủ trò con nít của lũ tiểu tinh.
Những “người hùng chống tiêu cực, mang trong mình các Tiểu thánh ngày càng thưa thớt. Lông tơ Mỹ Hầu Vương mọc không kịp và cũng yếu đi theo tuổi tác. Bọn yêu quái thời nay, dùng kim cô loại rẻ hàng Tàu, cũng khắc chế các Tiểu thánh dễ dàng.
Thần lực của Tôn Lão sư ngày càng sa sút. Bảy mươi hai phép biến hóa dần dần bị vô hiệu. Phép Cân đẩu vân bị qua mặt đã đành, thần thông như Phép rút đất, nay bọn hàng xã cũng thành thạo. Chúng rút đất công nhanh gấp vạn Tôn lão sư. Họp hành bầu bán thì ai cũng biết trước kết quả, nên trò Đoán trước tương lai cũng vứt xó. Trò Khắc xuất khắc nhập mấy đồ vật của Ngộ Không, chẳng nhằm nhò gì so với việc nhập trường tách trường ngày nay.
Con mắt lửa ngươi vàng ngày xưa nhìn ngay ra yêu quái. Nay bản lĩnh bọn tân yêu quái quá cao cường. Gái cave lẫn trong gái nhà lành, Tôn lão còn khó chỉ ra. Nói chi đến việc phát hiện đám tham quan trong giáo giới.
Lại nói chuyện kinh sách. Ngày xưa, đoàn lấy kinh của thầy Tôn, băng đèo lội suối, ăn nhờ ở đậu, để lấy kinh văn. Khi buộc phải hối lộ, chỉ mất mỗi cái bát tộ vàng. Kinh sách dù chưa toàn vẹn, cũng rách có mấy trang cuối.
Ngày nay, bọn Nam Tào Bắc Đẩu mới, ti toe đòi viết kinh sách, nên không đi lấy kinh ở ngoại thiên nữa. Soạn kinh sách quả là sung sướng, được đi mây về gió, lại được tiêu tốn hàng vạn bát tộ vàng. Thế mà chúng viết ra toàn thứ kinh vớ vẩn. Tự viết ra chưa ráo mực, chính họ lại chê ỉ chê eo và xin được viết lại. Triều đình cũng làm ngơ để cùng nhau chia chác. Mới đây, lại bày đặt đòi bảy mươi ngàn tỷ để thay kinh mới. Tôn lão sư ngồi tính, bảy nươi ngàn tỷ, mua được cả một dãy núi toàn bát tộ.
Gần đây, thấy tình hình thi cử lại có vẻ yên ắng, Ngộ Không bèn thử một phép mới. Thầy hóa thân vào một cô giáo ở Tiền Giang, tham gia chấm thi. Vừa ngày đầu, thầy đã tá hỏa tam tinh, không ngờ nội tình thi cử ngày nay, nát hơn cả ngày xưa. Các tiểu quái không phá thi công khai như thời thầy Khoa. Mà nay các đại quái lộng hành cấu kết với nhau lũng đoạn trường thi. Chúng phá âm thầm, không phải người trong cuộc, không thể vạch mặt chúng.
Thu được bằng chứng trong tay, sợ thiên đình lại “xử lý nội bộ”, cô Đỗ Thị Lê - tức là Hành Giả hóa thân, bèn đem công khai trước công luận.
Đòn phép bạch hóa mọi sự này, của thầy Tôn quả là hiệu quả. Bọn yêu quái rơi mặt nạ, thiên hạ thảy đều ngạc nhiên và phẫn nộ, thiên đình thì lúng túng như gà mắc tóc. Đức kim thượng, tức bộ trưởng giáo dục, phải đứng ra xin lỗi muôn dân.
Nhân dân phẫn nộ, thiên đình đứng ra xin lỗi qua quýt, rồi sự thể sẽ ra sao?. Thầy Tôn đã thu phép thuật, quay về trời. Số phận của ngành giáo dục, cũng như của truyền nhân Đỗ Thi Lê, trước nanh vuốt các yêu nhân vừa bị cô vạch mặt là không thể đoán trước được. Thầy Tôn cũng khó lòng bảo vệ hóa thân của mình, dù thầy là Đấu Chiến Thắng Phật, dù thầy chuyên coi sóc chuyện chống tiêu cực trong giáo dục. Bọn tiểu nhân thời này, không những nhiều phép thuật hơn, mà còn thù dai hơn ngày xưa.
Phải chờ vào tôn ý của mười tám vị La Hán và đức Phật Như Lai thôi. Mọi chuyện rồi như thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

Trần Đình Trợ
( Giáo viên trường THPT Hương Sơn Hà Tĩnh)