Cách đây ba hôm, các cơ quan pháp luật bất ngờ đọc lệnh bắt và khám xét nơi ở của một doanh nhân được coi là nổi tiếng (tôi không gọi là đình đám) ở Việt Nam những năm gần đây đó là doanh nhân Nguyễn Đức Kiên, có khi gọi là "bầu" Kiên, hay Kiên "bạc". Việc bắt ông Nguyễn Đức Kiên quả thực gây sốc với nhiều người trong đó có tôi. Nhưng khi nghe lý do bắt bị sốc cũng không kém. Ông Kiên bị bắt vì kinh doanh trái phép. Nhưng ông kinh doanh gì? Kinh doanh trái phép là kinh doanh ra sao? Chưa ai trả lời rõ ràng, chưa ai đưa ra lý do đủ thuyết phục với tư duy pháp luật duy lý.
Nhưng điều dễ nhận thấy là việc bắt "bầu" Kiên đã gây ra những hiệu ứng kinh động đối với đời sống kinh tế và xã hội của Việt Nam nếu không cẩn thận có thể làm cho nền kinh tế vốn ốm yếu trở nên vỡ trận. Trước hết là vỡ hệ thống thị trường chứng khoán với làn sóng cố sống, cố chết bán tất cả những gì mình có của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có liên quan đến cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán. Qua ba ngày, chứng khoán Việt Nam bốc hơi gần 5,5 tỷ đô la - một con số đủ nói lên tầm vóc ảnh hưởng hiệu ứng của vụ bắt một doanh nhân nổi tiếng như ông Nguyễn Đức Kiên. Tiếp đến là sự tan vỡ của hệ thống ngân hàng. Nghe nói người ta bắt ông Kiên vì lý do ông này lũng đoạn thị trường tiền tệ và có hành vi đứng sau giật dây hoặc thâu tóm các ngân hàng ở Việt Nam những năm gần đây một cách mờ ám. Tất nhiên, liên quan đến ông Kiên trong vụ này không thể không nói đến vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái Thủ tướng là bà Nguyễn Thanh Phượng với việc thâu tóm ngân hàng Bản Việt. Sau gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vai trò tích cực ra chỉ thị, nghị quyết, công văn khẩn cấp của cơ quan quản lý tiền tệ cao nhất của Việt Nam là Ngân hàng nhà nước với trách nhiệm điều hành trực tiếp của Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Còn nhớ mấy tháng trước đây, thống đốc Nguyễn Văn Bình hồn nhiên tuyên bố chưa bao giờ thấy một lượng tiền khủng khiếp được NHNN chỉ đạo đổ ra để cứu thị trường. Nhưng cứu ai trong thị trường và những đồng tiền ấy đã đi đâu, về đâu thì Thống đốc không nói rõ và chắc không bao giờ nói rõ. Bây giờ nghe nói người ta bắt ông Kiên vì tội đã tạo ra một cơn luân chuyển tiền tệ với số lượng cực lớn (khoảng 120 nghìn tỉ) để thâu tóm rất nhiều ngân hàng lớn từng được coi là có máu mặt trong thị trường tiền tệ của Việt Nam những năm trước đây. Ông Kiên bị bắt nếu đúng vì lý do thâu tóm ngân hàng có thể gây ra cú sốc không kém là có thể làm sụp đổ hệ thống ngân hàng so yêu tố bất thanh khoản gia tăng do người tiêu dùng không còn tin vào hệ thống các ngân hàng như trước nữa. Nêu giả dụ hệ thống ngân hàng sụp đổ thì nền kinh tế VN có thể rơi vào khủng hoảng và không biết hệ lụy gì về xã hội sẽ đến nữa đây.
Tuy vậy, mấy hôm nay cũng có ý kiến phản biện khi cho rằng: việc bắt ông Kiên có thể không vì các lý do trên mà vì sự giải quyết nội bộ ĐCS sau việc quán triệt thực hiện Nghị quyết trung ương 4, khóa XI bắt đầu từ việc kiểm điểm, phê và tự phê của các thành viên Bộ chính trị của ĐCSVN.
Đúng là hiệu ứng và những hệ lụy từ việc bắt doanh nhân Nguyễn Đức Kiên quá lớn.
Nhưng điều dễ nhận thấy là việc bắt "bầu" Kiên đã gây ra những hiệu ứng kinh động đối với đời sống kinh tế và xã hội của Việt Nam nếu không cẩn thận có thể làm cho nền kinh tế vốn ốm yếu trở nên vỡ trận. Trước hết là vỡ hệ thống thị trường chứng khoán với làn sóng cố sống, cố chết bán tất cả những gì mình có của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có liên quan đến cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán. Qua ba ngày, chứng khoán Việt Nam bốc hơi gần 5,5 tỷ đô la - một con số đủ nói lên tầm vóc ảnh hưởng hiệu ứng của vụ bắt một doanh nhân nổi tiếng như ông Nguyễn Đức Kiên. Tiếp đến là sự tan vỡ của hệ thống ngân hàng. Nghe nói người ta bắt ông Kiên vì lý do ông này lũng đoạn thị trường tiền tệ và có hành vi đứng sau giật dây hoặc thâu tóm các ngân hàng ở Việt Nam những năm gần đây một cách mờ ám. Tất nhiên, liên quan đến ông Kiên trong vụ này không thể không nói đến vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái Thủ tướng là bà Nguyễn Thanh Phượng với việc thâu tóm ngân hàng Bản Việt. Sau gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vai trò tích cực ra chỉ thị, nghị quyết, công văn khẩn cấp của cơ quan quản lý tiền tệ cao nhất của Việt Nam là Ngân hàng nhà nước với trách nhiệm điều hành trực tiếp của Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Còn nhớ mấy tháng trước đây, thống đốc Nguyễn Văn Bình hồn nhiên tuyên bố chưa bao giờ thấy một lượng tiền khủng khiếp được NHNN chỉ đạo đổ ra để cứu thị trường. Nhưng cứu ai trong thị trường và những đồng tiền ấy đã đi đâu, về đâu thì Thống đốc không nói rõ và chắc không bao giờ nói rõ. Bây giờ nghe nói người ta bắt ông Kiên vì tội đã tạo ra một cơn luân chuyển tiền tệ với số lượng cực lớn (khoảng 120 nghìn tỉ) để thâu tóm rất nhiều ngân hàng lớn từng được coi là có máu mặt trong thị trường tiền tệ của Việt Nam những năm trước đây. Ông Kiên bị bắt nếu đúng vì lý do thâu tóm ngân hàng có thể gây ra cú sốc không kém là có thể làm sụp đổ hệ thống ngân hàng so yêu tố bất thanh khoản gia tăng do người tiêu dùng không còn tin vào hệ thống các ngân hàng như trước nữa. Nêu giả dụ hệ thống ngân hàng sụp đổ thì nền kinh tế VN có thể rơi vào khủng hoảng và không biết hệ lụy gì về xã hội sẽ đến nữa đây.
Tuy vậy, mấy hôm nay cũng có ý kiến phản biện khi cho rằng: việc bắt ông Kiên có thể không vì các lý do trên mà vì sự giải quyết nội bộ ĐCS sau việc quán triệt thực hiện Nghị quyết trung ương 4, khóa XI bắt đầu từ việc kiểm điểm, phê và tự phê của các thành viên Bộ chính trị của ĐCSVN.
Đúng là hiệu ứng và những hệ lụy từ việc bắt doanh nhân Nguyễn Đức Kiên quá lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét