Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Chấm lại điểm cho các TS bộ tứ Nguyên thủ: 1 TS đỗ, 3 TS còn lại trượt!

Đăng bởi bvnpost on 31/03/2011
Trương Duy Nhất
Về ông Thủ tướng, vụ Vinashin không thể nói khác đi là toàn bộ “ván cờ” đều do ông ấy ra quân (Tập đoàn quốc doanh trực thuộc TT kia mà!). Các đại biểu QH đã đề nghị khẩn thiết bỏ phiếu tín nhiệm, rồi gần đây lại tha thiết đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra hậu quả khôn lường của vụ đó – một vụ góp phần trực tiếp đẩy lạm phát và giá cả tăng vọt làm cho dân cả nước méo mặt. Bác Trương Duy Nhất dành cho Thủ tướng 2 điểm phải chăng vì thấy Thủ tướng quá tài giỏi, trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc mà vẫn tả xung hữu đột như Triệu Tử Long phò A Đẩu vượt qua mọi chông gai trắc trở một cách nhẹ nhàng? Nếu tính ở ưu điểm ấy thì đúng là nên cho ông 2 điểm, còn không thì phải trừ đi 1, không có lý do nào để ưu tiên.

Và với 1 điểm trừ đi này, ta hãy dồn thêm cho Chủ tịch nước, ghi công người duy nhất trong “bộ máy” dám ra tận đảo Bạch Long Vĩ đọc “Vệ quốc đại cáo”. Tất nhiên ta phải hiểu bài cáo giữ vững biển đảo đọc trên biển thì chỉ nhằm réo vào tai thằng cướp biển, cho chính nó nghe nó thấm. Không dễ dàng đâu nhé, trái lại còn nguy hiểm nữa đấy.
Cũng ở cái cái hành vi làm “người tuyên chiếu” lúc cần kíp đó mà xét, ta lại nên trừ bớt đi của ông cựu Tổng bí thư 1 điểm, bởi chính ông là người cần tuyên chiếu nhiều nhất và gây ấn tượng nhất vào những lúc toàn đảng của ông nóng lòng chờ đợi ở ông, thì suốt cả hai nhiệm kỳ không hiểu sao ông lại quá khiêm nhường, đến đâu cũng chỉ nhẩn nha nói “con nào cây gì” chứ không ban ra được một tờ chiếu nào cho ra hồn ra vía; riêng hai bản tuyên bố chung ký với bác Giang và bác Hồ về khai thác bauxite ở Tây Nguyên vượt quá phận sự thì ông còn đáng phải cho điểm âm là khác. Như thế là ta để cho ông được nhẹ gánh, ôm lấy một chữ O tròn trĩnh mà trở về hành cung sang trọng nơi quê nhà.
Còn ông Tân TBT và sắp Cựu Chủ tịch QH, cố moi tìm ưu điểm ở ông tôi cũng không biết lý do vì đâu mà tác giả lại tặng cho ông một món quà hậu hĩnh là con số 3? QH khởi sắc trong nhiệm kỳ qua thật ra đâu có bắt nguồn từ sự điều hành quả quyết của ông. Chẳng thấy như chuyện bauxite vào tháng Năm năm 2009, ông còn chỉ đạo chia nhỏ Dự án ra để mỗi khoản không đủ một lượng ngân sách có thể đưa biểu quyết tại QH đấy ư? Lại chẳng thấy hồi tháng Tư năm ngoái, khi bọn cướp biển hùng hổ cho tàu tới vùng biển nước mình giễu võ dương oai và bắt giết ngư dân, khi ông Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị QH cần đặt vấn đề nóng này lên bàn nghị sự thì ông thản nhiên nói: Hai năm nay Biên Đông vẫn yên tĩnh thế chứ đã có biến động gì thêm đâu mà đưa ra cho nó sinh to chuyện? Xin đoan chắc, làm được một hành vi như ông Chủ tịch nước tự mình đi tàu ra đảo giở “võ mồm” đấu khẩu với thằng Tàu mồm loa mép giải kia thì cả một đời ông Tân, sức mấy cũng chẳng dám làm rồi. May ra ông sẽ học được ông Cựu tổ chức những chuyến đi sang nước láng giềng hay cứ gọi là “nước lạ” vì đã quen miệng, âm thầm ký tắt một vài Tuyên bố chung này khác chẳng biết lợi cho ai chưa rõ. Thôi thì nể cái tính nghe nói là hiền lành, bên nào cũng “phải” của ông, ta tặng ông con số 2 là đúng mực.
Xin bác Trương hiểu cho, thực lòng tôi cũng chẳng dám “bôi chê” ai (tôi sợ lắm), nhưng vì thấy bác xếp hạng còn chưa được hợp lý lắm nên mạo muội điều chỉnh lại chút ít như thế, không biết có làm bác phật ý không, thưa bác Trương Duy Nhất?
Hy Tuệ
clip_image001[4]Tổng Bí thư: 1 điểm. Chủ tịch nước: 5. Thủ tướng: 2. Chủ tịch Quốc hội: 3.
Đảng đã đại hội xong từ đầu năm. Quốc hội vừa xong phiên họp cuối, kết thúc khóa XII. Dự kiến sau khi bầu Quốc hội khóa mới vào tháng 5 tới, phiên họp đầu tiên (khoảng tháng 7) sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ (chưa bầu đã biết trước là ai rồi). Thủ tướng vẫn cũ nhưng là bắt đầu nhiệm kỳ mới. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước thì chắc chắn là mới. Nhìn lại một nhiệm kỳ đã qua, thử chấm điểm bộ tứ nguyên thủ, không phải với ý định bôi chê ai mà hơn cả là qua đó mong ước ở sự thay chuyển, cởi thoát mạnh mẽ và sáng sủa hơn, táo bạo hơn.

1. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: Ít để lại dấu ấn và vai trò cá nhân trong tư cách người đứng đầu, nhiều khi thấy nhạt nhòa, kém sắc cạnh và bản lĩnh trong những quyết sách lớn mang tầm quốc sự. Ông ngồi tới 2 nhiệm kỳ, nhưng so với những vị tiền nhiệm (gần nhất là Lê Khả Phiêu trước đó) thì vai trò, vị thế và uy lực quá mờ nhạt.
Vì thế, nếu lấy thang điểm 10, tôi chấm Tổng Bí thư điểm 1.

2. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Do cơ chế không định cho vị trí này nhiều thực quyền, cộng thêm nhiều phen ngẫu hứng chém gió quá sung khiến hình ảnh vị Chủ tịch nước mất khá nhiều điểm so với tài năng, tâm huyết mà nếu đem so thì ông bỏ xa nhiều đồng sự. Tuy nhiên so với vị Chủ tịch tiền nhiệm (Trần Đức Lương), ông để lại nhiều ấn tượng năng động hơn.
Tôi chấm ông điểm 5.

3. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: So với vị tiền nhiệm (Phan Văn Khải) thì ông nổi lên như một nhân vật năng động, quyết đoán và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đầu nhiệm kỳ, cái tên Nguyễn Tấn Dũng như một hiện tượng gieo nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên sự kỳ vọng lớn bao nhiêu thì những thất vọng sau này càng dồn dập ê chề bấy nhiêu. Câu chuyện Vinashin như một cái tát vào uy danh Thủ tướng, khiến có lúc tưởng ông khó trụ nổi.
Hai năm trước (giữa nhiệm kỳ) tôi đã chấm điểm Thủ tướng: Khi mới lên ghế Thủ tướng, tôi cho ông Dũng điểm 10. Ba năm sau (gần hết một nhiệm kỳ), tôi chấm ông Dũng điểm 4.
Và đến hôm nay khi kết thúc một nhiệm kỳ Thủ tướng, tôi chấm ông điểm 2.

4. Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng: Quốc hội khóa này đã không còn “hiền” như các khóa trước. So với phía Đảng, Nhà nước và Chính phủ thì Quốc hội để lại nhiều ấn tượng mạnh hơn, xu hướng dân chủ, cởi mở rõ hơn. Tuy nhiên, đây là sự chuyển thay trong xu thế và đòi hỏi tất yếu chứ không phải là đóng góp ở vai trò người Chủ tịch. So với vị tiền nhiệm (Nguyễn Văn An) và ngay cả với một vị Phó Chủ tịch quốc hội trước đây là Mai Thúc Lân thì hình ảnh và vai trò ông Nguyễn Phú Trọng là quá yếu và mờ nhạt. Quốc hội khóa này tăng điểm mạnh, nhưng cá nhân Chủ tịch quốc hội thì suy giảm hình ảnh và sụt điểm trong mắt dân chúng.
Tôi sẽ dành một bài riêng nhìn lại Quốc hội kỳ này. Còn chấm điểm thì tôi cho ông Trọng điểm 3.
clip_image002[4]
T.D.N

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Nhà nước pháp quyền trên thực tế

Mặc dù lý luận nhà nước pháp quyền trên thế giới không có gì là khó hiểu, song ở Việt Nam khi giải thích vấn đề này, các nhà lý luận được coi là cự phách của xứ mình cứ dài dòng, vòng vo "tam quốc". Nguyên nhân cũng thật đơn giản. Bởi pháp quyền ở người ta là pháp quyền thật, còn pháp quyền ở mình là kiểu vận dụng sáng tạo theo kiểu của Việt Nam. Cho nên, càng giải thích càng khó hiểu, càng nghe càng muốn đốt sách, đập TV. Thế mới đau chứ! Thôi cứ trích đăng một bài viết của Bauxit Việt Nam để hiểu như thế nào là "nhà nước pháp quyền". Có thể coi đây là một kiểu lý luận về nhà nước pháp quyền khá dễ hiểu trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị.

1 Vụ kiện – 3 Vụ án – và 2 Nhà nước Pháp quyền

Đăng bởi bvnpost on 31/03/2011
Nguyễn Trung (*)

I. Một Vụ kiện
clip_image002
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (TTO)
Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm mờ nhạt những tin tức thời sự hàng ngày. Nhưng có một vụ kiện đã khiến cả thế giới quan tâm bởi vụ kiện này là một tiền lệ chưa từng có trên thế giới kể từ khi những Nhà nước do Dân vì Dân được lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản ra đời từ năm 1917. Đó là vụ thưa kiện ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa bởi Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam mà người đứng đầu là ông TT Nguyễn Tấn Dũng đã cho phép khai thác bauxite ở Tây Nguyên – người đứng đơn kiện là ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Một người mà có lẽ mọi người chúng ta không quá xa lạ nếu như đã từng nghe qua nhạc phẩm “Ngậm ngùi”.
Vâng. Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ chính là con trai của cố Nhà thơ Huy Cận – tác giả bài thơ Ngậm ngùi mà nhiều người trong chúng ta yêu thích. Bài thơ Ngậm ngùi đã được phổ nhạc thành bản nhạc cùng tên “Ngậm ngùi” mà sau mấy chục năm trời, người yêu nhạc Việt Nam vẫn còn biết đến bởi những lời thơ ý nhạc đầy du dương truyền cảm. Ngoài ra, ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ còn được nhiều người biết bởi sự cương trực cũng như hay giúp đỡ người yếu thế trước những áp bức của cường quyền.

Tòa án TP Hà Nội bác đơn kiện quyết định của Thủ tướng về quy hoạch bô xít
Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã có quyết định không xem xét giải quyết đơn khởi kiện của ông Cù Huy Hà Vũ đối với Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 1-11-2007 của Thủ tướng Chính phủ (1). 
clip_image003

Quyết định của Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội giải quyết khiếu nại của ông Cù Huy Hà Vũ – Ảnh: Chínhphủ VN

Tiếc thay, vụ kiện ông TT Nguyễn Tấn Dũng đã không thể trở thành vụ án bởi Tòa án Hà Nội đã trả lại đơn kiện của ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ vì Tòa án Hà Nội không thể xử lý đơn kiện Thủ tướng.
II. 3 Vụ án
Năm nay, 2011, bóng ma của cuộc cũng khoảng kinh tế toàn cầu đã mờ dần . Dư luận của thế giới không còn mấy mặn mà với cái bóng ma khó ưa này (nhưng khủng hoảng kinh tế trong nước thì hình như lại đang hé lộ và có cơ bùng phát). Lại thêm, hương thơm của cuộc Cách mạng “Hoa Nhài” ở châu Phi, thảm họa động đất, sóng thần, và khả năng xảy ra thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản đã chiếm trọn những bản tin nóng. Thế nhưng, dư luận của thế giới không thể nào bỏ qua hay bỏ quên 3 Vụ án sau đây bởi sự đặc biệt của nó.
Vụ án thứ nhất: Thủ tướng Ý, ông Silvio Berlusconi bị truy tố vì tội mua dâm trẻ vị thành niên và lạm dụng quyền lực.
(TNO) Một Thẩm phán của Ý đã ra phán quyết truy tố Thủ tướng Ý, ông Silvio Berlusconi vì tội mua dâm trẻ vị thành niên và lạm dụng quyền lực. Phiên tòa được ấn định bắt đầu vào 6.4 tới, theo tin Reuters.
Trong phán quyết hôm 15.2, nữ Thẩm phán Cristina Di Censo cho rằng đã có đủ bằng chứng để đưa vụ này ra xét xử. Cả ba Thẩm phán xét xử ông Berlusconi từ ngày 6.4 tới cũng đều là nữ. Còn trước đó, hàng trăm ngàn phụ nữ Ý đã đổ ra đường để bày tỏ sự tức giận đối với ông Berlusconi trong vụ xì-căng-đan tình dục này. Đây có lẽ là rắc rối chính trị nghiêm trọng nhất đối với ông Berlusconi từ trước đến nay. Một cuộc thăm dò trong tuần này, do tờ báo La Repubblica tiến hành cho thấy, gần 50% người Ý tin các cáo buộc chống lại ông Berlusconi là đúng sự thật (2).
clip_image005
Karima el Mahroug – trung tâm điểm trong vụ xì-căng-đan của ngài Thủ tướng Ý – Ảnh: AFP
Vụ án thứ hai: Cựu Tổng thống Pháp ra hầu tòa với cáo buộc đã sử dụng công quỹ để chi trả cho các đồng minh chính trị khi ông đang làm Thị trưởng Paris.
TTO – Hôm nay 9-11, báo Le Monde đưa tin Thẩm phán tòa án Nanterre (Pháp) vừa ra phán quyết mời ông Jacques Chirac, cựu Tổng thống Pháp, ra hầu tòa với cáo buộc đã sử dụng công quỹ để chi trả cho các đồng minh chính trị khi ông đang làm Thị trưởng Paris.
clip_image007
Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac – Ảnh: Timesonline
Ông Chirac cũng bị tố cáo đã bổ nhiệm trái phép một số thành viên của Tập hợp vì nền cộng hòa – đảng của ông Chirac vào thời điểm đó – vào một số vị trí trong tòa thị chính, thời điểm ông làm Thị trưởng Paris từ năm 1977-1995. Đây là lần thứ hai ông Jacques Chirac bị cáo buộc tham nhũng và biển thủ công quĩ trong thời gian ông làm lãnh đạo thành phố từ năm 1977-1995. Đây được xem là một án lệnh chưa từng có với một cựu nguyên thủ quốc gia ở Pháp (3).
Vụ án thứ ba: Ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ sắp ra tòa về tội chống nhà nước.

clip_image008
Ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ
Ngày 24/3, TAND Hà Nội sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử ông Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống nhà nước. Vợ ông Hà Vũ không tham gia bào chữa cho chồng. Theo một văn bản phát đi từ cơ quan điều tra, trong khoảng 240 trang tài liệu thu giữ của ông Cù Huy Hà Vũ có các bài viết với tiêu đề "Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ", "Phải đa đảng mới chống được lạm quyền"… Cơ quan điều tra cho rằng, có căn cứ khẳng định ông Cù Huy Hà Vũ đã "chuyển tải các tài liệu do mình làm ra cho một số cá nhân để sử dụng chống nhà nước" (4).

III. 2 Nhà nước Pháp quyền
Dư luận thế giới quan tâm đến vụ án thứ nhất bởi bị cáo là đương kim Thủ tướng của Ý. Thế giới không xa lạ gì với ông Thủ tướng Ý, ông Silvio Berlusconi bởi ông ta là một doanh gia giàu có và cũng là chủ của đội bóng thành Milan giàu truyền thống trong các Cúp châu Âu và ở Ý mà những người hâm mộ bóng đá đều quen gọi là AC Milan. Ông Silvio Berlusconi đã từng làm Thủ tướng của Ý nhiều năm trước đây cũng như đã từng bị ăn giày vào mặt đến chảy cả máu mồm. Thế nhưng, vụ án lần này có vẻ là khó gỡ cho ông Silvio Berlusconi. Nhưng điều mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây không phải là chuyện ông Silvio Berlusconi có phạm tội hay không. Cái điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là:
- Trong một quốc gia được điều hành bởi một Nhà nước Pháp quyền Dân chủ thì mọi công dân đều phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật cũng như bình đẳng trước Pháp luật.
Dư luận thế giới quan tâm đến vụ án thứ hai bởi bị cáo là một chính khách nổi tiếng của Pháp cũng như đây là lần đầu tiên một cựu Tổng thống Pháp phải ra hầu tòa kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Thế giới không xa lạ gì với ông cựu Tổng thống Pháp, ông Jacques Chirac bởi ông đã từng làm Thị trưởng Paris từ năm 1977 đến năm 1995. Sau đó thì ông Jacques Chirac làm Tổng thống của Pháp từ năm 1995 tới năm 2007. Trong khoảng thời gian làm Tổng thống Pháp, ông Jacques Chirac đã có công đưa vị thế của nước Pháp thoát khỏi cái bóng của Mỹ trên chính trường quốc tế. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất qua cuộc chiến tranh với Iraq do Mỹ khởi xướng và lãnh đạo.
Thế nhưng, những công lao và những đóng góp cho nước Pháp của ông cựu Thị trưởng Paris, ông cựu Tổng thống Jacques Chirac không thể đánh đồng với những sai phạm mà cơ quan Công tố cáo buộc trong thời gian ông Jacques Chirac làm Thị trưởng Paris. Bởi lẽ, cũng như nước Ý, Pháp là quốc gia được điều hành bởi một Nhà nước Pháp quyền Dân chủ. Do đó, mỗi công dân đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và Pháp luật cũng như bình đẳng trước Pháp luật.
Một điều đáng nói thêm ở đây là vụ án của ông Jacques Chirac là một vụ án “hồi tố”. Nghĩa là những sai phạm của ông cựu Tổng thống Jacques Chirac đã xảy ra cách đây rất lâu và cơ quan Công tố đã khởi tố sau khi ông Jacques Chirac rời nhiệm sở. Một lần nữa, vụ án của ông cựu Tổng thống Jacques Chirac đã cho thấy sự anh minh của thần Công lý trong một quốc gia được điều hành bởi một Nhà nước Pháp quyền Dân chủ. Tuyệt đối không có chuyện “hạ cánh an toàn” với quan chức của Chính phủ sau khi về hưu – cho dù người đó là Tổng thống.
Tuy không phải là Thủ tướng của Ý hay Tổng thống của Pháp như hai ông Berlusconi và ông Chirac, nhưng vụ án của ông Tiến sĩ Luật Cù Huy cũng được dư luận trong và ngoài nước quan tâm rất nhiều. Đơn giản, vì ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ chính là người đã từng đâm đơn để thưa ông đương kim TT Nguyễn Tấn Dũng ra tòa – một tiền lệ chưa từng có trên thế giới kể từ khi những Nhà nước do Dân vì Dân được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản ra đời từ năm 1917! Ngoài ra, dư luận trong và ngoài nước quan tâm đến vụ án của ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bởi vụ án này được bắt đầu với những “trò khỉ” rất hài hước.
Chúng tôi, những người dễ tính bởi những người sống dưới chế độ XHCN đều luôn dễ tính – đó là luôn phải tin những gì báo chí, loa phường rao giảng. Do vậy, chúng tôi tạm tin rằng ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã phạm cái tội mà chúng tôi tin chắc rằng không ai trong chúng ta muốn nhắc tới. Bởi vì nó quá thô thiển và nham nhở mà chỉ có những đạo diễn vụng về mới có thể nghĩ ra kịch bản tồi tệ này. Và như vậy, ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đáng bị trừng trị.
Thế nhưng, chỉ cách đây không lâu, có vị quan đầu tỉnh của tỉnh Hà Giang đã nhiều lần đu dây để chơi ba cái “trò khỉ” này. Dư luận đã biết rõ chuyện này trong nhiều năm trời. Bí thư tỉnh ủy Hà Giang và nhiều người trong các cơ quan đầu ngành của tỉnh Hà Giang đã biết chuyện ”trò khỉ” của ông quan tô hô này. Tuy nhiên, không có ai dám đả động hay đem những chuyện “trò khỉ” ông quan tô hô này ra ánh sáng – dù đã có hình ảnh làm bằng.
Ông quan tô hô là quan chức của Nhà nước và là người đứng đầu một tỉnh. Còn ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là một người dân thường. Điều này cho thấy sự nghiêm trọng trong cái vụ ưa chơi “trò khỉ” của ông quan tô hô gấp cả trăm lần vụ ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Vậy thì, cớ gì cơ quan công an lại rất sốt sắng trong vụ ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ mà lại rất thờ ơ với ông quan tô hô??? Một câu hỏi mà chắc không cần phải trả lời bởi nó quá rõ ràng.
Ngay sau khi ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt bởi cái “trò khỉ” thì hàng loạt báo chí loa phường cùng nhảy vào đánh bề hội đồng ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Âu cũng là điều dễ hiểu – khi mà trong nước có cả hàng mấy trăm tờ báo nhưng chỉ có một Tổng biên tập. Nhưng có lẽ cái màn đánh hội đồng này cũng không đáng nói bởi những người này chỉ là những kẻ ăn cơm chúa nên phải múa tối ngày. Điều đáng nói ở đây là, chỉ trong vòng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ thì từ cái tội “trò khỉ”, cơ quan công an đã gắn cho ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cái tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Những người quan tâm đến vụ ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt bởi cái “trò khỉ” đã thấy được con “bài tẩy” đầy lông lá của “loài khỉ” ngay sau khi cái tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” được đưa ra. Và họ, những người quan tâm đến vụ ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt cảm thấy dễ thở, dễ chịu hơn dù biết rằng tội trạng của ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ có thể bị nặng hơn với tội danh mới. Ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cũng được dư luận quan tâm nhiều hơn cũng như được nhiều người ngưỡng mộ và mến phục với cái tội danh mới hơn là ba cái tội danh “trò khỉ” đầy vô duyên trước đây.
Thế nhưng, có đúng ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã phạm vào cái tội “tuyên truyền chống nhà nước” như cơ quan an ninh cáo buộc hay không? Không cần phải là Luật gia mới biết được ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ vô tội. Hơn thế nữa, ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là một Công dân tốt và một Nhân sĩ yêu nước.
Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn thường khuyến khích người dân theo khẩu hiệu “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra” và “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”. Như vậy, ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ chỉ làm bổn phận và trách nhiệm của một người Công dân của một nước.
Có rất nhiều người đã tham gia ký tên trong bản Kiến nghị dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo – Nhà văn Phạm Toàn và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng khởi xướng là một sự thật. Nhiều tờ báo điện tử trong nước đã gọi những người khởi xướng và tham gia ký tên Kiến nghị là “Nhân sĩ Yêu nước”! Điều này cho thấy tính chính danh cũng như những lo ngại từ các dự án khai thác bauxite là có thật. Do vậy, việc ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đâm đơn thưa ông TT Nguyễn Tấn Dũng ra tòa để dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là chính đáng.
Ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trả lời các báo đài ở hải ngoại dựa trên quan điểm là nên bỏ điều 4 trong Hiến pháp là có thật. Thế nhưng, có đúng đây là một cái tội “tuyên truyền chống nhà nước” hay không? Hoàn toàn không. Những điều trong Hiến pháp có thể thay đổi mà không “Vi Hiến”. Không có Luật pháp nào cấm đoán thay đổi những điều trong Hiến pháp bao giờ. Từ bản Hiến pháp năm 1946, chúng ta đã có bản Hiến pháp năm 1992. Như vậy há chẳng phải Hiến pháp đã được thay đổi đó ư? Người đầu tiên đưa ra ý tưởng thay đổi Hiến pháp hay đứng ra vận động để thay đổi Hiến pháp cũng không có tội vì Luật pháp không cấm những chuyện này.
Ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đưa ra ý kiến cần đa Đảng đa Nguyên là có thật. Thế nhưng, có đúng đây là một cái tội “tuyên truyền chống nhà nước” hay không? Hoàn toàn không. Đất nước chúng ta đã từng trải qua thời kỳ bao cấp –một thời kỳ đen tối của nước nhà trong thế kỷ XX. Vì sao thời kỳ bao cấp là một thời kỳ đen tối mà đến nay mỗi khi nhắc lại không ít người trong chúng ta phải rùng mình ghê sợ. Thời kỳ đen tối bao cấp là kết quả tất yếu của sự độc quyền.
Người tiêu dùng trong xã hội sẽ có sự lựa chọn những sản phẩm tốt nhất với giá thành vừa túi tiền một khi các nhà sản xuất cạnh tranh lành mạnh với nhau để chiếm lòng tin của người tiêu dùng. Đây là một “nguyên lý”. Nền kinh tế thị trường hiện nay là một minh chứng sống động cho nguyên lý trên đây. Như vậy, nếu tuân theo quy luật thị trường thì thiết nghĩ, đa Đảng đa Nguyên tuy hiện nay đang bị chối từ theo ý chí của Đảng, và chúng ta tuân theo là đúng thôi, song tương lai gần hay xa hẳn cũng không thoát khỏi quy luật nó sẽ trở thành một thị trường cạnh tranh lành mạnh mà trong đó các đảng phái là những nhà sản xuất, nhà cung ứng và hơn 85 triệu người dân Việt Nam sẽ là những người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm tốt nhất mà mình có thể. Cù Huy Hà Vũ là người dự đoán điều đó thì có gì sai?
Ngoài ra, hai cái đầu bao giờ cũng tốt hơn 1 cái đầu – đó là điều đương nhiên. Trong Thế chiến thứ Hai, nước Đức đã khiến nhân loại đi vào con đường hủy diệt bởi nước Đức chỉ có 1 cái đầu của Hitler. Thời Liên Xô cũ, trong một đêm, người ta có thể tàn nhẫn để giết chết trên 20 ngàn sĩ quan ưu tú của Ba Lan bởi chỉ 1 cái đầu của Stalin. Hàng triệu người Liên Xô cũ đã bỏ mạng chỉ vì Liên Xô có mỗi một cái đầu của Stalin. Cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc đã khiến đất nước Trung Hoa đi vào con đường tàn lụi cũng như đã khiến hàng triệu người Trung Hoa chết thảm bởi lúc đó nước Tàu chỉ có mỗi một cái đầu của Mao Trạch Đông. Pôn Pốt và đồng bọn – những kẻ diệt chủng ở Campuchia đã tàn sát hàng triệu người Campuchia vô tội bởi vì bọn diệt chủng tàn ác này chỉ dùng một cái đầu của tên đồ tể Pôn Pốt. Cũng là Nam Bắc Hàn nhưng Nam Hàn thì hưng thịnh còn Bắn Hàn thì đói khổ bởi Bắc Hàn chỉ dùng có một cái đầu của Kim Chánh Nhật.
Và dẫu cho ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ góp ý có sai đi nữa thì có đáng để bắt giam ông ta hay không? Không đáng chút nào. Hàng ngàn người tham gia Kiến nghị dừng khai thác bauxite – nhưng Chính phủ vẫn tiến hành và bỏ ngoài tai tất cả. Cứ tạm cho rằng Chính phủ đã đi đúng đường thì tại sao Chính phủ không bắt giam hết mấy ngàn người tham gia Kiến nghị – những người đã góp ý sai???
Hơn nữa, thiết tưởng chuyện ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ góp ý đa Đảng đa Nguyên cũng không nguy hại tới an ninh, kinh tế của quốc gia như vụ con tàu ma Vinashin hay việc các tỉnh biên giới cho phép các công ty Trung Quốc thuê đất rừng trong thời hạn 50 năm với một giá rẻ mạt. Khi ông PPT Nguyễn Sinh Hùng đọc bản Kết luận của Bộ Chính trị trước Quốc hội vụ việc con tàu ma Vinashin thì ông TT Nguyễn Tấn Dũng đã ngồi nhịp tay với một cách hết sức vô tư, vô tâm, và vô cảm theo cái kiểu:
- Ừ. 5% GDP của cả nước thì to đấy. Nhưng chỉ cần có bản kết luận của BCT là xong ngay chứ gì!!
Thiết nghĩ, hình ảnh này của ông TT Nguyễn Tấn Dũng có ảnh hưởng tiêu cực hơn là những bài viết của ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ gấp nhiều lần. Dù đã được các vị lão thành cách mạng khẩn thiết nhắc đi nhắc lại cũng như báo chí, dư luận lo ngại trước vấn nạn Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn trong thời hạn 50 năm, nhưng đến nay, BCT vẫn không lên tiếng, Quốc hội vẫn không thể chất vấn Chính phủ. Thiết nghĩ, sự im lặng đáng sợ này nguy hại cho đất nước gấp trăm lần những bài báo của ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Thậm chí, những bài viết của ông Tiến sĩ Luật cũng không gây nguy hại cho Đất nước bằng những tư tưởng “Hoàng Sa –Trường Sa là bãi chim ỉa” và bài trả lời phỏng vấn báo Hoàn Cầu của ông Giáo sư Sử học Nguyễn Huy Quý. Bài trả lời phỏng đã từng khiến dư luận trong nước bất bình bởi sự nông cạn ngớ ngẩn đến khó hiểu. Một điều khó hiểu nữa là gần đây, Thông tấn xã Việt Nam đã trang trọng trích dẫn bài phỏng vấn này để nói tình Hữu Nghị Việt – Trung (5)!
Điều 54 Hiến pháp 1992 quy định “Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Thế nhưng “Đảng chỉ cho phép 15-20% Đại biểu là người ngoài Đảng cũng như giới hạn độ tuổi của người ứng cử Quốc hội”. Thiết nghĩ, sự cấm đoán này nguy hại gấp trăm ngàn lần những bài báo của ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bởi nó đã vi phạm Hiến pháp hay “Vi Hiến”.

IV. Thay cho lời kết
Qua hai vụ án của ông Thủ tướng Ý và ông cựu Tổng thống Pháp, chúng ta có thể thấy rằng dù là người ở châu Âu, người ở châu Á, người ở châu Phi, hay người ở châu Mỹ cũng đều có tính xấu như nhau. Một khi có quyền lực thì cái ác cũng luôn chực sẵn trong người để làm bậy. Chỉ có thanh gươm Công lý nơi Pháp đình mới có thể ngăn chặn những cái ác của những con người đầy quyền lực này. Thế nhưng, cũng qua vụ án của ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ thì chúng ta đã thấy rằng thanh gươm Công lý chỉ hoạt động hữu hiệu trong một quốc gia được vận hành bởi một Nhà nước Pháp quyền Dân chủ. Nơi đó, tất cả các công dân đều phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật cũng như bình đẳng trước Pháp luật.
Bởi thế, mới có câu chuyện vui rằng một trận bóng đá ở Ý hay ở Pháp có hai đội bóng. Mỗi đội có 11 cầu thủ để tranh tài dưới sự giám sát của tổ trọng tài. Và trên khán đài thì có khán giả theo dõi trận đấu. Ngoài ra, còn có phóng viên ở ngoài sân để đưa tin.
Trong khi đó, một trận đấu bóng ở Việt Nam cũng có hai đội bóng. Chỉ có điều khác biệt là một đội có đủ 11 cầu thủ và đội kia chỉ có 1 cầu thủ. Và cuộc tranh tài không cần có trọng tài giám sát bởi đội bóng có 11 cầu thủ kia cũng chính là 11 trọng tài. Ngoài ra, khán giả và phóng viên cũng là những cầu thủ dự bị của đội bóng có đủ 11 người.
Bởi những điều trên, một Vụ kiện và ba Vụ án trên đây tuy xảy ra ở ba quốc gia khác nhau nhưng chỉ có 2 Nhà nước Pháp quyền – hoặc chúng ta sẽ có đủ 3 Nhà nước Pháp quyền sau ngày 4 tháng 4 tới đây. Câu trả lời còn đang ở phía trước, nhưng chỉ có Nhà nước Pháp quyền Dân chủ mới vững bền cũng như để xây dựng Đất nước hùng mạnh – đó là con đường duy nhất.
N.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
(*) Nguyễn Trung này không phải tác giả “Thời cơ vàng”.

Mặt trái của tấm huân chương

Những Người đã Từng Là Cộng Sản – Họ đã nói và viết những gì?

Theo: ThongtinBerlin
-
Nguyễn Hộ người có 55 tuổi đảng, Chủ Tịch Đoàn Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương, thủ lãnh của Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến, viết trong tập hồi ký Quan Điểm Và Cuộc Sống: “Ngày 21/3/1990 tôi rời khỏi Saigòn cũng là ngày tôi rời khỏi Đảng CSVN.
Tôi làm cách mạng đã 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ, Nguyễn Văn Đào, anh ruột, Đại Tá QĐNDVN, hy sinh ngày 9/1/1966 tại Củ Chi, và vợ tôi Trần Thị Thiệt bị bắt và chết tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài gòn vào tết Mậu Thân 1968 nhưng phải thú nhận rằng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng Sản Chủ Nghĩa.
Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sĩ nhục (nguồn: Wikipedia)”.
Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: “Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược. Tại cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được!
Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại” (Nguyễn Minh Cần, Xin Đừng Quên Bài Học Cải Cách Ruộng Đất Nửa Thế Kỷ Trước)
Trung Tướng Trần Độ, Cựu Phó Chủ Tịch Quốc hội, viết: “Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…” Và trong một lần nói chuyện, khi được hỏi về chế độ lao tù, ông nói “Nếu nhà tù Pháp thời xưa mà giống nhà tù cộng sản bây giờ thì chúng tôi chết lâu rồi, làm gì còn có người vượt ngục”.
Cuối cùng, để biện minh cho những đóng góp của mình vào chế độ, ông Trần Độ làm bốn câu thơ:
Những mơ xoá ác ở trên đời,
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xoá đi, thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hoá, ác luân hồi.
(Nguồn: Trần Độ- Nhật Ký Rồng Rắn)
Hoàng Minh Chính gia nhập đảng từ năm 1939, Phó Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương kiêm Viện Trưởng Viện Triết học trong một bài phát biểu đã than thở rằng “Người dân dưới chế độ cộng sản đã bị áp bức tệ hại hơn cả thời còn mồ ma thực dân đế quốc.
Ngay cả thời kỳ nô lệ, người dân ai muốn ra báo cũng chỉ cần nộp một giấy xin phép và bản lưu chiểu. Điển hình là cụ Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp xử 13 năm tù về tội chống Pháp và bị đầy ra Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1921 mới được trả tự do. Khi mãn hạn tù cụ được thả về Huế, tại đây, cụ đắc cử dân biểu năm 1926, rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ và đứng ra xuất bản tờ báo Tiếng Dân.
Một người bị tù vì tội chống thực dân còn được thực dân cho ra báo trong khi đó một người từng nắm giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội của chế độ mà xin phép ra một tờ báo cũng không được”. (nguồn: Wikipedia)
Cũng nên biết rằng năm 1946 cụ Huỳnh Thúc Kháng đã giữ chức Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Nội Các Chính Phủ Liên Hiệp và giữ chức Quyền Chủ Tịch Nước trong khi Hồ Chí Minh đi Pháp tham dự Hội Nghị Fontainebleau.
Như vậy không thể gán ghép cụ Huỳnh là Việt Gian hay nói cụ Huỳnh vì thỏa hiệp với Pháp nên đã được Pháp cho ra báo.
Trần Lâm sinh năm 1925 vào đảng năm 1947, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, đã viết trong bài “Những dòng suy nghĩ từ Đại hội đến Quốc hội” số tháng 9/2007: “Đảng thì luôn nói Quốc hội là của dân, do dân, vì dân. Người hiểu biết trong dân thì coi Quốc hội là bù nhìn. Đảng và Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn dựng, nhưng cứ làm”.
Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVN, trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên: “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của nhà nước… Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là tiền, dù số tiền bị mất lên đến hằng trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức. Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức”.
Nguyễn Khải, nhà văn, Đại Tá, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn CS, đã viết trong “Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất”: “Ngôn từ là mặt yếu nhất trong các lãnh vực thượng tầng cấu trúc tại các nước xã hội chủ nghĩa vì lãnh đạo các nước đó dùng ngôn từ để che đậy… Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ . Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo”.
Nguyễn Văn Trấn, con hùm xám Chợ Đệm Mỹ Tho, Phụ Tá Bí Thư Đảng Ủy Nam Bộ (1944), Chỉ Huy Trưởng Kiêm Bí Thư Quân Ủy Quân Khu 9 (1947), Chủ Nhiệm Văn Phòng Phó Thủ Tướng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Thống Nhất Toàn Quốc (1962-1974). thì nói huỵch tẹt theo lối nói Miền Nam: “Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay, thật nói không hết”. (Viết Cho Mẹ và Quốc Hội trang 345, nhà xuất bản Văn Nghệ, 1995)
Nguyễn Văn An, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng và là chủ tịch Quốc Hội từ 2001 đến 2006, có lúc đã hy vọng lên làm Tổng Bí Thư, trong một bài phỏng vấn mới xuất hiện trên mạng lưới Tuần Việt Nam xuất bản trong nước đã nói “Đảng đã mắc phải lỗi hệ thống và đã sai lầm ngay từ nền tảng”. Ông giải thích: “Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình”.
Và còn rất nhiều, rất nhiều nữa những trăn trở phản tỉnh của: Lê Hồng Hà Cục Trưởng Cục An Ninh Bộ Công An, Lê Liêm Cục Nội Chính, Nguyễn Trung Thành Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Đảng, Nguyễn Văn Hiếu Ủy Viên Thường Trực Mặt Trận Tổ Quốc, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên Đại Sứ Hà Nội tại Trung Cộng, Đại Tá Bùi Tín Phó Tổng Biên Tâp tờ Nhân Dân, Đại Tá Phạm Quế Dương Viện Quân Sử Hà Nội, Trung Tá Trần Anh Kim người anh hùng chống cuộc xâm lăng từ phương Bắc năm 1979, Sứ Thần Dương Danh Dy, đại diện Hà Nội tại Trung Quốc, và các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Vàng Sao cùng những tuổi trẻ được sinh ra và trưởng thành trong chế độ như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió… Nhiều lắm, nhiều lắm, biết kể sao cho hết.
Đứng trước sự phẫn nộ của người dân và một số người ý thức trong đảng, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trong một lần nói chuyện tại Hội Các Nhà Văn đành phải hô hào cởi trói cho văn nghệ (có nghĩa là Đảng coi giới văn nghệ sĩ như loài cầm thú) và cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt thì hô hào: “Đổi mới hay là chết”. Mà đổi mới là gì? Là cóp nhặt và làm theo những gì Miền Nam đã làm từ mấy chục năm về trước. Cũng chính nhờ biết “đổi mới” nên người dân Việt Nam mới có gạo ăn, thay vì cho mãi đến những năm 1989-1990, suốt mấy chục năm trong thời bao cấp, ngoại trừ đảng viên cán bộ và công an là được ăn cơm, còn tuyệt đại đa số nhân dân phải ăn bo bo là loại đồ ăn dành cho bò cho ngựa và mỗi chén cơm có tới hai phần là ngô khoai sắn độn.
Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình của Miền Nam. Theo bản công bố của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội phổ biến ngày 14-12-1998 trên đài Hà Nội thì phía Cộng Sản Bắc Việt đã chết trên 3 triệu người. Quảng Nam, Quảng Bình bị thiệt hại nặng nhất, trung bình mỗi gia đình một người. Miền Nam có 300,000 quân nhân tử trận. Theo ông Nguyễn Hộ trong Quan Điểm và Cuộc Sống thì cả hai miền Nam Bắc đã chết trên 11 triệu người. Cái giá phải trả quá đắt!
Nguồn: Lê Minh Khôi
http://thongtinberlin.de/thoisuchinhtri/mrz2011/nhungnguoidatunglacongsanhodavietvanoinhunggi

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Văn hóa "Phủi tay"

"Phủi tay" là từ mà rất nhiều người dùng để chỉ tính chịu trách nhiệm của hệ thống chính trị ở Việt Nam đối với các công việc họ đã làm. Nếu bạn vào Google gõ từ "phủi tay" thì chắc chắn có tới hơn 90% kết quả tin được tìm thấy chủ yếu nói về tính vô trách nhiệm của hệ thống chính trị của Việt Nam từ các cơ quan của Đảng, các cơ quan của Nhà nước đến các cấp từ trung ương đến địa phương. Ví dụ, người ta "phủi tay" sau những việc làm vô trách nhiệm để lại những hậu quả nghiêm trọng của Đại lễ "1000" năm, người ta phủi tay những kết quả kinh doanh tệ hại của các doanh nghiệp nhà nước, người ta phủi tay vì sự xuống cấp của môi trường do những quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách lãng phí và vụ lợi... Vì sao lại có hiện tượng phủi tay mang tính hệ thống như vậy? Chắc chắn là có nhiều, song nguyên nhân chủ sâu xa chủ yếu vẫn là do lỗi "hệ thống" của bản thân chế độ chính trị ở nước ta hiện nay.
Bài viết của một Blogger dưới đây càng minh họa cho thứ văn hóa "phủi tay" ở nước ta hiện nay.

Ba bài viết, ba góc nhìn xung quanh phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII

Đăng bởi bvnpost on 30/03/2011
Vẫn đòi điều tra vụ Vinashin mặc dù BCT đã kết luận không ai đáng chịu kỷ luật hết, đó là một biểu hiện có vẻ như “cứng đầu” rất đáng nể, nó nói lên chí ít cũng một chút biểu hiện MỚI trong nhận thức của nhiều đại biểu về việc thực thi quyền tối cao của Quốc hội, cái quyền mà Hiến pháp đã ghi rành rành, nhưng bao nhiêu năm qua người ta cứ lặng lẽ đồng tình dẫm chân lên nó với một nỗi mặc cảm không thể xóa bỏ trong tâm thức, rằng Quốc hội trước sau cũng chỉ là một “hội” của những người… “biết gật” và được chọn vào là để “gật” thôi.
Nay, tất nhiên không phải mọi sự đã đổi khác đâu, đừng có vội mà lạc quan tếu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trả lời: “Không cần thiết lập UB lâm thời điều tra Vinashin”. Một gáo nước lạnh rõ ràng đấy nhé. Con đường đổi mới thực chất của Quốc hội xem ra còn lắm gian truân và dân chúng hai bên đường phố thì vẫn nhìn thấy rất rõ từng cái đuôi con chuột ngó ngoáy đằng sau mông mỗi vị đại biểu lúc bước lên xe ra về. Nói cho cùng, cũng chỉ vì có những ai đó thích gây ra nhiều chuyện quá, miệng nói thì nghe đến là oai mà thực chất là liều, mà liều lĩnh gây ra rồi lại phó mặc, để đất nước sa lầy trong khó khăn, cuối cùng là phủi tay, chẳng ai có trách nhiệm gì vào đấy cả – hỏi có cái nước nào mà lại như thế hay không – nên người ta mới bất bình mà lên tiếng cho đỡ cảm thấy tủi, hay ít ra cũng có được một chút quân bình trong tâm lý, chứ con dân Việt Nam được Đảng dạy dỗ bao nhiêu năm nay cả, có ai dám “phạm thượng” đâu.

Dầu sao thì đây cũng chính là một khởi đầu tốt để từ nay mỗi vị đại biểu Quốc hội có thể lần lần tự điều chỉnh “vóc dáng”, tiêm thêm vào trái tim vài liều can đảm, và tự thân vận động nhằm chuyển đổi dần sang một thế hệ mới – những “ông bà nghị bớt gật”, khi tình thế cho phép đối diện với chân lý không nhất thiết lúc nào cũng gật. Ý nghĩa cách tân quan trọng của nhiệm kỳ này thiết tưởng chính là ở đấy.
Tuy nhiên, như Anh Ba Sàm đã nhắc, trong phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa này, phát biểu của đại biểu Nguyễn Đăng Trừng cũng là tiếng vang nổi bật, tạo ra được một cú sốc, và là một lay tỉnh đối với nhiều người vốn chân thành yêu nước nhưng vì bị những bậc tai mắt (nào đấy) đã quen “Dạ thưa Anh bốn tốt” ru ngon ru ngọt lâu ngày làm cho mê ngủ. Xin trích nguyên theo Thanh Văn trên báo Pháp luật 29-3-2011:
Mong có nghị quyết về Trường Sa, Hoàng Sa
“Dân tộc ta đã từng có một Trần Bình Trọng “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, một Trần Thủ Độ “nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu tôi rồi hãy hàng. Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”. Một dân tộc như thế, chúng ta quyết không để mất một tấc đất, một vùng biển thiêng liêng nào của Tổ quốc.
Thực hiện chức năng của QH là quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia, tôi đề nghị QH nhiệm kỳ tới cần thông qua nghị quyết khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa và trên biển Đông. Tôi tin rằng một nghị quyết như thế sẽ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước, kể cả đồng bào Việt kiều ở nước ngoài và cũng để cho mọi người hiểu rằng cho dù người ta có vẽ bản đồ lưỡi bò, lưỡi trâu hoặc lưỡi heo trên biển Đông thì cũng không có ý nghĩa, không có giá trị đối với chúng ta!” – Nguyễn Đăng Trừng, TP HCM.
Nguyễn Huệ Chi
1. Các đại biểu vẫn đòi điều tra vụ Vinashin
clip_image002
Vinashin đang gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài
Một số đại biểu Quốc hội Việt Nam trong những ngày làm việc cuối tuần qua trong nhiệm kỳ đang chấm dứt vẫn lại khẳng định vẫn cần có điều tra của Quốc hội về vụ Vinashin.
Đại biểu Đặng Như Lợi, đại diện cho cử tri Cà Mau, được trích lời phát biểu:
"Tôi vẫn đề nghị như ý kiến trước đây của nhiều đại biểu nêu ra là thành lập Ủy ban lâm thời về vấn đề này".
Nhiều đại biểu khác cũng ủng hộ ý kiến này.
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói Bộ Chính trị đã có kết luận nhưng kết luận được đưa ra khi Thanh tra Chính phủ vẫn chưa hoàn thành cuộc điều tra.
Một số đại biểu trong đó có đại biểu Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc và Phạm Thị Loan cũng ủng hộ việc thành lập Ủy ban điều tra độc lập của Quốc hội.
‘Thực hư’
Những người ủng hộ nói Thanh tra Chính phủ chỉ là cơ quan trực thuộc Chính phủ nên không thể có tư cách độc lập như Quốc hội.
Đại biểu Phạm Thị Loan nói với BBC hôm 28/3 rằng cần phải có kết luận về Vinashin để đáp ứng đòi hỏi của cử tri.
Bà nói thêm:
"Quốc hội cũng cần có một cái giám sát cụ thể, cần có bộ phận đi sâu vào giám sát [vụ Vinashin] và có thông báo cho nhân dân để người ta biết thực hư như thế nào.
"Nói như hiện nay thì nhân dân người ta chưa thỏa mãn".
Bà Loan cũng nói cách Chính phủ xử lý vụ Vinashin làm cho những người lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân như bà đặt câu hỏi về sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Bà nói bản thân bà là Chủ tịch và Tổng giám đốc của một tập đoàn tư nhân và doanh nghiệp của bà đang gặp khó khăn để đảm bảo công ăn việc làm cho 2.000 nhân viên giữa lúc lãi suất tăng cao.
‘Ý chí của Đảng’
clip_image004
Bà Loan nói Quốc hội vẫn phải làm theo ý chí của Đảng Cộng sản
Ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong tháng này cũng đã có quyết định về chuyện không có cá nhân nào bị kỷ luật.
Mặc dù có ý kiến cho rằng Quốc hội là cơ quan đại diện của dân và vẫn cần có điều tra riêng, bà Loan nói với BBC:
"Ở Việt Nam thì có một đảng lãnh đạo thôi nên ý chí cuối cùng là ý chí của đảng.
"Quốc hội có muốn làm gì thì cũng phải trên ý chỉ đạo, đường lối của đảng.
"Đảng mà bật đèn xanh cho Quốc hội cứ làm theo cách bình thường thì Quốc hội mới làm được.
"Nếu đảng đã có kết luận gì khác thì đại biểu Quốc hội nếu muốn [điều tra] thì cũng khó".
Cũng có tin cho đến hôm 22/3, hạn đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII đã chấm dứt nhưng con số người tự ứng cử trong cả nước không nhiều.
Truyền thông trong nước cho hay ở hai đô thị lớn nhất nước là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ có vài chục người tự ứng cử.
Dự kiến cuộc bầu cử khóa 13 của Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay.
Nguồn: bbc.co.uk
Blogger Tuanddk
Quốc hội sáng nay đã không “ra chơi”. Chút ít thời gian tiết kiệm đó được dành để một vị Phó Thủ tướng trình bày báo cáo của Chính phủ liên quan đến hai vấn đề quan trọng: Điện hạt nhân và xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin. Không có tiếng ồ nào khi người bước lên bục lại là ông Nguyễn Thiện Nhân. Quốc hội cũng lặng ngắt sau khi Phó Thủ tướng Nhân dành chỉ 1 phút rưỡi nói về việc xử lý trách nhiệm.
“Về vấn đề xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện làm rõ tình hình và sai phạm tại Vinashin. Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành việc thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện báo cáo thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cá nhân nguyên là lãnh đạo Tập đoàn, Bộ Công an và các cơ quan thi hành pháp luật đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam một số cá nhân vi phạm pháp luật, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Đến nay, cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ thì Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và có báo cáo Quốc hội. Đại biểu có quan tâm xin gửi yêu cầu cụ thể Chính phủ sẽ có văn bản trả lời. Xin cảm ơn các đại biểu Quốc hội.
Tất cả chỉ hơn 200 chữ, kể cả 8 chữ dành để cảm ơn. Đang thời bão giá có khác, đến báo cáo cũng phải tiết kiệm giấy mực.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sau đó, cũng rất tiết kiệm, nói vắn tắt, rằng: Một số vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp chiều qua, 28-3 và cho rằng: Vấn đề đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Cũng chỉ vài chục chữ và không giải thích nhiều. Chắc ông muốn tiết kiệm, muốn dành thời gian cho các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Như vậy, có thể hiểu là việc xem xét trách nhiệm trong vụ Vinashin đã chính thức khép lại.
Thực ra, vụ này đã khép lại từ sau Hội nghị TƯ 14 khi báo chí kháo nhau “xong rồi, xong rồi”. Khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn để thông báo lại quyết định của “bê xê tê” thì đến anh dân ngu cu đen ngoài đường cũng hiểu là Chính phủ đã khó chịu lắm, đã muốn xếp hồ sơ vụ này lại rồi. Cho nên, chả ai tin là Chính phủ sẽ “xử lý nghiêm minh” sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ.
Có 3 cái lý ông Mèo xung quanh câu chuyện Vinashin. Khi Đảng đã bảo không, có nghĩa là không, thanh tra gì thì cuối cùng cũng là không cả (Ai bảo: Đảng kết luận khi thanh tra còn chưa kết luận thì dứt khoát chả hiểu gì, tốt nhất lên Quản Bạ mà uống rượu ngô). Đây là nguyên lý đảng lãnh đạo. Thứ hai, dù tuyên bố như đinh đóng cột sau khi được Quốc hội bầu, rằng: “Làm tới nơi, tới chốn các vụ việc, lĩnh vực nổi cộm”, rằng “sẽ rà soát lại các vụ việc nghiêm trọng nhằm sớm giải quyết, không để dân hoài nghi, cho rằng chìm xuồng”, nhưng bác Truyền sẽ phải gãi tróc đầu ngay trước khi, hoặc nếu muốn hạ cánh an toàn. Liệu có thể tin rằng Thanh tra Chính phủ, một cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo của Chính phủ, kinh phí do Chính phủ phân bổ, nhân sự do Chính phủ giới thiệu bầu, có thể có kết luận về trách nhiệm của Chính phủ? Và thứ ba, Chính phủ hứa xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra thì là xử lý nghiêm ai? Ai xử lý? Và còn xử lý gì nữa?
Cho nên, tiết kiệm nhất là không nói về vụ đắm tàu Vinashin nữa, để chờ một vụ Vinashin khác.
T.
Nguồn: Tuanddk
3. Không cần thiết lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin
Bích Diệp
clip_image005
Ảnh: Quý Đoàn.
(DVT.vn) – Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sáng nay cho biết, vấn đề Vinashin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.
Hôm nay, 29/3, Quốc hội họp phiên bế mạc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trả lời về những vấn đề bức xúc đối với cử tri và các đại biểu trong những phiên trước đó.
Về vấn đề Vinashin, một số đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, chiều qua 28/03, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và cân nhắc kỹ nhiều mặt và nhận thấy rằng vấn đề này đã và đang được các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.
Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện, làm rõ tình hình sai phạm ở Vinashin, Đến nay, đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp số liệu để báo cáo Thủ tướng.
Đối với những cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo liên quan của Tập đoàn, Bộ Công an đã tiến hành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số có hành vi vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.
Công tác điều tra hiện đang được tiếp tục, củng cố chứng cứ để xử lý. Sau khi có báo cáo, Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các đại biểu có quan tâm cụ thể đối với những điểm ngoài Báo cáo mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đọc, trực tiếp gửi yêu cầu về Chính phủ để nhận văn bản trả lời tới từng đại biểu.
B.D.
Nguồn: dvt.vn


"Quốc hội cũng cần có một cái giám sát cụ thể, cần có bộ phận đi sâu vào giám sát [vụ Vinashin] và có thông báo cho nhân dân để người ta biết thực hư như thế nào.
"Nói như hiện nay thì nhân dân người ta chưa thỏa mãn".
Bà Loan cũng nói cách Chính phủ xử lý vụ Vinashin làm cho những người lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân như bà đặt câu hỏi về sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Bà nói bản thân bà là Chủ tịch và Tổng giám đốc của một tập đoàn tư nhân và doanh nghiệp của bà đang gặp khó khăn để đảm bảo công ăn việc làm cho 2.000 nhân viên giữa lúc lãi suất tăng cao.
‘Ý chí của Đảng’
clip_image004
Bà Loan nói Quốc hội vẫn phải làm theo ý chí của Đảng Cộng sản
Ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong tháng này cũng đã có quyết định về chuyện không có cá nhân nào bị kỷ luật.
Mặc dù có ý kiến cho rằng Quốc hội là cơ quan đại diện của dân và vẫn cần có điều tra riêng, bà Loan nói với BBC:
"Ở Việt Nam thì có một đảng lãnh đạo thôi nên ý chí cuối cùng là ý chí của đảng.
"Quốc hội có muốn làm gì thì cũng phải trên ý chỉ đạo, đường lối của đảng.
"Đảng mà bật đèn xanh cho Quốc hội cứ làm theo cách bình thường thì Quốc hội mới làm được.
"Nếu đảng đã có kết luận gì khác thì đại biểu Quốc hội nếu muốn [điều tra] thì cũng khó".
Cũng có tin cho đến hôm 22/3, hạn đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII đã chấm dứt nhưng con số người tự ứng cử trong cả nước không nhiều.
Truyền thông trong nước cho hay ở hai đô thị lớn nhất nước là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ có vài chục người tự ứng cử.
Dự kiến cuộc bầu cử khóa 13 của Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay.
Nguồn: bbc.co.uk
Blogger Tuanddk
Quốc hội sáng nay đã không “ra chơi”. Chút ít thời gian tiết kiệm đó được dành để một vị Phó Thủ tướng trình bày báo cáo của Chính phủ liên quan đến hai vấn đề quan trọng: Điện hạt nhân và xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin. Không có tiếng ồ nào khi người bước lên bục lại là ông Nguyễn Thiện Nhân. Quốc hội cũng lặng ngắt sau khi Phó Thủ tướng Nhân dành chỉ 1 phút rưỡi nói về việc xử lý trách nhiệm.
“Về vấn đề xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện làm rõ tình hình và sai phạm tại Vinashin. Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành việc thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện báo cáo thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cá nhân nguyên là lãnh đạo Tập đoàn, Bộ Công an và các cơ quan thi hành pháp luật đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam một số cá nhân vi phạm pháp luật, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Đến nay, cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ thì Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và có báo cáo Quốc hội. Đại biểu có quan tâm xin gửi yêu cầu cụ thể Chính phủ sẽ có văn bản trả lời. Xin cảm ơn các đại biểu Quốc hội.
Tất cả chỉ hơn 200 chữ, kể cả 8 chữ dành để cảm ơn. Đang thời bão giá có khác, đến báo cáo cũng phải tiết kiệm giấy mực.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sau đó, cũng rất tiết kiệm, nói vắn tắt, rằng: Một số vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp chiều qua, 28-3 và cho rằng: Vấn đề đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Cũng chỉ vài chục chữ và không giải thích nhiều. Chắc ông muốn tiết kiệm, muốn dành thời gian cho các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Như vậy, có thể hiểu là việc xem xét trách nhiệm trong vụ Vinashin đã chính thức khép lại.
Thực ra, vụ này đã khép lại từ sau Hội nghị TƯ 14 khi báo chí kháo nhau “xong rồi, xong rồi”. Khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn để thông báo lại quyết định của “bê xê tê” thì đến anh dân ngu cu đen ngoài đường cũng hiểu là Chính phủ đã khó chịu lắm, đã muốn xếp hồ sơ vụ này lại rồi. Cho nên, chả ai tin là Chính phủ sẽ “xử lý nghiêm minh” sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ.
Có 3 cái lý ông Mèo xung quanh câu chuyện Vinashin. Khi Đảng đã bảo không, có nghĩa là không, thanh tra gì thì cuối cùng cũng là không cả (Ai bảo: Đảng kết luận khi thanh tra còn chưa kết luận thì dứt khoát chả hiểu gì, tốt nhất lên Quản Bạ mà uống rượu ngô). Đây là nguyên lý đảng lãnh đạo. Thứ hai, dù tuyên bố như đinh đóng cột sau khi được Quốc hội bầu, rằng: “Làm tới nơi, tới chốn các vụ việc, lĩnh vực nổi cộm”, rằng “sẽ rà soát lại các vụ việc nghiêm trọng nhằm sớm giải quyết, không để dân hoài nghi, cho rằng chìm xuồng”, nhưng bác Truyền sẽ phải gãi tróc đầu ngay trước khi, hoặc nếu muốn hạ cánh an toàn. Liệu có thể tin rằng Thanh tra Chính phủ, một cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo của Chính phủ, kinh phí do Chính phủ phân bổ, nhân sự do Chính phủ giới thiệu bầu, có thể có kết luận về trách nhiệm của Chính phủ? Và thứ ba, Chính phủ hứa xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra thì là xử lý nghiêm ai? Ai xử lý? Và còn xử lý gì nữa?
Cho nên, tiết kiệm nhất là không nói về vụ đắm tàu Vinashin nữa, để chờ một vụ Vinashin khác.
T.
Nguồn: Tuanddk

"Người xây tổ ấm" đã xin lỗi, song chưa thấy sự chân thành!

Cuối cùng thì "Người xây tổ ấm" cũng đã xin lỗi khán giả truyền hình cả nước về sự cố chương trình "cô Lượm" được dàn dựng và phát trên truyền hình. Với tư cách là một khán giả xem truyền hình, tôi hoan nghênh động thái này của VTV và bản thân BTV kiêm người dẫn chương trình Kim Ngân. Tuy nhiên, để có được lời xin lỗi này, khán giả xem truyền hình giường như phải chờ đợi quá lâu và nếu không có động thái Quyết định phạt vi phạm hành chính của Bộ 4T đối với VTV về việc phát sóng một chương trình lừa dối khán giả và yêu cầu xin lỗi khán giả thì liệu VTV và bản thân BTV Kim Ngân có chịu xin lỗi không? Tôi nghĩ chắc là không. Đó là lý do tại sao cho thấy động thái xin lỗi của BTV này có vẻ chưa chân thành đúng mức như nó cần phải có. Thôi, muộn còn hơn không bao giờ! Mong rằng đây là bài học đắt giá cần tránh cho được cho cách làm báo cẩu thả của một số nhà báo cũng như một số cơ quan truyền thông ở nước ta hiện nay.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Hiệu trưởng Sầm Đức Xương bất ngờ kháng án

Cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang đối với ông Xương đều không thuyết phục và một chiều khi chỉ dựa vào lời khai của hai bị cáo Thúy và Hằng mà không có các bằng chứng khác thuyết phục hơn như tinh trùng của ông Xương để lại trong bộ phận sinh dục của các nạn nhân, hình ảnh hay video clip,...

    >>> Văn tế...Sầm Đức Xương


Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 26-3, bà Nguyễn Thị Toán, vợ ông Sầm Đức Xương, cho biết bà vừa vào Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang thăm chồng. “Chồng tôi sức khỏe vẫn tốt nhưng một mực cho rằng bản án mà TAND tỉnh Hà Giang dành cho mình không công bằng. Ông ấy nói với tôi là kiểu gì cũng kháng án tới cùng Nhiều người cùng phạm tội đó (hành vi mua dâm người chưa thành niên - PV) sao lại chỉ có một mình ông ấy phải chịu tội. Ông ấy đã hoàn chỉnh đơn và nộp cho lãnh đạo trại tạm giam, đóng dấu để chuyển tới TAND tỉnh Hà Giang theo đúng thẩm quyền”, bà Toán nói và cho biết bà cũng đã xác minh sự thực thông tin này qua cán bộ trại tạm giam.


Tại phiên tòa ngày 10-3, dù không nhận được giấy báo của TAND tỉnh Hà Giang nhưng qua báo chí bà Nguyễn Thị Toán biết tin và đã có mặt theo dõi phiên xét xử. Sau khi tòa tuyên án, bà đứng lặng người và nói với phóng viên: “Tòa đã tuyên bản án quá nặng đối với chồng tôi. Nếu chồng tôi có tội tại sao những người có tên trong bản danh sách đen (16 người, trong đó có nhiều quan chức, lãnh đạo tỉnh Hà Giang - PV) lại không bị đưa ra xét xử?”

Cũng trong chiều 26-3, ông Mai Văn Hùng, Chánh tòa hành chính - TAND tỉnh Hà Giang (chủ tọa phiên xử ngày 10-3) cho biết chưa nhận được thông tin về việc bị cáo Sầm Đức Xương kháng án. Theo quy định, một thẩm phán không được xét xử một vụ việc hai lần và lần tới TAND sẽ cử một thẩm phán khác xử phiên phúc thẩm.

Tối 25-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, luật sư Dương Trí Tuệ (người bào chữa cho bị cáo Sầm Đức Xương) cho biết: Những chứng cứ buộc tội của cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang đối với ông Xương đều không thuyết phục và một chiều khi chỉ dựa vào lời khai của hai bị cáo Thúy và Hằng mà không có các bằng chứng khác thuyết phục hơn như tinh trùng của ông Xương để lại trong bộ phận sinh dục của các nạn nhân, hình ảnh hay video clip...


Các bị cáo tại phiên tòa ngày 10-3. Ảnh: Đỗ Du

Mặt khác, theo luật sư Tuệ, các cơ quan điều tra của Hà Giang cũng vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra kết tội Sầm Đức Xương khi lấy lời khai của các bị hại khi Thúy và Hằng đang là vị thành niên tuy nhiên nhưng trong quá trình thu thập chứng cứ có những lúc không có người giám hộ. “Các lời khai từ một phía không đúng trình tự, thủ tục tố tụng… không phù hợp với lời khai của các chứng cứ khác trong vụ án.


Trong phiên xét xử hôm 10-3, tôi đã hỏi đại diện VKSND tỉnh Hà Giang: “Nếu tại phiên tòa hôm nay, các cháu dưới kia (những người có quyền, nghĩa vụ liên quan được triệu tập tới tòa - PV) khai rằng có bán dâm cho người nhà đại diện VKS thì VKS chối thế nào, nhận thông tin đó ra sao”. Họ đều im lặng không trả lời”. Ông Tuệ nói và cho biết nếu dựa trên lời khai của các nạn nhân, ngoài Sầm Đức Xương còn có nhiều người khác cũng mua dâm, vậy tại sao chỉ có một mình Sầm Đức Xương bị truy tố?Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 26-3, bà Nguyễn Thị Toán, vợ ông Sầm Đức Xương, cho biết bà vừa vào Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang thăm “ông xã”. “Chồng tôi sức khỏe vẫn tốt nhưng một mực cho rằng bản án mà TAND tỉnh Hà Giang dành cho mình không công bằng. 

Ông ấy nói với tôi là kiểu gì cũng kháng án tới cùng; nhiều người cùng phạm tội đó (hành vi mua dâm người chưa thành niên - PV) sao lại chỉ có một mình ông ấy phải chịu tội. Ông ấy đã hoàn chỉnh đơn và nộp cho lãnh đạo trại tạm giam, đóng dấu để chuyển tới TAND tỉnh Hà Giang theo đúng thẩm quyền”, bà Toán nói và cho biết bà cũng đã xác minh sự thực thông tin này qua cán bộ trại tạm giam.

Bà Nguyễn Thị Toán. Ảnh: Đỗ Du

Tại phiên tòa ngày 10-3, dù không nhận được giấy báo của TAND tỉnh Hà Giang nhưng qua báo chí bà Nguyễn Thị Toán đã có mặt theo dõi phiên xét xử. Sau khi tòa tuyên án, bà đứng lặng người và nói với phóng viên: “Toà đã tuyên bản án quá nặng đối với chồng tôi. Nếu chồng tôi có tội tại sao những người có tên trong bản danh sách đen (16 người, trong đó có nhiều quan chức, lãnh đạo tỉnh Hà Giang - PV) lại không bị đưa ra xét xử?”

Cũng trong chiều 26-3, ông Mai Văn Hùng, Chánh tòa hành chính - TAND tỉnh Hà Giang (chủ tọa phiên xử ngày 10-3) cho biết chưa nhận được thông tin về việc bị cáo Sầm Đức Xương kháng án. Theo quy định, một thẩm phán không được xét xử một vụ việc hai lần và lần tới TAND sẽ cử một thẩm phán khác xử phiên phúc thẩm.

Tối 25-3, luật sư Dương Trí Tuệ (người bào chữa cho bị cáo Sầm Đức Xương) cho phóng viên Báo Người Lao Động biết những chứng cứ buộc tội của cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang đối với ông Xương đều không thuyết phục và một chiều khi chỉ dựa vào lời khai của hai bị cáo Thúy và Hằng mà không có các bằng chứng khác thuyết phục hơn như tinh trùng của ông Xương để lại trong bộ phận sinh dục của các nạn nhân, hình ảnh hay video clip,...


Các bị cáo tại phiên tòa ngày 10-3. Ảnh: Đỗ Du

Mặt khác, theo luật sư Tuệ, các cơ quan điều tra của Hà Giang cũng vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra kết tội Sầm Đức Xương khi lấy lời khai của các bị hại khi các cháu đang là vị thành niên tuy nhiên nhưng trong quá trình thu thập chứng cứ có những lúc không có người giám hộ. “Các lời khai từ một phía không đúng trình tự, thủ tục tố tụng… không phù hợp với lời khai của các chứng cứ khác trong vụ án. Trong phiên xét xử hôm 10-3, tôi đã hỏi đại diện VKSND tỉnh Hà Giang: “Nếu tại phiên tòa hôm nay, các cháu dưới kia (những người có quyền, nghĩa vụ liên quan được triệu tập tới tòa - PV) khai rằng có bán dâm cho người nhà đại diện VKS thì VKS chối thế nào, nhận thông tin đó ra sao”. Họ đều im lặng không trả lời”, ông Tuệ nói và cho biết nếu dựa trên lời khai của các nạn nhân, ngoài Sầm Đức Xương còn có nhiều người khác cũng mua dâm, vậy tại sao chỉ có một mình Sầm Đức Xương bị truy tố?