Một mợ đại biểu QH phát biểu trong phiên thảo luận hôm 3/6 rằng: vì chúng ta đã xác định tên nước là Nước CHXHCNVN, tức là chúng ta đã xác định con đường phát triển của đất nước là đi lên CNXH. Mà muốn đi lên CNXH thì phải có ĐCS cho nên khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng như Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp là đúng rồi, là hợp đạo lý rồi. Mình nghe lí sự của mợ này thấy hổng có xuôi tý nào. Vì CNXH là làm cho quốc gia phồn thịnh, xã hội phát triển văn minh, công bằng. Cái nớ mình thấy ở rất nhiều quốc gia không có ĐCS lãnh đạo như Nhật, Nauy, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp... Thế còn ở các quốc gia có sự tham gia hoặc đặt dưới sự lãnh đạo độc đoán của ĐCS thì chỉ thấy CNXH trên lời nói, trên khẩu hiệu (theo từ chuyên môn gọi là CNXH dân túy). Vậy muốn có CNXH đích thực thì có nhất thiết cần có sự lãnh đạo của ĐCS không? câu trả lời cả về LL và TT là không? Cho nên lí sự của mợ đại biểu trên mà nói chung phần lớn các đại biểu QH hiện nay theo mình là không ổn rồi. Thôi có cách giải quyết rất hay mà không cần QH phải thảo luận đó là đem tất cả những vấn đề còn mắc mớ trong dự thảo Hiến pháp 92 như vấn đề về vai trò lãnh đạo của ĐCS, vấn đề sở hữu đất đai, vấn đề tên nước, vấn đề trưng cầu dân í... chi bằng đem ngay ra trưng cầu dân ý thế có phải đơn giản hơn không? Nhưng mà như thế có mà vỡ nợ!?
THẰNG BẦN
Thằng Bần trông thế mà ghê, đã nghèo kiết xác lại chê bạc tiền!
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
Buồn cười với cái gọi là giải pháp "Lòng tin chiến lược"
Trong phát biểu khai mạc Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore tối 31.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của khu vực". Bởi theo Thủ tướng, “lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột” (Theo Thanhnien online).
Bài phát biểu của Thủ tướng ngay lập tức được báo chí trong nước tán dương, lại còn chọn một số học giả nước ngoài tán dương hộ. Hôm nay, các báo nhân dân, quân đội nhân dân liên tiếp đăng các bài của các giáo sư, tiến sĩ mặc áo lính tán dương bài diễn văn của Thủ tướng rần rần. Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà báo chí trong nước làm ầm lên như vậy. Theo cách suy diễn của tôi có lẽ đây là cách Thủ tướng Nguyễn Tẫn Dũng lấy lại thanh thế sau hội nghị Trung ương 7 khóa 11. Vì ngay trước khi đi dự hội nghị Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore nhiều tờ báo trong nước trong đó có VTV đã nói bóng gió rằng: Thủ tướng sẽ là nhân vật chính của Diễn đàn hoặc Thủ tướng sẽ đọc bài diễn văn quan trọng....
Vậy cái gọi là giải pháp cả gói mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra tại Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore cuối tháng 5 vừa qua có phải là giải pháp hay không? Theo tôi, đó không phải là giải pháp hay mà trái lại với đề xuất giải pháp này sẽ làm tình hình tranh chấp biển Đông trong thời gian tới sẽ trở nên bế tắc. Vì sao? Vì theo tôi các lí do sau đây:
Thứ nhất, việc tranh chấp biển Đông chủ yếu là do tranh chấp lợi ích giữa các quốc gia chứ không phải do thiếu lòng tin chiến lược
Thứ hai, không ai cứ sống mãi với nhau bằng lòng tin (trừ người thân và những người yêu nhau mù quáng)
Ba là, dù có cái gọi là lòng tin thì cũng phải được xây dựng trên cơ sở những thỏa thuận, những quy ước về lợi ích (chủ yếu là lợi ích vật chất)
Bốn là, cái gọi là "lòng tin chiến lược" là một khái niệm rất khó nắm bắt nếu không nói đó là một khái niệm trừu tượng. Chắc chắn đây là một trò chơi chữ của nhà nước VN trong bối cảnh sức ép về biển đảo cả bên trong và bên ngoài. Đó là kiểu nói "nói dzay mà hổng dzay". Cho nên cái gọi là lòng tin chiến lược nói ra để cho vui vẻ cả làng thôi. Đó là một giải pháp sặc mùi duy tâm.Mà duy tâm như chính các nhà duy vật mác xít vẫn thường nói: là xuyên tạc, là thần bí hóa những điều vốn đang hiển hiện trong thực tế. Là chiều trò của giai cấp thống trị lạc hậu mà thôi.
Bài phát biểu của Thủ tướng ngay lập tức được báo chí trong nước tán dương, lại còn chọn một số học giả nước ngoài tán dương hộ. Hôm nay, các báo nhân dân, quân đội nhân dân liên tiếp đăng các bài của các giáo sư, tiến sĩ mặc áo lính tán dương bài diễn văn của Thủ tướng rần rần. Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà báo chí trong nước làm ầm lên như vậy. Theo cách suy diễn của tôi có lẽ đây là cách Thủ tướng Nguyễn Tẫn Dũng lấy lại thanh thế sau hội nghị Trung ương 7 khóa 11. Vì ngay trước khi đi dự hội nghị Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore nhiều tờ báo trong nước trong đó có VTV đã nói bóng gió rằng: Thủ tướng sẽ là nhân vật chính của Diễn đàn hoặc Thủ tướng sẽ đọc bài diễn văn quan trọng....
Vậy cái gọi là giải pháp cả gói mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra tại Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) tại Singapore cuối tháng 5 vừa qua có phải là giải pháp hay không? Theo tôi, đó không phải là giải pháp hay mà trái lại với đề xuất giải pháp này sẽ làm tình hình tranh chấp biển Đông trong thời gian tới sẽ trở nên bế tắc. Vì sao? Vì theo tôi các lí do sau đây:
Thứ nhất, việc tranh chấp biển Đông chủ yếu là do tranh chấp lợi ích giữa các quốc gia chứ không phải do thiếu lòng tin chiến lược
Thứ hai, không ai cứ sống mãi với nhau bằng lòng tin (trừ người thân và những người yêu nhau mù quáng)
Ba là, dù có cái gọi là lòng tin thì cũng phải được xây dựng trên cơ sở những thỏa thuận, những quy ước về lợi ích (chủ yếu là lợi ích vật chất)
Bốn là, cái gọi là "lòng tin chiến lược" là một khái niệm rất khó nắm bắt nếu không nói đó là một khái niệm trừu tượng. Chắc chắn đây là một trò chơi chữ của nhà nước VN trong bối cảnh sức ép về biển đảo cả bên trong và bên ngoài. Đó là kiểu nói "nói dzay mà hổng dzay". Cho nên cái gọi là lòng tin chiến lược nói ra để cho vui vẻ cả làng thôi. Đó là một giải pháp sặc mùi duy tâm.Mà duy tâm như chính các nhà duy vật mác xít vẫn thường nói: là xuyên tạc, là thần bí hóa những điều vốn đang hiển hiện trong thực tế. Là chiều trò của giai cấp thống trị lạc hậu mà thôi.
Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013
Ảnh minh họa |
Theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội, ngày 2/1/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân.
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992:
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013)
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Với khát vọng độc lập, tự do, bằng tinh thần tự lực, tự cường, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế; xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, giành được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử.
Qua các thời kỳ kháng chiến kiến quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi bản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ quyền nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; thực hiện công bằng xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Nhân dân Việt Nam, với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, xây dựng và thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 1)
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 2)
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Điều 3 (sửa đổi, bổ sung Điều 3)
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 5 (sửa đổi, bổ sung Điều 5)
1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước.
Điều 6 (sửa đổi, bổ sung Điều 6)
Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 7 (sửa đổi, bổ sung Điều 7)
1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều 8)
1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Điều 9 (sửa đổi, bổ sung Điều 9)
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức.
3. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.
Điều 10 (sửa đổi, bổ sung Điều 10)
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 11 (sửa đổi, bổ sung Điều 13)
1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật.
Điều 12 (sửa đổi, bổ sung Điều 14)
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Điều 13 (ghép và giữ nguyên các điều 141, 142, 143, sửa đổi, bổ sung Điều 145)
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca.”
4. Ngày Quốc khánh là Ngày tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
Điều 14 (giữ nguyên Điều 144)
Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
CHƯƠNG II: QUYỀN CON NGƯỜI, Q UYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 50)
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Điều 16 (mới)
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 17 (sửa đổi, bổ sung Điều 52)
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49)
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác.
3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 19 (sửa đổi, bổ sung Điều 75)
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 51)
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Điều 21 (mới)
Mọi người có quyền sống.
Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71)
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý.
Điều 23 (sửa đổi, bổ sung Điều 73)
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Không được phép thu thập, lưu giữ, sử dụng và phổ biến thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác nếu không được người đó đồng ý.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác do pháp luật quy định.
Điều 24 (giữ nguyên Điều 68)
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.
Điều 25 (sửa đổi, bổ sung Điều 70)
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69)
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Điều 27 (sửa đổi, bổ sung Điều 63)
1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới.
Điều 28 (sửa đổi, bổ sung Điều 54)
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp.
Điều 29 (sửa đổi, bổ sung Điều 53)
1. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Điều 30 (sửa đổi, bổ sung Điều 53)
Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Điều 31 (sửa đổi, bổ sung Điều 74)
1. Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 72)
1. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội có quyền được Tòa án xét xử. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
3. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa.
4. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Điều 33 (sửa đổi, bổ sung Điều 58)
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 57 và Điều 58.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Điều 34 (sửa đổi, bổ sung Điều 57)
1. Mọi người có quyền tự do kinh doanh.
2. Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh.
Điều 35 (sửa đổi, bổ sung Điều 67)
Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Điều 36 (sửa đổi, bổ sung Điều 62)
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để công dân có nơi ở.
Điều 37 (sửa đổi, bổ sung Điều 73)
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp.
2. Không ai được tự ý vào chỗ ở hợp pháp của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Điều 38 (sửa đổi, bổ sung Điều 55, Điều 56)
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và nơi làm việc.
2. Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Điều 39 (sửa đổi, bổ sung Điều 64)
1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Điều 40 (sửa đổi, bổ sung Điều 65)
1. Trẻ em có quyền được gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
2. Nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Điều 41 (sửa đổi, bổ sung Điều 39, Điều 61)
1. Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe; bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 42 (sửa đổi, bổ sung Điều 59)
Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 43 (sửa đổi, bổ sung Điều 60)
1. Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; sáng tạo văn học, nghệ thuật.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ.
Điều 44 (mới)
Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa.
Điều 45 (mới)
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Điều 46 (mới)
1. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành.
2. Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Điều 47 (sửa đổi, bổ sung Điều 76)
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Điều 48 (sửa đổi, bổ sung Điều 77)
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định.
Điều 49 (sửa đổi, bổ sung Điều 79)
Công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Điều 50 (sửa đổi, bổ sung Điều 80)
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế.
Điều 51 (giữ nguyên Điều 81)
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
Điều 52 (giữ nguyên Điều 82)
Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú.
CHƯƠNG III: KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, K HOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 53 (sửa đổi, bổ sung Điều 15, Điều 43)
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Điều 54 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25)
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Điều 55 (sửa đổi, bổ sung Điều 24, Điều 26)
1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường; thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm phát triển hợp lý, hài hòa giữa các vùng, địa phương và tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
2. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cùng có lợi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Điều 56 (sửa đổi, bổ sung các điều 22, 23 và 25)
1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
3. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, tổ chức theo giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.
Điều 57 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18)
Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18)
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội.
Điều 59 (mới)
1. Ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác được Nhà nước thống nhất quản lý, sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
2. Ngân sách Nhà nước là thống nhất gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Thu chi ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 60 (sửa đổi, bổ sung Điều 27)
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng trong hoạt động kinh tế-xã hội và quản lý Nhà nước.
Điều 61 (sửa đổi, bổ sung Điều 55, Điều 56)
1. Tổ chức, cá nhân được khuyến khích, tạo điều kiện để tạo việc làm, có thu nhập thỏa đáng cho người lao động.
2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Điều 62 (sửa đổi, bổ sung Điều 39, Điều 40)
1. Nhà nước ban hành chính sách đầu tư, phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân; huy động các nguồn lực để xây dựng nền y tế hiện đại, công bằng, hiệu quả; phát triển nền y học Việt Nam theo hướng kết hợp đông y và tây y, phòng bệnh và chữa bệnh; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe; ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác.
2. Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, bảo đảm quy mô, cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.
Điều 63 (sửa đổi, bổ sung Điều 67)
1. Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
2. Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.
Điều 64 (sửa đổi, bổ sung các điều 30, 31, 32, 33 và 34)
1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển của đất nước. Nhà nước và xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ, tiến bộ; bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
2. Phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân, góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn của người Việt Nam; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.
3. Xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có văn hóa, có ý thức làm chủ, có trách nhiệm công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
4. Nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoạt động văn hóa, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, truyền bá tư tưởng , xuất bản phẩm và các hình thức khác có nội dung phản động, đồi trụy; mê tín, dị đoan.
Điều 65 (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 37)
Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Điều 66 (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 36)
1. Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đào tạo người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
2. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; quy định phổ cập giáo dục; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý; ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác.
3. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Người khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học văn hóa và học nghề phù hợp.
Điều 67 (sửa đổi, bổ sung Điều 37, Điều 38)
1. Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt, là động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm nâng cao trình độ quản lý, phát triển văn hóa, kinh tế tri thức, thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Nhà nước thúc đẩy phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ; bảo đảm quyền tự do nghiên cứu và sáng tạo khoa học, công nghệ.
3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và được hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động khoa học, công nghệ.
Điều 68 (mới)
1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân.
2. Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch của tổ chức, cá nhân được Nhà nước khuyến khích.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ TỔ QUỐC
Điều 69 (sửa đổi, bổ sung Điều 44)
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do luật định.
Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)
Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Điều 71 (sửa đổi, bổ sung Điều 46)
Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp, cùng với Quân đội Nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Điều 72 (sửa đổi, bổ sung Điều 47)
Công an Nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Điều 73 (giữ nguyên Điều 48)
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội; xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sỹ, công nhân, nhân viên quốc phòng; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
CHƯƠNG V: QUỐC HỘI
Điều 74 (sửa đổi, bổ sung Điều 83)
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Điều 75 (sửa đổi, bổ sung Điều 84)
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế-xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định nguyên tắc phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán và phân bổ ngân sách Trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ương; xem xét báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, các Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, danh sách thành viên Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia;
8. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
10. Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
11. Quyết định đại xá;
12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế về chiến tranh và hòa bình, các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tư cách thành viên của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực, thương mại quốc tế;
15. Quyết định trưng cầu ý dân.
Điều 76 (sửa đổi, bổ sung Điều 85)
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp chiến tranh.
Điều 77 (sửa đổi, bổ sung Điều 92)
Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.
Điều 78 (sửa đổi, bổ sung Điều 90)
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.
3. Số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội của mỗi khóa Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Ủy ban thường vụ Quốc hội mới.
Điều 79 (sửa đổi, bổ sung Điều 91)
Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;
2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;
4. Đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
5. Lãnh đạo công tác của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội;
6. Hướng dẫn và giám sát hoạt động của Hội đồng Nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giải tán Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp Hội đồng Nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
7. Quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
8. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
9. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
10. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
11. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Điều 80 (sửa đổi, bổ sung Điều 94)
1. Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
2. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.
4. Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như các Ủy ban của Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 81.
Điều 81 (sửa đổi, bổ sung Điều 95)
1. Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Chủ nhiệm Ủy ban do Quốc hội bầu; các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
2. Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật và dự án khác, báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban.
3. Việc thành lập, giải thể các Ủy ban do Quốc hội quyết định.
Điều 82 (sửa đổi, bổ sung Điều 96)
1. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin hoặc giải trình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời kiến nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, báo cáo hoặc giải trình về các vấn đề mà Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu.
Điều 83 (mới)
Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.
Điều 84 (sửa đổi, bổ sung Điều 97)
1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước và của nhân dân ở đơn vị bầu đại biểu.
2. Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó.
3. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Điều 85 (sửa đổi, bổ sung Điều 98)
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
3. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
Điều 86 (sửa đổi, bổ sung Điều 99)
Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội; nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 87 (sửa đổi, bổ sung Điều 100)
1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu; có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
3. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Điều 88 (sửa đổi, bổ sung Điều 86)
1. Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.
3. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới được triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
Điều 89 (sửa đổi, bổ sung Điều 87)
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật trước Quốc hội.
Điều 90 (sửa đổi, bổ sung Điều 88, Điều 93)
1. Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp Hiến pháp quy định phải có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua.
CHƯƠNG VI: CHỦ TỊCH NƯỚC
Điều 91 (giữ nguyên Điều 101)
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Điều 92 (giữ nguyên Điều 102)
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới.
Điều 93 (sửa đổi, bổ sung Điều 103)
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
5. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
6. Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 75; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế theo thẩm quyền do Quốc hội quy định.
Điều 94 (sửa đổi, bổ sung Điều 104)
1. Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn.
Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
2. Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội, trong trường hợp Quốc hội không thể họp được trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt trong trường hợp có chiến tranh do Quốc hội giao.
Điều 95 (sửa đổi, bổ sung Điều 105)
Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Chính phủ.
Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Điều 96 (giữ nguyên Điều 106)
Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Điều 97 (giữ nguyên Điều 107)
Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch ủy nhiệm thay Chủ tịch làm một số nhiệm vụ.
Điều 98 (giữ nguyên Điều 108)
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong một thời gian dài thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.
CHƯƠNG VII: CHÍNH PHỦ
Điều 99 (sửa đổi, bổ sung Điều 109)
Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Điều 100 (sửa đổi, bổ sung Điều 110)
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Điều 101 (sửa đổi, bổ sung Điều 112)
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 . Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
2 . Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ công vụ; quản lý Nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức; phân công, phân cấp trong hệ thống hành chính Nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp; kiểm tra Hội đồng Nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, tạo điều kiện để Hội đồng Nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính lãnh thổ; tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Nhà nước và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
3. Bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
4. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước;
5. Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
6. Thống nhất quản lý về quốc phòng, an ninh, nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
7. Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; theo ủy quyền của Chủ tịch nước đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 93; đàm phán, ký, gia nhập, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
8. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 102 (giữ nguyên Điều 113)
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ mới.
Điều 103 (sửa đổi, bổ sung Điều 114)
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Định hướng, điều hành hoạt động của Chính phủ; lãnh đạo hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
2. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương trong các cơ quan của Chính phủ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
4. Chỉ đạo việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước, đàm phán, ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
5. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.
Điều 104 (sửa đổi, bổ sung Điều 116, Điều 117)
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Điều 105 (sửa đổi Điều 115, Điều 116)
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của luật và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
Điều 106 (sửa đổi, bổ sung Điều 111)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội được mời tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.
CHƯƠNG VIII: TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 107 (sửa đổi, bổ sung Điều 126, Điều 127)
1. Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án Nhân dân gồm Tòa án Nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
2. Tòa án Nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.
Điều 108 (sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 và 133)
1. Việc xét xử của Tòa án Nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp do luật định.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
3. Tòa án Nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
4. Tòa án Nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp do luật định.
5. Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm.
6. Chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm được bảo đảm.
7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; đương sự có thể tự mình, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp.
Điều 109 (sửa đổi, bổ sung Điều 134)
1. Tòa án Nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án Nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác.
3. Tòa án Nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Điều 110 (sửa đổi, bổ sung Điều 128, Điều 135)
1. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.
2. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Chánh án các Tòa án khác báo cáo công tác trước Hội đồng Nhân dân theo quy định của luật.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán; việc bầu và nhiệm kỳ của Hội thẩm Tòa án Nhân dân do luật định.
Điều 111 (sửa đổi, bổ sung Điều 136)
Bản án, quyết định của Tòa án Nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Điều 112 (sửa đổi, bổ sung Điều 126, Điều 137)
1. Viện kiểm sát Nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát Nhân dân gồm Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát Nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, quyền con người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 113 (sửa đổi, bổ sung các điều 138, 139, 140)
1. Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Viện trưởng các Viện kiểm sát khác báo cáo công tác trước Hội đồng Nhân dân theo quy định của luật.
Điều 114 (sửa đổi, bổ sung Điều 138)
1. Viện kiểm sát Nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp trên; Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Kiểm sát viên do luật định.
CHƯƠNG IX: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều 115 (sửa đổi, bổ sung Điều 118 )
1. Các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường, xã; quận chia thành phường.
2. Việc thành lập Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ở các đơn vị hành chính lãnh thổ do luật định phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị hành chính lãnh thổ và phân cấp quản lý.
Điều 116 (sửa đổi, bổ sung các điều 119, 120, 123 và 124 )
1. Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng Nhân dân quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước tại địa phương.
2. Ủy ban Nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và các thành viên Ủy ban Nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban Nhân dân và chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao trước Hội đồng Nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Điều 117 (sửa đổi, bổ sung Điều 121)
Đại biểu Hội đồng Nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Hội đồng Nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Đại biểu Hội đồng Nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
Điều 118 (sửa đổi, bổ sung Điều 122)
Đại biểu Hội đồng Nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban Nhân dân, Chánh án Tòa án Nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban Nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng Nhân dân hoặc trả lời bằng văn bản.
Đại biểu Hội đồng Nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Điều 119 (sửa đổi, bổ sung Điều 125)
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng Nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban Nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.
Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
CHƯƠNG X: HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP, HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 120 (mới)
1. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
2. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Hiến pháp và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hiến pháp do luật định.
Điều 12 1 (mới)
1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.
3 . Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.
Điều 122 (mới)
1. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước do luật định.
Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Kiểm toán Nhà nước do luật định.
CHƯƠNG XI: HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
Điều 123 (sửa đổi, bổ sung Điều 146)
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
Điều 124 (sửa đổi, bổ sung Điều 147)
Việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp được quy định như sau:
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định;
3 . Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội về dự thảo Hiến pháp;
4. Dự thảo Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ ... , nhất trí thông qua trong phiên họp ngày ... tháng ... năm 2013, hồi ... giờ ... phút.
(TTXVN)
Tại sao phải bỏ tới 36 tỷ đồng để đón một thần tượng không tay, không chân?
Sự kiện ồn ào nhất tuần qua là cả Hà Nội và Thành phố HCM rầm rộ đón một nhân vật được coi là tấm gương vượt khó trong cuộc sống trên thế giới - Nick Vujicic một thanh niên không chân tay người Úc. Sẽ chẳng có gì đáng nói khi người ta bỏ tới 36 tỷ đồng để đón tiếp, người ta mời cả bà Phó chủ tịch nước tặng kỉ niệm chương cho Kick vì đã có thành tích "không tay, không chân mà vẫn sống khỏe". Bi hài nhất là người ta tổ chức cho anh này diễn thuyết với nhiều đối tượng khác nhau với một chủ đề duy nhất là "Bạn ơi đừng bỏ cuộc"!
Thưa các anh lắm tiền, thưa những người có đầy đủ chân tay! Quý vị hãy tỉnh lại đi, đừng tự hạ thấp mình như thế. Tôi không có tiền, nhưng nếu tôi có tiền cũng không bao giờ bỏ cả đống để rước một con người vốn muốn tồn tại được phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác sang Việt Nam để dạy cho quý vị - những con người vốn lành lặn, có đầy đủ chân tay biết cách làm như thế nào để có thể tồn tại một cách bình thường. Quý vị có thấy như thế là sỉ nhục cho dân tộc Việt mình không?
Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013
TÂN TRƯỞNG BAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG - ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
Có lần tôi nói, trước đây với cương vị là Tổng kiểm toán nhà nước, ông Vương Đình Huệ đã tìm cách che mắt Quốc hội khi có nhiều đại biểu lo ngại về khả năng làm ăn kém hiệu quả của một số DNNN được ví như "quả đấm thép" của nền kinh tế như Vinashin, Vinaline hay Petrotexchim. Ông liên tục đưa ra các phát ngôn mà ngay từ hồi đó nhiều đại biểu quốc hội lo ngại về các phát ngôn kiểu quân xanh quân đỏ của một cơ quan nhẽ ra phải là độc lập như kiểm toán nhà nước. Nhiều đại biểu Quốc hội thời đó bức xúc về vai trò quá mờ nhạt của kiểm toán nhà nước nhưng cũng chẳng làm gì được. Tuy nhiên, dù có nói tốt thì các tập đoàn kinh tế cũng không phải vì thế mà trụ được lâu. Nhiều tập đoàn kinh tế đi vào làm ăn thua lỗ, có tập đoàn đứng trước nguy cơ phá sản như Vinashin, hay Vinaline, v.v.. Và thật ngạc nhiên, sau đó ông lại vào được Trung ương và được Thủ tướng Chính phủ giao cho chức Bộ trưởng tài chính. Có lẽ đây là món quà của Chính phủ khóa 12 tặng ông vì những gì ông đã giúp Chính phủ khi ông còn làm Tổng kiểm toán thì đúng hơn là với năng lực thực sự của ông về chuyên môn quản lí ngành tài chính quốc gia. Làm bộ trưởng tài chính chưa lâu, ông tuyên bố đình đám về cái gọi là về những cái gọi là tôi làm bộ trưởng vì số đông chứ không phải vì lợi ích nhóm... nhưng không lâu sau đó ông lại bị hạ gục bởi các nhóm lợi ích, đặc biệt là ông đã bị lửa của Protexchim sau vụ cãi nhau về tăng hay giảm giá xăng đúng như nhà báo Huy Đức từng tiên đoán. Thời gian gần đây, ông Vương Đình Huệ luôn xuất hiện với tâm trạng thiểu não: nào là không có tiền để tăng lương, nào là phải tăng phí để bù đắp, nào là thất thu ngân sách, vv.. Ông Huệ phải chịu trách nhiệm một phần do để nền tài chính quốc gia rơi vào thâm thủng như hiện nay. Nhưng trong "Trung ương" hiện nay, những người có bằng Giáo sư như ông Huệ cũng hiếm. Có lẽ ông thích hợp với công việc giảng dạy nhiều hơn là làm quản lí.Nhưng nói cho công bằng: từ khi vào trung ương, ông Huệ là một trong số ít các quan chức chưa bị dư luận phản ánh về tiêu cực. Có lẽ vì thế mà Bộ chính trị tin tưởng giao cho ông chức Trưởng ban kinh tế chăng? Nhưng theo tôi, cho dù ông Huệ có làm Trưởng ban kinh tế thì cũng khó mà làm được cái gì ghê gớm. Nhưng dù sao cũng chúc ông làm được một cái gì đó cho đất nước trên cương vị mới này.
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
TẾT DƯƠNG LỊCH 2013 Ở HÀ NỘI BUỒN VÀ LẠNH LẼO
Gần trên 30 ăn tết ở Hà Nội, năm nay mới thấy tết ở Thủ đô có gì đó không bình thường. Ngay từ sáng thứ bảy, đã thấy đường phố Hà Nội vắng teo. Vào ngày tất niên và mồng 1 không khí buồn cũng không kém. Ít thấy tiếng ôtô, xe máy. Người dân sống ở Thủ đô đi đâu vào những ngày này. Xin thưa, họ chẳng đi đầu cả. Họ ở trong nhà không ra đường, không đi chúc tết, không tổ chức ăn uống linh đình hay hội hè cùng bè bạn chỉ đơn giản tết năm nay vừa rét, vừa không có tiền. Thực tế cho thấy: Hà Nội chỉ có tết vui khi nền kinh tế trong năm của cả nước có sự làm ăn khấm khá. Năm nay được báo trước cho một nền kinh tế đang chịu nhiều các ảnh hưởng tiêu cực từ tăng trưởng thấp. Hàng trăm nghìn doanh nghiệp chết lăn lóc nhưng không có đất chôn (trên thực tế đã phá sản nhưng chưa kịp hoặc không thể công bố). Thu nhập người dân kém hẳn đi. Cùng với những chính sách thiếu nhất quán của Chính phủ, của Hà Nội về ngân hàng, thuế, lệ phí, đất đai đang làm cho Hà Nội chìm sâu vào khủng hoảng. Tết ở Hà Nội còn buồn thêm vì những gia vị của ngày tết xưa nay như pháo, hoặc các trò chơi dân gian phần bị cấm, phần bị mai một. Năm qua, thành tích đáng kể nhất của Hà Nội là xây thêm được 6 chiếc cầu vượt tạm tại các ngã tư hay gây ùn tắc. Đúng là nhờ những chiếc cầu vượt này mà ùn tắc ở Thủ đô những tháng gần đây đã giảm hẳn nhưng không phải vì thế mà người Hà Nội có thêm nguồn vui để đón tết. Nếu để ý kỹ, Hà Nội ngày càng đông dân cư hơn nhưng những khu vui chơi, giải trí hầu như không được phát triển. Những khu vực vui chơi giải trí vốn có trước đây, phần vì xuống cấp, phần vì Hà Nội không biết quản lí, phát triển và khai khai thác nên hầu như ít người lui tới. Thành ra, vào những dịp lễ tết như thế này tốt nhất là không nên ra đường mà ở nhà ngủ, xem TV hoặc tán gẫu vừa đỡ rét, vừa đỡ phải tiêu những đồng tiền vốn ít ỏi của mình.
Năm nay thời tiết ở Hà Nội hình như lạnh hơn so với mọi năm. Giữa trưa mồng một mà nhiệt độ trong nhà chỉ trên dưới 10 độ C. Chỗ mình sống vốn là một cái ngõ ồn ào thế mà giờ đây bỗng dưng im ắng lạ thường. Thỉnh thoảng mới nghe tiếng nổ của những chiếc xe máy vội vàng lao đi như muốn trốn cái giá lạnh của mùa đông Hà Nội.
Hy vọng năm 2013 đến nỗi xui xẻo như những tín hiệu đang hiện hữu của những ngày đầu năm mới này.
Năm nay thời tiết ở Hà Nội hình như lạnh hơn so với mọi năm. Giữa trưa mồng một mà nhiệt độ trong nhà chỉ trên dưới 10 độ C. Chỗ mình sống vốn là một cái ngõ ồn ào thế mà giờ đây bỗng dưng im ắng lạ thường. Thỉnh thoảng mới nghe tiếng nổ của những chiếc xe máy vội vàng lao đi như muốn trốn cái giá lạnh của mùa đông Hà Nội.
Hy vọng năm 2013 đến nỗi xui xẻo như những tín hiệu đang hiện hữu của những ngày đầu năm mới này.
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012
Nguyễn Khải viết về phê bình và tự phê bình
Vài lời chú của Thằng Bần: Thiết tưởng không bình luận gì thêm về đoạn hồi ký của cố nhà văn Nguyễn Khải (tác giả của tiểu thuyết Mùa Lạc nổi tiếng). Nhưng theo tôi, ông càng nổi tiếng với tập hồi ký viết trước khi chết với nhan đề: "Đi tìm cái tôi đã mất". Hôm nay đọc trên blog Đông A bài viết của ông về vũ khí phê bình và tự phê bình của người cộng sản, liên tưởng với tác giả của phong trào phê bình và tự phê bình đang được ĐCSVN đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng hô hào bằng một nghị quyết hẳn hoi (Nghị quyết TW 4 khóa XI) ngẫm lại mới thấy những nhà văn như Nguyễn Khải thật tài. Có thể coi ông như những Nguyễn Công Hoan hay Ngô Tất Tố thời hiện đại. Xin phép bác Đông A đăng lại nhé.
12.
Các đảng cộng sản đều coi phê bình và tự phê bình là cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ hữu hiệu nhất. Sự vật vận động sẽ sinh mâu thuẫn, giải quyết được mâu thuẫn sự vật mới có cơ hội phát triển, tiến lên. Phủ định và phủ định của phủ định, nghe vừa khoa học vừa huyền bí, như câu thần chú: “Vừng ơi, mở cửa ra!”, cứ đọc to lên là cánh cửa vào tương lai sẽ mở toang. Các nước xã hội chủ nghĩa vẫn đọc to câu thần chú ấy trong nửa thế kỷ mà cánh cửa vào tương lai vẫn đóng chặt. Mất thiêng rồi chăng? Quả là đã mất thiêng vì người hô không hề tin một chút nào vào cái khả năng kỳ diệu của nó. Nếu tin vào phê bình và tự phê bình thì Stalin đã không chế ra các vụ án chính trị man rợ để tiêu diệt các đối thủ vốn là tay trái tay phải của mình trong những năm đó. Nếu tin vào câu thần chú ấy thì Mao Trạch Đông đã không bày ra tấn tuồng “cách mạng văn hoá” để tiêu diệt mọi kẻ dám can ngăn những chủ trương đầy tính phiêu lưu của ông. Ấy là nói về những người nắm quyền lực cao nhất, còn những người nắm những cơ quan quyền lực thấp hơn cũng chả bao giờ họ tin vào cái phương pháp lãng mạn đó cả. Trong các cấp uỷ họ vẫn tự phê bình và phê bình nhau một cách sốt sắng giả dối. Và ai nấy đều tự bằng lòng hơn sau những lễ xưng tội giải tội hết sức vui vẻ này. Và mọi thói xấu, kể cả tội ác nữa, vẫn nghiễm nhiên tồn tại như trước đây, vẫn là những vùng cấm chỉ những kẻ quá chán đời mới dám đơn độc xông vào. Bởi vậy khi ông tổng bí thư của Đảng mới được bầu, trong cơn phấn khích đổi mới sinh hoạt đảng, đã phát động một phong trào tự phê bình và phê bình rộng khắp toàn đảng, các đảng bộ trong cả nước đều nhiệt liệt hưởng ứng, đều nhắc lại với lòng nhiệt thành hiếm có trong các bài diễn văn có đảng tính cao của họ. Đó là một màn diễn khổng lồ, rất tốn kém, chả đem lại bất cứ kết quả nào. Vì chỉ là diễn thôi, người cũ kẻ mới đều vào vai rất thành thạo. Rút cuộc kẻ có tội vẫn ngày càng hung hãn, càng tự tin, còn người tố tội càng lúc càng dè dặt, hãi sợ. Kỳ quái nhỉ?
Các tín đồ của học thuyết Mác đều rất tin môi trường xã hội và hoàn cảnh cá nhân có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành tính cách con người. Một địa phương có nhiều phong trào cách mạng tích cực ắt phải sản sinh ra nhiều tập thể tốt, một tập thể tốt sẽ sinh ra nhiều cá nhân tốt. Con người là một thực thể vật chất nên không thể thoát ly những điều kiện vật chất đã cho phép nó tồn tại. Nhưng nó còn là một thực thể sinh học, một thực thể tinh thần, tâm linh, văn hoá bao gồm lịch sử cá nhân và dòng họ ở trong nó. Nó cũng không thể biết hết nó, không thể biết hết những phản ứng bất thần trong chính nó khi vấp phải những đối nghịch trong cuộc sống. Nên cái thế giới tinh thần, tâm lý của con người là rất đa dạng, phức tạp, có muôn vàn lối đi ngoắt ngoéo. Từ thời con người có ngôn ngữ để giao tiếp, có chữ viết để lưu lại, có văn chương để bày tỏ những bí mật của riêng rình, nó vẫn không ngớt than thở là chả biết được bao nhiêu về mình và đồng loại. Con người vẫn nguyên vẹn là một bí mật mênh mông, sâu thẳm như từ thủa nguyên sơ vậy. Người cộng sản phải kiêu ngạo lắm mới dám bày cái trò chỉnh huấn phê bình để lãnh đạo một cách chuẩn xác cái phần khó nắm bắt nhất trong con người. Vì nó biến hoá, nó phù du như mây như gió vậy.
13.
Con người có 2 mắt đều hướng ra cái thế giới vật chất bên ngoài, không có con mắt nào hướng vào trong để ngắm nghía, kiểm soát cái thế giới tinh thần của nó nên nó bị mù một nửa, cũng như nó không có cái tai bên trong nên không thể nghe được những tiếng thì thầm rất nhỏ mỗi đêm trong chính mình. Hai cái khuyết tật bẩm sinh ấy đã làm con người thiếu hoàn chỉnh, là nguyên do mọi đổ vỡ của nhiều danh nhân dũng tướng vào những năm cuối đời. Nhưng cũng có một số ít người có khả năng nhìn được sự vận động cả trong lẫn ngoài, nghe được những tiếng động rất nhỏ cả ngoài lẫn trong. Họ không có cấu tạo vật chất đặc biệt nào mà chỉ bằng cái năng lực tinh thần rất mạnh đã bù đắp được những khiếm khuyết bẩm sinh. Nhiều tập hồi ký của các danh nhân cả chính trị lẫn văn hoá đều thiếu cái phần còn nhày nhụa của họ, cái phần thú vật của con người nơi sản sinh ra những tội ác chưa hình thành, cái què quặt, cái buồn cười đã được kiềm chế đúng lúc, đã được giấu nhẹm, cái phần họ muốn quên đi và rất dễ trở thành lang sói với đồng loại nếu trong đồng chí, đồng nghiệp còn có người biết đến và nhớ tới. Cuộc chiến đấu lớn, có tính bi kịch giữa mình với mình bao giờ cũng hoành tráng, cũng đẹp, rực rỡ những màu sắc đối nghịch vì nó đã bộc lộ đầy đủ nhất cái phẩm chất LÀM NGƯỜI trong mỗi CON NGƯỜI. Không phải bất cứ ai cũng tạo ra được trận chiến thần thánh ấy, vì chiến trường ở ngay trong lòng mình, mình vừa là kẻ thách đấu vừa là kẻ dám nhận đấu, dẫu thua cũng là cái thua của thần thánh. Một công việc trang trọng đến thế, hùng tráng đến thế mà lại dám nghĩ là công việc của số đông, của những người chưa hề chuẩn bị một cái nhìn bên trong, một cái nghe bên trong cho riêng mình, cả đời họ sống trong tự mãn, trong u mê, bất thần mời gọi hãy nhìn lại mình, hãy nhìn lại người để có được những phán xét và điều chỉnh chuẩn xác! Ông tổng bí thư đã mở một cuộc chiến ảo nên ông cũng chỉ nhận được những kết quả ảo.
Một Đảng, một thể chế chính trị lấy phê bình và tự phê bình làm vũ khí sắc bén để giải quyết mọi mâu thuẫn nội bộ, giả thử nó lại không còn dùng được nữa thì các mâu thuẫn sẽ được hoá giải bằng cách nào? Đảng đối lập không có, dư luận đối lập qua báo chí và các cuộc biểu tình quần chúng cũng không có, vậy làm cách nào để biết và điều chỉnh mọi sự rắc rối, thậm chí cả bạo loạn nữa nếu nó xảy ra? Vẫn có cách, là phải tạo ra một tình hình chính trị luôn căng thẳng (một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, một cuộc bạo loạn có thể xảy ra) để buộc các công dân phải sống trong những quy chế nghiêm ngặt của thời chiến, ở các chế độ toàn trị chỉ có hai cơ quan mà quyền uy bao trùm cả xã hội. Đó là cơ quan tư tưởng, tuyên truyền và cơ quan công an. Một để chặn, một để chống. Còn khi đã có chuyện bất thường xảy ra thì chỉ có một biện pháp: đàn áp, bắt giữ, lập toà án xét xử những kẻ cầm đầu. Cách giải quyết vừa nhanh gọn lại mau ổn định, không dây dưa, phiền toái vì có quá nhiều luật lệ, qua nhiều lý lẽ như ở các nước tư bản. Những rối loạn vặt vãnh thật ra là nước là không khí của các nhà cầm quyền độc tài. Họ đâu có sợ loạn. Họ còn bày ra những cuộc chiến cung đình như ở Liên Xô và các nước Đông Âu, hay một cuộc chiến giữa nhân dân với nhau như đã làm ở Trung Quốc. Không có mùi vị của thuốc súng, của máu người và những tiếng la hét cuồng nộ của đám đông thì người cầm quyền biết thở bằng gì!
Trích từ Đi tìm cái tôi đã mất của Nguyễn Khải
Đi tìm cái tôi đã mất là tập tùy bút cuối cùng của nhà văn Nguyễn Khải, viết xong vào ngày 27/5/2006, cách đây đã hơn 6 năm. Tên của tập tùy bút này rõ ràng được mượn từ tên bộ tiểu thuyết nổi tiếng Đi tìm thời gian đã mất của Proust. Nguyễn Khải hay mượn tên các tác phẩm khác cho tác phẩm của mình như Hà Nội trong mắt tôi.
Nguyễn Khải viết về phê bình và tự phê bình
12.
Các đảng cộng sản đều coi phê bình và tự phê bình là cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ hữu hiệu nhất. Sự vật vận động sẽ sinh mâu thuẫn, giải quyết được mâu thuẫn sự vật mới có cơ hội phát triển, tiến lên. Phủ định và phủ định của phủ định, nghe vừa khoa học vừa huyền bí, như câu thần chú: “Vừng ơi, mở cửa ra!”, cứ đọc to lên là cánh cửa vào tương lai sẽ mở toang. Các nước xã hội chủ nghĩa vẫn đọc to câu thần chú ấy trong nửa thế kỷ mà cánh cửa vào tương lai vẫn đóng chặt. Mất thiêng rồi chăng? Quả là đã mất thiêng vì người hô không hề tin một chút nào vào cái khả năng kỳ diệu của nó. Nếu tin vào phê bình và tự phê bình thì Stalin đã không chế ra các vụ án chính trị man rợ để tiêu diệt các đối thủ vốn là tay trái tay phải của mình trong những năm đó. Nếu tin vào câu thần chú ấy thì Mao Trạch Đông đã không bày ra tấn tuồng “cách mạng văn hoá” để tiêu diệt mọi kẻ dám can ngăn những chủ trương đầy tính phiêu lưu của ông. Ấy là nói về những người nắm quyền lực cao nhất, còn những người nắm những cơ quan quyền lực thấp hơn cũng chả bao giờ họ tin vào cái phương pháp lãng mạn đó cả. Trong các cấp uỷ họ vẫn tự phê bình và phê bình nhau một cách sốt sắng giả dối. Và ai nấy đều tự bằng lòng hơn sau những lễ xưng tội giải tội hết sức vui vẻ này. Và mọi thói xấu, kể cả tội ác nữa, vẫn nghiễm nhiên tồn tại như trước đây, vẫn là những vùng cấm chỉ những kẻ quá chán đời mới dám đơn độc xông vào. Bởi vậy khi ông tổng bí thư của Đảng mới được bầu, trong cơn phấn khích đổi mới sinh hoạt đảng, đã phát động một phong trào tự phê bình và phê bình rộng khắp toàn đảng, các đảng bộ trong cả nước đều nhiệt liệt hưởng ứng, đều nhắc lại với lòng nhiệt thành hiếm có trong các bài diễn văn có đảng tính cao của họ. Đó là một màn diễn khổng lồ, rất tốn kém, chả đem lại bất cứ kết quả nào. Vì chỉ là diễn thôi, người cũ kẻ mới đều vào vai rất thành thạo. Rút cuộc kẻ có tội vẫn ngày càng hung hãn, càng tự tin, còn người tố tội càng lúc càng dè dặt, hãi sợ. Kỳ quái nhỉ?
Các tín đồ của học thuyết Mác đều rất tin môi trường xã hội và hoàn cảnh cá nhân có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành tính cách con người. Một địa phương có nhiều phong trào cách mạng tích cực ắt phải sản sinh ra nhiều tập thể tốt, một tập thể tốt sẽ sinh ra nhiều cá nhân tốt. Con người là một thực thể vật chất nên không thể thoát ly những điều kiện vật chất đã cho phép nó tồn tại. Nhưng nó còn là một thực thể sinh học, một thực thể tinh thần, tâm linh, văn hoá bao gồm lịch sử cá nhân và dòng họ ở trong nó. Nó cũng không thể biết hết nó, không thể biết hết những phản ứng bất thần trong chính nó khi vấp phải những đối nghịch trong cuộc sống. Nên cái thế giới tinh thần, tâm lý của con người là rất đa dạng, phức tạp, có muôn vàn lối đi ngoắt ngoéo. Từ thời con người có ngôn ngữ để giao tiếp, có chữ viết để lưu lại, có văn chương để bày tỏ những bí mật của riêng rình, nó vẫn không ngớt than thở là chả biết được bao nhiêu về mình và đồng loại. Con người vẫn nguyên vẹn là một bí mật mênh mông, sâu thẳm như từ thủa nguyên sơ vậy. Người cộng sản phải kiêu ngạo lắm mới dám bày cái trò chỉnh huấn phê bình để lãnh đạo một cách chuẩn xác cái phần khó nắm bắt nhất trong con người. Vì nó biến hoá, nó phù du như mây như gió vậy.
13.
Con người có 2 mắt đều hướng ra cái thế giới vật chất bên ngoài, không có con mắt nào hướng vào trong để ngắm nghía, kiểm soát cái thế giới tinh thần của nó nên nó bị mù một nửa, cũng như nó không có cái tai bên trong nên không thể nghe được những tiếng thì thầm rất nhỏ mỗi đêm trong chính mình. Hai cái khuyết tật bẩm sinh ấy đã làm con người thiếu hoàn chỉnh, là nguyên do mọi đổ vỡ của nhiều danh nhân dũng tướng vào những năm cuối đời. Nhưng cũng có một số ít người có khả năng nhìn được sự vận động cả trong lẫn ngoài, nghe được những tiếng động rất nhỏ cả ngoài lẫn trong. Họ không có cấu tạo vật chất đặc biệt nào mà chỉ bằng cái năng lực tinh thần rất mạnh đã bù đắp được những khiếm khuyết bẩm sinh. Nhiều tập hồi ký của các danh nhân cả chính trị lẫn văn hoá đều thiếu cái phần còn nhày nhụa của họ, cái phần thú vật của con người nơi sản sinh ra những tội ác chưa hình thành, cái què quặt, cái buồn cười đã được kiềm chế đúng lúc, đã được giấu nhẹm, cái phần họ muốn quên đi và rất dễ trở thành lang sói với đồng loại nếu trong đồng chí, đồng nghiệp còn có người biết đến và nhớ tới. Cuộc chiến đấu lớn, có tính bi kịch giữa mình với mình bao giờ cũng hoành tráng, cũng đẹp, rực rỡ những màu sắc đối nghịch vì nó đã bộc lộ đầy đủ nhất cái phẩm chất LÀM NGƯỜI trong mỗi CON NGƯỜI. Không phải bất cứ ai cũng tạo ra được trận chiến thần thánh ấy, vì chiến trường ở ngay trong lòng mình, mình vừa là kẻ thách đấu vừa là kẻ dám nhận đấu, dẫu thua cũng là cái thua của thần thánh. Một công việc trang trọng đến thế, hùng tráng đến thế mà lại dám nghĩ là công việc của số đông, của những người chưa hề chuẩn bị một cái nhìn bên trong, một cái nghe bên trong cho riêng mình, cả đời họ sống trong tự mãn, trong u mê, bất thần mời gọi hãy nhìn lại mình, hãy nhìn lại người để có được những phán xét và điều chỉnh chuẩn xác! Ông tổng bí thư đã mở một cuộc chiến ảo nên ông cũng chỉ nhận được những kết quả ảo.
Một Đảng, một thể chế chính trị lấy phê bình và tự phê bình làm vũ khí sắc bén để giải quyết mọi mâu thuẫn nội bộ, giả thử nó lại không còn dùng được nữa thì các mâu thuẫn sẽ được hoá giải bằng cách nào? Đảng đối lập không có, dư luận đối lập qua báo chí và các cuộc biểu tình quần chúng cũng không có, vậy làm cách nào để biết và điều chỉnh mọi sự rắc rối, thậm chí cả bạo loạn nữa nếu nó xảy ra? Vẫn có cách, là phải tạo ra một tình hình chính trị luôn căng thẳng (một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, một cuộc bạo loạn có thể xảy ra) để buộc các công dân phải sống trong những quy chế nghiêm ngặt của thời chiến, ở các chế độ toàn trị chỉ có hai cơ quan mà quyền uy bao trùm cả xã hội. Đó là cơ quan tư tưởng, tuyên truyền và cơ quan công an. Một để chặn, một để chống. Còn khi đã có chuyện bất thường xảy ra thì chỉ có một biện pháp: đàn áp, bắt giữ, lập toà án xét xử những kẻ cầm đầu. Cách giải quyết vừa nhanh gọn lại mau ổn định, không dây dưa, phiền toái vì có quá nhiều luật lệ, qua nhiều lý lẽ như ở các nước tư bản. Những rối loạn vặt vãnh thật ra là nước là không khí của các nhà cầm quyền độc tài. Họ đâu có sợ loạn. Họ còn bày ra những cuộc chiến cung đình như ở Liên Xô và các nước Đông Âu, hay một cuộc chiến giữa nhân dân với nhau như đã làm ở Trung Quốc. Không có mùi vị của thuốc súng, của máu người và những tiếng la hét cuồng nộ của đám đông thì người cầm quyền biết thở bằng gì!
Trích từ Đi tìm cái tôi đã mất của Nguyễn Khải
Đi tìm cái tôi đã mất là tập tùy bút cuối cùng của nhà văn Nguyễn Khải, viết xong vào ngày 27/5/2006, cách đây đã hơn 6 năm. Tên của tập tùy bút này rõ ràng được mượn từ tên bộ tiểu thuyết nổi tiếng Đi tìm thời gian đã mất của Proust. Nguyễn Khải hay mượn tên các tác phẩm khác cho tác phẩm của mình như Hà Nội trong mắt tôi.
Theo Blog Đông A
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
...DUOI ANH SANG CUA CHU NGHIA MAC-LENIN.....
KHOI PHAI GOP Y .GOP Y MA LAM GI ?