Một mợ đại biểu QH phát biểu trong phiên thảo luận hôm 3/6 rằng: vì chúng ta đã xác định tên nước là Nước CHXHCNVN, tức là chúng ta đã xác định con đường phát triển của đất nước là đi lên CNXH. Mà muốn đi lên CNXH thì phải có ĐCS cho nên khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng như Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp là đúng rồi, là hợp đạo lý rồi. Mình nghe lí sự của mợ này thấy hổng có xuôi tý nào. Vì CNXH là làm cho quốc gia phồn thịnh, xã hội phát triển văn minh, công bằng. Cái nớ mình thấy ở rất nhiều quốc gia không có ĐCS lãnh đạo như Nhật, Nauy, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp... Thế còn ở các quốc gia có sự tham gia hoặc đặt dưới sự lãnh đạo độc đoán của ĐCS thì chỉ thấy CNXH trên lời nói, trên khẩu hiệu (theo từ chuyên môn gọi là CNXH dân túy). Vậy muốn có CNXH đích thực thì có nhất thiết cần có sự lãnh đạo của ĐCS không? câu trả lời cả về LL và TT là không? Cho nên lí sự của mợ đại biểu trên mà nói chung phần lớn các đại biểu QH hiện nay theo mình là không ổn rồi. Thôi có cách giải quyết rất hay mà không cần QH phải thảo luận đó là đem tất cả những vấn đề còn mắc mớ trong dự thảo Hiến pháp 92 như vấn đề về vai trò lãnh đạo của ĐCS, vấn đề sở hữu đất đai, vấn đề tên nước, vấn đề trưng cầu dân í... chi bằng đem ngay ra trưng cầu dân ý thế có phải đơn giản hơn không? Nhưng mà như thế có mà vỡ nợ!?
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
Buồn cười với cái gọi là giải pháp "Lòng tin chiến lược"
Trong phát biểu khai mạc Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore tối 31.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của khu vực". Bởi theo Thủ tướng, “lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột” (Theo Thanhnien online).
Bài phát biểu của Thủ tướng ngay lập tức được báo chí trong nước tán dương, lại còn chọn một số học giả nước ngoài tán dương hộ. Hôm nay, các báo nhân dân, quân đội nhân dân liên tiếp đăng các bài của các giáo sư, tiến sĩ mặc áo lính tán dương bài diễn văn của Thủ tướng rần rần. Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà báo chí trong nước làm ầm lên như vậy. Theo cách suy diễn của tôi có lẽ đây là cách Thủ tướng Nguyễn Tẫn Dũng lấy lại thanh thế sau hội nghị Trung ương 7 khóa 11. Vì ngay trước khi đi dự hội nghị Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore nhiều tờ báo trong nước trong đó có VTV đã nói bóng gió rằng: Thủ tướng sẽ là nhân vật chính của Diễn đàn hoặc Thủ tướng sẽ đọc bài diễn văn quan trọng....
Vậy cái gọi là giải pháp cả gói mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra tại Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore cuối tháng 5 vừa qua có phải là giải pháp hay không? Theo tôi, đó không phải là giải pháp hay mà trái lại với đề xuất giải pháp này sẽ làm tình hình tranh chấp biển Đông trong thời gian tới sẽ trở nên bế tắc. Vì sao? Vì theo tôi các lí do sau đây:
Thứ nhất, việc tranh chấp biển Đông chủ yếu là do tranh chấp lợi ích giữa các quốc gia chứ không phải do thiếu lòng tin chiến lược
Thứ hai, không ai cứ sống mãi với nhau bằng lòng tin (trừ người thân và những người yêu nhau mù quáng)
Ba là, dù có cái gọi là lòng tin thì cũng phải được xây dựng trên cơ sở những thỏa thuận, những quy ước về lợi ích (chủ yếu là lợi ích vật chất)
Bốn là, cái gọi là "lòng tin chiến lược" là một khái niệm rất khó nắm bắt nếu không nói đó là một khái niệm trừu tượng. Chắc chắn đây là một trò chơi chữ của nhà nước VN trong bối cảnh sức ép về biển đảo cả bên trong và bên ngoài. Đó là kiểu nói "nói dzay mà hổng dzay". Cho nên cái gọi là lòng tin chiến lược nói ra để cho vui vẻ cả làng thôi. Đó là một giải pháp sặc mùi duy tâm.Mà duy tâm như chính các nhà duy vật mác xít vẫn thường nói: là xuyên tạc, là thần bí hóa những điều vốn đang hiển hiện trong thực tế. Là chiều trò của giai cấp thống trị lạc hậu mà thôi.
Bài phát biểu của Thủ tướng ngay lập tức được báo chí trong nước tán dương, lại còn chọn một số học giả nước ngoài tán dương hộ. Hôm nay, các báo nhân dân, quân đội nhân dân liên tiếp đăng các bài của các giáo sư, tiến sĩ mặc áo lính tán dương bài diễn văn của Thủ tướng rần rần. Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà báo chí trong nước làm ầm lên như vậy. Theo cách suy diễn của tôi có lẽ đây là cách Thủ tướng Nguyễn Tẫn Dũng lấy lại thanh thế sau hội nghị Trung ương 7 khóa 11. Vì ngay trước khi đi dự hội nghị Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore nhiều tờ báo trong nước trong đó có VTV đã nói bóng gió rằng: Thủ tướng sẽ là nhân vật chính của Diễn đàn hoặc Thủ tướng sẽ đọc bài diễn văn quan trọng....
Vậy cái gọi là giải pháp cả gói mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra tại Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore cuối tháng 5 vừa qua có phải là giải pháp hay không? Theo tôi, đó không phải là giải pháp hay mà trái lại với đề xuất giải pháp này sẽ làm tình hình tranh chấp biển Đông trong thời gian tới sẽ trở nên bế tắc. Vì sao? Vì theo tôi các lí do sau đây:
Thứ nhất, việc tranh chấp biển Đông chủ yếu là do tranh chấp lợi ích giữa các quốc gia chứ không phải do thiếu lòng tin chiến lược
Thứ hai, không ai cứ sống mãi với nhau bằng lòng tin (trừ người thân và những người yêu nhau mù quáng)
Ba là, dù có cái gọi là lòng tin thì cũng phải được xây dựng trên cơ sở những thỏa thuận, những quy ước về lợi ích (chủ yếu là lợi ích vật chất)
Bốn là, cái gọi là "lòng tin chiến lược" là một khái niệm rất khó nắm bắt nếu không nói đó là một khái niệm trừu tượng. Chắc chắn đây là một trò chơi chữ của nhà nước VN trong bối cảnh sức ép về biển đảo cả bên trong và bên ngoài. Đó là kiểu nói "nói dzay mà hổng dzay". Cho nên cái gọi là lòng tin chiến lược nói ra để cho vui vẻ cả làng thôi. Đó là một giải pháp sặc mùi duy tâm.Mà duy tâm như chính các nhà duy vật mác xít vẫn thường nói: là xuyên tạc, là thần bí hóa những điều vốn đang hiển hiện trong thực tế. Là chiều trò của giai cấp thống trị lạc hậu mà thôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)